Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Mầm non

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2018 - 2019 của ngành về an

toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng nuôi dưỡng cho trẻ. Chế độ chăm sóc

dinh dưỡng hợp lý, vệ sinh phòng bệnh, môi trường hoạt động của trẻ trong

trường mầm non. Nếu trẻ thiếu ăn, ăn không đủ các chất, không hợp lý, vệ sinh

cá nhân, môi trường không tốt đều gây cho trẻ bệnh tật, ốm đau ảnh hưởng đến

sức khỏe của trẻ, do vậy vì ở lứa tuổi này là giai đoạn để cơ thể trẻ phát triển tốt

nhất, các cơ quan của cơ thể đang trên đà hoàn thiện và hình thành nhân cách

của trẻ, đồng thời đây cũng là thời kỳ chuẩn bị những kiến thức cơ bản cần thiết

cho trẻ bước vào bậc học phổ thông một cách vững chắc nhất.

Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng - giáo dục của nhà

trường ngày một đạt hệu quả hơn. Chính vì vậy, năm học 2018 - 2019 tôi đã

chọn cho mình đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi

dưỡng trẻ mầm non”

pdf 12 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 1163Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoàn thiện và hình thành nhân cách 
của trẻ, đồng thời đây cũng là thời kỳ chuẩn bị những kiến thức cơ bản cần thiết 
cho trẻ bước vào bậc học phổ thông một cách vững chắc nhất. 
 Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng - giáo dục của nhà 
trường ngày một đạt hệu quả hơn. Chính vì vậy, năm học 2018 - 2019 tôi đã 
chọn cho mình đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi 
dưỡng trẻ mầm non” 
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
1. Đặc điểm tình hình 
Trường MN Tân Mai nằm trên địa bàn Phường phúc Đồng một trường nhỏ 
mới được tách ra nằm sát cạnh đường quốc lộ số 5, thuộc quận Long Biên, thành 
phố Hà Nội, những năm qua, phường đã có những sự khởi sắc mạnh mẽ về mọi 
mặt. 
2. Thuận lợi khó khăn 
2.1. Thuận lợi: 
- Ban giám hiệu nhà trường đặt vấn đề nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục 
trẻ lên hàng đầu, luôn quan tâm, sát sao chỉ đạo thực hiện khâu nuôi dưỡng một 
cách nghiêm túc, đúng theo quy định. 
- Bếp ăn rộng rãi, được bố trí ở tầng 1, thiết kế một chiều, có đầy đủ các 
trang thiết bị phục vụ bán trú 
- Nhân viên nuôi dưỡng được được hưởng chế độ như viên chức, nên đã tạo 
điều kiện cho đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng yên tâm công tác. Nhà trường có 
phòng y tế với đủ các loại đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho công tác y tế học 
đường. 
- Phối kết hợp chặt chẽ thường xuyên giữa nhà trường với các bậc phụ 
huynh về công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. 
- Đăng ký thực phẩm với các công ty đã được trung tâm y tế kiểm dịch và 
kiểm định chất lượng. 
2.2 Khó khăn: 
2/10 
 - Bên cạnh những thuận lợi mà tôi nêu ở trên thì bản thân tôi cũng gặp 
không ít khó khăn: 
- Phụ huynh học sinh nhận thức về vấn đề chăm sóc giáo dục dinh dưỡng, 
vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều hạn chế. 
- Một số nhân viên nuôi dưỡng mới vào trường nên chưa nắm bắt được 
dây chuyền cũng như kinh nghiệm phối hợp thực hiện chế biến món ăn ngon 
theo thực đơn cho trẻ còn hạn chế. 
- Thực phẩm đang có nhiều biến động về dịch bệnh và ATTP 
- Đứng trước tình hình thực tế của trường như vậy bản thân tôi đã đưa ra 
một số biện pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, phát huy những thuận lợi để 
hoàn thành kế hoạch và nhiệm vụ được giao để đạt được kết quả cao nhất. 
3. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc- nuôi dưỡng 
trong trường mầm non. 
* Khảo sát tình hình sức khỏe của trẻ: 
 Qua kiểm tra, theo dõi sức khỏe của trẻ khi vào trường đầu năm học 
2018-2019 tôi thấy tình hình sức khỏe trẻ như sau: 
Tổng số trẻ: 253 cháu. 
Cân nặng Chiều cao 
Kênh 
BT 
% SDD % NCBP % BT % Thấp 
còi 
% 
230 91% 16 6% 7 3% 241 95% 12 5% 
* Kết quả trên ta thấy tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi, béo phì đầu năm còn rất 
cao. Từ thực trạng và kết quả trên, tôi đã nghiên cứu và tìm ra được một số biện 
pháp chỉ đạo thực hiện hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ 
trong nhà trường như sau: 
Biện pháp 1: Tăng cường nâng cao nhận thức và bồi dưỡng chuyên 
môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên về vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. 
* Đối với nhân viên: 
- Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng về nuôi dưỡng cho 100% số cô nuôi qua 
các lớp tập huấn do phòng GD&ĐT, TT y tế Quận Long Biên tổ chức. Cách 
giao nhận thực phẩm kiểm tra thực phẩm ghi sổ kiểm thực ba bước, lưu hủy, 
ATTP .v.v 
Ảnh minh họa 1 
- Tổ chức hội thi nhân viên giỏi cấp trường, CBGVNV thi xây dựng thực 
đơn cấp trường, lựa chọn nhân viên nuôi dưỡng đạt kết quả cao để tham gia hội 
thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp quận, qua hội thi đã góp phần nâng cao chất 
3/10 
lượng nhận thức giúp giáo viên nắm thêm được kiến thức lựa chọn thực phẩm, kỹ 
thuật chế biến. 
Ảnh minh họa 2 
- Giờ giao nhận cơm các lớp, tổ nuôi có trách nhiệm đến từng lớp quan tâm 
xem trẻ ăn có ngon miệng không ăn có hết suất không? Giáo viên phản hồi ý 
kiến ghi luôn vào sổ kiểm tra chất lượng bữa ăn để có biện pháp khắc phục. 
* Đối với giáo viên: 
 - Ngay từ đầu khi mới tách trường BGH xác định cho trẻ ăn khay từ lứa 
tuổi mẫu giáo bé trở lên chính vì thế chúng tôi đã liên hệ với một số trường đã 
ăn khay để học hỏi kinh nghiệm về kích cỡ của khay và kiến tập quy chế ăn 
khay từ đó về triển khai cho giáo viên lên kiến tập toàn trường thực hiện, trẻ lúc 
đầu còn bỡ ngỡ sau trẻ đã có kỹ năng ăn khay và rất thích trẻ ăn rất ngon miệng. 
Ảnh minh họa 3 
- Tổ chức cho CBGVNV tập huấn các thao tác cấp cứu, biết cách xử lý và 
phòng tránh một số tai nạn gây thương tích ở trẻ như: Trẻ bị sặc, hóc xương, 
ngậm thức ăn và các loại hạt hoặc các đồ vật nhỏ, bỏng Tập huấn các chuyên 
đề về dinh dưỡng, chuyên đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc và bảo vệ sức 
khỏe cho trẻ trong trường mầm non, và tuyên truyền trên các trang web, sách báo 
về dinh dưỡng cho phụ huynh. Tổ chức thi Phòng chống tai nạn thương tích 
cấp trường (Thi lý thuyết và thực hành) với 100% GVNV tham gia đạt kết quả 
tốt. 
- Nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động nhiệm vụ năm học, triển khai 
chỉ đạo cán bộ giáo viên nhân viên thực hiện. 
- Bên cạnh đó phân công giáo viên có tay nghề vững kèm giúp đỡ giáo viên 
còn hạn chế về chuyên môn, những cô nuôi giỏi kèm những cô nuôi còn chưa có kinh 
nghiệm để thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ. 
 - Hàng ngày các cô giáo gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với phụ huynh trong lớp 
để nắm tình hình sức khỏe của trẻ ở nhà trường qua giờ đón và trả trẻ. Qua đó cô 
giáo tuyên truyền với phụ huynh cách chăm sóc trẻ ở nhà trường để gia đình và 
nhà trường có sự phối kết hợp chăm sóc trẻ đạt hiệu quả. 
- Thông qua các hội thi như “Xây dựng môi trường lớp học”, “Thi GVNV 
giỏi”, “Bé với ATGT và BVMT” Thi quy chế phòng tránh tai nạn thương tích 
tại trường để tuyên truyền kiến thức cho các bậc cha mẹ để hiểu được tầm quan 
trọng của việc cho trẻ học tại trường mầm non. 
- Nhà trường đã duy trì có nề nếp việc phát thanh tại trường vào thứ hai 
hàng tuần, thay đổi các nội dung truyền một cách phong phú, lựa chọn bài 
tuyên truyền có chất lượng. 
4/10 
- Giáo viên của trường thường xuyên cung cấp hoặc giới thiệu cho các 
bậc cha mẹ trẻ biết các mốc phát triển bình thường của trẻ và những vấn đề 
cần lưu ý trong sự phát triển của trẻ để có thể phát hiện và can thiệp sớm. 
- Giáo viên vận động phụ huynh cho trẻ tham gia chương trình sữa học 
đường để tăng cường sức khỏe cho trẻ trong nhà trường. 
* Đối với phụ huynh: 
 Những nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng, béo phì chiếm tỷ lệ cao là do 
các bậc cha mẹ thiếu kiến thức cơ bản cần thiết trong việc nuôi dạy con, điều 
này ảnh hưởng lớn đến việc phát triển của trẻ. Vì vậy ban giám hiệu nhà trường 
đã xây dựng một số nội dung kiến thức cơ bản trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng 
trẻ để truyền đạt đến các bậc phụ huynh học sinh. 
 - Mời phụ huynh đến trường kiểm tra giao nhận thực phẩm giám sát kiểm 
tra bếp ăn, chế độ ăn, chất lượng bữa ăn của trẻ tại trường, tổ nuôi dưỡng chế 
biến các món ăn, tổ chức bữa ăn cho trẻ, phân tích cho phụ huynh biết thức ăn 
chế biến phải đảm bảo an toàn thực phẩm, phù hợp với hệ tiêu hoá của trẻ, phù 
hợp với lứa tuổi, thức ăn của trẻ phải thái nhỏ, nấu nhừ. 
(Ảnh minh họa 4) 
 - Thông báo đến phụ huynh kết quả sau mỗi lần cân, đo, khám sức khỏe 
cho trẻ. Giáo viên trao đổi với huynh về biện pháp can thiệp đối với trẻ SDD, 
nguy cơ béo phì, thấp còi. 
 - Phía ngoài bếp, nhà trường làm các biểu bảng tài chính công khai ăn 
hàng ngày của trẻ nhằm thông tin đến phụ huynh thực đơn của trẻ, công khai tài 
chính hàng ngày. 
Biện pháp 2: Thực hiện nghiêm túc về quản lý và qui định trong công 
tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ: 
- Hiện nay vấn đề vệ sinh an thực phẩm đang là mối quan tâm lớn nhất của 
toàn xã hội, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến cả quá trình từ 
khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng, trên công tác này đòi hỏi có tính liên ngành 
cao và là công việc của toàn dân đặc biệt chú trọng những vấn đề sau: 
- Thành lập Ban chỉ đạo y tế học đường. Xây dựng kế hoạnh phòng ngừa, 
khắc phục ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm trong 
nhà trường. 
- Hợp đồng thực phẩm ký theo năm học, có nguồn gốc rõ ràng, từng loại 
thực phẩm phải có đầy đủ phiếu xét nghiệm. Thường xuyên kiểm tra về thời hạn 
của các phiếu xét nghiệm đó và yêu cầu bên cung cấp thực phẩm bổ sung ngay 
nếu gần đến ngày hết hạn. 
5/10 
- Kết hợp với trung tâm y tế quận khám sức khoẻ định kỳ cho CBGVNV toàn 
trường. - Kết hợp với trung tâm y tế phường khám sức khỏe cho trẻ 2 lần/năm. 
Thông báo với phụ huynh về thời gian cân, đo, khám để phụ huynh cho trẻ đi học. 
- Phân công nhân viên nuôi dưỡng hợp lý người nấu chính và phụ, trong 
dây chuyền bếp ăn. Thực hiện nghiêm túc việc lưu nghiệm thức ăn. 
- Thực hiện nghiêm túc việc giao nhận thực phẩm, đầy đủ các thành phần 
gồm nhân viên tổ nuôi, giáo viên, người giao nhận. Ban giám hiệu, Công đoàn, 
Thanh tra nhân dân, phụ huynh luân phiên kiểm tra. Việc giao thức ăn chín từ 
bếp về các lớp cũng được chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, nhân viên nuôi dưỡng 
mang theo cân, giáo viên nhận số lượng và ký sổ. 
- Nhà bếp luôn luôn vệ sinh, đảm bảo bếp không bị bụi, có đủ dụng cụ cho 
nhà bếp và đồ dùng ăn uống cho trẻ, có đủ nguồn nước sạch cho trẻ phục vụ ăn 
uống. Ngoài ra trong nhà bếp có bảng tuyên truyền 10 nguyên tắc vàng về vệ 
sinh an toàn thực phẩm cho mọi người cùng đọc và thực hiện. Phân công cụ thể 
ở các khâu: chế biến theo thực đơn, theo số lượng đã quy định của nhà trường, 
đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và hợp vệ sinh. 
- Xây dựng thực đơn phù hợp với độ tuổi và chỉ đạo chế biến món ăn ngon 
cho trẻ. 
 Biện pháp 3: Xây dựng môi trường đảm bảo sáng-xanh-sạch-đẹp: 
* Xây dựng môi trường: 
- Với tầm quan trọng của môi trường như vậy nên tôi đã chỉ đạo nhà trường 
thực hiện tốt vệ sinh trong nhà trường như sau: Thực hiện theo lịch chiều thứ sáu 
hàng tuần. Trang trí lớp đẹp phù hợp với lứa tuổi, có góc tuyên truyền với phụ 
huynh.. 
- Vệ sinh phòng nhóm lớp sạch sẽ không có mùi, nền nhà luôn khô ráo. 
Hàng ngày, tuần có kế hoạch cụ thể để tổng vệ sinh phòng/ nhóm/lớp như: Lau 
các cửa sổ, giá đồ chơi, giặt chiếu, gối, phơi chăn, màn. 
- Sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng tránh bụi bẩn, muỗi ẩn nấp, giày dép để đúng 
nơi quy định. 
- Đồ dùng: Chậu, khăn mặt, xoong nồi, ca cốctrước khi sử dụng đều 
được tráng qua nước sôi, hàng ngày phơi khô ráo. 
- Nguồn nước sạch sẽ, trẻ được uống nước tinh khiết của công ty. 
- Giáo dục trẻ có kỹ năng thực hành cuộc sống. 
- Tổ chức cho trẻ hoạt động các góc phù hợp, đủ ánh sáng. 
* Vệ sinh nhân viên nhà bếp: 
+ 100% được khám sức khỏe theo định kỳ, có sức khỏe tốt, không mắc 
bệnh truyền nhiễm. 
6/10 
- Nhân viên nuôi dưỡng phải thực hiện đúng qui định của ngành. 
- Bếp được trang bị sử dụng bếp ga, nồi cơm điện không gây độc hại cho 
nhân viên và khói bụi cho trẻ. 
- Cọ rửa vệ sinh các dụng cụ chế biến thực phẩm hàng ngày sau khi sử 
dụng. Thùng rác thải, nước gạo luôn được thoát và để đúng nơi quy định, các 
loại rác thải được chuyển ra ngoài hàng ngày kịp thời. 
- Ngoài công tác vệ sinh hàng ngày, định kỳ, hàng tháng phải tổng vệ sinh 
xung quanh nhà bếp, vệ sinh nhà bếp, dụng cụ nhà bếp, dụng cụ ăn uống nơi sơ 
chế thực phẩm sống, khu chế biến thực phẩm, chia cơm, nơi để thức ăn chín 
- Khu nhà bếp chế biến thực phẩm được đảm bảo vệ sinh, không có mùi hôi 
khi chế biến thức ăn. 
- Dao thớt sau khi chế biến luôn được rửa sạch để ráo hàng ngày và được 
sử dụng đúng giữa thực phẩm sống và chín. Người không phận sự miễn vào bếp. 
(Ảnh minh họa 5) 
Biện pháp 4: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chế độ ăn và 
nuôi dưỡng- chăm sóc trẻ: 
Ban giám hiệu nhà trường cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đôn 
đốc, giám sát thường xuyên, chặt chẽ, giúp chị em làm tốt nhiệm vụ, tránh phạm sai 
lầm. Qua công tác kiểm tra giúp chúng tôi biết được biện pháp nâng cao chất lượng 
nuôi dưỡng đã được thực hiện đến đâu, qua việc nắm bắt tình hình phát hiện những 
sai lệnh kịp thời để khắc phục. 
Tôi đã thường xuyên tiến hành kiểm tra như sau: 
- Kiểm tra việc giao nhận thực phẩm: Giao nhận thực phẩm hàng ngày phải 
ghi rõ số lượng và chất lượng thực phẩm khi nhận. BGH phải thay nhau có mặt 
từ cả tuần để duy trì thực hiện quy chế, để nắm bắt giá cả thực phẩm, tránh tình 
trạng thất thoát thực phẩm, thực phẩm mua không rõ nguồn gốc, không đảm bảo 
chất lượng, phải có phiếu kê chợ, phiếu xuất kho hàng ngày và cập nhập tồn kho 
trên bảng 
- Việc giao nhận thức ăn chín từ bếp về các lớp cũng được kiểm tra nghiêm 
túc, nhân viên nuôi dưỡng mang theo cân, giáo viên nhận số lượng và ký sổ. 
- Kiểm tra việc thực hiện quy chế tổ chức giờ ăn, ngủ ở các nhóm, thường 
xuyên kiểm tra đột xuất, kiểm tra bữa ăn, giờ ngủ của trẻ, vệ sinh phòng, nhóm 
lớp để biết giáo viên có thực hiện đúng và thường xuyên không. 
- Kiểm tra theo dõi chất lượng bữa ăn: cháu ăn có đúng thực đơn không? 
Đủ số lượng cho cháu không? Kiểm tra kỹ thuật chế biến món ăn có ngon, có 
hợp khẩu vị với trẻ không? Trẻ ăn có hết suất của mình không ? 
7/10 
- Kiểm tra sổ y tế: Theo dõi sức khỏe của cháu trên biểu đồ tăng trưởng, đối 
chiếu so sánh rút kinh nghiệm cho việc nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Kiểm 
tra vệ sinh phòng nhóm lớp và vệ sinh nhà bếp. 
- Phối hợp với phụ huynh học sinh cùng giám sát kiểm tra chất lượng ăn 
của trẻ thường xuyên trong năm học. 
 - Qua biện pháp trên tôi không chỉ đơn thuần là kiểm tra việc thực hiện 
biện pháp chăm sóc - dinh dưỡng cho trẻ đã đề ra mà còn giúp giáo viên trong 
trường chấn chỉnh lại việc làm của mình kịp thời và từ đó có ý thức làm việc cẩn 
thận, có trách nhiệm, không qua loa chiếu lệ 
- Giáo viên duy trì tốt việc tổ chức cho trẻ thể dục sáng, tham gia hoạt động 
ngoài trời với các đồ chơi ngoài trời phong phú, hiện đại, các trò chơi dân gian 
và trò chơi phát triển thể chất, động viên khuyến khích trẻ nguy cơ béo phì và 
thấp còi tham gia. Nhà trường đã tạo một phòng phát triển thể chất cho trẻ với số 
lượng đồ dùng, đồ chơi phát triển thể chất tương đối đầy đủ. Phân lịch hoạt động 
cho các lớp cụ thể. 
(Ảnh minh họa 6) 
Biện pháp 5: Tổ chức, tham gia các hội thi tay nghề, các hoạt động 
phục vụ chuyên đề phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ . 
 - Tổ chức Hội thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp trường. Các nhân viên nuôi 
dưỡng thi tổ chức dây chuyền bếp ăn, chia ra thành 2 cặp để thi “ Món ăn tự 
chọn”. Sau đó, lựa chọn nhân viên nuôi dưỡng đạt kết quả cao để tiếp tục tham 
gia thi cấp Quận. Kết quả: 5/5 nhân viên nuôi dưỡng đạt loại tốt, 01 nhân viên 
nuôi dưỡng đạt nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp Quận. 
(Ảnh minh họa 7) 
- Tổ chức Hội thi Phòng chống TNTT ( Lý thuyết và thực hành) cấp trường. 
100% GVNV tham gia. 
- Thường xuyên tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động thể chất và tập làm nội 
trợ thông qua các hoạt động giao lưu giữa các khối, lớp, thông qua Liên hoan Bé 
khỏe - Bé ngoan, liên hoan Bé với ATGT và BVMT, Bé vui đón tết, Bé với trò 
chơi dân gian và hát dân ca, tiệc buffet .v.v. 
4.. Kết quả 
 Qua quá trình nghiên cứu và đưa ra các biện pháp trong quản lý chỉ đạo thực 
hiện hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ sức khoẻ cho trẻ trong trường 
mầm non, nhà trường chúng tôi đã thu được rất nhiều kết quả hết sức khích lệ cụ 
thể như sau: 
 4.1. Chất lượng chăm sóc , nuôi dưỡng trẻ: 
8/10 
- Số trẻ đến trường ngày càng tăng (Đầu năm: 253 cháu, Cuối năm: 300 cháu) 
- 100% trẻ được đảm bảo an toàn về tinh thần và thể chất, không có trường hợp 
nào bị ngộ độc thực phẩm. 
- 100% trẻ ra lớp được tiêm uống đầy đủ các loại vắc xin, đảm bảo an toàn, được 
cân đo theo dõi biểu đồ, khám sức khỏe theo định kỳ, vệ sinh cá nhân sạch sẽ 
gọn gàng. So với đầu năm: giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng là 4%, giảm tỷ lệ 
NCBP là 2%, giảm tỷ lệ trẻ thập còi là 2%. 
- Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ qua biểu đồ tăng trưởng, kết 
quả đạt được thông qua bảng tổng hợp sau: 
9/10 
Đầu năm. Tổng số: 253 cháu Cuối năm. Tổng số trẻ: 300 cháu. 
Cân nặng Chiều cao Cân nặng Chiều cao 
BT % S
D
D 
% N
C
B
P 
% BT % Thấ
p 
còi 
% BT % SDD % NC 
BP 
% BT % Thấp 
còi 
% 
230 91 16 6 7 241 9 12 287 96 8 2 5 1 292 97 8 3 
4.2. Về đội ngũ giáo viên, nhân viên: 
 - 100% cán bộ, giáo viên đã được học tập và cấp giấy chứng nhận về vệ 
sinh an toàn thực phẩm do trung tâm y tế Quận tổ chức. 
 - Qua các buổi chế biến món ăn và chăm sóc trẻ thì 100% các GVNV đều 
đạt khá và tốt, đặc biệt không có vụ ngộ độc nào xảy ra. 
 - 100% đạt nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp trường chào mừng ngày nhà 
giáo Việt Nam. Nhân viên nuôi dưỡng tham gia đạt nhân viên nuôi dưỡng giỏi 
cấp Quận. 
 - 100% GVNV đạt loại tốt hội thi phòng chống TNTT cấp trường. 
 - Tổ chức 02 hoạt động kiến tập tại trường về quy chế tổ chức giờ ăn ngủ 
cho trẻ tại lớp MG bé - Lớn và Nhà trẻ. 
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. 
1. Kết luận: 
 Xây dựng kế hoạch chỉ đạo rõ ràng, cụ thể , luôn bám sát hoạt động bán 
trú, tăng cường công tác kiểm tra. Nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc, nuôi 
dưỡng trẻ. 
Xây dựng thực đơn theo mùa kết hợp nhiều loại thực phẩm được sử dụng 
trong ngày đảm bảo đủ định lượng calo cho trẻ 
 Hàng năm thực hiện tổ chức các hội thi về công tác chăm sóc dinh dưỡng 
để tuyên truyền với phụ huynh, nhằm làm cho họ hiểu nhiều, sâu hơn về tầm 
quan trọng của ngành học mầm non để từ đó họ nhiệt tình tham gia giúp đỡ nhà 
trường trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. 
 Không ngừng học hỏi các bạn bè đồng nghiệp, tự học, tự bồi dưỡng để 
nâng cao năng lực quản lý và trình độ chuyên môn. Thường xuyên rèn luyện 
phẩm chất đạo đức, năng lực sáng tạo trong quản lý trường mầm non. 
 2. Kiến nghị đề xuất: 
 * Đối với ban lãnh đạo các cấp. 
 Mong rằng các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương phối hợp với các 
trung tâm y tế quản lý chặt chẽ hơn nữa tới chất lượng của thực phẩm trên thị 
10/10 
trường để tránh hàng nhái, hàng kém chất lượng, độc hại, ảnh hưởng tới sức 
khoẻ và sự sống của con người nói chung và trẻ mầm non nói riêng. 
Tăng cường mở các lớp bồi dưỡng những kiến thức về dinh dưỡng và vệ 
sinh an toàn thực phẩm, cách lựa chọn thực phẩm đến cách chế biến, bảo quản 
thực phẩm, không chỉ cho cán bộ, giáo viên trong trường mầm non mà cả các 
bậc phụ huynh đều được nắm bắt để phối kết hợp với nhà trường và gia đình 
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ đạt hiệu quả cao. 
* Với giáo viên, nhân viên. 
- Giáo viên phải nắm vững kiến thức, kỹ năng chăm sóc nuôi dưỡng, nắm 
vững đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, phải có tấm lòng người mẹ thứ hai để chăm 
sóc nuôi dưỡng trẻ, không ngừng nâng cao bồi dưỡng nghiệp vụ chăm sóc nuôi 
dưỡng. 
- Đối với nhân viên nuôi dưỡng luôn chế biến món ăn, vệ sinh an toàn thực 
phẩm, chế biến thực phẩm đảm bảo ngon mắt, thơm ngon, ngon miệng, hợp 
khẩu vị, trẻ ăn hết khẩu phần của mình, giúp trẻ tăng cân đều hàng tháng, luôn 
thay đổi cách chế biến các món ăn theo mùa phù hợp với địa phương. 
- Cân đo khám sức khoẻ cho trẻ theo định kỳ để báo cáo tình hình sức khoẻ 
của trẻ cho nhà trường và gia đình để có biện pháp chăm sóc giáo dục kịp thời. 
- Ban giám hiệu có kế hoạch thường xuyên kiểm tra giám sát việc thực 
hiện công tác chăm sóc nuôi dưỡng . 
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong việc chỉ đạo thực hiện 
hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường. Sáng kiến 
kinh nghiệm trên của bản thân tôi đã được áp dụng tại trường, thực sự đem lại 
hiệu quả. 
 Rất mong được sự góp ý, nhận xét của hội đồng thi đua và các đồng 
chí, đồng nghiệp để bản thân tôi có được những kinh nghiệm quý báu giúp cho 
quá trình nuôi dưỡng ngày càng tốt hơn. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn!. 
 Long Biên, ngày 9 tháng 3 năm 2019. 
 Người viết 
 Trương Thị Hoa 
11/10 
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 
Trước khi viết sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã tham khảo các tài liệu như: 
- Chương trình CS-ND trẻ các độ tuổi 
- Cuốn sách hướng dẫn vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục mầm 
non ( NXB Giáo Dục). 
- Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam của Bộ y tế - Viện 
dinh dưỡng. (NXB 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_c.pdf