Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 1

5.2. Nội dung sáng kiến:2

Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, mục đích của tôi là:Tìm hiểu và

nghiên cứu những phương pháp dạy học phù hợp nhằm giúp HS hình thành,

phát triển phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và những năng lực đặc thù của

môn học: Năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học, vì học tốt môn Tiếng Việt

mới học tốt được các môn khác, biết sử dụng được Tiếng Việt mới tham gia vào

hoạt động giao tiếp thành thạo, phát phần phát triển tư duy hình thành và phát

triển nhân cách cho các em

5.2.1. Thực trạng:

* Về phía học sinh:

Đa số các em đã qua lớp mẫu giáo và nắm được mặt chữ cái, nên các em

biết đọc âm, đánh vần, đọc trơn các tiếng từ thành thạo, phát âm chuẩn các tiếng

chứa âm vần đó, biết phân tích tiếng tìm vần mới học, các em phát âm đúng thì

sẽ nhận diện chữ đúng.

Tuy nhiên vẫn còn một số em chưa được học qua lớp mẫu giáo nên nhận

măt chữ rất chậm. Do đó các em chưa có ý thức trong việc rèn đọc. Học hay

quên, lười học.

Bên cạnh một số em chưa thực sự quan tâm tới việc học nên ngoài giờ

học ở lớp còn chơi trò chơi điện tử.

Học sinh lớp 1 chưa biết chữ và số nên cũng tạo sự khó khăn cho các em

khi tiếp nhận kiến thức, đặc biệt đối với học sinh chậm tiếp thu. .

pdf 11 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 2067Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học ở lớp còn chơi trò chơi điện tử.... 
Học sinh lớp 1 chưa biết chữ và số nên cũng tạo sự khó khăn cho các em 
khi tiếp nhận kiến thức, đặc biệt đối với học sinh chậm tiếp thu. . 
 * Về phía phụ huynh: 
Còn bỡ ngỡ với chương trình mới, nhận thức và thái độ của một số phụ 
huynh trong việc hợp tác với giáo viên chủ nhiệm đối với một số phụ huynh 
chưa cao 
Đại đa số gia đình phụ huynh là nông dân, cha mẹ mải làm kinh tế nên 
chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình còn phó mặc khoán 
trắng cho giáo viên chủ nhiệm. 
 Do địa bàn rộng đa số nhà của các em xa trường nên việc đi lại gặp rất 
nhiều khó khăn và làm ảnh hưởng đến việc học của các em nhất là lực học 
không đồng đều. 
 * Về phía Giáo viên: 
Đa số giáo viên chủ động điều phối kế hoạch dạy học theo khả năng tiếp 
thu của học sinh, giáo viên vừa dạy vừa nghiên cứu nội dung bài học, trao đổi 
chia sẻ để điều chỉnh hoàn thành nội dung bài dạy cho phù hợp với đối tượng 
học sinh của lớp mình, vừa đáp ứng yêu cầu hoàn thành nội dung chương trình 
đúng kế hoạch năm học 
Giáo viên đã đầu tư về sinh hoạt tổ khối chuyên môn theo hướng nghiên 
cứu bài học; cùng trao đổi, chia sẻ để điều chỉnh chương trình, nội dung, kế 
hoạch bài dạy phù hợp với đối tượng học sinh. 
Trên cơ sở kết quả trên, tôi đã thực hiện những biện pháp cụ thể như sau: 
 5.2.2. Các giải pháp đã thực hiện: 
 1. Tìm hiểu tình hình học tập của học sinh: 
 Sau khi được nhận danh sách lớp học, tôi tìm hiểu để biết được những em 
nào đã được học qua lớp mẫu giáo hoặc lớp học 36 buổi, rồi tôi kiểm tra việc 
nhận diện chữ cái của các em, trong khi tôi đã nắm được một phần nào về năng 
3
lực qua khâu kiểm tra ngay vài hôm học đầu tiên, tôi sắp xếp chỗ ngồi xen kẽ 
giữa các em đọc tốt và những em đọc còn chậm để các em có thể giúp đỡ nhau 
trong học tập. 
 Mặt khác tôi luôn động viên các em mạnh dạn trong học tập. Những em 
nào chưa nắm được mặt chữ hoặc đọc còn chậm thì tôi sẽ nhẹ nhàng chỉ bảo cho 
các em để các em mạnh dạn và học tốt hơn. Hằng ngày tôi nhắc nhở các em về 
nhà luyện đọc thêm. Mỗi khi học sinh có sự tiến bộ trong học tập, tôi thường 
tuyên dương các em trước tập thể lớp để các em có động lực trong học tập. 
 2. Phân loại đối tượng học sinh: 
 Ngay từ đầu nhận lớp tôi đã điều tra để nắm chắc các đối tượng học sinh và 
kiểm tra việc đọc viết, nhận diện phát âm vần để kiểm tra năng lực của học sinh 
và hoàn cảnh gia đình của các em để phân loại đối tượng học sinh như vậy thì 
việc kèm cặp cho các em sẽ thuận tiện hơn, với công tác chủ nhiệm, tôi tạm thời 
chia ra làm 3 nhóm đối tượng như sau: 
 Tôi đã phân loại học sinh trong lớp thành những nhóm đối tượng như sau: 
 + Nhóm 1: Gồm những học sinh đọc to, rõ ràng. 
 + Nhóm 2: Gồm những học sinh đọc ê a kéo dài. 
 + Nhóm 3: Gồm những học sinh đọc sai, phát âm chưa đúng âm, vần, sai 
dấu thanh. 
 Tôi thay tên nhóm 1, 2, 3 thành tên khác như nhóm A, B, C,Trong quá 
trình dạy tôi vẫn phải lấy chuẩn để làm thước đo nhưng ở các tiết ôn tập, các giờ 
ôn của buổi chiều yêu cầu các em thực hiện nhiệm vụ với 3 mức khác nhau 
trong cùng một giờ học. 
 Nhóm 1 đọc to, rõ ràng tôi khuyến khích khen ngợi và động viên các em 
đọc lưu loát, đọc tốt hơn nữa. Nhóm 2 tôi cho các em đọc nhiều lần hơn so với 
nhóm 1. Nhóm 3 tôi sẽ hướng dẫn các em đọc đúng, phát âm chuẩn chính xác 
hạn chế đọc sai. 
 3 Chuẩn bị nội dung bài học: 
Tôi đã nghiên cứu chuẩn bị nội dung bài dạy theo chương trình sách giáo 
khoa. Phân bổ tiết dạy theo hướng tăng thêm thời lượng ở phần âm, vần để rèn 
thêm kỹ năng đọc, viết cho học sinh. Trong đó,tận dụng tối đa các tiết thực 
hành, ôn tập, ôn luyện để hỗ trợ, hướng dẫn học sinh hình thành các kỹ năng cơ 
bản và hoàn thành nhiệm vụ học tập. 
Khi dạy sang từ mới, từ ứng dụng, tôi thường xuyên sử dụng vật mẫu mô 
hình giúp các em hiểu nghĩa của từ, câu, tạo hứng thú trong học tập. Bởi vì học 
sinh lớp 1 rất thích ngắm nhìn những vật thật, những vật có thể cử động được 
hoặc phát ra âm thanh (VD như cá đang bơi, thổi còi), tư duy của các em là tư 
duy động, cái gì cũng thích được quan sát trực tiếp, được cảm nhận bằng giác 
quan. Vì thế mà không có tiết Học vần nào mà tôi không sử dụng tranh ảnh mẫu 
vật, việc làm này là rất cần thiết. Ngoài việc chuẩn bị của giáo viên tôi còn giao 
nhiệm vụ cho các em được tìm tòi, khám phá để nâng cao tính tự giác trong học 
tập. 
 VD: chủ đề Trung thu - bài 1: ang, ăng, âng 
 Tôi yêu cầu học sinh mang đến lớp: lá bàng, măng tre, măng cụt để các em 
quan sát nhận xét đặc điểm và tác dụng của các loại đồ vật này. Để giúp các em 
4
hiểu rõ nghĩa của các từ ngữ, tôi vẫn thường sưu tầm vật thật, các đồ vật này rất 
gần gũi và quen thuộc với các em trong cuộc sống hàng ngày. 
 Bên cạnh các hình thức học tập nói chung, tôi vận dụng linh hoạt trò chơi 
học tập. Các hình thức học tập này là những hoạt động được tiến hành thông qua 
các trò chơi (Chơi là phương tiện, học là mục đích). Thực chất trò chơi ở đây là 
trò chơi có mục đích. Bởi vì, học sinh khi chơi thường xuất hiện những tình 
huống trong đó bộc lộ sai sót về kiến thức (đọc âm sai, sai tiếng; ghép tiếng sai 
chính tả). Đó là những tình huống có vấn đề, là dịp các em trao đổi, tranh luận 
tìm ra cái đúng, cái sai. Qua đó ôn luyện củng cố kiến thức một cách tự giác, chủ 
động. Vì vậy, trong các giờ Học vần, tôi thường tổ chức cho học sinh chơi nhiều 
trò chơi khác nhau. Các trò chơi tôi thường tổ chức là: trò chơi đố chữ, thi tìm 
âm vần vừa học, thi ghép vần, đường lên đỉnh vinh quang hái hoa dân chủ, quay 
ô chữ kì diệu (đọc tiếng, từ, câu đã học, chơi thi viết tiếp sức các tiếng, từ mang 
vần vừa học) 
 VD 2: Dạy bài 67: ong - ông 
 Phần củng cố tiết 1, tôi cho học sinh chơi trò chơi “nhanh tay, nhanh mắt”. 
Luật chơi như sau: Hãy tìm và ghép các tiếng có vần “ong” hoặc “ông”. Trong 
thời gian 1 phút tổ nào ghép được nhiều tiếng tổ đó giành phần thưởng. 
 4. Rèn kĩ năng đọc đúng âm, vần. 
 Để rèn luyện kĩ năng đọc đúng âm, tôi đã thực hiện các bước sau: 
 Hướng dẫn nhận dạng chữ ghi âm, hướng dẫn HS tập ghép âm mới: GV 
đọc mẫu, HS nghe nhìn và đọc lại. 
 Luyện đọc theo nhiều hình thức: cá nhân, tổ, đồng thanh cả lớp. Ở giai 
đoạn đọc âm tôi hướng dẫn cho HS cách nhìn chữ, nhìn dấu để đọc thành tiếng, 
âm vừa học, tránh tình trạng đọc không nhìn chữ, chỉ đọc vẹt. 
 Đối với các âm khó đọc mà khi đọc HS còn ảnh hưởng tiếng địa phương 
hướng dẫn cách phát âm đúng 
 VD: âm tr đọc thành ch ( GVHD cách đọc là khi đọc các em phải cong 
lưỡi chạm vào hàm trên, sau đó bật mạnh ra âm tr). Cho HS phát âm, âm khó 
đọc nhiều lần để sửa sai kịp thời. 
 VD:Phát âm sai tiếng có phụ âm đầu n/l, đọc sai tiếng có âm l đứng đầu 
thành âm n, hoặc ngược lại, tôi yêu cầu em đó đọc lại nhiều lần tiếng có phụ âm 
đầu l/n, đọc thầm theo bạn nếu như những em đó phát âm không được thì tôi 
phải dùng cách mô tả sau: Âm n đầu lưỡi và mặt sau của răng cửa hàm trên tạo 
nên điểm cấu âm cho âm n, luồng hơi thoát ra dưới mũi tạo nên phụ âm mũi n. 
Phát âm phụ âm n: Đầu lưỡi thẳng, luồng hơi đi ra nhẹ. Âm l đẫu lưỡi và lợi của 
hàm trên là điểm cấu âm của l.Luồng hơi bị chặn ngay ở giữa miệng do đầu lưỡi 
hạ xuống, luồng hơi lách qua một hay hai bên lưỡi tạo nên âm l. 
 Đối với phần vần, GV cần hướng dẫn HS đọc dưới mọi hình thức: 
 + Đọc đánh vần hướng dẫn cho HS đọc ghép âm với âm để tạo thành vần. 
 + Đọc thành tiếng HS nhẩm đánh vần sau đó đọc trơn. 
 Dạy âm, vần là trọng tâm nên GV tiến hành dạy âm vần theo nội dung bài 
học; 
 Dạy âm vần mới nên hướng dẫn HS nhận diện vần bằng cách ghép âm với 
âm để tạo thành vần. 
5
 Đối với vần khó HS thường đọc sai âm cuối do ảnh hưởng tiếng địa 
phương Ví dụ: vần an thành ang, at hay ac, ươc hay ươtđể tránh HS đọc sai, 
khi đọc giáo viên hướng dẫn phân tích cấu tạo của vần ( vần gồm có mấy âm 
ghép lại ) luyện đọc bằng nhiều hình thức cá nhân, nhóm, đọc nối tiếp, đồng 
thanh. Việc đọc đúng vần giúp HS viết đúng viết đúng chính tả và hiểu được 
nghĩa của từ, khi viết chữ ghi vần, GV cần nói rõ cho HS biết về hình dáng, 
đường nét con chữ, quy trình viết các con chữ nối nhau tạo thành vần. 
 Để dạy phần vần trong từng tiết dạy, GV cần lựa chọn phương pháp dạy 
học phù hợp với nội dung bài: Phương pháp đàm thoại, trực quan, luyện tập thực 
hành kết hợp với nhiều hình thức phong phú như hoạt động nhóm đôi, bàn, tổ, 
lớp. Kết hợp cần có thời gian luyện đọc, 
 HS tự rèn đọc ở nhà. Ngoài ra GV có thể đưa tranh, vật thật để HS nói 
tên tranh, vật, rồi nêu vấn có trong tiếng vừa nói. 
 5. Rèn kĩ năng đọc đúng dấu thanh, cách ghi dấu thanh. 
 Biện pháp chữa lỗi bằng âm trung gian: Là biện pháp chuyển từ âm sai về 
âm đúng qua âm trung gian. Biện pháp này thường được dùng để chữa từ thanh 
nặng về thanh hỏi, thanh sắc về thanh ngã. Để chữa lỗi này cho học sinh tôi đã 
làm công việc tạo mẫu luyện cho trẻ phát âm riêng từng thanh hỏi, ngã. Phát âm 
các tiếng có thanh hỏi ngã cần qua các bước sau đây: 
 + Đầu tiên chắp các tiếng có cùng thanh, cùng vần với tên gọi thanh. 
 Ví dụ: sỏi, thỏi gỏi. Ngã: bã, đã, giã, mã . 
 + Tiếp theo chắp các tiếng cùng thanh, cùng loại âm tiết với tên gọi thanh. 
 Ví dụ: hỏi: thảo, phải, kẻo. (âm tiết nửa mở) 
 ngã: ngõ, khẽ, cũ. (âm tiết mở). 
 + Cuối cùng chắp bất kỳ âm đầu các vần với các thanh . 
 - Tập hát để giúp học sinh phát âm đúng một vài thanh: Chẳng hạn, âm vực 
của thanh huyền thấp hơn thanh sắc (hoặc thanh không) nên tập hát thanh sắc 
(hoặc thanh không) thành thanh huyền rất thuận lợi. 
Ví dụ: cho học sinh đọc đúng thanh huyền bằng cách tập cho các em câu hát ''Bé 
bé bằng bông, hai má hồng hồng''. 
 6. Rèn HS đọc, viết đúng, từ ở phân môn học vần. 
 Rèn kĩ năng viết chữ ghi âm, dấu thanh: Tôi viết mẫu và hướng dẫn quy 
trình viết cho HS, cho HS viết bảng con, viết vở. GV cần dành thời gian rèn tư 
thế ngồi viết, cách cầm bút, cách giữ vở 
 Việc đọc đúng vần giúp HS viết đúng viết đúng chính tả và hiểu được nghĩa 
của từ, khi viết chữ ghi vần, GV cần nói rõ cho HS biết về hình dáng, đường nét 
con chữ, quy trình viết các con chữ nối nhau tạo thành vần. 
 7. Rèn kĩ năng đọc câu, đoạn ở phân môn học vần. 
 Trong phân môn học vần HS đã được luyện tập ở 6 cấp độ: đọc âm, vần, 
tiếng, từ, câu, đoạn. Song dù đọc ở cấp độ nào, việc đọc mẫu của GV đóng vai 
trò quan trọng các em nhìn, nghe, đọc theo rất nhanh và rất tốt. Việc chỉnh sửa 
phát âm cho HS không mấy khó khăn khi đọc âm, vần, tiếng, từ nhưng khi đọc 
câu, đoạn thì mới là vấn đề khó khăn 
 Để rèn đọc được câu, đoạn thì GV hướng dẫn cách đọc như sau: 
 + Hướng dẫn HS đọc nối tiếp từng tiếng trong câu, đọc từng câu trong 
đoạn với hình thức CN, nối tiếp để tất cả HS đều được đọc. 
6
 + Hướng dẫn đọc trơn câu, sau đó GV chỉ bất kì tiếng, từ trong câu vừa 
đọc để kiểm tra lại kiến thức của HS để tránh tình trạng học vẹt. HS đọc sai GV 
sửa sai kịp thời. 
 + Dạy các em đọc câu, đoạn là đọc từng tiếng từ, cụm từ và cậu được chẻ 
nhỏ, sau đó tổng hợp lại thành câu ban đầu, sẽ khắc phục cho HS đọc được trọn 
vẹn cả câu và nhớ được mặt chữ. Làm như vậy ta đã rèn cho HS kĩ năng đọc 
đúng câu, để HS đọc được bài tập đọc, giúp các em phát triển ngôn ngữ, cảm 
nhận được cái hay, cái đẹp từ nội dung câu, đoạn. 
Ví dụ: 
 Trong bài: “ Tập gọn gàng, ngăn nắp ” có câu: Vâng lời cô, / chúng em 
để nón mũ lên kệ, / bỏ cặp vào hộc bàn. // Cô dặn chúng em / cần gọn gàng ngăn 
nắp, / ngăn nắp mọi nơi, / mọi lúc.// 
Kết hợp với việc rèn phát âm đúng, rõ ràng, cần rèn luyện cho học sinh 
đọc đúng và trôi chảy. Khi tập đọc lưu ý những dấu thanh mà các em hay bỏ 
quên hoặc đọc sai. Đọc rõ từng tiếng, không được kéo dài liền tiếng này sang 
tiếng khác. Rèn học sinh biết ngừng, nghỉ đúng chỗ, biết phận biệt câu thơ, dòng 
thơ. Đối với câu văn dài, hướng dẫn học sinh biết đọc thành từng cụm từ, biết 
giữ hơi để khỏi phải bị ngắt quãng giữa các âm tiết. 
 8. Tạo không khí vui tươi trong lớp học: 
 Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy tôi luôn hiểu rằng học sinh lớp 
Một mới từ mẫu giáo chuyển lên nên việc tiếp thu kiến thức thông qua hình 
thức: Học mà chơi, chơi mà học, giáo viên phải nhẹ nhàng ân cần dạy bảo các 
em luôn tạo không khí thoải mái, vui vẻ trong giờ học, một lời nhận xét động 
viên các em giúp các em thấy tự tin và phấn khởi, sự chỉ bảo ân cần là điều rất 
cần thiết, tránh quát mắng các em khi các em làm sai hay chưa làm được. Đặc 
biệt không được ngồi một chỗ bảo các em đọc đi, viết đi mà giáo viên phải đi 
xuống bên học sinh xem em nào đã làm được còn em nào làm chưa được nhắc 
nhở các em, chỉ cụ thể cho các em nhất là với các em học chậm cần nhắc lại hay 
bắt tay các em để các em viết cho đúng. Làm sao để mỗi ngày các em đến 
trường là một ngày vui. Giáo viên phải gần gũi với học sinh thì mới hiểu được 
về học sinh của mình, để hình ảnh ân cần của cô luôn là hình ảnh đẹp trong ánh 
mắt của các em, bản thân các em cũng thấy cô giáo như người thân trong gia 
đình sẵn sàng kể cho cô nghe những niềm vui hoặc những khó khăn của mình 
trong học tập hay trong sinh hoạt hàng ngày mà cần cô giúp đỡ. 
 Ví dụ: Trong lớp tôi đang chủ nhiệm có em Nguyễn Nguyên Khôi em 
nắm mặt chữ còn rất chậm với lại em còn nhút nhát nữa, một số chữ hay lẫn lộn 
trong 2 tháng đầu năm học. Nhưng qua nhiều lần nhắc nhở và động viên em tôi 
còn thường xuyên chỉ cho em đọc, thỉnh thoảng còn khen em và đến tận hôm 
nay thì tôi thấy ở em đã có sự tiến bộ rõ rệt, em đã đọc được thành thạo, đọc to 
rõ ràng hơn. 
 + Các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp hàng tuần tôi tổ chức cho các em 
chơi trò chơi dân gian, múa, hát. Trong tiết sinh hoạt lớp tôi còn yêu cầu các em 
kể chuyện cho các bạn nghe, rồi có thể kể về những người than trong gia đình 
cho các bạn biết và nói những thứ mình yêu thích để chia sẽ với bạn bè, để 
những em còn nhút nhát sẽ hòa đồng với các bạn và dần dần sẽ mạnh dạn hơn. 
7
 - Như vậy, qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tôi nhận thấy rằng: Nếu 
người giáo viên biết lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp với từng trình độ 
học sinh của một lớp mình cùng với lòng nhiệt tình, quan tâm giúp đỡ học sinh 
học chậm thì chất lượng học sinh ngày một nâng lên. 
* Đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn: 
 Đây cũng là nguyên nhân làm giảm chất lượng học tập của các em, trong 
quá trình tìm hiểu thực tế cho thấy nhiều em đến lớp không chú ý học bài, ngồi 
ngơ ngác có khi còn ngủ gật, không chú ý cô giảng bàiĐối tượng học sinh này 
cần được quan tâm nhiều cả về vật chất lẫn tinh thần. Vì vậy muốn các học sinh 
này học tốt giáo viên phải nắm được hoàn cảnh thực tế của các em từ đó mới có 
biện pháp cụ thể để dạy các em. 
 Để tạo điều kiện tốt cho các em học tập, tôi chủ động tham mưu với hội 
phụ huynh học sinh, Đoàn – Đội, các mạnh thường quân tôi đã quên góp được 5 
bộ quần áo mới, đồ dùng, sách vở và 50 kg gạo. 
 - Trong dịp đầu năm học tôi đã tặng quần áo và sách vở cho 5 em: Huỳnh 
Thanh Phước, Nguyễn Hoài Anh Thư, Hoàng Minh Nhật, Bùi Thành Đạt, Bùi 
Thị Ngọc Trinh. Dịp rằm tháng 8 tôi đã phát cho 3 em mỗi em nhận 15 kg gạo, 
tuy những món quà đó không lớn lắm, nhưng đó cũng là động lực để giúp các 
em cố gắng trong học tập. 
 - Quan tâm động viên các em trong mọi hoạt động nhất là với những em có 
hoàn cảnh quá khó khăn, gần gũi quan tâm các em khi các em tạo không khí 
thoải mái trong học tập, để các em thấy cô giáo là người mẹ thứ hai của mình, 
các em không còn thấy cô đơn khi tới trường. 
 - Tôi nghĩ, đối với học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, giáo viên cần quan tâm, 
giúp đỡ, động viên các em giúp các em tự tin trong học tập và hoà nhập với 
cộng đồng, cần giúp đỡ các em cả vật chất và tinh thần đó là việc mình nên làm. 
 9. Phối hợp chặt chẽ giữa Giáo viên và Phụ huynh học sinh: 
 Từ thực tế cho thấy nhiều cha mẹ học sinh cho con đến trường là xong 
nhiệm vụ còn trách nhiệm dạy, giáo dục con mình là phần thầy cô giáo, có 
những em bị bệnh nhưng cha mẹ không hề biết vẫn cho con đi học có khi các 
em đi học cả buổi mà vẫn chưa ăn gì, ngay cả khi các em bị ốm mà phụ huynh 
cũng không quan tâm tới các em. Với các trường hợp này tôi phải thường xuyên 
liên lạc với phụ huynh, trao đổi với phụ huynh để họ hiểu rằng kết quả học tập 
của các em có tốt là phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa gia đình và giáo viên 
chủ nhiệm.Yêu cầu quan tâm tối thiểu như cha mẹ các em cần kiểm tra bài vở 
của các em sau mỗi buổi học ở trường xem con mình đã học những môn nào, 
các em có ghi chép đủ không, giúp các em soạn sách vở trong thời gian đầu và 
theo dõi kiểm tra nhắc nhở các em việc soạn sách vở khi cho các em đã tự làm, 
hướng dẫn các em đọc bài nhiều lần ở nhà, chuẩn bị cho bài mới. Còn giáo viên 
ngoài họp phụ huynh theo kế hoạch chỉ đạo định kì chung 3 lần/ năm học, phải 
thường xuyên liên lạc với phụ huynh học sinh qua liên lạc điện tử hay trực tiếp 
trao đổi với phụ huynh khi cần thiết về vấn đề học tập của các em. Bên cạnh đó 
giáo viên cần phối hợp với hội phụ huynh của lớp nhờ hội trưởng của lớp giúp 
đỡ. 
Ví dụ: Trong năm học 2020 - 2021 lớp tôi chủ nhiệm có 3 em thường 
xuyên quên mang tập vở, không học bài ở nhà, lần họp phụ huynh đầu tiên cha 
8
mẹ của các em không đi. Tôi đã đến tận các em trước tiên là xem hoàn cảnh của 
các em đó như thế nào, sau đó thông báo tình hình học tập của các em và nhờ 
phụ huynh tiếp tay với tôi, bản thân tôi gặp trực tiếp hai lần trao đổi với bố mẹ 
của các em đó để phụ huynh hiểu được vai trò của gia đình trong việc dạy các 
em là rất quan trọng, mối quan hệ giữa giáo viên và gia đình không thể tách rời 
nhau. Thời gian sau cha mẹ 3 em đó đã quan tâm tới các em hơn và thường 
xuyên liên lạc với tôi, kì họp phụ huynh lần hai cha mẹ các em đi đầy đủ. Sau 
một thời gian tôi thấy 3 em học sinh đó có tiến bộ rõ rệt, cho đến nay cả 3 em 
đều học tốt hơn. 
 5. 3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: 
Sáng kiến này đã áp dụng có hiệu quả cho học sinh lớp 1 trường Tiểu học 
Thanh Lương B, và được sử dụng rộng rãi trong các trường Tiểu học. 
 6. Những thông tin cần được bảo mật : Không có 
 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
 Về cơ sở vật chất đảm bảo, phòng học sạch sẽ thoáng mát, đầy đủ ánh sáng 
có quạt điện. Học sinh có đầy đủ sách vở và đồ dung học tập. 
 Giáo viên phải chuyên tâm, say mê, nhiệt tình trong công việc, không 
ngừng học tập để nâng cao kiến thức và năng lực chuyên môn và các hoạt động 
giáo dục trong nhà trường. Có kế hoạch dạy học cụ thể và thường xuyên giúp đỡ 
những học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Thường xuyên dự giờ, học hỏi kinh 
nghiệm của các đồng nghiệp để có kết quả tốt hơn trong dạy học. Cần mềm 
mỏng, khéo léo, động viên học sinh nhưng nghiêm khắc trong dạy học. Biết lắng 
nghe và thu nhận thông tin phản hồi từ phụ huynh học sinh trong quá trình triển 
khai biện pháp. 
 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 
 8.1. Kết quả đạt được: 
 Sau thời gian áp dụng biện pháp trên chất lượng dạy môn Tiếng việt của 
lớp tôi chủ nhiệm đã được nâng lên rõ rệt. Học sinh có sự chuyển biến tích cực 
trong học tập, tự giác học và có rất nhiều cố gắng nhất là các em có hoàn cảnh 
đặc biệt, đồng thời các em còn cảm nhận được sự gần gũi, yêu thương của thầy 
cô, biết hoà đồng cùng các bạn, biết chia sẻ những vui, buồn, khó khăn với bạn 
bè, thầy cô. Các em tự tin trong học tập và thực sự thấy “mỗi ngày đến trường là 
một ngày vui”. 
Tạo được môi trường học tập thân thiện, vui vẻ, thoải mái. Chất lượng 
học tập ngày càng cao.Các em còn biết chào hỏi lễ phép người lớn tuổi, biết 
nói năng nhã nhặn với bạn bè. Thực hiện tốt những quy định của trường lớp. 
 Học sinh biết khắc phục khó khăn, phát huy ưu điểm và các tố chất riêng, 
sửa chữa khuyết điểm để ngày càng tiến bộ. Làm nền móng tốt cho các em học 
lên lớp trên, tạo đà để chất lượng học tập ngày một tốt hơn. Một số phụ huynh 
nhận thấy rõ vai trò của gia đình trong quá trình giáo dục con em mình, nhiệt 
tình chỉ bảo, quan t

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_ren_doc_cho_hoc_sinh_lop_1.pdf