3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài là khảo sát, đề xuất các giải pháp rèn luyện
một số kĩ năng mềm cho học sinh qua dạy học bài Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh
quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo Địa lí 12 -THPT. Từ đề tài hi vọng sẽ2
là tiền đề để rèn luyện các kĩ năng mềm cho học sinh trong quá trình dạy học Địa lí nói
chung.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất: Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về “Rèn luyện một số kĩ năng
mềm cho học sinh qua dạy học bài Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở
Biển Đông và các đảo, quần đảo Địa lí 12 -THPT.
Thứ hai:Đề xuất một số phương pháp “Rèn luyện một số kĩ năng mềm cho học
sinh qua dạy học bài Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và
các đảo, quần đảo Địa lí 12 –THPT”.
Thứ ba: Trên cơ sở đó tiến hành thực nghiệm sư phạm tại đơn vị để kiểm chứng.
4. Giả thuyết khoa học
Trong dạy học bài “Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông
và các đảo, quần đảo”, Địa lí 12 – THPT, nếu một số kĩ năng mềm được rèn luyện
trong quá trình dạy học thì không những khắc sâu được kiến thức mà còn phát huy
được năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát hiện và giải quyết vấn đề. Từ đó hình thành
nên tính tư duy, sáng tạo, trách nhiệm của bản thân học sinh đối với vấn đề sử dụng,
bảo vệ chủ quyền an ninh biển đảo của đất nước trong giai đoạn hiện nay, góp phần
ảnh hưởng tích cực đến chất lượng và hiệu quả học tập của học sinh
ột hướng đi mới đối với việc rèn luyện một số kĩ năng mềm cho học sinh qua dạy học Địa lí ở các bài học, khối cấp học khác nhau. 1.3. Vận dụng một số phương pháp dạy dọc tích cực nhằm rèn luyện một số kĩ năng mềm cho học sinh qua dạy bài “Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo”, Địa lí 12 -THPT 1.3.1. Phương pháp vấn đáp. 1.3.2. Phương pháp thảo luận nhóm. 1.3.3. Phương pháp giải quyết vấn đề. 2. Rèn luyện một số kĩ năng mềm cho học sinh qua dạy bài “Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo”, Địa lí 12 - THPT Trong quá trình dạy học bài “Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo,” Địa lí 12 - THPT có nhiều nội dung có thể rèn luyện một số kĩ năng mềm cho học sinh, với các mức độ khác nhau như sau: Trong mục 1. Vùng biền và thềm lục địa của nước ta giàu tài nguyên. Ở mục a. Nước ta có vùng biển rộng lớn, trong quá trình dạy học giáo viên có thể rèn luyện một số kĩ năng mềm sau cho học sinh: - Kĩ năng quan sát: Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xác định trên bản đồ để xác định giới hạn và cấu trúc vùng biển nước ta. Từ đó học sinh trình bày được những thuận lợi và thách thức khi vùng biển nước ta có diện tích rộng lớn, nằm ở vị trí chiến lược nhạy cảm. Bước 2: Đại diện học lên bảng xác định trên bản đồ treo tường giới hạn đường bờ biển, các bộ phận của vùng biển nước ta và trình bày trước lớp thế mạnh và thách thức của vùng biển nước ta trong giai đoạn hiện nay. Các học sinh khác nhận xét, có ý kiến khác, bổ sung. Bước 3: Giáo viên xác định trên bản đồ, trình chiếu màn hình (Hình 1, hình 2, phần phụ lục) để nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức với nội dung chủ yếu sau: - Bờ biển nước ta kéo dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang). -Vùng biển nước ta có 5 bộ phận: Nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế, thềm lục địa. 6 - Vùng biển rộng lớn, có vị trí trung tâm, giao thoa của nhiều đường biển quốc tế là thế mạnh nước ta hội nhập kinh tế qua phát triển kinh tế biển, nhưng cũng đặt ra thách thức trong bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. - Kĩ năng tư duy phản biện: Bước 1. Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, liên hệ những kiến thức thực tiễn để trả lời câu hỏi: Vì sao kinh tế biển đóng vai trò ngày càng cao trong nền kinh tế nước ta? Bước 2. Học sinh (cả lớp) quan sát bản đồ, liên hệ kiến thức đã học, đại diện trình bày, các thành viên còn lại có ý kiến khác, bổ sung, phản biện. Bước 3. Giáo viên chuẩn kiến thức: Nền kinh tế thế giới hiện nay ngày càng phụ thuộc vào giao thông vận tải biển, tài nguyên biển. Cho nên kinh tế biển ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nước ta trong quá trình hội nhập. Còn ở mục 1.b. Nước ta có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển. Trong mục này trong quá trình dạy học giáo viên có thể rèn luyện một số kĩ năng mềm cho học sinh như sau: - Kĩ năng hoạt động theo nhóm: Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm nhỏ, mỗi nhóm cử ra một nhóm trưởng, một thư kí tổng hợp và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm cụ thể như sau: Nhóm 1: Trình bày, phân tích những lợi thế về nguồn lợi sinh vật trong quá trình phát triển tổng hợp kinh tế biển. Nhóm 2: Trình bày, phân tích những lợi thế về tài nguyên khoáng, dầu mỏ, khí tự nhiên trong quá trình phát triển tổng hợp kinh tế biển. Nhóm 3: Trình bày, phân tích những điều kiện phát triển giao thông vận tải biển trong quá trình phát triển tổng hợp kinh tế biển. Nhóm 4: Trình bày, phân tích những thuận lợi để phát triển du lịch biển - đảo Bước 2: Mỗi nhóm cử ra một người làm nhóm trưởng, có nhiệm vụ phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm, chịu trách nhiệm cho hoạt động của nhóm. Bước 3. Đại diện của từng nhóm trình bày, thành viên nhóm khác nhận xét bổ sung Bước 4. Giáo viên chuẩn kiến thức, trình chiếu màn hình minh họa (Hình 3, hình 4, hình 5, hình 6, hình 7 phần phụ lục) 7 - Trong quá trình hoạt động nhóm, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giao tiếp, thuyết trình một vấn đề và kĩ năng làm chủ thời gian ... sẽ được rèn luyện cho học sinh. Tại mục 2. Các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển. Ở mục 2.a. Thuộc vùng biển nước nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ. Trong mục này trong quá trình hoạt động dạy học, giáo viên có thể rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng mềm sau: - Kĩ năng quan sát: Bước 1. Chuẩn bị bản đồ hành chính Việt Nam treo bảng, một hộp giấy đựng phiếu ghi tên một số đảo, quần đảo, một số viên nam châm đặt ở bàn giáo viên. Bước 2. Yêu cầu học sinh quan sát màn hình, bản đồ hành chính Việt Nam, khuyến khích học sinh xung phong lên bảng bắt thăm tại thùng phiếu, bắt được tên đảo, tên quần đảo nào thì dán vào đơn vị hành chính tương ứng trên bản đồ. Bước 3. Học sinh đại diện xung phong lên bảng bắt thăm, phiếu ghi tên đảo, tên quần đảo nào thì dùng nam châm dán vào đơn vị hành chính tương ứng trên bản đồ. Bước 4. Giáo viên xác định trên bản đồ treo tường, trình chiếu trên màn hình hình ảnh các đảo đông dân ( Hình 8, hình 9, hình 10, hình 11, hình 12) để chuẩn kiến thức như sau: Các đảo đông dân như đảo Cái Bầu (Quảng Ninh), đảo Cát Bà (Hải Phòng), đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), đảo Phú Quý (Bình Thuận), đảo Phú Quốc (Kiên Giang)... - Kĩ năng tư duy phản biện: Bước 1. Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, quan sát bản đồ và kiến thức của bản thân để làm rõ vai trò của các đảo và quần đảo đối với quá trình hội nhập phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng. Bước 2. Học sinh (cả lớp) nghiên cứu sách giáo khoa, quan sát bản đồ, đại diện trình bày trước lớp, các học sinh khác có ý kiến khác bổ sung phản biện. Bước 3. Giáo viên trình chiếu trên màn hình một số hình ảnh các đảo và quần đảo và chuẩn kiến thức theo nội dung sau: 8 - Vai trò các đảo và quần đảo đối với quá trình phát triển kinh tế nước ta: Là hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển , hải đảo và thềm lục địa. - Vai trò của các đảo và quần đảo đối với an ninh quốc phòng nước ta: Các đảo và quần đảo là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền. Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo. Còn ở mục 2.b. Các huyện đảo nước ta, trong quá trình dạy học giáo viên có thể rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng mềm như sau: - Kĩ năng quan sát: Cũng giống như phần 2.a. Thuộc vùng biển nước ta có hơn 4000 nghìn hòn đảo lớn nhỏ. Ở mục này giáo viên rèn luyện kĩ năng quan sát cho học sinh theo các bước sau: Bước 1. Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bản đồ treo tường để xác định tất cả các huyện đảo trên bản đồ. Bước 2. Giáo viên lấy hộp đựng phiếu ghi tên các huyện đáo (chuẩn bị sẵn), giới thiệu và hướng dẫn cách bắt thăm phiếu ghi tên huyện đảo. Bước 3. Học sinh đại diện xung phong lên bắt thăm, bắt được phiếu ghi tên huyện đảo nào thì dùng nam châm dán vào địa danh tương ứng trên bản đồ, trình bày hiểu biết của bản thân về huyện đảo mà mình bắt thăm được. Bước 4. Khi tất cả số phiếu đã được dán lên bản đồ treo tường, giáo viên yêu cầu học sinh cả lớp quan sát kết quả trên bản đồ nhận xét. Giáo viên trình chiếu giới thiệu từng huyện đảo cho cả lớp xem (Hình 13, hình 14, hình 15, hình 16, hình 17, hình 18, hình 19, hình 20, hình 21, hình 22, hình 23, hình 24 phần phụ lục), cho điểm và biểu dương cho những học sinh dán đúng tên các huyện đảo trên bản đồ. - Khi học sinh xung phong lên bảng bắt thăm, xác định các huyện đảo, ngoài kĩ năng quan sát được rèn luyện còn tạo không khí sôi nổi trong quá trình hoạt động dạy học, góp phần rèn luyện kĩ năng giao tiếp. Tại mục 3. Khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo. Trong mục 3.a. Tại sao phải khai thác tổng hợp, trong quá trình dạy học giáo viên có thể rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng mềm cho học sinh như sau: - Kĩ năng tư duy phản biện: 9 Bước 1. Dưới sự dẫn dắt của giáo viên yêu cầu học sinh giải thích vì sao phải khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo? Lấy ví dụ thực tiễn minh chứng. Bước 2. Đại diện học sinh trình bày, lấy ví dụ thực tiễn minh họa, học sinh khác có ý kiến khác bổ sung, phản biện. Bước 3. Giáo viên nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức cơ bản như sau: + Khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường. + Môi trường biển là không chia cắt được, một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển. + Môi trường đảo, do có sự biệt lập nhất định, diện tích nhỏ, rất nhạy cảm với trước tác động của con người... - Trong quá trình học sinh trình bày, học sinh khác phản biện, bổ sung... tạo nên sự tranh luận, tương tác giữa học sinh với học sinh góp phần rèn luyện kĩ năng giao tiếp. Còn ở mục 3.b. Khai thác tài nguyên sinh vật biển đảo; 3.c. Khai thác tài nguyên khoáng sản; 3.d. Phát triển du lịch biển; 3.e. Giao thông vận tải biển. Trong quá trình dạy học giáo viên có thể rèn luyện một số kĩ năng mềm cho học sinh như sau: - Kĩ năng hoạt động nhóm: Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm, mỗi nhóm cử ra một nhóm trưởng, một thư kí tổng hợp. Cụ thể như sau: Nhóm 1: Trình bày những vấn đề tồn tại trong quá trình khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo, từ đó đề xuất những biện pháp giải quyết những vấn đề tồn tại đó. Nhóm 2: Trình bày tình hình khai thác và phân bố tài nguyên muối và dầu khí vùng biển nước ta. Nêu những vấn đề cần lưu ý trong quá trình khai thác dầu khí, từ đó đề ra những biện pháp giải quyết cụ thể. Nhóm 3: Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành du lịch biển của nước ta. Nêu những vấn đề tồn tại, khó khăn trong quá trình phát triển du lịch biển, từ đó nêu ra những biện pháp giải quyết cụ thể. 10 Nhóm 4: Trình bày vai trò và tình hình phát triển, phân bố của ngành giao thông vận tải biển. Nêu ra những khó khăn tồn tại trong quá trình phát triển ngành giao thông vận tải biển, từ đó nêu ra những biện pháp giải quyết cụ thể. - Kĩ năng tư duy phản biện: Bước 1: Giáo viên yêu cầu các nhóm nghiên cứu sách giáo khoa, kiến thức bản thân, thảo luận để trình bày những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong quá trình khai thác tổng hợp kinh tế biển. Cụ thể: + Nhóm 1: Trình bày những vấn đề cần giải quyết trong quá trình khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo. + Nhóm 2: Trình bày những vấn đề cần giải quyết trong quá trình khai thác tài nguyên khoáng sản. + Nhóm 3: Trình bày những vấn đề cần giải quyết trong quá trình phát triển du lịch biển. + Nhóm 4: Trình bày những vấn đề cần giải quyết trong quá trình khai thác giao thông vận tải biển. Bước 2: Đại diện nhóm trình bày, thành viên các nhóm khác có ý kiến bổ sung, phản biện. Bước 3: Sau khi đại diện một nhóm trình bày, các thành viên nhóm khác có ý kiến bổ sung, phản biện, giáo viên kết hợp với trình chiếu một số hình ảnh minh họa trên màn hình, nhận xét bổ sung, chuẩn kiến thức. Cụ thể: + Nhóm 1: Vấn đề cần giải quyết trong quá trình khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo của nước ta hiện nay là: Đánh bắt mang tính hủy diệt nguồn lợi, gây ô nhiễm môi trường biển. (Hình 30 phần phụ lục) + Nhóm 2: Vấn đề cần giải quyết trong quá trình khai thác tài nguyên khoáng sản ở vùng biển nước ta là: Các sự cố về môi trường trong thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí (hình 25 phần phụ lục) + Nhóm 3: Vấn đề cần giải quyết trong quá trình phát triển du lịch biển nước ta là: Vấn đề vệ sinh, ô nhiễm môi trường ở các bãi biển, cơ sở hạ tầng ở một số địa danh du lịch biển còn yếu kém, xuống cấp (hình 26 phần phụ lục) 11 + Nhóm 4: Vấn đề cần giải quyết trong quá trình khai thác giao thông vận tải biển nước ta là: Cần phải nâng cấp cải tạo các cụm cảng lớn, xây dựng các cảng nước sâu, ô nhiễm môi trường biển... (hình 27 phần phụ lục) - Kĩ năng giải quyết vấn đề: Sau khi giáo viên chuẩn kiến thức cho các nhóm về các vấn đề đặt ra cần giải quyết trong quá trình khai thác tổng hợp tài nguyên vùng biển và hải đảo, giáo viên có thể rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề theo trình tự như sau: Bước 1: Từ những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong quá trình khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo mà các nhóm vừa nêu, giáo viên yêu cầu các nhóm thảo luận để đưa ra những biện pháp, phương hướng giải quyết phát triển cụ thể. Bước 2. Đại diện các nhóm trình bày, đề xuất những biện pháp mới sau khi cả nhóm thống nhất, các thành viên nhóm khác có ý kiến bổ sung, tranh luận. Bước 3: Giáo viên nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức cho từng nhóm theo những nội dung cơ bản sau: + Nhóm 1: Cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt hủy diệt nguồn lợi, phát triển đánh bắt xa bờ giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản, giúp bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa của nước ta. + Nhóm 2: Trong quá thăm dò khai thác, vận chuyển, chế biến dầu phải đảm bảo an toàn tuyệt đối. + Nhóm 3: Tuyên truyền ý thức cho người dân và khách du lịch về vấn đề vệ sinh môi trường, từng bước phát triển nâng cấp, tôn tạo các địa danh du lịch biển. + Nhóm 4: Xây dựng, nâng cấp cải tạo một số cụm cảng, cảng nước sâu, xây dựng các tuyến hàng hóa, hành khách quốc tế, nối liền các đảo và đất liền. - Ngoài ra trong quá trình hoạt động nhóm, sẽ góp phần rèn luyện các kĩ năng mềm cho học sinh, như: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng làm chủ thời gian... Còn tại mục 4. Tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa. Trong quá trình dạy học giáo viên có thể rèn luyện một số kĩ năng mềm cho học sinh như sau: - Kĩ năng tư duy phản biện: 12 Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, kiến thức của bản thân để nêu ra những vấn đề bức thiết cần giải quyết trên Biển Đông. Tại sao cần phải tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề ở Biển Đông? Bước 2: Cả lớp làm việc, đại diện xung phong trình bày. Bước 3: Giáo viên tổng hợp những vấn đề học sinh vừa nêu, nhận xét, trình chiếu màn hình (hình 28, hình 29, hình 30 phần phụ lục) chuẩn kiến thức như sau: + Các vấn đề về Biển Đông cần giải quyết: Thiên tai, ô nhiễm môi trường, khai thác hải sản trái phép, tranh chấp chủ quyền... + Phải tăng cường với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề Biển Đông vì: Hợp tác đối thoại để tạo sự phát triển ổn định trong khu vực, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà nước và nhân dân, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta. - Kĩ năng tự giải giải quyết vấn đề: Bước 1: Từ những vấn đề về Biển Đông nêu trên, những sự kiện thực tiễn đã và đang xảy ra trên Biển Đông, giáo viên yêu cầu học sinh đề xuất những biện pháp để giải quyết các vấn đề về Biển Đông. Bước 2: Đại diện học sinh xung phong đề xuất biện pháp giải quyết, các học sinh khác bổ sung, nhận xét, tranh luận. Bước 3:Giáo viên tổng hợp, nhận xét các ý kiến, chuẩn kiến thức theo những nội dung cơ bản sau: - Hợp tác, đối thoại với các nước láng giềng để giải quyết các vấn đề về Biển Đông. - Kiên quyết đấu tranh bằng biện pháp hòa bình đối với những hành động gây hấn, vi phạm chủ quyền biển, đảo, trên cơ sở luật biển quốc tế của Liên Hiệp Quốc. - Giáo dục tinh thần trách nhiệm của mỗi người dân đối với bảo vệ vùng biển và hải đảo của đất nước. 3. Thực nghiệp sư phạm 3.1. Mục đích thực nghiệm Nhằm đánh giá tính đúng đắn và ý nghĩa khoa học của đề tài, qua đó kiểm tra chất lượng, tính hiệu quả và khả năng vận dụng phương pháp rèn luyện một số kĩ năng 13 mềm cho học sinh qua dạy học bài “Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo”, Địa lí 12 - THPT. Trên cơ sở đó đối chiếu với lớp đối chứng để xác định mức độ thành công của đề tài. 3.2. Đối tượng thực nghiệm - Đối tượng thực nghiệm ở đây là học sinh lớp 12 thuộc ban cơ bản ở đơn vị - Chúng tôi chọn 4 lớp ở đơn vị có trình độ tương đương, 2 lớp dùng để dạy thực nghiệm, 2 lớp dùng để đối chứng. 3.3. Kế hoạch thực nghiệm Thời gian thực nghiệm: học kì II năm học 2018-2019 ở 4 lớp 12 tại đơn vị. Bài dạy thực nghiệm: “Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo” , phân phối chương trình: tiết 47. 3.4. Dạy thực nghiệm Chọn học sinh dạy lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trình độ tương đương. Lớp thực nghiệm dạy theo giáo án soạn theo hướng rèn luyện kĩ năng mềm, lớp đối chứng dạy bình thường theo tiến trình giáo viên đã định. Kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh sau bài dạy. Cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng có cùng một đề kiểm tra và đáp án. Trao đổi với giáo viên và học sinh sau khi thực nghiệm sư phạm. 3.5. Thiết kế giáo án thực nghiệm Bài 42. Tiết PPCT 47:VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH QUỐC PHÒNG Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢO I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần nắm được: 1. Kiến thức - Hiểu được kinh tế biển có vai trò ngày càng cao trong nền kinh tế nước ta. -Trình bày được các điều kiện để phát triển tổng hợp kinh tế biển của nước ta. - Làm rõ ý nghĩa của vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển nước ta. Những vấn đề đặt ra và biện pháp cần giải quyết trong quá trình khai thác tổng hợp tài nguyên vùng biển và hải đảo. - Ý nghĩa của việc tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về Biển Đông. 14 2. Kĩ năng - Xác định vị trí của vùng biển nước ta trên bản đồ; xác định được các đảo, quần đảo, huyện đảo trên bản đồ; trình bày, thảo luận, nhận xét, phản biện một số vấn đề kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông, đảo và quần đảo. - Kĩ năng mềm cần đạt: Kĩ năng quan sát, kĩ năng giáo tiếp, kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng tư duy phản biện, kĩ năng liên hệ thực tiễn, 3. Thái độ: Nhận thức được sự cần thiết về phát triển kinh tế biển của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Trách nhiệm của bản thân đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đối với vùng biển nước ta. 4. Năng lực: - Năng lực chung: Tự học, tự giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, sơ đồ, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ. II. Thiết bị dạy học - Tập Atlat Địa lí 12; NXB Giáo dục - Bản đồ treo tường: Bản đồ hành chính Việt Nam, bản đồ giao thông Việt Nam, bản đồ các nước Đông Nam Á. - Một số tranh ảnh (hình ảnh) về Biển Đông, các đảo, quần đảo của nước ta. III. Hoạt động dạy học. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Các KNM cần rèn luyện HĐ 1. Xác định vị trí, giới hạn, quy mô của vùng biển nước ta. Làm rõ vai trò của kinh tế biển trong giai đoạn hiện nay của nước ta. - GV: Yêu cầu học sinh cả lớp quan sát bản đồ treo tường, những hình ảnh giáo viên trình chiếu trên màn hình để xác định các bộ phận vùng biển nước ta. HS: Đại diện trình bày, học sinh khác nhận xét, giáo viên chuẩn kiến thức. 1. Vùng biển và thềm lục địa của nước ta giàu tài nguyên a. Nước ta có vùng biển rộng lớn. -Đường bờ biển nước ta kéo dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang). - 5 bộ phận vùng biển nước ta: Nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế, thềm lục địa. - Kinh tế thế giới ngày càng phụ - Kĩ năng quan sát. -Kĩ năng giao tiếp. - Kĩ năng 15 GV: Yêu cầu học sinh giải thích vì sao kinh tế biển có vai trò ngày càng cao trong nền kinh tế của nước ta? - HS: Đại diện trình bày, các học sinh khác có ý kiến khác, giáo viên chuẩn kiến thức. HĐ 2: Trình bày, xác định những điều kiện để phát triển tổng hợp kinh tế biển. + Giáo viên thực hiện các bước sau: Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm làm việc theo nội dung cụ thể sau: Nhóm 1: Phân tích lợi thế về nguồn lợi sinh vật biển.
Tài liệu đính kèm: