5. Mô tả bản chất của sáng kiến:
5.1. Tính mới của sáng kiến:
Ngay từ buổi đầu dắt tay trẻ tới trường vào lớp một, các bậc phụ huynh
học sinh đã không chỉ mong con em mình được thầy cô dạy dỗ cho ngoan ngoãn
mà còn muốn cho con em học hành giỏi giang.
Để giúp cho trẻ học tốt môn Tiếng Việt ở lớp một – môn học có vị trí
quan trọng đặc biệt, nhiều phụ huynh học sinh rất muốn hỗ trợ cùng cô giáo dạy
con em mình học ở nhà, song cảm thấy rất lúng túng do chương trình sách giáo
khoa khác với ngày xưa bản thân phụ huynh học sinh đã học.
Nhằm tạo điều kiện để để các vị phụ huynh học sinh nắm được những
điểm cơ bản về nội dung và cách dạy trẻ học sao cho phù hợp những điều con
em mình được cô dạy bảo trên lớp. Tôi xin giới thiệu một vài kinh nghiệm về
việc giúp phụ huynh học sinh hướng dẫn con em mình học tốt môn Tiếng Việt
lớp một. Rất mong quý thầy cô, bạn bè đồng nghiệp góp ý xây dựng
1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến ngành Giáo dục thị xã Bình Long Tôi tên dưới đây: S T T Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến 01 NGUYỄN THỊ THU HỒNG 16-10- 1969 Trường Tiểu học Thanh Phú A- thị xã Bình Long - tỉnh Bình Phước Giáo viên giảng dạy lớp 1 Đại học sư phạm Tiểu học 100% 1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Phương pháp giúp phụ huynh học sinh hỗ trợ con em học tốt môn Tiếng Việt lớp một” 2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến. 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (môn Tiếng Việt) 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày 05 tháng 10 năm 2020. 5. Mô tả bản chất của sáng kiến: 5.1. Tính mới của sáng kiến: Ngay từ buổi đầu dắt tay trẻ tới trường vào lớp một, các bậc phụ huynh học sinh đã không chỉ mong con em mình được thầy cô dạy dỗ cho ngoan ngoãn mà còn muốn cho con em học hành giỏi giang. Để giúp cho trẻ học tốt môn Tiếng Việt ở lớp một – môn học có vị trí quan trọng đặc biệt, nhiều phụ huynh học sinh rất muốn hỗ trợ cùng cô giáo dạy con em mình học ở nhà, song cảm thấy rất lúng túng do chương trình sách giáo khoa khác với ngày xưa bản thân phụ huynh học sinh đã học. Nhằm tạo điều kiện để để các vị phụ huynh học sinh nắm được những điểm cơ bản về nội dung và cách dạy trẻ học sao cho phù hợp những điều con em mình được cô dạy bảo trên lớp. Tôi xin giới thiệu một vài kinh nghiệm về 2 việc giúp phụ huynh học sinh hướng dẫn con em mình học tốt môn Tiếng Việt lớp một. Rất mong quý thầy cô, bạn bè đồng nghiệp góp ý xây dựng. * Thực trạng: Năm học này, lớp tôi chủ nhiệm có thuận lợi là 100% các em học sinh tập trung vào học ngày 5/ 9 /2020, và 100% học sinh có đủ sách giáo khoa. Vì thế phụ huynh học sinh cũng có điều kiện nghiên cứu về sách giáo khoa , nội dung, yêu cầu của chương trình trước khi vào chương trình học kiến thức. Ngày 12/ 9/2020, đây là buổi họp phụ huynh học sinh đầu tiên của lớp. Trong buổi họp này tôi đã khảo sát lấy ý kiến của phụ huynh học sinh, kết quả như sau: Các yêu cầu cần biết Biết Chưa biết Ý kiến khác Biết nội dung, yêu cầu học tập môn Tiếng Việt trong chương trình. 7 33,3 % 14 66,7% Biết được các điểm cơ bản về sách giáo khoa Tiếng Việt 1. 7 33,3% 14 66,7 % Biết tác dụng của bộ chữ học vần thực hành. 4 19,0 % 17 81,0% Biết cách sử dụng bộ chữ học vần thực hành. 5 23,8 % 16 76,2 % Biết cách hướng dẫn con em ở nhà 5 23,8% 16 76,2 % Kết quả cho thấy đa số phụ huynh học sinh chưa nắm được các điểm cơ bản về sách giáo khoa , không biết sử dụng và tác dụng của bộ chữ thực hành, chưa nắm bắt được nội dung, yêu cầu học tập môn Tiếng Việt. Theo ý kiến của phụ huynh học sinh thì sách giáo khoa lớp một có nhiều tranh ảnh, màu sắc đẹp, mỗi bài đều được trình bày trong hai trang mở liền nhau nên rất thuận tiện theo dõi và đặc biệt là không có phần bài về nhà. Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát và trao đổi trực tiếp trong buổi họp này, tôi ghi nhận được 5 vấn đề còn vướng mắc trong phụ huynh học sinh về môn Tiếng Việt lớp một như sau: - Mức độ yêu cầu đối với học sinh lớp một có khác trước đây không? (Điểm mới, trọng tâm của chương trình và sách giáo khoa lớp một). Chính vì những vướng mắc này khiến cho đa số phụ huynh học sinh không có sự chuẩn bị trước cho con mình vào lớp. - Cách dạy học sinh đánh vần có gì khác so với trước? - Phụ huynh học sinh không biết cách khai thác các kênh hình trong sách giáo khoa, hệ thống ký hiệu khi dạy con em học ở nhà (nhất là phần kể chuyện). - Chưa hiểu cấu trúc của vở tập viết sử dụng khi nào?. nên phụ huynh học sinh gặp rất nhiều khó khăn khi dạy cho con học trước ở nhà. - Bộ chữ rời của học sinh dùng để làm gì? Có tác dụng ra sao? Sử dụng thế nào? 5.2. Nội dung sáng kiến: Dựa vào những băn khoăn của phụ huynh học sinh và yêu cầu của chương 3 trình mới, tôi đã lần lượt giải quyết vấn đề giúp phụ huynh học sinh dạy con học môn Tiếng Việt bằng các bước như sau: 5.2.1. Giúp phụ huynh học sinh nắm được điểm mới, trọng tâm của chương trình và sách giáo khoa lớp một. a/ Chương trình Tiếng Việt một liên kết các loại văn bản trong trục chủ đề của bài học . Chủ đề chi phối các thể loại bài đọc cũng như định hướng và chi phối các hoạt động rèn luyện và phát triển 4 kỹ năng (đọc, viết, nói và nghe). Sách cũng chú ý tới việc tích hợp dạy đọc, viết, nói và nghe với dạy các môn học và hoạt động giáo dục khác trong chương trình, như Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm , Tự nhiến và Xã hội,... .Ngoài ra hoạt động đọc viết và vận dụng các điều đã học ở bài học để nói, nghe, viết (sáng tạo). Quy trình khép kín và nâng cao này sẽ góp phần nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực tư duy cho học sinh. Tôi hướng dẫn cho phụ huynh học sinh phần hội thoại nằm ở phần hạt động mở rộng ở các tiết Học âm, học vần, kể chuyện. Các nội dung nói rất gần gũi với cuộc sống của các em, giúp các em dạn dĩ hơn trong giao tiếp (khắc phục khuyết điểm của trẻ Việt Nam) điều này là điểm tiến bộ của nội dung chương trình mới. Khi dạy các kỹ năng đọc, viết cần tập trung vào yêu cầu dạy đọc đúng và trơn tiếng, viết đúng mẫu chữ và tập chép bài chính tả, tập ghi dấu chấm, dấu chấm hỏi. Tuy kỹ năng đọc viết được dạy song song với kỹ năng nói, nghe nhưng đọc, viết vẫn là kỹ năng trọng tâm của chương trình. b/ Hướng dẫn phụ huynh học sinh nắm được cơ bản về sách giáo khoa. Học lớp một chương trình mới, trẻ cần có sách giáo khoa Tiếng Việt một (hai tập), vở Tập viết (2 tập), vở bài tập Tiếng việt (2 tập), (Nội dung hướng dẫn được giới thiệu ở phần phụ lục). Từ việc giới thiệu sách giáo khoa tôi giúp phụ huynh học sinh hiểu được không có sự xáo trộn về bản chữ cái cũng như cách đánh vần. c/ Giới thiệu bộ chữ cái thực hành lớp một. Ngoài việc giới thiệu số lượng chữ, kiểu chữ có trong bộ chữ, tôi còn thao tác mẫu và chỉ cho phụ huynh học sinh biết cách sử dụng bảng cài chữ để có thể giúp trẻ học tập. d/ Giới thiệu hệ thống chữ viết. Tôi lưu ý với phụ huynh học sinh hai vấn đề sau: Độ cao các con chữ. Ngay ở học kì một học sinh được hướng dẫn viết chữ số và viết chữ thường. Khi đọc bài học sinh sẽ được làm quen với kiểu chữ in hoa. Sang học kì 2 học sinh được hướng dẫn viết chữ hoa. (nội dung này mới so với chương trình cũ). 5.2.2. Cách hướng dẫn phụ huynh học sinh a/ Giới thiệu nội dung này đến phụ huynh học sinh ngay trong buổi họp phụ huynh học sinh lần 1 (ngày12 tháng 9 năm 2020). Đi kèm với phần lý thuyết tôi hướng dẫn phụ huynh học sinh cụ thể trên sách giáo khoa, trên bộ chữ. b/ Do phần lớn phụ huynh học sinh là người lao động nên mức độ ghi nhớ không nhiều, do đó tôi đã soạn sẵn cho mỗi phụ huynh học sinh một bộ âm, vần để hướng dẫn cho con em thuận tiện hơn. Trường: Tiểu học Thanh Phú A 4 Lớp: Một/ 1 Năm học: 2020-2021 Phần âm:(40 âm) a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê, g, h, l, k, l, m, n, o, ô, ơ, r, s, t, u, ư, v, x, y, ch, th, kh, p, ph, nh, gh, q, qu, gi, ng, ngh, tr. Phần vần:(126 vần) ia, ua, ưa, oi, ai, ôi, ơi, ui, ưi, uôi, ươi, ay, ây, eo, ao, au, âu, iu, êu, iêu, yêu, ưu, ươu, on, an, ân, ăn, ôn, ơn, en, ên, in, un, iên, yên, uôn, ươn, ong, ông, ăng, âng, ung, ưng, eng, iêng, uông, ương, ang, anh, inh, ênh, om, am, ăm, âm, ôm, ơm, em, êm, im, um, iêm , yêm, uôm, ươm, ot, at, ăt, ât, ôt, ơt, et, êt, ut, ưt, it, iêt, uôt, ươt, oc, ac, ăc, âc, uc, ưc, ôc, uôc, iêc, ươc, ach, ich, êch, op, ap, ăp, âp, ôp, ơp, ep, êp, ip, up, iêp, ươp, oap, oa, oe, oai, oay, oan, oăn, oang, oăng, oanh, oach, oat, oăt, uê, uy, uơ, uya, uân, uyên, uât, uyêt, uynh, uych. Rất mong quí phụ huynh học sinh giúp các con ôn luyện thêm ở nhà. 5.2.3. Tổ chức dạy minh họa cho phụ huynh học sinh dự giờ. Lớp tôi có thuận lợi là ít học sinh (21 học sinh) và điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ nên tôi đã mạnh dạn mới phụ huynh học sinh (mỗi lần 1/ 2 số phụ huynh học sinh) đến dự giờ thăm lớp nhằm mục đích cho phụ huynh học sinh nắm được cách dạy. Ở học kỳ I tôi chọn môn học vần dạy cho phụ huynh học sinh dự (Học vần : tuần 7 - Bài : ao – eo và tuần 11 bài : en –ên –in). Sang học kỳ 2, tôi dạy bài : Ôn tập và kể chuyện cho phụ huynh học sinh dự (tuần 19.ôn các vần và đọc bài : Mùa hoa . Kể chuyện : Sự tích hoa ngọc lan). Các buổi dạy tôi đều chọn vào ngày thứ 6 để sử dụng giờ sinh hoạt lớp trao đổi kinh nghiệm, phương pháp dạy cho phụ huynh học sinh. Trong các lần trao đổi này tôi đã hướng dẫn phụ huynh học sinh các vấn đề cơ bản sau : Hướng dẫn học sinh ghép vần, tiếng, từ bằng bộ chữ theo nội dung của phần: vần, tiếng khóa, từ khóa được giới thiệu trong sách giáo khoa. Sau khi ghép cho học sinh phân tích lại. - Ví dụ : Vần “ong” gồm “o” đứng trước, âm “ng” đứng sau, đánh vần là o - ngờ- ong . Đọc vần là : ong Tiếng “chóng” gồm có âm ch đứng trước, vần ong đứng sau , dấu sắc trên đầu âm o, đánh vần là: chờ - ong- chong – sắc – chóng . Đọc thành tiếng là: chóng . Từ “chong chóng” gồm có hai tiếng, tiếng chong đứng trước, tiếng chóng đứng sau. Đọc thành từ: chong chóng . - Khi hướng dẫn ghép chữ (hoặc viết) : cần rèn cho học sinh có thói quen đọc (đánh vần) nhẩm trước khi ghép (viết), chữ nào đọc trước thì ghép (viết) trước, chữ nào đọc sau thì ghép (viết) sau. - Đối với phần hoạt động mở rộng : phụ huynh học sinh cần dựa vào chủ đề luyện nói, tranh và liên hệ thực tế để gợi ý cho trẻ nói cần hướng dẫn trẻ nói cho tròn câu và nên để cho trẻ nói tự nhiên. - Còn kể chuyện theo tranh : đối với những câu chuyện phụ huynh học sinh không biết nội dung, thì phụ huynh học sinh có thể dựa vào tranh rèn kỹ năng quan sát và trí tưởng tượng cho học sinh . 5 Hướng dẫn cho học sinh viết: cho học sinh đọc lại nội dung viết, sau đó nhận xét độ cao các con chữ (bằng ô li), lưu ý khoảng cách chữ với chữ, tiếng với tiếng, từ với từ bằng các đường kẻ dọc, kẻ ngang trong vở tập viết, lưu ý tư thế ngồi, cách để vở cầm bút cho các em. 5.2.4. Hướng dẫn phụ huynh học sinh chuẩn bị đồ dùng học tập cho học sinh. Đồ dùng học tập là một trong những điều kiện giúp trẻ học tốt.Vì thế sự chuẩn bị đồ dùng học tập cho học sinh cũng không kém phần quan trọng. Trong một buổi học phụ huynh học sinh cần chuẩn bị cho học sinh đầy đủ sách, vở đúng như thời khóa biểu và các đụng cụ học tập như: bút, thước, bảng con, phấn, tẩy, giẻ lau Đặc biệt là bộ chữ thực hành (nhất là thời gian đầu) để không bị mất, hư hỏng và đỡ mất thời gian khi trẻ chọn chữ để ghép. Phụ huynh học sinh cần chuẩn bị chữ cho học sinh đủ ghép các từ khóa trong bài học. Ví dụ : Chủ đề: Thăm quê Bài 3 : om – ôm – ơm thì mang các chữ đom đóm , con tôm và cây rơm. Tương tự phụ huynh học sinh xem tên bài mà giáo viên cho các em khoanh ở phần từ ở sách giáo khoa để soạn chữ cho các em. (theo từng ngày, từng bài) 5.2.5. Trao đổi kinh nghiệm thường xuyên giữa phụ huynh và giáo viên. Để tạo điều kiện thuận lợi, tâm lý thoải mái cho phụ huynh học sinh trong việc trao đổi kinh nghiệm với giáo viên. Tôi sử dụng phiếu khảo sát, tạo mọi điều kiện gặp gỡ giao tiếp với từng cá nhân, trao đổi trong các buổi họp. Nhất là buổi gặp gỡ giữa giáo viên – phụ huynh – học sinh trong buổi sơ kết học kỳ I của lớp kết hợp với họp phụ huynh học sinh. Trong buổi họp này tôi không chỉ trao đổi lắng nghe ý kiến đóng góp của phụ huynh học sinh, mà còn được cùng 6 phụ huynh học sinh lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các em. Từ đó giáo viên và phụ huynh học sinh kết hợp tạo ra những phương pháp dạy cho hợp lý hơn, thiết thực hơn. Tuy nhiên để lấy ý kiến của phụ huynh học sinh một cách toàn diện, đúng yêu cầu, tôi phải định hướng các vấn đề cần thảo luận và nêu ra trong cuộc họp. 5. 3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: - Sáng kiến này có thể áp dụng trên mọi đối tượng học sinh, giáo viên đều có thể vận dụng những biện pháp này trong các tiết học mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy. - Đã áp dụng trong toàn trường đạt hiệu quả cao, giá trị sử dụng lâu dài và có thể nhân rộng. 6. Những thông tin cần được bảo mật: (Không có). 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: + Ban giám nhà trường đầu tư về cơ sở vật chất như: bàn ghế, bảng, đèn sáng. + Phối hợp với cán bộ Thư viện và phụ huynh để chuẩn bị cho các em đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập như: sách giáo khoa, tranh ảnh, hộp chữ cái, bảng cài một số đồ dùng phù hợp với nội dung từng bài học. 8. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: a. Kết quả: Sau gần một năm thực hiện tôi thấy : - Giáo viên đỡ vất vả hơn do được phụ huynh học sinh hỗ trợ giúp các em chuẩn bị bài trước ở nhà theo đúng cách giáo viên hướng dẫn trên lớp. - Phụ huynh học sinh không còn lúng túng khi hướng dẫn, kiển tra con em học (môn Tiếng việt). - Kết quả khảo sát qua các giai đoạn như sau : Các yêu cầu Đã biết GKI HKI GKII - Biết nội dung yêu cầu học tập môn Tiếng Việt trong chương trình mới 13 61,9% 21 100% - Biết các điểm cơ bản về sách giáo khoa Tiếng việt 1 17 81% 21 100% - Biết tác dụng của của bộ chữ học vần thực hành 17 81% 21 100% Biết cách sử dụng bộ chữ học vần thực hành 16 76,2 ,% 21 100% - Biết cách hướng dẫn con em học ở nhà 16 76,2 % 21 100% - Các em học tập tốt hơn không còn gặp khó khăn khi đến lớp (vì cách học ở nhà với ở lớp không giống nhau). Các em sử dụng bộ chữ thành thạo dẫn đến các em hứng thú học tập hơn. Kết quả môn Tiếng Việt của học sinh lớp tôi qua kiểm tra cuối học kì I như sau: 7 T.Gian TSHS Điểm 9-10 Điểm 7 -8 Điểm 5- 6 Điểm dưới 5 SL % SL % SL % SL % CKI 21 5 23,8 12 57,1 4 19,1 0 0 b. Bài học kinh nghiệm: Do đặc trưng của chương trình sách giáo khoa lớp một mới có nhiều thay đổi nên để giúp phụ huynh học sinh biết cách hướng dẫn con em học môn Tiếng Việt, giáo viên cần phải : - Nắm chắc các điểm mới về nội dung, yêu cầu trọng tâm của chương trình mới. - Nắm vững phương pháp dạy bộ môn. - Phổ biến từng phụ huynh học sinh, để phụ huynh học sinh nắm được yêu cầu và cách dạy con em ở nhà sao cho giống với ở trường. - Bằng nhiều hình thức giáo viên phải giữ mối liên hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh, tạo điều kiện cho học sinh, phụ huynh học sinh nói lên những khó khăn, mong muốn của mình cũng như các đề xuất của giáo viên điều chỉnh cách dạy sao cho phù hợp. - Thường xuyên theo dõi kết quả vận dụng của phụ huynh học sinh về những điều giáo viên đã hướng dẫn phổ biến (thông qua phiếu khảo sát, các buổi họp). Để đánh giá kết quả của mình. - Kiên trì lắng nghe ý kiến đóng góp phụ huynh học sinh, bạn đồng nghiệp và nguyện vọng của học sinh. Đánh giá của hội đồng sáng kiến trường Tiểu học Thanh Phú A Thanh Phú, ngày ... tháng ... năm 2021 Chủ tịch hội đồng sáng kiến Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Thanh Phú, ngày 28 tháng 2 năm 2021 Người nộp đơn Nguyễn Thị Thu Hồng
Tài liệu đính kèm: