Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng mạng xã hội Zalo để liên lạc với phụ huynh học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng mạng xã hội Zalo để liên lạc với phụ huynh học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả

5. Mô tả bản chất của sáng kiến:

5.1. Tính mới của sáng kiến:

Hiện nay, nhiều trường phổ thông trên cả nước đã triển khai dịch vụ "Sổ liên lạc

điện tử" dưới hình thức gửi tin nhắn về điện thoại của phụ huynh để thông báo điểm,

tình hình học tập hằng ngày của học sinh. Có thu phí dịch vụ tùy theo từng trường,

theo ứng dụng mà trường sử dụng (Ví dụ như mạng giáo dục Việt Nam vnEdu.vn).

Nếu phụ huynh đăng ký sẽ thường xuyên nhận được tin nhắn qua điện thoại phản ánh

về lịch học, lịch thi, kết quả học tập của con em mình.

Tuy vậy, hạn chế của "Sổ liên lạc điện tử" trong trường học hiện nay là phụ

huynh không thể tương tác trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm trên nền tảng công nghệ

sổ liên lạc điện tử. Thông tin chỉ mang tính tương tác một chiều từ giáo viên chủ nhiệm

và nhà trường thông qua các tin nhắn. Ít tiện lợi, nhiều phụ huynh kiến nghị nên thay

đổi hình thức liên lạc điện tử. Cần cải tiến để tăng tương tác, thay vì chỉ kết nối bằng

cách gửi tin nhắn theo kiểu "tương tác một chiều" như hiện nay.

Ở một số trường học chưa triển khai dịch vụ sổ liên lạc điện tử do cơ sở hạ tầng

thông tin còn thiếu, việc kết nối giữa giáo viên và phụ huynh về tình hình học tập của

học sinh vẫn luôn được duy trì chặt chẽ, đặc biệt là trong giai đoạn đỉnh điểm của dịch

COVID-19 - học sinh tự học ở nhà thông qua sự hướng dẫn của giáo viên. Hiện tại có

nhiều cách kết nối giữa giáo viên và phụ huynh như Facebook, Zalo, Viber, Mocha,

Line,. thuận tiện mà vẫn đảm bảo nội dung thầy cô cần thông báo. Nhiều giáo viên,

phụ huynh và cả học sinh thường lập group (nhóm) trên các trang mạng xã hội như

Zalo, Facebook. để trao đổi thông tin và tiếp nhận thông tin từ phía giáo viên chủ

nhiệm hoặc trao đổi, bàn bạc về các hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trong

việc phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để quản lý, chăm sóc và giáo dục học sinh là

cần thiết và rất tiện lợi. Đặc biệt, những ứng dụng này đều miễn phí, tận dụng được

nền tảng công nghệ thông tin. Bởi vậy việc tận dụng và duy trì kết nối giữa Giáo viên

chủ nhiệm - phụ huynh học sinh thông qua các trang mạng xã hội kết hợp với việc sử

dụng dịch vụ "Sổ liên lạc điện tử" giúp cho giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh

tiếp cận thông tin về tình hình hoạt động - học tập của học sinh ở trường cũng như ở

nhà dễ dàng, thuận lợi hơn.

Để trao đổi thông tin qua mạng xã hội thực sự có hiệu quả cao trong công tác

chủ nhiệm lớp, bản tôi muốn chia sẻ cùng các đồng nghiệp một vài kinh nghiệm qua đề

tài: “Sử dụng mạng xã hội Zalo để liên lạc với phụ huynh học sinh trong công tác

chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả"

pdf 10 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 5907Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng mạng xã hội Zalo để liên lạc với phụ huynh học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ử. Thông tin chỉ mang tính tương tác một chiều từ giáo viên chủ nhiệm 
và nhà trường thông qua các tin nhắn. Ít tiện lợi, nhiều phụ huynh kiến nghị nên thay 
đổi hình thức liên lạc điện tử. Cần cải tiến để tăng tương tác, thay vì chỉ kết nối bằng 
cách gửi tin nhắn theo kiểu "tương tác một chiều" như hiện nay. 
2 
 Ở một số trường học chưa triển khai dịch vụ sổ liên lạc điện tử do cơ sở hạ tầng 
thông tin còn thiếu, việc kết nối giữa giáo viên và phụ huynh về tình hình học tập của 
học sinh vẫn luôn được duy trì chặt chẽ, đặc biệt là trong giai đoạn đỉnh điểm của dịch 
COVID-19 - học sinh tự học ở nhà thông qua sự hướng dẫn của giáo viên. Hiện tại có 
nhiều cách kết nối giữa giáo viên và phụ huynh như Facebook, Zalo, Viber, Mocha, 
Line,... thuận tiện mà vẫn đảm bảo nội dung thầy cô cần thông báo. Nhiều giáo viên, 
phụ huynh và cả học sinh thường lập group (nhóm) trên các trang mạng xã hội như 
Zalo, Facebook... để trao đổi thông tin và tiếp nhận thông tin từ phía giáo viên chủ 
nhiệm hoặc trao đổi, bàn bạc về các hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trong 
việc phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để quản lý, chăm sóc và giáo dục học sinh là 
cần thiết và rất tiện lợi. Đặc biệt, những ứng dụng này đều miễn phí, tận dụng được 
nền tảng công nghệ thông tin. Bởi vậy việc tận dụng và duy trì kết nối giữa Giáo viên 
chủ nhiệm - phụ huynh học sinh thông qua các trang mạng xã hội kết hợp với việc sử 
dụng dịch vụ "Sổ liên lạc điện tử" giúp cho giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh 
tiếp cận thông tin về tình hình hoạt động - học tập của học sinh ở trường cũng như ở 
nhà dễ dàng, thuận lợi hơn. 
Để trao đổi thông tin qua mạng xã hội thực sự có hiệu quả cao trong công tác 
chủ nhiệm lớp, bản tôi muốn chia sẻ cùng các đồng nghiệp một vài kinh nghiệm qua đề 
tài: “Sử dụng mạng xã hội Zalo để liên lạc với phụ huynh học sinh trong công tác 
chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả" 
5.2. Nội dung của sáng kiến. 
5.2.1. Lợi ích, ưu điểm khi sử dụng mạng xã hội Zalo để liên lạc với phụ huynh 
học sinh. 
Hầu hết các phụ huynh học sinh hiện nay đều sử dụng điện thoại thông minh 
(smartphone) có cài đặt và sử dụng mạng xã hội Zalo để liên lạc. Việc “Kết bạn”, lập 
nhóm (group) và tham gia vào các nhóm Zalo dễ dàng. Thông tin trao đổi giữa các 
thành viên trong nhóm nhanh chóng, thuận lợi, tương tác hai chiều. Thông tin, tương 
tác riêng giữa phụ huynh học sinh với giáo viên chủ nhiệm riêng tư nên nhiều khi phụ 
huynh học sinh mạnh dạn trao đổi hết với giáo viên chủ nhiệm về tình hình học tập và 
hoạt động của học sinh ở nhà nên giáo viên chủ nhiệm nắm bắt đầy đủ thông tin về học 
sinh nhiều hơn góp phần thuận lợi trong công tác giáo dục cho học sinh kịp thời, nhanh 
chóng và chính xác hơn. Bởi vậy khi sử dụng hiệu quả sẽ mang lại một số lợi ích như: 
Thứ nhất: Giáo viên thông báo thuận tiện. 
Trong nhóm "chat" trên mạng xã hộ Zalo, giáo viên vừa thông báo, tất cả phụ 
huynh sẽ biết ngay. Thầy cô tiết kiệm thời gian khi chỉ cần soạn một thông báo, thay vì 
phải gửi tin nhắn đến từng phụ huynh. Những tin nhắn quan trọng cần lưu ý giáo viên 
chủ nhiệm có thể ghim lên bảng tin. Vậy là thông báo này luôn nằm ở phần đầu cuộc 
hội thoại, các phụ huynh khác chỉ cần mở lên là thấy, và giả sử có quên cũng dễ dàng 
xem lại. Ngoài ra giáo viên còn thêm nhắc hẹn những thông báo cần chú ý để phụ 
huynh nhận lại được thông báo. 
Đa số phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của các em, 
phụ huynh thường xuyên sử dụng và cập nhật thông tin chung của nhóm phụ huynh và 
3 
giáo viên chủ nhiệm nên mọi thông tin, thông báo của giáo viên chủ nhiệm liên quan 
đến hoạt động của học sinh, phụ huynh nhắc nhở các em kịp thời, hiệu quả. 
Ảnh chụp màn hình điện thoại một thông báo của giáo viên chủ nhiệm 
trong nhóm Zalo lớp 6a2 trường THCS An Lộc B 
Thứ hai: Phụ huynh hỏi đáp dễ dàng. 
Nhóm "chat" trên mạng xã hộ Zalo giúp giải đáp các thắc mắc của các bậc phụ 
huynh một cách nhanh chóng. Chỉ cần một người có câu hỏi, giáo viên và các phụ 
huynh khác nếu biết đều có thể trả lời ngay, và cả nhóm đều nắm được thông tin hữu 
ích, dễ dàng thảo luận trong nhóm. 
4 
Thứ ba: Kênh bàn luận, chia sẻ và trao đổi hữu ích. 
Các tiện ích có sẵn trong nhóm giúp thầy cô và phụ huynh học sinh bàn luận các 
vấn đề cực kì thuận lợi, từ thống nhất thời gian, địa điểm nội dung công việc thực hiện 
của học sinh cả lớp đến nhắc lịch học các con. Một số hoạt động của lớp, nhờ hình 
thức bình chọn của Zalo nên mọi người vui vẻ chọn hình thức thực hiện được số đông 
tán thành. Các hình ảnh hoạt động, chia sẻ cũng được lưu trữ trong nhóm để phụ huynh 
có thể lưu ảnh về. Đặc biệt hơn, nhóm còn là nơi thầy cô và phụ huynh chia sẻ link các 
chương trình học tập, lớp dạy kĩ năng sống cho con. 
Nhóm chat Zalo giữa giáo viên và phụ huynh không chỉ là nơi cập nhật tình 
hình lớp, mà đây là một cộng đồng những người cùng quan tâm nuôi dạy con cái; chia 
sẻ những kiến thức, giúp đỡ nhau trong việc thấu hiểu tâm lý con. Thầy cô giáo cũng 
đưa ra những lời khuyên hữu ích trong việc giáo dục học sinh. Đặc biệt nhóm chat 
Zalo còn cho phép thêm thành viên trực tiếp từ số điện thoại mà không phải kết bạn 
trước đó. 
PHHS có thể tải nội dung tài liệu ôn tập, tự học ở nhà 
trong nhóm Zalo lớp 6a2 trường THCS An Lộc B( Ảnh chụp màn hình điện thoại) 
5.2.2. Những khó khăn, tồn tại khi sử dụng mạng xã hội Zalo để liên lạc với 
phụ huynh học sinh. 
Không thể phủ nhận những lợi ích khi giáo viên và phụ huynh sử dụng mạng xã 
hội để giao tiếp, liên lạc. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng nếu không theo quy định 
chung của nhóm thì nhóm sẽ dễ trở thành như một "Hội chợ". Giáo viên chủ nhiệm 
khó kiểm soát nội dung bàn luận, thông tin chung của nhóm... thậm chí dễ bị đổ vỡ 
5 
mối liên hệ giữa giáo viên với phụ huynh, giữa phụ huynh với phụ huynh, hay giữa học 
sinh với nhau do những nguyên nhân sau: 
Thứ nhất là: Một số học sinh, bố mẹ đi làm ăn xa, không ở với bố mẹ mà ở với 
ông bà nội ngoại, tuổi cao hầu như không sử dụng mạng xã hội nên không thể tham gia 
vào nhóm. Có khi phụ huynh có tham gia nhưng khó kết nối với học sinh để nhắc nhở 
các em kịp thời. 
Thứ hai là: Một số phụ huynh học sinh do bận rộn công việc nên ít cập nhật 
thông tin kịp thời. Không theo dõi hết thông tin nên có khi hỏi lại hoặc thời gian tương 
tác trên nhóm ngoài giờ, trao đổi thông tin không cần thiết làm ảnh hưởng đến thành 
viên khác trong nhóm. 
Thứ ba là: Một số phụ huynh học sinh khi tham gia chưa nắm hết các quy tắc 
chung của nhóm nên có lúc đưa lên thông tin không liên quan đến hoạt động chung của 
lớp mất "tài nguyên" thông tin. Hoặc thông tin không liên quan đến học sinh lớp làm 
ảnh hưởng đến các phụ huynh khác. Thậm chí nhiều phụ huynh chỉ trích, nói nhau 
nặng lời khi các con xích mích nhau, đôi khi có những thông tin chưa được kiểm 
chứng nhưng các phụ đã vội đưa lên hình ảnh, thông tin của học sinh lên và nhận xét, 
bình luận, "kết tội" các em, làm tổn thương đến học sinh, gây bức xúc và ảnh hưởng 
đối với các thành viên. Đó là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự đổ vỡ mối 
quan hệ các thành viên trong nhóm. 
Thứ tư là: Thành viên trong nhóm có thể không phải là phụ huynh học sinh 
trong lớp mà chính học sinh của lớp hay "người ngoài". Khi tham gia vào nhóm có thể 
gây ảnh hưởng chưa tốt đến nhóm. Thậm chí chính ngay học sinh lớp cũng có thể làm 
giả tài khoản phụ huynh để tham gia nhóm. 
5.2.3. Giải pháp thực hiện. 
 5.2.3.1. Sử dụng mạng xã hội Zalo để liên lạc với phụ huynh học sinh 
trong công tác chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả. 
Tương tác với phụ huynh học sinh trong lớp là một phần thiết yếu trong công 
việc của bất kỳ giáo viên chủ nhiệm nào. Thông qua giao tiếp hiệu quả, bạn có thể chia 
sẻ các phản hồi, có được thông tin chi tiết và cải thiện hiệu quả học tập của học sinh. 
Phụ huynh là nguồn cung cấp thông tin cực kỳ có giá trị khi nói đến việc tạo ra 
một kế hoạch, chương trình giáo dục học sinh trong lớp hiệu quả và lôi cuốn học sinh. 
Phụ huynh cung cấp thông tin chi tiết cụ thể về con cái của họ và cung cấp phản hồi 
kết quả hoạt động của học sinh ở nhà. Như vậy, việc thiết lập các kênh giao tiếp phù 
hợp giữa bạn và cha mẹ của học sinh là rất quan trọng. 
Từ những thuận lợi và khó khăn trên, bản thân tôi cảm thấy việc sử dụng mạng 
xã hội Zalo để kết nối liên lạc với phụ huynh học sinh lớp trong công tác chủ nhiệm 
lớp đạt hiệu quả thì giáo viên cần chú ý một số vấn đề sau: 
Đầu tiên: Thiết lập nhóm phụ huynh học sinh trên mạng xã hội Zalo và thu hút 
phụ huynh tham gia vào nhóm. Ngay từ buổi họp mặt phụ huynh học sinh đầu năm, 
giáo viên chủ nhiệm dành một ít thời gian để giới thiệu về lợi ích và hạn chế của việc 
6 
tham gia vào nhóm mạng xã hội Zalo do giáo viên chủ nhiệm thành lập riêng và chỉ 
dành riêng cho phụ huynh học sinh và giáo viên chủ nhiệm lớp. Tên nhóm (chính là 
tên lớp), biểu tượng của nhóm, người quản trị (admin) của nhóm là giáo viên chủ 
nhiệm của lớp, số điện thoại liên lạc của giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm 
dành một ít thời gian trong buổi họp để "kết bạn" ngay với phụ huynh nếu có thể thực 
hiện ngay. Những phụ huynh học sinh nếu chưa thực hiện được thì có thể "kết bạn" với 
giáo viên chủ nhiệm sau khi kết nối số điện thoại liên lạc của giáo viên chủ nhiệm. Do 
vậy ngay từ buổi họp phụ huynh học sinh, nhóm đã kết nối được gần 50% thành viên 
và ngay từ tuần đầu tiên của năm học giáo viên chủ nhiệm đã kết nối được hết các 
thành viên là phụ huynh học sinh trong lớp. Bởi vậy phụ huynh học sinh theo dõi và 
nắm bắt tình hình hoạt động của lớp cũng như hoạt động của con em mình ngay từ đầu 
năm học. 
Thứ hai: Một số quy ước với các thành viên khi tham gia vào nhóm Zalo của 
lớp: 
- Mọi thành viên trong nhóm luôn phải tôn trọng lẫn nhau. Không biến những 
mục đích tốt đẹp thành diễn đàn để "tố giác", "kể tội" các con, thậm chí nhiều phụ 
huynh chỉ trích, nói nhau nặng lời khi các con xích mích nhau, đôi khi có những thông 
tin chưa được kiểm chứng nhưng các phụ đã vội đưa lên hình ảnh, thông tin của học 
sinh lên và nhận xét, bình luận, "kết tội" các em, làm tổn thương đến học sinh và gây 
bức xúc và ảnh hưởng đối với các thành viên. Trong quá trình hoạt động của nhóm, 
nhiều khi giáo viên chủ nhiệm - là người quản trị nhóm còn đóng vai trò "làm trọng 
tài" để xử lí các thông tin và hòa giải các phụ huynh học sinh khi xảy ra các tranh luận, 
bàn cãi. 
- Thành viên tham gia vào nhóm chỉ là phụ huynh học sinh của lớp, tên tài 
khoản thành viên của nhóm phải được người quản trị nhóm là giáo viên chủ nhiệm xác 
minh rõ ràng, chính xác. 
- Khi phụ huynh có nhu cầu liên lạc vào nội dung chung trong nhóm, chỉ có 
những thông tin, hoạt động chung của tập thể lớp, không đưa lên những thông tin 
không liên quan. Không đưa lên thông tin trao đổi riêng của con em mình lên nhóm. 
Không chia sẻ thông tin hay những link liên kết không liên quan đến học sinh trong 
lớp. Nếu có nhu cầu trao đổi tìm hiểu thông tin, tình hình học tập riêng của con em 
mình thì xin mời phụ huynh mạnh dạn trao đổi riêng qua trang riêng của giáo viên chủ 
nhiệm hay trang riêng của phụ huynh để không làm ảnh hưởng đến phụ huynh khác mà 
vẫn đảm bảo tính riêng tư cá nhân của các thành viên và học sinh lớp. 
- Hạn chế đưa lên thông tin cá nhân hoặc biểu tượng của trang cá nhân (ví dụ 
như chúc mừng sinh nhật), chỉ đưa lên thông tin chung của tập thể lớp, thông tin chung 
phải ngắn gọn, rõ ràng, ngôn từ trong sáng, lịch sự để không ảnh hưởng đến phụ huynh 
khác trong nhóm. Những thông tin trao đổi cá nhân về tình hình học tập và rèn luyện 
của học sinh trong lớp thì phụ huynh trao đổi qua trang riêng của giáo viên chủ nhiệm. 
- Thời gian trao đổi thông tin trên nhóm phù hợp, tránh giờ nghỉ ngơi buổi trưa 
hay buổi tối để khỏi làm phiền đến các phụ huynh khác trong nhóm. 
7 
- Giáo viên là người quản trị có thể thay đổi tên thành viên theo quy ước gọi tên 
phụ huynh kèm theo tên học sinh trong lớp (Ví dụ như tên là Phhs Nguyễn Lan Anh - 
6a2). Như vậy khi lên nhóm liên lạc, giao tiếp phụ huynh học sinh và giáo viên chủ 
nhiệm có thể dễ dàng biết thông tin liên quan đến phụ huynh học sinh nào. Khi liên lạc 
riêng trực tiếp liên quan đến học sinh giáo viên chủ nhiệm tìm tên liên lạc nhanh 
chóng, thuận lợi. 
- Chỉ giáo viên chủ nhiệm là người quản trị nhóm là người duy nhất trong nhóm 
có quyền thêm bớt thành viên nhóm, ghim, bỏ ghim tin nhắn, tạo ghi chú, xóa bỏ tin 
nhắn, thông tin không phù hợp... Những thành viên khác chỉ tham gia để nắm bất 
thông tin hoạt động của lớp, không được quyền chia sẻ điều hành hoạt động nhóm. 
5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến 
Như đã đề cập ở trên, hầu hết các giáo viên và phụ huynh học sinh hiện nay đều 
sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) có cài đặt và sử dụng mạng xã hội Zalo để 
liên lạc. Việc “Kết bạn”, lập nhóm (group) và tham gia vào các nhóm Zalo dễ dàng. 
Thông tin trao đổi giữa các thành viên trong nhóm nhanh chóng, thuận lợi, tương tác 
hai chiều. Thông tin, tương tác riêng giữa phụ huynh học sinh với giáo viên chủ nhiệm 
riêng tư nên nhiều khi phụ huynh học sinh mạnh dạn trao đổi hết với giáo viên chủ 
nhiệm về tình hình học tập và hoạt động của học sinh ở nhà nên giáo viên chủ nhiệm 
nắm bắt đầy đủ thông tin về học sinh nhiều hơn góp phần thuận lợi trong công tác giáo 
dục cho học sinh kịp thời, nhanh chóng và chính xác hơn. Bởi vậy khi sử dụng hiệu 
quả sẽ mang lại thuận lợi, nhanh chóng cho giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh trong 
công tác giáo dục hai mặt học tập và đạo đức cho học sinh. Tất cả giáo viên chủ nhiệm 
lớp đều thành lập được nhóm liên lạc với phụ huynh học sinh của lớp mình. 
6. Những thông tin cần được bảo mật: không 
7. Các điều kiện áp dụng sáng kiến: Các giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học 
sinh cần trang bị đầy đủ các cơ sở vật chất phục vụ cho liên lạc như điện thoại hoặc 
máy tính có cài đặt ứng dụng Zalo. Giáo viên phải có kĩ năng, trình độ chuyên môn 
vững vàng, giao tiếp khéo léo với phụ huynh học sinh, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng 
của phụ huynh và học sinh trong lớp và có kế hoạch áp dụng sáng kiến. 
8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến: 
 8.1. Kết quả thông qua hoạt động của lớp chủ nhiệm: 
Hiện nay số thành viên trong nhóm Zalo PHHS lớp 6A2 trường THCS An Lộc 
B là 48. Ngoài giáo viên chủ nhiệm là trưởng nhóm còn lại phụ huynh tham gia vào 
nhóm Zalo của lớp là 47/47 phụ huynh. Đạt tỉ lệ 100% tổng số phụ huynh của lớp. 
100% phụ huynh học sinh trong nhóm cập nhật, theo dõi thông tin của nhóm. 
Những thông tin cá nhân học sinh khi trao đổi thông tin qua trang riêng với phụ 
huynh học sinh đầy đủ làm cho mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh 
học sinh ngày càng gắn kết hơn. Phụ huynh hỗ trợ tốt các phong trào và hoạt động của 
lớp. 
8 
Tất cả các hoạt động của học sinh lớp được cập nhật đầy đủ, kịp thời. Thông báo 
của GVCN lớp trên trang nhóm được phụ huynh học sinh cập nhật, theo dõi. Đặc biệt 
là các thông báo nhắc nhở các em học tập, ôn tập bài học trong các giờ kiểm tra phụ 
huynh học sinh cập nhật theo dõi các em nên các em hoàn thành tốt các bài kiểm tra, 
nhắc nhở các em thực hiện tốt nội quy và hoạt động ở trường, lớp. Nhờ vậy kết quả 
xếp loại hai mặt của học sinh lớp cuối học kì 1 có tiến bộ hơn so với đầu năm học. Cụ 
thể trong HK1 năm học 2020-2012, kết quả hai mặt của học sinh lớp 6A2 như sau: 
 Học lực Hạnh kiểm 
Giỏi Khá TB Yếu Tốt Khá TB 
Đầu năm 4 
8,51% 
10 
21,27% 
25 
53,19% 
8 
17,03 
25 
53,19% 
20 
42,55% 
2 
4,26% 
Cuối HK1 9 
19,14% 
20 
42,55% 
13 
27,65% 
5 
10,66% 
30 
63,83% 
17 
36,17% 
0 
Dự kiến 
HK2 
15 
31,91% 
18 
38,30% 
14 
29,79% 
0 33 
70,21% 
14 
29,79% 
0 
8.2. Kết quả kiểm chứng thông qua hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi bậc 
THCS cấp thị xã năm học 2020 - 2021 và thông qua hội thi giáo viên chủ nhiệm 
lớp giỏi bậc THCS cấp tỉnh năm học 2020 - 2021. 
Qua hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi bậc THCS cấp thị xã năm học 2020 - 
2021 ngày 16/11/2020. Bản thân tôi cũng tham gia thuyết trình giải pháp dựa trên sáng 
kiến này và được đánh giá đạt để tham gia hội thi. Giải pháp dựa trên sáng kiến này 
cũng là giải pháp để tham dự hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi bậc THCS cấp tỉnh 
năm học 2020 - 2021 sắp tới. 
8.3. Bài học kinh nghiệm 
8.3.1. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng sáng 
kiến. 
Khi công nghệ trở nên hiện đại hơn, giáo viên đã bắt đầu tận dụng và sử dụng 
các ứng dụng khác nhau để liên lạc với phụ huynh học sinh. Tin nhắn, email, trò 
chuyện video và cổng trực tuyến giúp giao tiếp hiệu quả hơn cho cả giáo viên và phụ 
huynh. Phụ huynh cũng có thể được truy cập bất cứ lúc nào, có nghĩa là giáo viên sẽ 
không cần phải cắt giảm thời gian của công việc khác để nói chuyện với phụ huynh 
học sinh. Những công cụ kỹ thuật số này giúp cho cha mẹ theo sát các vấn đề về con 
cái của họ. Thay vì chờ đợi hàng tháng cho một phiếu thông báo kết quả học tập duy 
9 
nhất, phụ huynh có thể theo dõi em xác định các vấn đề tiềm ẩn, sau đó họ có thể trao 
đổi với giáo viên thông qua các ứng dụng. 
Là một giáo viên chủ nhiệm, giao tiếp với cha mẹ là một phần không thể tránh 
khỏi của công việc. Cách thức liên lạc phù hợp có thể giúp giáo viên và phụ huynh 
thuận lợi hơn trong công tác giáo dục cho học sinh, cải thiện hiệu quả học tập của học 
sinh. Để liên lạc với phụ huynh học sinh hiệu quả giáo viên cần phải: 
- Có lòng yêu nghề, lòng nhiệt tình, ý thức trách nhiệm cao. 
- Luôn đảm bảo chuẩn bị chu đáo cho việc thực hiện các kế hoạch, đầy đủ các 
nội dung liên lạc của giáo viên với phụ huynh học sinh trong lớp. 
- Nếu cha mẹ trở nên nóng nảy khi giao tiếp, hãy nhớ giữ bình tĩnh và duy trì sự 
kiểm soát. 
- Nhóm phụ huynh học sinh trong lớp qua mạng xã hội Zalo không phải là kênh 
duy nhất liên lạc giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh. Phụ huynh cần liên 
lạc theo dõi thêm trên kênh liên lạc khác như vnEdu.vn hoặc liên lạc qua điện thoại 
trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm. 
8.3.2. Những kiến nghị, đề xuất triển khai, ứng dụng sáng kiến vào thực 
tiễn. 
- Để phát huy hết vai trò của mạng xã hội trong công tác đạt hiệu quả cao, Nhà 
trường và Ban giám hiệu nhà trường cần tổ chức buổi tọa đàm về vai trò của mạng xã 
hội trong công tác dành cho tất cả giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Thành lập 
nhóm và khuyến khích, động viên tất cả các thầy cô và nhân viên tham gia vào nhóm 
của trường. 
- Các thầy cô giáo chủ nhiệm lớp cần tổ chức thành lập nhóm phụ huynh học 
sinh của lớp mình. Dành một khoảng thời gian để trao đổi với phụ huynh học sinh về 
vai trò mạng xã hội trong liên lạc với giáo viên, nhà trường ngay trong buổi họp phụ 
huynh học sinh đầu năm học để phụ huynh học sinh thấy rõ những lợi ích và tồn tại khi 
sử dụng mạng xã hội. Từ đó phụ huynh học sinh chủ động tham gia vào các nhóm liên 
lạc với giáo viên, nhà trường tích cực hơn, hiệu quả hơn. 
Trên đây là những kinh nghiệm của cá nhân trong công tác chủ nhiệm xin được 
chia sẻ cùng các thầy cô. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chắc chắc vẫn có nhiều 
sai sót, rất mong sự đóng góp ý để sáng kiến này của tôi hoàn chỉnh hơn. Xin cảm ơn! 
 ......................................................................................................................................... 
 ......................................................................................................................................... 
 ......................................................................................................................................... 
 ......................................................................................................................................... 
 ......................................................................................................................................... 
 ......

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_mang_xa_hoi_zalo_de_lien_lac_v.pdf