Sáng kiến kinh nghiệm Luyện viết chữ đẹp cho học sinh lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Luyện viết chữ đẹp cho học sinh lớp 1

1- Phối kết hợp với cha mẹ học sinh: Đây là việc quan trọng của cô giáo chủ nhiệm, bởi ngoài thời gian học trên lớp, các em đã được cô hướng dẫn tận tình về cách viết chữ, về nhà các em còn phải được cha mẹ quan tâm và kèm cặp tiếp. Khâu chuẩn bị bút, giấy của bậc phụ huynh là điều không thể thiếu trong việc rèn chữ đẹp của học sinh. Ngoài ra kết quả tiến bộ của các em còn được thôgn qua từng tuần, từng tháng cụ thể để cha mẹ các em nắm bắt được và có hướng kèm cặp phát huy tính tích cực của các em.

 

doc 4 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 3404Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Luyện viết chữ đẹp cho học sinh lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. đặt vấn đề
I. Lời mở đầu.
	Người ta thường nói: “Nét chữ nết người” nét chữ nói lên tính cách của con người. Vâng! Việc rèn luyện vở sạch, chữ đẹp cho học sinh tiểu học nói chung và việc rèn luyện chữ đẹp cho học sinh lớp hai nói riêng là một trong những tiêu chuẩn mà bất cứ một trường tiểu học nào cũng cố gắng thi đua và thực hiện tốt.
	Là một giáo viên tiểu học lại đang giảng dạy trực tiếp lớp hai, bản thân tôi rất tâm huyết với công việc của mình, tôi luôn mong muốn học trò của mình em nào cũng viết chữ đẹp rõ ràng, biết trình bày bài sạch sẽ, biết giữ gìn sách vở cẩn thận, được như vậy phải cần rất nhiều công sức của người dạy học.
	Tuy nhiên trong thực tế, lớp học sinh mà tôi đang trực tiếp giảng dạy, đây là con em của một xã miền núi còn gặp nhiều khó khăn trong đời sống kinh tế, nên sự quan tâm đến các em còn gặp nhiều hạn chế. Trong lớp em nào được gia đình quan tâm thì các em được đáp ứng đầy đủ đồ dùng dạy học như bút, vở và có đầu tư thời gian cho các em luyện viết, bên cạnh đó, 1 số em chưa được quan tâm, dẫn đến tình trạng thiếu bút, thiểu vở, thiếu đồ dùng học tập. Và việc rèn luyện vở sạch chữ đẹp gặp nhiều khó khăn hạn chế Làm sao để các em viết được chữ đẹp? Đây là câu hỏi đặt ra để tôi phải suy nghĩ và quyết tâm phấn đấu.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
1. Thực trạng: 
	Do các em mới từ lớp 1 lên, cách làm quen với nét chữ kỹ thuật, đúng quy định còn gặp nhiều khó khăn, hầu hết các em viết sai cỡ chữ, sai lỗi chính tả rất nhiều trên bài viết của mình và đặc biệt còn viết chưa thành thạo các con chữ, khi nghe viết còn gặp nhiều khó khăn.
2. Kết quả của thực trạng trên, nên từ đầu năm tôi đã khảo sát chất lượng và chọn ra được các em viết chữ đạt khá còn lại là trung bình và yếu. Từ thực trạng đó và mong muốn công việt dạy của mình đạt hiệu quả tốt hơn tôi đã mạnh dạn viết lên một số cải tiến về nội dung và phương pháp về rèn luyện viết chữ đẹp cho học sinh, không những nâng cao kết quả học tập mà còn giúp các em phát huy tính cách với những đức tính cần thiết như cẩn thận, kiên trì, sáng tạoXứng đáng là những chủ nhân tương lai của Đất Nước.
B- Giải quyết vấn đề
I. Các giải pháp thực hiện:
1. Ngoài quyển vở chính tả ra các em còn bắt buộc phải có thêm 1 quyển luyện viết (ô li) ở nhà..
2. Thường xuyên viết mẫu cho học sinh nhìn và viết theo.
3. Kiểm tra vở luyện viết (ô li) từng ngày, vở đó được chấm 5 lần/tuần, mỗi lần có điểm và có nhận xét cụ thể.
II. Các biện pháp:
1- phối kết hợp với cha mẹ học sinh: Đây là việc quan trọng của cô giáo chủ nhiệm, bởi ngoài thời gian học trên lớp, các em đã được cô hướng dẫn tận tình về cách viết chữ, về nhà các em còn phải được cha mẹ quan tâm và kèm cặp tiếp. Khâu chuẩn bị bút, giấy của bậc phụ huynh là điều không thể thiếu trong việc rèn chữ đẹp của học sinh. Ngoài ra kết quả tiến bộ của các em còn được thôgn qua từng tuần, từng tháng cụ thể để cha mẹ các em nắm bắt được và có hướng kèm cặp phát huy tính tích cực của các em.
2- Việc rèn luyện trên lớp: Đây là công việc chủ yếu của giáo viên đối với lớp mình, qua sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình, trực tiếp tới các em mà hiểu được, thấy được sự tiến bộ từng ngày của từng học sinh, nắm chắc được tình hình lớp, tôi quyết định chia lớp thành 3 nhóm chữ để có kế hoạch rèn luyện.
a) Nhóm chữ loại A:
	Là nhóm chữ viết tương đối khá, ít lỗi chính tả, biết giữ gìn vở sạch sẽ. Bước đầu tôi dạy cho các em cách ghép các chữ cái thật đều, cách nối nét, cách đánh dấu chữ, dấu thanh đúng quy định, sau khi các em viết đã viết đều ta, tôi lại luyện cho các em viết chữ hoa thông qua các giờ tập viết trên lớp, sau khi các em viết chữ hoa tương đối đẹp, tôi cho các em viết một đoạn văn hay một đoạn thơ mà tôi đã chọn trước, sau đó tôi sửa chữa, nhận xét và cho điểm khuyến khích các 
em phấn đấu, các em thi nhau viết đẹp.
b) Nhóm chữ loại B:
	đây là nhóm chữ viết chưa đẹp, vở tương đối sạch sẽ tôi giành thời gian tương đối nhiều cho các em viết chữ cái thành thạo với các kích cỡ đúng quy định. Sau đó các em tập ghép chữ, các con chữ ghép với nhau thành một chữ (hay một tiếng khi đọc) phải làm sao cho đều nét, các con chữ đều nhau, không to quá hoặc nhỏ quá, các con chữ nối với nhau liền nét, độ cao các con chữ đúng quy định. Khi viết xong một chữ, ta phải đánh dấu chữ trước, đánh dấu thanh sau, khi các em đã có một chút kỹ năng về viết chữ, tôi mới hướng dẫn các em viết chữ hoa, cách dùng chữ hoa hợp lý khi viết trong bài viết. Tôi thường xuyên sửa chữa, uốn nắn, viết mẫu để nâng cao sự cố gắng của các em để các em tiến bộ lên nhóm chữ A.
c) Nhóm chữ C:
	Đây là một nhóm chữ viết xấu, trình bày chưa khoa học chưa đẹp, chữ viết mắc nhiều lỗi chính tả, bìa không bọc, vở quăn nhàu nát. nhiệm vụ đặt ra yêu cầu tôi phải quan tâm chặt chẽ tới các em, từ chỗ vở phải bọc bìa có nhản, tôi yêu cầu phải giữ gìn cẩn thận, sạch sẽ. đến từng bài tôi đều viết mẫu để các em học tập. Tôi giao bài cụ thể cho các em viết thêm ở nhà, ban đầu các em ngại viết, sau dần các em tự giác viết để có bài viết sáng hôm sau cô kiểm tra chấm điểm. Từ chỗ các em ở nhóm chữ loại C tiến tới loại B - loại A, quả là miột chuyển biến mà gia đình phụ huynh và cô giáo chủ nhiệm đã nhiệt tình dày công tập luyện vun đắp.
Ngoài các biện pháp trên, ở lớp tôi còn tổ chức nhữngcuộc thi hàng tuần, hàng tháng để chọn ra người viết đẹp nhất, người tiến bộ nhất để các em có sự thi đua, phấn đấu vươn lên.
	Ngoài ra tôi còn sưu tầm những câu chuyện về các danh nhân nổi tiếng về sự khổ công rèn luyện chữ viết như: Thần sưu luyện chữ, Thành Quát luyện chữ để các em học tập và phát huy.
C. kết luận.
1) Kết quả nghiên cứu:
	Nếu ta coi việc dạy dỗ kiến thức cho học sinh tiểu học là một nhiệm vụ không thể thiếu được thì việc rèn luyện kỹ năng viết chư đẹp lại là một công việc
quan trọng của một nàh trường tiểu học hiện nay. 
	Vậy để trang bị vốn sống cho các em ngoài những kiến thức ra, chúng ta còn rèn luyện cho các em đức tính cẩn thận, kiên trì, khéo léo, sạch sẽ là hành trang nho nhỏ để các em bước vào đời.
Kết quả đạt được:
Xếp loại
Đầu năm học
Cuối học kỳ I
Giữa học kỳ II
Loại A
6
10
16
Loại B
8
9
5
Loại C
7
2
0
2) kiến nghị - đề xuất:
 a- Về phía nhà trường: Hàng tháng tổ chức cuộc thi giữ vở sạch, viết chữ đẹp, có ban giám khảo, có khen thưởng kịp thời.
b- Về phía phụ huynh: nên quan tâm hơn nữa đến việc rèn luyện chữ cái, phải mua đủ bút, vở, đề dùng học tập cho các em. Thường xuyên liên lạc với giáo viên chủ nhiệm để nắm bắt được kết quả học tập và việc rèn luyện của con em mình. Từ đó có biện pháp cụ thể để kèm cặp thêm ở nhà, làm sao giúp các em rèn luyện chữ viết ngày càng tiến bộ, ngày càng đẹp, nâng cao kết quả học tập của con em mình ngày càng tốt hơn.
	Thọ Sơn, ngày 12 tháng 4 năm 2006
	Người viết
	Lê Thị Liên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien' Co Lien Tho Son.doc