Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế đồ dùng đồ chơi âm nhạc cho trẻ mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế đồ dùng đồ chơi âm nhạc cho trẻ mầm non

Kế hoạch nghiên cứu

 a.Nghiên cứu lý thuyết

 Nghiên cứu tài liệu, văn bản, Nghi quyết của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Đăk Lăk, Phòng giáo dục thị xã Buôn Hồ, Trường Mẫu giáo Hoa Pơ Lang về những vấn đề liên quan đến sáng kiến kinh nghiệm.

-Tìm hiểuvề tầm quan trọng và vai trò của đồ chơi đối với sự phát triển của trẻ, tài liệu đổi mới phương pháp dạy học nói chung và hoạt động làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ nói riêng.

-Tìm hiểu tình hình khả năng làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ mầm non trong phạm vi toàn trường cũng như các trường đóng trên địa bàn Thị xã Buôn Hồ

-Tìm hiểu các sách dạy làm đồ chơi và các trang mạng thông tin, các diễn đàn về làm đồ dùng đồ chơi âm nhạc cho trẻ mầm non

 b. Nghiên cứu thực tiễn.

 -Phương pháp quan sát

-Phương pháp điều tra

-Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

-Phương pháp thực hành

 c. Phương pháp hỗ trợ.

-Phương pháp thống kê và xử lý số liệu

 

doc 13 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 2807Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế đồ dùng đồ chơi âm nhạc cho trẻ mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Về mặt xã hội, những trẻ tham gia vào các nhóm học nhạc hoặc đồng diễn có thể học được các kỹ năng sống quan trọng, chẳng hạn như làm thế nào để liên kết với những người khác, làm thế nào để làm việc theo nhóm và đánh giá kết quả từ việc làm với nhau, sự phát triển của các kỹ năng lãnh đạo và kỷ luật.
 4. Xây dựng sự tự tin
Có lĩnh vực nào của cuộc sống không được xây dựng bởi sự tự tin? Có thể là không. Và nếu cô giáo muốn trẻ của mình được tự tin, hãy cho trẻ học chơi các nhạc cụ.
Giáo viên dạy nhạc Elizabeth Dotson-Westphalen cho biết “Âm nhạc có khiến trẻ tự phát triển kỹ năng, và trẻ sẽ ngày càng tự tin hơn”.
 5. Tạo nên tính kiên nhẫn
Chúng ta sống trong thế giới trong sự hài lòng chớp nhoáng, nhưng cuộc sống thực lại đòi hỏi tính kiên nhẫn. Khi chơi trong một nhóm chơi hoặc một cuộc thi âm nhạc thì trẻ sẽ phải luôn sẵn lòng chờ đợi đến lượt mình nếu không âm thanh sẽ bị loạn nhịp. Điều đó vô hình chung đã dạy cho trẻ tính kiên nhẫn.
 6. Giúp kết nối
Có những người đôi khi cảm thấy không có chút liên hệ với với những thứ xung quanh trong cuộc sống của họ. Âm nhạc có thể là một kết nối rất cần thiết cho trẻ nhỏ và cả người lớn. Âm nhạc có thể thỏa mãn nhu cầu được nghỉ ngơi thư giãn sau những tất bật lo toan của cuộc sống, nhưng âm nhạc không giống như những nhu cầu có mục đích khác như ăn, uống, xem ti vi hoặc lướt web không mục đích, âm nhạc khiến con người trở nên có giá trị hơn và kết nối con người với nhau.
 7. Không ngừng học hỏi
Theo mưu cầu, không ai có thể học được tất cả mọi thứ. Âm nhạc cũng giống như vậy. Âm nhạc là một học không ngừng nghỉ, luôn có những điều mới mẻ để học hỏi.
 8. Thể hiện hết mình
Con người phải nói rất nhiều điều không thành thật để thể hiện bản thân. Nhưng làm thế nào những đứa trẻ có thể làm được? Có một cách rất hữu hiệu đó là nhờ nghệ thuật và âm nhạc là một trong số đó. “Âm nhạc mang đến niềm vui thích và thể hiện những sắc thái tình cảm không cần viết thành lời.”
 9. Dạy tính kỷ luật
Có một câu chuyện bắt đầu bằng “Làm thế nào để đến đượcước muốn và sự thành công”. Câu trả lời là gì? “Luyện tập, luyện tập, luyện tập”. Để nâng cao trình độ âm nhạc, trẻ không chỉ học tốt ở trường mà còn phải cống hiến hết mình để luyện tập âm nhạc. Âm nhạc đòi hỏi phải có kỷ luật.
 10. Thúc đẩy tính sáng tạo
Trên tất cả, chơi nhạc sẽ thúc đẩy tính sáng tạo, nhất là khi trẻ đã đạt được trình độ cao. Sáng tạo rất tốt cho trí não, cơ thể và tâm hồn.
 Theo tôi một điều cực kì quan trọng đó là chơi rất quan trọng đố với sự phát triển của trẻ và là cách để trẻ đòi hỏi những kỹ năng cần thiết cho trẻ sau này.
 Theo bà  Mary Sinker - chuyên viên nghiên cứu phát triển trẻ em:có rất nhiều cách để trẻ em có thể học được trong khi chơi.
Chơi đồ chơi là một phần thiết yếu của quá trình phát triển của con người. Trong suốt quá trình chơi đồ chơi, trẻ em tìm hiểu về thế giới xung quanh  và do đó, việc chơi đồ chơi và các đồ chơi có tầm quan trọng đặc biệt trong sự phát triển của trẻ. Trẻ em nào tiếp cận được với nhiều loại đồ chơi được chọn lựa kỹ thì càng có nhiều khả năng được thử thách, vì vậy sẽ được kích thích phát triển hơn. Nhiều ghiên cứu thấy số trẻ em này đạt đến cấp độ cao hơn của sự phát triển trí tuệ, bất kể giới tính, chủng tộc hoặc tầng lớp xã hội.
Đồ chơi kích thích sự phát triển trí tuệ phù hợp với các khả năng của trẻ, đáp ứng sự vận động của trẻ và phản hồi lại khi trẻ cầm nắm. Cho dù chơi một mình hoặc với người khác, chơi yên tĩnh hay náo  nhiệt, chơi đồ chơi là cách để trẻ em khám phá thế giới xung quanh và tạo ra thế giới tưởng tượng của mình.
Các báo cáo nghiên cứu cho thấy rằng thông qua việc chơi đồ chơi, trẻ em  tìm hiểu làm thế nào để lập kế hoạch và giải quyết  vấn đề. Chơi đồ chơi khuyến khích chúng phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp cũng như sử dụng trí tưởng tượng và sáng tạo. Vui chơi thể chất giúp trẻ em phát triển sự nhanh nhẹn, sự cân bằng, phối hợp tay chân, mắt và các kỹ năng vận động.
 Trẻ em được chơi đồ chơi sẽ hạnh phúc hơn, biết cách điều chỉnh bản thân tốt hơn, biết hòa nhập hơn với những đứa trẻ cùng lứa hơn là những đứa trẻ ít được chơi đồ chơi.Chúng sẵn sàng chơi lâu hơn khi có một loạt các đồ chơi đa dạng. Không nhất thiết phải là các đồ chơi đắt tiền nhất mới đem lại sự kích thích và thích thú nhất cho trẻ. Tốt nhất là có 4 đến 5 đồ chơi khác nhau hơn là một món đồ chơi mắc tiền.
 Chơi đồ chơi giúp phát triển trí óc. Nhà lý luận Brian Sutto- Smith tin rằng một đứa trẻ sinh ra có tiềm năng phát triển não bộ là rất lớn, nếu như tiềm năng này không được dùng đến thì nó sẽ mất đi. Trẻ em không chỉ phát triển hệ thần kinh, qua đó giúp phát huy khả năng giải quyết vấn đề, khả năng ngôn ngữ và sự sáng tạo mà chúng còn học được nhiều thứ trong khi chơi. Trẻ học cách tiếp xúc với người khác, nhận thức được sự tăng trưởng của cơ thể và khả năng tư duy trừu tượng. Trong suốt quá trình chơi trẻ học cách để nhận biết mọi thứ.
 Vì vậy, việc làm đồ dùng đồ chơi âm nhạc nói riêng và đồ chơi cho trẻ mầm non nói chung vào nhà trường giảng dạy là việc mà ngành giáo dục nước ta đã và đang thực hiện, song chất lượng còn nhiều bất cập chưa được như mong muốn của các cấp lãnh đạo cũng như xã hội thừa nhận. Làm sao để trẻ em mầm non được phát triển toàn diện mà mục tiêu giáo dục của ngành mầm non đưa ra đó là một câu hỏi cần được giải đáp.
II.Lí do chọn đề tài
 Là một giáo viên mầm non đang trực tiếp giảng dạy khối lớp 5-6 tuổi mà học sinh gần như 90% là trẻ em người đồng bào dân tộc Ê Đê. Trẻ thường ít nói và ngại giao tiếp ngôn ngữ tiếng kinh còn hạn chế, trẻ chưa thực sự mạnh dạn tự tin khi vui chơi và khi học tập. Bản thân tôi luôn suy nghĩ và tìm ra phương pháp nào đó giúp trẻ người dân tộc Ê Đê mạnh dạn tự tin khi đến lớp. Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về vai trò của đồ chơi và âm nhạc đối với sự phát triển của trẻ mà theo tôi có hai lí do để thuyết phục bản thân tôi khi lựa chọn đề tài nghiên cứu này
Một là âm nhạc có vai trò cực kì quan trọng đối với sự phát triển của trẻ như tôi đã trình bày ở trên đố là 
 1.Âm nhạc thúc đẩy sự phát triển của bộ não của trẻ em
 2.. Âm nhạc cải thiện trí nhớ của trẻ
 3. Âm nhạc giúp trẻ tự tin gia nhập xã hội 
 4. Âm nhạc xây dựng sự tự tin cho bả thân trẻ
 5. Âm nhạc tạo nên tính kiên nhẫn
 6. Âm nhạc giúp trẻ kết nối với mọi người
 7. Âm nhạc giúp cho trẻ không ngừng học hỏi
 8. Âm nhạc thể hiện hết mình của trẻ
 9. Âm nhạc dạy cho trẻ tính kỷ luật
 10. Âm nhạc thúc đẩy tính sáng tạo của mổi cá nhân trẻ
 Hai là đồ chơi kích thích sự phát triển trí tuệ phù hợp với các khả năng của trẻ, đáp ứng sự vận động của trẻ. Chơi đồ chơi khuyến khích chúng phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp cũng như sử dụng trí tưởng tượng và sáng tạo. Vui chơi thể chất giúp trẻ em phát triển sự nhanh nhẹn, sự cân bằng, phối hợp tay chân, mắt và các kỹ năng vận động
 Với kinh nghiệm giảng dạy hơn bảy năm bản thân tôi cũng đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm trong việc làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ đặc biệt là đồ chơi âm nhạc trong trường mầm non. Trong đó hoạt động âm nhạc và làm đồ dùng đồ chơi âm nhạc mà tôi rất yêu thích, vì vậy bản thân đã không ngừng vận dụng cũng như tìm tòi học hỏi nhiều phương pháp nhằm tạo ra nhiều đồ chơi cho trẻ em nói chung và học sinh lớp tôi nói riêng
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1. Ñoái töôïng nghieân cöùu:
-Học sinh ở bậc học mầm non độ (tuổi 5 đến 6 tuổi) và giáo viên bậc học mầm non
2. Phaïm vi nghieân cöùu:
- Laø moät giaùo vieân được đào tạo về chuyeân moân ở bậc học mầm non và mẫu giáo, tôi xin ñeà caäp ñeán việc “Làm đồ dùng đồ chơi âm nhạc cho trẻ mầm non” để một phần nào đem lại hiệu quả trong giảng dạy đối với giáo viên và học sinh
 Đề tài này chỉ nghiên cứu trong phạm vi trường học mầm non và nghành học mầm non
IV. Mục đích nghiên cứu
 Như Bác Hồ Đã từng khẳng định với chúng ta là“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Mỗi trẻ em hôm nay là một chủ nhân tương lai của đất nước. Để trẻ có nền móng vững chắc ngay từ nhỏ buộc người giáo viên phải tích cực tìm tòi , học hỏi để luôn sáng tạo, đổi mới cách tổ chức các hoạt động cho trẻ. Nhằm tạo cơ hội tốt nhất để trẻ đựơc tham gia vào các hoạt động, trẻ tiếp thu kiến thức một cách chủ động
Căn cứ quyết định số 199/2006/QĐTTg ngày 23/06/2006 của Thủ Tướng chính phủ phê duyệt đề án “Phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2006 – 2015” với nội dung phát triển toàn diện cho trẻ .
-Tìm hiểu tầm quan trọng của âm nhạc và đồ chơi nói chung và đồ chơi âm nhạc nói riêng đối với sự phát triển của trẻ
-Tìm hiểu ý nghĩa tác dụng của đồ chơi đối với trẻ em.
-Nhằm giúp trẻ phát triển một cách toàn diện phù hợp với mục tiêu giáo dục
PHẦN NỘI DUNG
I.Cơ sở lí luận
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và phát triển giáo dục mầm non do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo quy định bộ chuẩn phát triển trẻ 5-6 tuổi trên nhiều lĩnh vực , trong đó có hoạt động làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ .Từ đó đẩy mạnh phong trào thi đua “Trường học thân thiện, học sinh tích cực “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tốt cho học sinh noi theo .” Trong những năm gần đây tôi đã có nhiều suy nghĩ , trăn trở cùng với đồng nghiệp và ban giám hiệu trường đã tìm ra nhiều biện pháp giúp cho việc làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ từ giáo viên và trẻ ngày một hiệu quả hơn và để đáp ứng nhu cầu học tập và vui chơi cho trẻ
Giai đoạn lứa tuổi mầm non trẻ phát triển mạnh mẽ về thể chất, trí tuệ tinh thần, trẻ ham hiểu biết thích tìm tòi mọi thứ xung quanh. Dưới sự hướng dẫn của cô giáo trẻ sẽ lĩnh hội kiến thức được chính xác, đầy đủ hơn. Chính vì vậy mà hình thức tổ chức các hoạt động cho trẻ càng phong phú, hấp dẫn càng gây hứng thú thu hút trẻ, trẻ càng dễ tiếp thu dễ nhớ lâu quên, nhẹ nhàng lĩnh hội kiến thức thông qua hoạt động vui chơi của trẻ cùng với các đồ chơi tự làm và tự sáng tạo nhưng mang lại nhiều hiệu quả thiết thực cho giảng dạy
 Hơn thế nữa thì chơi đồ chơi giúp phát triển trí óc. Nhà lý luận Brian Sutto- Smith tin rằng một đứa trẻ sinh ra có tiềm năng phát triển não bộ là rất lớn, nếu như tiềm năng này không được dùng đến thì nó sẽ mất đi. Trẻ em không chỉ phát triển hệ thần kinh, qua đó giúp phát huy khả năng giải quyết vấn đề, khả năng ngôn ngữ và sự sáng tạo mà chúng còn học được nhiều thứ trong khi chơi. Trẻ học cách tiếp xúc với người khác, nhận thức được sự tăng trưởng của cơ thể và khả năng tư duy trừu tượng. Trong suốt quá trình chơi trẻ học cách để nhận biết mọi thứ.
II. Thực trạng của vấn đề
1/ Thuaän lôïi:
-Được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường , chính quyền địa phương các bậc phụ huynh đã trang bị cho lớp học một số đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc học tập và vui chơi của trẻ 
- Ban Giám hiệu luôn tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên về chuyên môn, cơ sở vật chất, đồ dùng trang thiết bị dạy học, động viên sự sáng tạo của giáo viên, khích lệ chị em làm đồ dùng dạy học vào các hoạt động chăm sóc giáo dục và làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ
- Giáo viên nắm vững phương pháp, có trình độ trên chuẩn, sớm được tiếp cận với các hoạt động giáo dục mầm non mới, được tham gia vào các lớp học bồi dưỡng chuyên môn của thị xã, của nhà trường, sáng tạo trong cách dạy và làm đồ dùng, đồ chơi. Giáo viên được phân công dạy lớp mẫu giáo lớn nhiều năm, được tiếp thu, tích luỹ nhiều kinh nghiệm 
- Trẻ ngoan, đa số cháu đều học qua lớp mẫu giáo nhỡ. Qua khảo sát trẻ, tôi thấy trẻ đã nghe, nói, hiểu thông thường, biết trả lời một số câu hỏi của cô đưa ra..
- Phụ huynh nhiệt tình ủng hộ khi giáo viên tuyên truyền vận động, sưu tập đồ dùng, đồ chơi phục vụ chuyên đề
-Được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo dục và sự quan tâm tạo điêù kiện về cơ sở vật chất của ban giám hiệu nhà trường.
-Trẻ mẫu giáo lớn có nhận thức cao nên việc dạy học trẻ ở một lứa tuổi đồng đều có nhiều thuận lợi
2/.Khó khăn.
-Trình độ dân trí của một số phụ huynh dân tộc thiểu số còn hạn chế nhất định, bố mẹ các em phần lớn không biết chữ hoặc có biết ít nên ít quan tâm, tới sự phát triển toàn diện của trẻ thông qua đồ chơi
 -Do bản tính rụt rè ngại giao tiếp của một số em người dân tộc Ê Đê nên gặp nhiều khó khăn trong học tập và vui vui chơi
 -Đồ dùng đồ chơi trong lớp còn ít nên ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động vui chơi của trẻ 
-Một số giáo viên lớn tuổi và trẻ tuổi còn nhiều hạn chế đối với việc làm đồ chơi cho trẻ chủ yếu là dùng tiền để mua đồ chơi nên không phát huy được tính sáng tạo của bản thân mà còn gây tốn kém về kinh phí trong khi đồng lương giáo viên còn hạn hẹp
III. Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề
1. Kế hoạch nghiên cứu
 a.Nghiên cứu lý thuyết
 Nghiên cứu tài liệu, văn bản, Nghi quyết của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Đăk Lăk, Phòng giáo dục thị xã Buôn Hồ, Trường Mẫu giáo Hoa Pơ Lang về những vấn đề liên quan đến sáng kiến kinh nghiệm.
-Tìm hiểuvề tầm quan trọng và vai trò của đồ chơi đối với sự phát triển của trẻ, tài liệu đổi mới phương pháp dạy học nói chung và hoạt động làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ nói riêng.
-Tìm hiểu tình hình khả năng làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ mầm non trong phạm vi toàn trường cũng như các trường đóng trên địa bàn Thị xã Buôn Hồ
-Tìm hiểu các sách dạy làm đồ chơi và các trang mạng thông tin, các diễn đàn về làm đồ dùng đồ chơi âm nhạc cho trẻ mầm non
 b. Nghiên cứu thực tiễn. 
 -Phương pháp quan sát
-Phương pháp điều tra
-Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
-Phương pháp thực hành
 c. Phương pháp hỗ trợ.
-Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
2. Các biện pháp thực hiện cụ thể
2.1 Làm đồ dùng dạy học âm nhạc cho trẻ 
 Giáo viên dạy ở các trường mầm non đặc biệt có học sinh đa số là người đồng bào dân tộc thiểu số như Ê Đê thì gặp rất nhiều khó khăn khi dạy các hoạt động khác cũng như hoạt động âm nhạc thường gặp nhiều khó khăn về vấn đề phát âm nghe và hiểu tiếng kinh. Nên hầu như sau khi dạy xong hoạt động âm nhạc thì cô giáo thường bị viêm xưng cổ họng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động giảng dạy tiếp theo
Qua quá trình nghiên cứu tôi đã tìm ra một biện pháp đó là giáo viên tự làm đĩa CD thu các bài nhạc trong chương trính sẽ học vào trong đĩa và cho trẻ nghe ở các hoạt động góc, hoạt động mọi lúc mọi nơi, lúc đón trẻ lúc trẻ . giống như xưa thường nói “Mưa dầm thì thấm lâu” . Trẻ sẽ rất thích và thường hát theo nhạc ngồi ngân nga theo giai điệu các bài hát trẻ thích và vô tình điều đó làm cho trẻ thuộc lời bài hát
Phương pháp này được tôi vận dụng cách đây 3 năm khi tôi áp dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy
Thật bất ngờ mà hiệu quả trẻ mang tói cho giáo viên và cho bản thân trẻ gần như 90% trẻ thuộc các bài hát trong chương trình
2.2Các bước để làm một đĩa CD Có các bài nhạc cho trẻ học
-Một là tải các bài nhạc mà giáo viên cần để cho trẻ nghe và để dạy từ trên mạng internet vào một ổ đĩa nơi bạn cần lưu các file nhạc và đặt tên cho các file nhạc đó
Ví dụ: sau khi download bài hát “một con vịt” bạn lưu vào ổ đĩa nào bạn muốn và rename (Ghi nhớ) tên bài hát đó để tránh nhầm lẫn khi cho thứ tự các bài hát theo ý muốn
Hai là chép các cần ra đĩa CD giáo viên cần làm theo các bước sau
+Vào phần mềm Nero startsmart là phần mềm ghi đĩa chuyên nghiệp( Với điều kiện máy bạn đã cài sẵn phần mềm này )
+Bước tiếp theo là bấm chuột trái vào biểu tượng Data (tập tin ) tiếp tục bấm chuột trái vào Make data disc thì tự động có một bản công cụ Nero Express xuất hiện tiếp theo bấm chuột vào Add (Đĩa chỉ bạn lưu các file nhạc) Xuất hiện các file nhạc xuất hiện thì bạn bấm chuột vào các file nhạc bạn cần và bấm chuột trái vào Add và bấm chuột trái vào Next .Lúc này bạn đã hoàn thành xong việc chép nhạc ra đĩa CD. Máy tính sẽ tự động làm việc chép nhạc
Như vậy chỉ cần một số thao tac đơn giảng thì giáo viên đã có thể giúp cho việc dạy hoạt động âm nhạc trỏ nên nhẹ nhàng và đạt hiệu quả cao trong giảng dạy
2.3 Tận dụng đồ phế thải làm đồ chơi âm nhạc
* Khi được tham quan hội trại của các em học sinh cấp 3 rất vui tôi nhận thấy các em học sinh cấp 3 đã sử dụng rất nhiều cây trẻ để làm trại. Sau khi cắm trại xong thì những cây trẻ trỏa nên thừa thải và bản thân tôi đã suy nghĩ là mình sẽ tận dụng những cây trẻ bỏ đi đó để làm đồ chơi âm nhạc cho trẻ
 a. Làm các loại nhạc cụ truyền thống của người dân Tây Nguyên
Bước 1: Dùng của để cắt cây tre thành những khoảng dài ngắn theo ý muốn
Bước 2: Dùng giấy nhám chà lớp ngoài thân trẻ 
Bước 3: Khoang lổ , xỏ dây cước cho các phách tre
Bước 4: Làm thân trụ cho những chiếc đàn tơ rưng , đàn Klongput và đàn
 klăm hai dàn
Bước 5: Sơn màu lên các cây đàn đã làm
Đàn klông put
Đàn Tơrưng
Đàn Klăm 2 dàn
b.Làm trống từ các hộp bánh quy
Bước 1: Chọn hộp bánh có hộp tròn
Bước 2: Trang trí hoa văn cho “cái trống”
Bước 3: Làm chân trống bằng hộp sữa và cây tre, xi măng
 c. Làm phách tre
Bước 1: Chọn và cắt những cây tre có độ dài theo ý muốn (Dài khoảng 30cm, rộng 4cm)
Bước 2: Sơn màu lên các phách tre 
Bước 3: Làm 2 cái dùi gõ kép
 Phách dùng trong ca trù Phách dùng cho học sinh
PHẦN KẾT LUẬN
I.Những bài học kinh
 Sau hai năm thực hiện các biện pháp trên tôi nhận thấy rằng trẻ đã có những chuyển biến tương đối khả quan, các cháu đã bắt đầu thích chơi và chơi rất hứng thú với các nhạc cụ mà tôi đẫ làm, đặc biệt nhuwngc trẻ người dân tộc Ê đề đã mạnh dạn tự tin giao tiếp với các bạn hơn. Trong các hoạt động góc thì trẻ hứng thú tham gia chơi và tự tin thể hiện những sáng tạo của bản thân trẻ. 
II.Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
 Sáng kiến kinh nghiệm về việc làm đồ dùng đồ chơi âm nhạc cho trẻ mầm non mang một ý nghĩa rất quan trọng, bởi lẻ đây là loại đồ chơi mang tính nghệ thuật đòi hỏi sự trải nghiệm và cảm nhận của mỗi trẻ trong một thời gian nhất định và nó thúc đẩy sự phát triển của bộ não, cải thiện trí nhớ của trẻ giúp trẻ tự tin gia nhập cùng bạn bè trong lớp,xây dựng sự tự tin cho bản thân trẻ tạo nên tính kiên nhẫn, không ngừng học hỏi thể hiện hết mình, dạy cho trẻ tính kỷ luật,thúc đẩy tính sáng tạo của mổi cá nhân trẻ
 Với sáng kiến kinh nghiệm trên sẽ giúp cho giáo viên thêm sáng tạo trong việc làm đồ dùng đồ chơi âm nhạc cho trẻ, có nhiều sự lựa chon vận dụng vào công tác giảng dạy đạt hiệu quả cao hơn
Một khi đã giành cho những nhạc cụ dân tộc như đàn Tơ rưng, đàn Klông put.. những tình cảm nhất định thì thế hệ trẻ em sẽ chính là những người có trách nhiệm giữ gìn bảo vệ và phát huy những nhạc cụ dân tộc trong tương lai.
III.Điểm mới trong kết quả nghiên cứu.
 Điểm mới:
Đây là một chuyên đề tương đối mới mẻ mang tính nhân văn sâu sắc được hình thành dựa trên sự tiếp thu những ý kiến đóng góp của nhiều đồng nghiệp, vận dụng vào công tác chuyên môn một cách thực tiễn bằng nhiều hình thức thực hiện cụ thể như:
+Trẻ có thể chơi ở các giờ hoạt động góc
+Trẻ có thể vận dụng trong hoạt động chung
+Trẻ có thể chơi ở mọi lúc mọi nơi
+Trẻ sẽ được cô giáo mở cho trẻ các bài hát theo các chủ đề sự kiện mà không cần tốn nhiều thời gian để tìm mua đĩa nhạc..
+Giáo viên có thể đảm bảo sức khỏe để công tác tốt
+Giáo viên sẽ thấy roc hiệu quả khi vận dụng phương pháp này vào các hoạt động âm nhạc
+Giúp giảm kinh phí khi mua đồ chơi cho trẻ
+Giúp bảo vệ môi trường, thực hiện tốt chuyên đề trường học thân thiện học sinh tích cực
 Sáng tạo
Chuyên đề “làm đồ dùng đồ chơi âm nhạc cho trẻ mầm non” là một vận dụng sáng tạo của bản thân qua việc luôn phát hiện ra những mầm non có năng khiếu về âm nhạc trong nhà trường nhiều năm liên tục.
Những những hoạt động vui chơi và học tập trẻ đã mạnh dạng tham gia vào các hoạt động văng nghệ thi của bản thân của tập thể lớp, trường.
IV.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Sau nhiều năm vận dụng sáng kiến vào công tác giảng dạy tại trường, bản thân tôi cũng đã đạt được những thành công đáng khích lệ, cụ thể tôi đã đạt giải trong cuộc thi giáo viên giỏi cấp thị xã năm 2011-2012 với hoạt động góc về chủ đề Đắc Lắc quê hương em
 V.Định lượng.
Định lượng khảo sát khối lá
Số Liệu Thống Kê Trước Khi Nghiên Cứu Đề Tài
Đối tượng nghiên cứu
Thích nghe và chơi đồ chơi âm nhạc
%
Không thích nghe nhạc và đồ chơi âm nhạc
%
35 Trẻ
17
48.57
17
48.57
Số Liệu Thống Kê Sau Khi Nghiên Cứu Đề Tài
Đối tượng nghiên cứu
Thích nghe và chơi đồ chơi âm nhạc
%
Không thích ng

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_do_dung_do_choi_am_nhac_cho_t.doc