Sáng kiến kinh nghiệm Tận dụng nhiệt thừa khi nấu ăn làm bình nóng lạnh theo nguyên tắc đối lưu

Sáng kiến kinh nghiệm Tận dụng nhiệt thừa khi nấu ăn làm bình nóng lạnh theo nguyên tắc đối lưu

- Về mặt nguyên lý: bình nước nóng được chế tạo theo nguyên tắc hoạt động của bình thái dương năng( nguyên lý đối lưu nước). Nước nóng nhẹ sẽ nổi lên, lạnh đi xuống.

- Về mặt thiết kế, được lấy ý tưởng từ chiếc kiềng 3 chân. Thay thế kiềng 3 chân bằng 3 bình nước cao 15-20cm, dung tích mỗi bình 3-5 lít tùy kích cỡ bếp. Với mục đích hấp thụ nhiệt thừa tỏa ra xung quanh. Để tận dụng những ngọn lửa xèo xung quanh, bếp được bổ sung thêm một vành khuyên nước phía trên dày 5-8cm. Giữa 3 chân bếp và vành nước phía trên được kết nối thông nhau. Tổng dung tích của thiết kế đã thực hiện là 18 lít. Bình nước đối lưu hiện tại được làm tạm bằng thùng sơn 20 lít. Vị trí đặt bếp tại bếp ký túc xá trường THPT số 4 Văn Bàn( Do ký túc sắp xây mới nên nhóm chúng em không xây bể nước đối lưu). Ngoài ra để đáp ứng được các loại nhiên liệu và tiết kiệm nhiên liệu , bếp có thêm một phễu phía trong( kiểu bếp tiết kiệm củi của bác Thân Xuân Trường- Bắc Giang) và một ống khò điện khi đun trấu, mùn cưa.

 

doc 26 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 16/08/2023 Lượt xem 199Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tận dụng nhiệt thừa khi nấu ăn làm bình nóng lạnh theo nguyên tắc đối lưu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên khi thử nghiệm, những bình nước xung quanh rất nóng nhưng lại phải dùng ngay vì nhanh nguội. Sau một thời gian suy nghĩ, bàn bạc và thầy hướng dẫn, chúng em đã nghĩ đến phương án là làm bình cách nhiệt để dẫn nước vào theo nguyên tắc ủ hoặc nguyên tắc đối lưu.
	1. Xây bếp cách nhiệt, kín
2. Đặt nhiều nồi xung quanh hoặc Hàn bình nước bao quanh
Thảo luận, đưa các phương án
Tận dụng nhiệt thừa như thế nào?
Thực nghiệm
So sánh ưu, nhược điểm
của các phương án
Chon phương án
tốt nhất
Nhận xét tính khả thi 
của từng phương án
Bàn luận, sửa đổi hoặc bổ sung thêm cho phương án đã chọn
Kiểm tra lần cuối tính khoa học, tính phổ biến, tính công nghiệp 
và hoàn thiện báo cáo
( Sơ đồ tư duy quá trình nghiên cứu).
 II. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
	- Sự thành công của đề tài sẽ giúp giải quyết một phần đặt ra trong lý do chọn đề tài: sử dụng tiết kiệm và tận dụng nhiên liệu, hạn chế việc chặt phá rừng.
- Trường hợp đề tài được nhân rộng sẽ giúp được rất nhiều hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nước ấm dùng trong mùa đông mà không có tiền lắp nóng lạnh.
III. Mục tiêu nghiên cứu
 	- Mục tiêu của đề tài là phải tận dụng được phần lớn nhiệt lượng dư thừa từ sự tỏa nhiệt, những ngọn lửa thừa để làm nóng được nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt: tắm giặt mùa đông, làm nước nóng đun nấu.
	- Phải đáp ứng được tính thuận tiện, tính thẩm mĩ, thực tiễn và tính công nghiệp 
	- Đáp ứng nhiều loại nhiên liệu chủ yếu cho người nghèo
IV. Đối tượng, giới hạn nghiên cứu
	- Nghiên cứu sự phù hợp của nhiều nhiên liệu hoặc một số loại hình bếp khác nhau phù hợp từng vùng nhiên liệu ,phù hợp với đại đa số nhân dân lao động: đun củi, rơm rạ, than, mùn cưa, lá cây
	- Giới hạn: không phù hợp với bếp điện.
V. Phương pháp, nội dung, thời gian nghiên cứu.
1. Phương pháp: 
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: nghiên cứu lý thuyết nhiệt học về quá trình thu- tỏa nhiệt, hiệu suất sử dụng, thu thập thông tin internet về hiệu suất các kiểu bếp đun nấu.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: nghiên cứu, thử nghiệm thực tế các ý tưởng, đúc rút kinh nghiệm và so sánh giữa các loại hình thử nghiệm để đưa ra sản phẩm hoàn chỉnh
2. Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu lý thuyết của bình nóng lạnh, bình thái dương năng để vận dụng nguyên tắc hoạt động của chúng vào dự án.
- Nghiên cứu thực nghiệm một số loại hình tận dụng nhiệt và nguyên tắc đối lưu, bàn luận và đưa ra kết luận về tính khả thi, thực tế của dự án.
- Nghiên cứu một số hình thức chế tạo phù hợp thực tiễn của các hộ gia đình nông thôn, miền núi nghèo trong việc giảm giá thành sản phẩm hoặc nhân rộng sản phẩm sau khi được phổ biến.
3. Thời gian nghiên cứu: tháng 10/2013- tháng 12/2013
VI. Những điểm mới của đề tài
- Sau khi thống nhất xong về phương án triển khai, nhóm tác giả chúng em đã kiểm tra lại các sáng chế của các đơn vị dự thi các cấp trước đó, kiểm tra quyền sở hữu trí tuệ và sở hữu công nghiệp trên trang của Bộ khoa học công nghệ Việt Nam thì thấy không có sự trùng lặp về mặt kiểu dáng, mục đích, nguyên tắc
- Theo tìm hiểu rất kĩ trên các loại phương tiện thông tin thì năm 2006, một bác nông dân ở Kinh Môn Hải Dương đã chế ra bình nước quanh bếp than tổ ong, tháng 8 năm 2013, bất chợt thấy trên ti vi một sáng chế tương tự của bác nông dân Hải Dương- nhưng người tỉnh khác, chỉ thay than bằng mùn cưa theo kiểu bếp sinh học dạng đơn giản vẫn bán trên thị trường, xung quanh có bao nước. Mới nhất, kiến trúc sư Nguyễn Văn Xuân (ảnh), giám đốc Công ty TNHH tư vấn - thiết kế - xây dựng Xuân An Khang (TP.HCM) đã sáng chế “Hệ thống đun nước sôi tự động sử dụng kiềng bếp gas” ( Phụ lục)
	Nhưng qua bàn bạc và phân tích thì cả 3 loại bếp trên đều có chung chung ý tưởng như nhau, ưu điểm giống nhau là tận dụng được nhiệt thừa. Chúng cũng có nhược điểm là nhiên liệu đầu vào không đa dạng, giữ nhiệt kém hoặc phải ủ than để giữ nhiệt. Hai loại bếp đều làm theo kinh nghiệm, không theo nguyên tắc đối lưu vật lý như công trình nhóm đang làm. Hơn nữa cả 3 sáng chế trên là độc lập không vi phạm bản quyền của nhau. Vì vậy có thể khẳng định công trình nghiên cứu của nhóm không vi phạm bản quyền tác giả.
- Qua phân tích trên, nhóm tác giả và thầy giáo hướng dẫn đã bàn bạc và đưa ra những kết luận về ưu, nhược điểm, tính trùng lặp:
	+ Đề tài không vi phạm về bản quyền công nghiệp, bản quyền nhãn mác và nguyên lý hoạt động
	+ Nhiên liệu đầu vào đa dạng: củi, rơm rạ, trấu, mùn cưa, phù hợp với cả nhân dân lao động nghèo miền núi( đun củi chủ yếu) và miền xuôi( đun rơm rạ chủ yếu).
	+ Giảm bụi khi nấu ăn so với những loại bếp truyền thống sử dụng nhiên liệu tương tự
	+ Giữ nhiệt nước lâu hơn nhờ bình ủ, có thể kết nối với bình nóng lạnh Ariston và các bình nóng lạnh khác.
	+ Về giá thành: tùy loại bếp, nhiên liệu và hình thức tận dụng. Bộ phận tận dụng có thể dao động từ 250.000đ- 500.000đ
PHẦN HAI. NỘI DUNG
A. Cơ sở lí thuyết
I. Lý thuyết của nhiệt thừa khi đun bếp:
- Theo lý thuyết tỏa nhiệt và hấp thụ nhiệt khi đun nấu thì với loại bếp kiềng 3 chân thông thường, hiệu suất chỉ khoảng 35-45%. Còn lại là nhiệt thừa tỏa ra môi trường
- Đối với các loại bếp cải tiến, tiết kiệm nhiên liệu, hiệu suất cũng chỉ khoảng 45-60%
- Khi đun bếp, càng đun to thì càng sôi nhanh, nhưng nhiệt lượng tỏa ra môi trường cũng nhiều hơn do các tia lửa xòe ra.
II. Nguyên tắc đối lưu, truyền nhiệt
- Đối lưu là di chuyển đối lập.ví dụ không khí hay nước(nóng giãn nở và nhẹ hơn nên nổi lên trên để khí lạnh nhẹ hơn chìm xuống) 
- Cụ thể hơn: Khi có nguồn nhiệt, phần chất gần nguồn nhiệt sẽ nóng hơn các nơi khác, nhiệt độ tăng thì thể tích của phần chất đó cũng tăng và làm cho khối lượng riêng giảm. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng vào phần chất nhẹ, khiến nó nổi lên. Một lượng chất lỏng từ địa điểm gần nơi đun sẽ di chuyển qua bù lại phần chất đã nổi lên.( tham khảo internet về nguyên tắc đối lưu)
	- Khi bình nước hoặc chậu nước nóng để ngoài môi trường sẽ truyền nhiệt cho môi trường xung quanh theo 2 nguyên tắc là bức xạ nhiệt và đối lưu- bay hơi nước.
	- Vì vậy muốn giữ nhiệt cho nước cần dùng vật liệu cách nhiệt.
III. Lý thuyết nhiệt học
- Khối lượng riêng thay đổi theo nhiệt độ và khí áp. Tuy nhiên cũng như áp suất sự thay đổi của khối lượng riêng của không khí trong thực tế kỹ thuật không lớn nên người ta lấy gần đúng ở điều kiện tiêu chuẩn :to= 200C và P = = 760mmHg, ρ= 1,2 kg/m3
- Nhiệt lượng hấp thụ: Q = m.c.t = m.c.(tlớn – tnhỏ)
- Nhiệt dung riêng của nước xấp xỉ 4200J/Kg. oC 
- C- Nhiệt dung riêng đẳng áp của không khí khô C= 1,005 kJ/kg.oC 
- Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu: Qtỏa = q.m
Q: Nhiệt lượng tỏa ra (J).
q: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu (J.kg)
m: Khối lượng nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn (kg)
- ĐLBT năng lượng: Qtỏa = Qthu
Chất
Năng suất 
tỏa nhiệt ()
Chất
Năng suất 
tỏa nhiệt ()
Củi khô
10.106
Dầu hỏa
44.106
Than bùn
14.106
Xăng
46.106
Than đá
27.106
Hidro
120.106
Than gỗ
34.106
Khí đốt
44.106
B. KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM CÁC Ý TƯỞNG VÀ BÀN LUẬN.
I. THÍ NGHIỆM 01. Đặt nhiều nồi xung quanh hoặc hàn bình bao quanh để tận dụng nhiệt
1. Mô tả:
- Bố trí nhiều kiềng xung quanh bếp chính( H. ảnh dưới)
- Hoặc thay thế xung quanh bằng phần tận dụng dung tích 18 lít
2. Mục đích: tận dụng nhiệt thừa và những ngọn lửa thừa
3. Một số hình ảnh thực nghiệm: Monday, October 28, 2013, 9:03:23 PM
Bếp chính
Phần tận dụng nhiệt
Bình nước tận dụng bao quanh do thầy trò tự xây. Đáy bằng kim loại, 2 thành bê tông.
Quá trình thử nghiệm
4. Kết quả: với ấm nước 3 lít, sau 10- 13 phút nước sôi. Khi đun được 6 ấm nước 3 lít thì nhiệt đo được phía bình tận dụng( 18 lít) là 480
5. Bàn luận: 
- Kết quả thử nghiệm cho thấy thành công bước đầu của dự án. Lượng nước tận dụng trong thời gian 6x12 = 72 phút là 480( 18 lít)
- Tuy nhiên vẫn có những nhược điểm như: chỉ với đáy kim loại, khả năng hấp thụ nhiệt thừa chậm, bếp khá cồng kềnh. Ngoài ra khả năng mất nhiệt sau khi đun xong nhanh( sau 3h, nhiệt độ phần tận dụng chỉ còn 280/240 môi trường)
Vấn đề đặt ra với nhóm là làm sao giữ được lượng nhiệt được lâu, có thể qua đêm, khả năng hấp thụ nhiệt thừa phải nhanh hơn và tiện dụng hơn. Nhưng cũng phải đảm bảo tính thẩm mỹ và tính công nghiệp khi sản xuất
* Kết luận: dạng bếp vừa nêu đã tận dụng được một phần nhiệt thừa để đun nóng nước. Tuy nhiên hiệu suất tận dụng chưa cao, cồng kềnh, chưa thẩm mỹ.
II. THÍ NGHIỆM 02. Ý tưởng chính hình thành, khảo sát và bàn luận kết quả
	Kết quả khá khả quan của ý tưởng thứ 2 là động lực giúp nhóm chúng em tiếp tục nghiên cứu, bàn bạc và khắc phục tiếp những nhược điểm hoặc những điều dự án chưa đạt được. Trong lúc bàn bạc, nhóm đã léo lên một ý tưởng là bình năng lượng mặt trời. Tiếp tục lên mạng tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của bình và đi đến thống nhất sẽ vận dụng nguyên tắc đối lưu của nước giống như bình năng lượng mặt trời. Từ đó ý tưởng “BÌNH NƯỚC NÓNG TỪ NHIỆT THỪA KHI NẤU ĂN THEO NGUYÊN TẮC ĐỐI LƯU” chính thức được nghiên cứu và đặt tên.
1. Mô tả 
- Về mặt nguyên lý: bình nước nóng được chế tạo theo nguyên tắc hoạt động của bình thái dương năng( nguyên lý đối lưu nước). Nước nóng nhẹ sẽ nổi lên, lạnh đi xuống.
- Về mặt thiết kế, được lấy ý tưởng từ chiếc kiềng 3 chân. Thay thế kiềng 3 chân bằng 3 bình nước cao 15-20cm, dung tích mỗi bình 3-5 lít tùy kích cỡ bếp. Với mục đích hấp thụ nhiệt thừa tỏa ra xung quanh. Để tận dụng những ngọn lửa xèo xung quanh, bếp được bổ sung thêm một vành khuyên nước phía trên dày 5-8cm. Giữa 3 chân bếp và vành nước phía trên được kết nối thông nhau. Tổng dung tích của thiết kế đã thực hiện là 18 lít. Bình nước đối lưu hiện tại được làm tạm bằng thùng sơn 20 lít. Vị trí đặt bếp tại bếp ký túc xá trường THPT số 4 Văn Bàn( Do ký túc sắp xây mới nên nhóm chúng em không xây bể nước đối lưu). Ngoài ra để đáp ứng được các loại nhiên liệu và tiết kiệm nhiên liệu , bếp có thêm một phễu phía trong( kiểu bếp tiết kiệm củi của bác Thân Xuân Trường- Bắc Giang) và một ống khò điện khi đun trấu, mùn cưa.
- Về mặt vật liệu, giá thành: có thể dùng tôn 1mm, inox, gang đúc. Với bếp hiện tại khoảng 15kg x giá 12.000đ/kg = 180.000đ; gia công 500.000đ => gần 700.000đ. Trường hợp làm công nghiệp, giá thành có thể hạ còn 2/3.
Một số hình ảnh trong quá trình thiết kế
Một học sinh trong ký túc xá đang nấu rau với nhiên liệu củi và mùn cưa kết hợp
2. Quá trình đo đạc, kết quả và bàn luận:
Thí nghiệm 2.1: Khảo sát nhiệt độ của nước tận dụng khi chưa có bình đối lưu: ( Kết quả ngày 25/11/2013)
* Thông số: xoong dung tích 15 lít nước; bình tận dụng đổ đầy- 18 lít, nhiệt độ ban đầu của nước máy là 230C. 
* Kết quả: Kí hiệu: nhiệt độ nước trong xoong (1); nhiệt độ nước phía trên bình tận dụng (2); nhiệt độ nước phía dưới( vòi xả kiệt phía dưới) (3)
TG
14h40’
14h50’
15h00’
15h10’
15h20’
15h26’
1
230
440
580
730
920
1010
2
230
280
350
560
640
770
3
230
250
310
430
570
650
* Hiệu suất bếp của dự án: tính cho một xoong nước 15 lít, bình tận dụng 18 lít ( 46 phút nước sôi, hết gần 0,7kg củi+ 0,4kg mùn cưa khô)
Qtỏa = m.q = 1,1.107 (J)
- Nhiệt lượng hấp thụ: 
Qnước xoong = 15.4200.(101-23) = 4.914.000 (J) = 44,5%Qtỏa
Qtận dụng = 18.4200.(65-23) = 3.175.200 (J) = 29%Qtỏa
=> Hiệu suất H = = 73,5%
* Hiệu suất của bếp tiết kiệm củi bác Thân Xuân Trường- Bắc Giang: tính cho một xoong nước 15 lít( 35 phút nước sôi, hết gần 1kg củi)
	- Nhiên liệu gỗ khô chắc: 1kg
	- Nhiên liệu thừa tính từ lúc nước trong xoong sôi: chỉ còn than hồng
Qtỏa = m.q = 1.107 (J)
- Nhiệt lượng hấp thụ: Qthu = Qnước xoong = 15.4200.(101-23) = 4.914.000 (J)
=> Hiệu suất khoảng 49%. Hiệu suất này cao hơn so với các bếp truyền thống-35%
* Bàn luận: 
	- Nhiệt độ của bình tận dụng cao hơn rất nhiều so với bếp xây, đáy kim loại trong thí nghiệm 01. 
	- Trong khoảng thời gian như nhau( 10’), nhệt độ tăng không đều giữa các lần đo có thể do tốc độ cháy của nhiên liệu lúc to lúc nhỏ.
	- Nhiệt độ phía dưới bình tận dụng( sát đáy) thấp hơn một chút so với nhiệt độ bề mặt là do hiệu ứng đối lưu, phần nước có nhiệt độ cao nổi lên trên.
	- So với việc đun xoong nước cùng dung tích như trên bằng kiềng 3 chân cổ điển- 45 phút nước sôi thì thời gian nước sôi trong thí nghiệm trên là tương đương. Tuy nhiên so sánh tổng thể có thể thấy trong thí nghiệm đã tận dụng được 29% nhiệt thừa là một sự tiết kiệm rất nhiều.
	- So sánh với bếp tiết kiệm củi của bác Thân Xuân Trường, có thể thấy hiệu suất bếp chính(44,5%) gần bằng với bếp của bác Trường(49%). Tuy nhiên về tổng thể, tính cả lượng nhiệt thừa thu được thì hiệu suất chung là 73%. Và điều này đã đáp ứng phần lớn tiêu chí đề ra của giải pháp.
	Tuy nhiên vẫn còn một tiêu chí khác cần phải khắc phục đó chính là bình nước tận dụng vẫn chưa được ủ hoặc bảo ôn nhiệt độ. Trong quá trình bàn luận nhóm, chúng em đã đưa ra một số giải pháp: hoặc là xả nước nóng vào bình ủ, hoặc chứa bằng phích nước. Tuy nhiên cả 2 phương án này mới chỉ giữ được nhiệt lâu chứ chưa đáp ứng tính thuận tiện. 
Thí nghiệm 2.2: Khảo sát nhiệt độ của nước tận dụng khi có bình đối lưu: 
( Kết quả 19h10 phút ngày 01/12/2013)
* Thông số: giống các thông số trong thí nghiệm 1( 2.1). Bổ sung thêm bình nước đối lưu gần 20 lít( Ảnh dưới), nhiệt độ ban đầu của nước máy là 200C. 
Ảnh. Cả nhóm đang thí nghiệm trong bếp ký túc xá
* Kết quả: Kí hiệu: nhiệt độ nước trong xoong (1); nhiệt độ nước trong bình đối lưu (2); nhiệt độ nước phía dưới bình tận dụng (3)
TG
19h10’
19h20’
19h30’
19h40’
20h50’
20h58’
21h25’
1
200
430
620
810
980
1020
Xoong 2
2
200
230
250
290
340
410
750
3
200
300
390
450
490
610
860.
* Bàn luận: 
- Qua bảng số liệu thu được thấy rất rõ, nhiệt độ bình đối lưu luôn thấp hơn nhiệt độ bình sắt hàn, nhất là giai đoạn đầu. Điều này có thể do tốc độ đối lưu chậm hơn so với tốc độ hấp thụ nhiệt
- Lúc đầu nhiệt độ của bình 2 và 3 chênh nhau nhiều. Khi nhiệt độ của bình 3 càng cao thì sự chênh nhau đó ít đi, rõ nhất sau khoảng 40 phút. Điều này có thể giải thích qua đoạn video( minh chứng đi kèm). Qua quan sát chúng em thấy khi nhiệt độ bình sắt bao quanh bếp tăng cao thì ngoài thấy sự đối lưu lên bình 2, còn xuất hiện hiện tượng đẩy khí, đẩy nước mạnh lên bình 2 thông qua ống đối lưu. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiệt độ bình 2 tăng nhanh hơn lúc đầu.
- Kết quả thu được là một niềm vui rất lớn cho các thành viên nhóm chúng em. Sự truyền nhiệt theo nguyên tắc đối lưu qua ống lên bình cao thành công đã giải quyết được điều còn tồn tại trong thí nghiệm 2.1. Là cơ sở kết nối bình nóng lạnh Ariston hoặc các loại bình nóng lạnh khác với bếp tận dụng nhiệt này. Với các hộ gia đình chưa có bình nóng lạnh có thể làm bình ủ cách nhiệt bằng cách xây 2 lớp, dùng bông cách nhiệt như ủ ấm chè.
PHẦN BA. KẾT LUẬN
	I. Một số kết luận
- Thiết kế bếp tận dụng trong thí nghiệm 2.2 đã đáp ứng được các mục tiêu đặt ra của nhóm lúc ban đầu: tận dụng được phần lớn nhiệt lượng dư thừa từ sự tỏa nhiệt, những ngọn lửa thừa để làm nóng được nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt: tắm giặt mùa đông, làm nước nóng đun nấu. Đáp ứng nhiều loại nhiên liệu chủ yếu cho người nghèo. Sản phẩm thuận tiện cho việc tạo nước nóng để tắm vào mùa đông theo kiểu bình nóng lạnh mà không cần bê đi bê lại dễ gây bỏng và mùa hè, có thể lấy nước nấu ăn giúp tiết kiệm khá nhiều nhiên liệu. Vì sản phẩm nghiên cứu hướng về người nghèo, người dân nông thôn, miền núi nên tính thực tiễn cao. Do tính toán đến độ bền vững lâu dài nên sản phẩm được làm chắc chắn, mang tính công nghiệp cao 
- Thiết kế đáp ứng được nhiều loại nhiên liệu như củi, rơm rạ và cả những nhiên liệu tận dụng như mùn cưa, trấu 
- Với giá thành dao động từ 250.000đ- 500.000đ tùy kích cỡ, mục đích, hoàn cảnh. Chúng em hy vọng sẽ giúp cho rất nhiều hộ dân lao động không có đủ điều kiện mua bình nóng lạnh chạy điện ấm áp trong những mùa đông năm sau.
- Tồn tại: với mẫu thiết kế như ảnh chụp trên chưa nhỏ gọn và hơi cầu kì. Để sản phẩm gọn nhẹ hơn mà vẫn đảm bảo nguyên tắc, tác dụng. Chúng em đã thiết kế thêm một số mẫu mô hình phù hợp( kèm theo tại gian trưng bày).
II. Kiến nghị
Trong một thời gian nghiên cứu không dài, là học sinh kinh phí và thời gian còn hạn hẹp. Để ý tưởng đi vào phục vụ đời sống của nhân dân, đặc biệt là nhân dân lao động trong mùa đông giá rét, chúng em mong:
	- Có sự hỗ trợ từ các tổ chức từ thiện, các cơ quan chức năng để có kinh phí triển khai rộng tới các hộ dân
	- Sự góp ý sâu sắc của các thầy cô giám khảo sẽ là bài học quý giá để đề tài được hoàn thiện hơn
	- Cuối cùng chúng em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn, Ban giám hiệu nhà trường đã động viên giúp chúng em hoàn thành ý tưởng này. Kính chúc sức khỏe ban giám khảo, quý thầy cô.
TƯ LIỆU INTERNET
Đăng ngày: 10/05/2013; 159 lần đọc
Tác giả và hệ thống đun nước sôi tự động sử dụng kiềng bếp gas.
​Kiến trúc sư Nguyễn Văn Xuân (ảnh), giám đốc Công ty TNHH tư vấn - thiết kế - xây dựng Xuân An Khang (TP.HCM) đã sáng chế “Hệ thống đun nước sôi tự động sử dụng kiềng bếp gas” hoạt động tiện lợi, an toàn, tiết kiệm.
​Việc sáng chế ra hệ thống nước sôi cũng giúp ích cho mọi người có nguồn nước tốt nhất để sử dụng. Ngoài ra, hệ thống đun nước này có ưu điểm tiết kiệm 4 trong 1: Điện, gas, nước, thời gian. Theo kết quả nghiên cứu của KTS. Nguyễn Văn Xuân và các cộng sự, mức tiết kiệm gas khoảng 75% nếu đun nấu nước sôi khoảng 300C, trong trường hợp nếu là nước năng lượng mặt trời 550C còn tiết kiệm 35% gas khi dùng kiềng bếp để đun nước sôi.
Bếp gas thông thường của mọi nhà là kiềng ba chân dùng để nấu. Sáng chế này thay thế kiềng ba chân thành kiềng vòng kim loại dẫn nước xoắn ốc bằng inox. Có đầu nối để lấy nước vào bộ phận điều khiển nước chứa sẵn, để lấy nước sôi ra ba đường dẫn: nước sôi trực tiếp để sử dụng, nước sôi vào bình chứa có bộ phận lọc nước, lấy nước nóng lạnh cho mùa đông (dành cho miền Bắc, miền Trung). Khi bật gas để đun nấu như bình thường, tác động của lượng nhiệt thừa sẽ làm nước trong vòng xoắn ốc tự động sôi. Tùy theo việc điều chỉnh gas mà cho ra lượng nước theo nhiệt độ khác nhau. Trong hệ thống nước có ống an toàn nhiệt độ cho đun sôi nước hai lần bảo đảm sức khỏe. Sau khi nấu xong, vẫn có thể tiết kiệm lượng nhiệt thừa cho ra nước ấm.
KTS. Nguyễn Văn Xuân cho biết, giải pháp sáng chế này là ban đầu khi nấu nướng bình thường cho ra nước nóng. Sau đó, với phương châm tiết kiệm thời gian, an toàn và dễ sử dụng, anh đã sáng chế ra thêm một kiềng bên trên trong hệ thống nước để dành cho những người bận rộn mà cần uống nước đun sôi, nấu ăn nhanh. Kiềng trên chỉ cần úp xuống kiềng dưới và bật gas tùy theo điều chỉnh thì đã có lượng nước nóng chảy ra theo ý muốn. Trung bình nấu 0,5 lít nước sôi trên nồi trong khoảng thời gian 5 phút thì kiềng trên bếp sẽ cho ra 0,5 lít nước sôi trong vòng 2 phút.
KTS. Nguyễn Văn Xuân sẽ tiếp tục nghiên cứu để sản phẩm này ngày càng hoàn chỉnh về tính thẩm mỹ có thể tách ra làm từng hệ thống riêng biệt dễ sử dụng và có giá bán hợp lý.
Tại Chợ Thiết bị công nghệ năm 2012 (Techmart 2012) vừa qua, sản phẩm hệ thống đun nước sôi tự động sử dụng kiềng bếp gas đã được tặng cúp vàng của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Ngọc Thảo
BÌNH NƯỚC NÓNG DÀNH CHO NGƯỜI NGHÈO 
(22/08/2006)
Không tốn một xu tiền điện, chi phí để có một bình nước nóng chạy bằng bếp than lại rẻ hơn nhiều so với giá của một bình nước nóng chạy bằng điện hay gas thông thường. Hơn thế, nó còn tuyệt đối an toàn cho người sử dụng. Đó là “Bình nước nóng dành cho người nghèo”, sản phẩm của anh Đỗ Xuân Long, một nông dân ở Phú Thứ, Kinh Môn, Hải Dương. Sáng kiến này đã được dư luận đánh giá cao về tính thiết thực và hữu ích của nó đối với những người dân nghèo.
Thương vợ con, làm bình nước nóng...
Sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, Đỗ Xuân Long (sinh năm 1967) xây dựng gia đình và sinh sống bằng nghề nông kiêm chạy xe ôm. Thu nhập không ổn định, cuộc sống của gia đình anh còn rất khó khăn, không đủ tiền mua một chiếc bình nước nóng chạy bằng điện để dùng vào mùa đông. Một lần, vào năm 2000, khi nhờ con dịch chuyển vị trí của bếp than tổ ong, thấy con kêu nóng, anh chợt nhớ đến lời dạy của thầy giáo khi còn 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tan_dung_nhiet_thua_khi_nau_an_lam_bin.doc
  • docBáo cáo tóm tắt NCKH.doc
  • docĐơn yêu cầu công nhận SK- NCKH.doc
  • docPosster giữa nhiệt thừa.doc