SKKN Một vài giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu

SKKN Một vài giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu

Trong khi dạy Tập đọc hoạt động nói câu có tiếng chứa vần đã học cũng có tác dụng rất lớn. Dù đó không phải là giao tiếp trong tình huống cụ thể và mỗi em chỉ nói một câu nhưng nó giữ vai trò rèn luyện cho học sinh nói đủ câu, diễn đạt tường minh và dẫn đến nói câu hay. Khi đó, chúng ta có thể kịp thời điều chỉnh ngay những lỗi đặt câu của các em. Rõ ràng qua các hình thức tổ chức như trên các em thường tỏ ra rất hào hứng được nói cho bạn mình nghe và nói to, rõ ràng, mạch lạc.

Dạy đạo đức là dạy học sinh những hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội và quyền trẻ em trong các tình huống đơn giản cụ thể của cuộc sống hằng ngày. Nội dung của môn học đạo đức kết hợp giữa giáo dục quyền với giáo dục trách nhiệm bổn phận của học sinh. Hơn nữa môn đạo đức không chỉ giáo dục bổn phận, trách nhiệm của học sinh đối với gia đình, nhà trường, xã hội và môi trường tự nhiên, mà còn giáo dục trách nhiệm của các em đối với chính bản thân mình. Việc bồi dưỡng hình thành cho các em những phẩm chất đạo đức không phải là một bài mẫu có sẵn, áp đặt, khuôn mẫu để học sinh thực hiện theo. Mà nhiệm vụ của môn học đạo đức lớp Một là giúp các em nắm được những điều sơ đẳng của phép ứng xử, chuẩn mực hành vi đạo đức trong cuộc sống hằng ngày. Qua mỗi bài dạy các em nắm được nội dung và ý nghĩa của chuẩn mực hành vi đạo đức trong các hoạt động. Dạy học đạo đức phải là quá trình giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, phát huy vốn kinh nghiệm, thói quen đạo đức, tự khám phá và xác định các kỹ năng sống cần rèn luyện

 

doc 19 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1992Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một vài giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g, trang sức đắt tiền thu hút sự chú ý của kẻ xấu. Chưa kể đến an toàn giao thông hay các tệ nạn xã hội khác luôn rình rập, đe dọa các em mỗi ngày. Những nội dung này có thể nói là tôi luôn nhắc nhở hằng ngày, hằng giờ.
Thứ hai: Tìm hiểu tình hình thực tế
Sau khi nhận lớp, việc đầu tiên cần làm của giáo viên là ổn định lớp, tìm hiểu tâm lí học sinh ở lứa tuổi vào lớp Một. Đây là bước ngoặt lớn của trẻ thơ. Môi trường học tập thay đổi một cách cơ bản: trẻ phải tập trung chú ý trong thời gian liên tục từ 30 – 35 phút. Nhu cầu nhận thức chuyển từ hiếu kì, tò mò sang tính hiểu biết, hứng thú khám phá. Trẻ bắt đầu kiềm chế dần tính hiếu động, bột phát để chuyển thành tính kỷ luật, nề nếp, chấp hành nội quy học tập. Tính nhạy và sức bền vững, tính khéo léo các thao tác của đôi bàn tay để tập viết được phát triển nhanh. Tất cả những điều đó đều là thử thách đối với trẻ, muốn trẻ vượt qua được tốt những thử thách đó thì giáo viên phải tạo sự gần gũi với học sinh ngay từ buổi đầu nhận lớp. Giáo viên động viên khuyến khích các em chia sẻ, hòa đồng với nhau thì ngay chính giáo viên phải coi các em như những người bạn, thường xuyên tiếp xúc, chủ động trò chuyện để các em có thể cởi mở, bớt nhút nhát, dễ nói chuyện với cô. Khi thấy các em xưng hô “mày – tao”, giáo viên phải nhắc nhở chỉnh sửa cách xưng hô cho phù hợp bằng “mình – bạn”, giải quyết công bằng những mâu thuẫn xảy ra giữa các em học sinh trong lớp. Thường xuyên nhắc nhở các em giơ tay khi phát biểu, không chen ngang khi giáo viên nói, khi nói phải “thưa cô”, không đùa giỡn trong lớp, không tự ý ra khỏi chỗ, không quay ngang quay dọc. Giáo viên đưa ra những kí hiệu chung cho cả lớp thực hiện thay vì lời nói để tạo thói quen cho các em: 
+ Học sinh lấy bảng con “Gõ vào góc bảng 1 cái”
+ Ngồi khoanh tay“ gõ vào chữ o”
+ Lớp ồn ghi dấu “ –” ở góc bảng
+ Lớp học tốt ghi dấu “+” ở góc bảng 
Gia đình là nơi các em sinh sống hằng ngày. Vì vậy, thông qua cha mẹ học sinh giáo viên tìm hiểu để nắm bắt xem ở nhà các em thường có thói quen gì, cách ứng xử như thế nào, đã biết tự bảo vệ bản thân hay chưa, đã khi nào các em có hành vi chưa tốt không. Qua đó, giáo viên nắm bắt và phân loại từng nhóm đối tượng học sinh.
Thứ ba. Giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn học
Việc hình thành kỹ năng sống cho học sinh không phải ngày một ngày hai, cũng không phải tự nhiên sinh ra là có mà phải trải qua thời gian rèn dũa. Khi vào lớp Một, chúng ta không chỉ dạy cho các em học chữ mà còn dạy các kĩ năng cơ bản trong cuộc sống như tự tin, tự chịu trách nhiệm, tự ra quyết định, phòng chống tai nạn thương tích,... Thực hiện Công văn số 159/ PGDĐT – GDTH V/v Hướng dẫn thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho HS tiểu học. Ngay từ đầu năm học, chúng tôi họp tổ xây dựng kế hoạch dạy lồng ghép giáo dục kỹ năng sống trong mỗi môn học. Làm sao giáo viên phải giúp các em hiểu thế nào là kỹ năng, kỹ năng sống và tại sao phải giáo dục kỹ năng sống, tác hại của việc chưa có kỹ năng sống. Từ đó các em nhận biết vai trò của việc học tập kỹ năng sống.
 	Chúng ta đều biết, ngôn ngữ là công cụ của tư duy và giao tiếp. Việc giáo dục; lời nói giao tiếp từ xưa đã được ông cha ta rất coi trọng: 
“ Học ăn, học nói, học gói, học mở ”
 	“ Lời nói không mất tiền mua, 
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Để đánh giá một con người chúng ta cần phải có sự thử thách qua giao tiếp hàng ngày với họ: “Chim khôn thử tiếng, người ngoan thử lời”. Mặt khác việc giao tiếp, ứng xử khéo léo cũng giúp chúng ta thành công về nhiều lĩnh vực; “Khéo bán, khéo mua cũng thua người khéo nói”. Với trẻ em, lứa tuổi đang hình thành nhân cách, ngay từ khi các em còn rất nhỏ, chúng ta đã rất chú trọng: “Trẻ lên ba, cả nhà học nói”. Bởi vậy ngành giáo dục đào tạo nói chung và ngành giáo dục tiểu học nói riêng đã được xã hội trao cho trọng trách đáng tự hào là giáo dục trẻ em ngay từ những ngày đầu bước chân tới trường. Từ bao đời nay, việc giáo dục ở nhà trường đã áp dụng phương châm “Tiên học lễ, hậu học văn”. Dạy tiếng Việt không có nghĩa là chỉ dạy các em kỹ năng đọc, viết, nghe, nói mà dạy các em biết sử dụng những lời nói biểu cảm trong giao tiếp là một mảng vô cùng quan trọng. Một người đọc thông, viết thạo tất cả các loại văn bản, song khi giao tiếp lại để lại ấn tượng xấu, không gây được mối thiện cảm đối với mỗi người thì con người đó có khả năng sống và làm việc có hiệu quả không. Ở môn Tiếng Việt, tất cả các bài tập đọc đều có phần luyện nói theo chủ đề như: Bé và bạn bè; Mai sau khôn lớn; Vâng lời cha mẹ; Giúp đỡ cha mẹ; Nghề nghiệp của cha mẹ; Những người bạn tốt; Sức khỏe là vốn quý nhất. Các tình huống giao tiếp cụ thể được lồng ghép trong quá trình dạy học, tôi chỉ gợi mở sau đó cho các em tự nói một cách tự nhiên hoàn toàn không gò bó áp đặt. Tôi thường xuyên tổ chức cho trẻ luyện nói theo nhóm nhằm mục đích giúp tất cả các em có thể giao tiếp trực tiếp với nhau. Khuyến khích các em còn nhút nhát nói nhiều hơn, bước đầu là nói một, hai câu ngắn sau đó dần dần các em nói nhiều câu hơn. Sau thời gian quen dần, tôi định hướng cho các em cách hỏi lẫn nhau để kiểm tra thông tin cũng như khích lệ bạn. 
Ví dụ: Khi dạy luyện nói chủ đề: Bé tự giới thiệu bài 41: iêu, yêu, sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, tập 1 trang 85, tôi đưa ra nội dung: Em hãy làm quen với bạn bằng cách tự giới thiệu. Mở đầu cô giáo tự giới thiệu mình với lớp, sau đó tổ chức cho các em đứng thành vòng tròn tự giới thiệu về tên và sở thích của mình. Lúc đầu các em rất ái ngại không tự tin khi nói về mình nhưng tôi nhắc nhở những điều cần chú ý trong khi giao tiếp, cộng thêm một môi trường hòa đồng, thân thiện các em đã thực hiện rất tốt, không còn những cái nhìn ái ngại. Thay vào đó là những cánh tay tự tin cùng câu nói ngắn gọn “Mình tên là .., mình học ở, mình thích và không thích điều gì, mình rất vui khi được làm quen với bạn”. Trong bài 48: in, un trang 99, các em biết đi học muộn làm ảnh hưởng đến các bạn, cô giáo và chính bản thân mình, từ đó nhận lỗi và nói lời xin lỗi. Với chủ đề luyện nói Giúp đỡ cha mẹ bài 88: ip, up trang 13. Các em thực hành hỏi đáp về những việc mình đã giúp đỡ cha mẹ. Qua chủ đề luyện nói không những tạo cơ hội cho các em mạnh dạn giao tiếp trước tập thể mà còn yêu lao động, tự giác, chăm làm với những câu nói rõ ràng như: Tôi giúp mẹ quét nhà. Tôi thấy vui vì đã làm cho mẹ đỡ vất vả. Từ đó có thói quen tham gia lao động không lười nhác. Hay chủ đề luyện nói Nghề nghiệp của cha mẹ bài 89: iêp, ươp. Các em hiểu được giá trị của nghề nghiệp, trân trọng nghề mà cha mẹ mình đang làm, nói lên việc cần làm để ước mơ của mình trở thành sự thật.
Trong khi dạy Tập đọc hoạt động nói câu có tiếng chứa vần đã học cũng có tác dụng rất lớn. Dù đó không phải là giao tiếp trong tình huống cụ thể và mỗi em chỉ nói một câu nhưng nó giữ vai trò rèn luyện cho học sinh nói đủ câu, diễn đạt tường minh và dẫn đến nói câu hay. Khi đó, chúng ta có thể kịp thời điều chỉnh ngay những lỗi đặt câu của các em. Rõ ràng qua các hình thức tổ chức như trên các em thường tỏ ra rất hào hứng được nói cho bạn mình nghe và nói to, rõ ràng, mạch lạc. 
Dạy đạo đức là dạy học sinh những hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội và quyền trẻ em trong các tình huống đơn giản cụ thể của cuộc sống hằng ngày. Nội dung của môn học đạo đức kết hợp giữa giáo dục quyền với giáo dục trách nhiệm bổn phận của học sinh. Hơn nữa môn đạo đức không chỉ giáo dục bổn phận, trách nhiệm của học sinh đối với gia đình, nhà trường, xã hội và môi trường tự nhiên, mà còn giáo dục trách nhiệm của các em đối với chính bản thân mình. Việc bồi dưỡng hình thành cho các em những phẩm chất đạo đức không phải là một bài mẫu có sẵn, áp đặt, khuôn mẫu để học sinh thực hiện theo. Mà nhiệm vụ của môn học đạo đức lớp Một là giúp các em nắm được những điều sơ đẳng của phép ứng xử, chuẩn mực hành vi đạo đức trong cuộc sống hằng ngày. Qua mỗi bài dạy các em nắm được nội dung và ý nghĩa của chuẩn mực hành vi đạo đức trong các hoạt động. Dạy học đạo đức phải là quá trình giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, phát huy vốn kinh nghiệm, thói quen đạo đức, tự khám phá và xác định các kỹ năng sống cần rèn luyện.
Ví dụ bài 1. Em là học sinh lớp Một, vở bài tập đạo đức lớp 1 trang 2, học sinh biết quyền được đi học của mình, rèn kĩ năng tự giới thiệu họ tên, kĩ năng giao tiếp trong cuộc sống. Cụ thể khi tổ chức trò chơi: Vòng tròn giới thiệu, giáo viên chia mỗi nhóm 5 em, phổ biến cách chơi, cho học sinh thực hiện. Với trò chơi này các em đã tự tin mạnh dạn trước tập thể, biết lắng nghe, có ý thức kỉ luật và nói mạch lạc như: Mình tên là Y Ra Him Niê, nhà mình ở buôn Dham, năm nay mình 6 tuổi. Còn mình tên là H’ Trăm Niê, mình cùng tuổi với các bạn, nhà mình ở buôn Dham, mình rất vui khi được làm quen với các bạn. Bài 2. Gọn gàng sạch sẽ, rèn kĩ năng biết ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, biết giữ vệ sinh cá nhân đầu tóc quần áo gọn gàng trong mọi lúc mọi nơi. Giáo viên quy định cách xếp đồ dùng sách vở trong ngăn bàn, chỗ treo cặp rõ ràng, cụ thể, vị trí treo mũ. Giáo viên phân công các tổ trưởng theo dõi kiểm tra, cuối mỗi giờ học nhận xét tuyên dương những em đã thực hiện tốt. Giáo viên giúp đỡ động viên những em còn lúng túng chưa thật gọn gàng. Dần dần hành vi trở thành thói quen gọn gàng đối với các em. Khi dạy bài Gia đình em, thông qua tiểu phẩm Chuyện của bạn Long, học sinh biết nhận xét về việc làm của bạn Long, dự đoán việc sẽ xảy ra với bạn Long để từ đó liên hệ với bản thân và ra quyết định cho việc làm của mình. Đến hoạt động 2, các em nói lên được sự quan tâm của bố mẹ với mình, từ đó phải làm gì để đáp lại tình cảm của cha mẹ, qua đây rèn kĩ năng ứng xử. Bài 11. Đi bộ đúng quy định, sau khi quan sát tranh, trao đổi thảo luận các em nêu được quy định đối với người đi bộ ở đường nông thôn, đường phố và hậu quả của việc đi bộ không đúng quy định. Từ đó phân biệt được những hành vi đi bộ đúng quy định và sai quy định. Liên hệ bản thân và nhắc nhở bạn mình đi bộ đúng quy định phù hợp với điều kiện giao thông địa phương. Ở bài này rèn kĩ năng an toàn khi đi bộ, kĩ năng phê phán đánh giá hành vi đi bộ không đúng quy định. Khi dạy bài Chào hỏi và tạm biệt tuần 28, 29, rèn kĩ năng giao tiếp, ứng xử với mọi người, biết chào hỏi khi gặp gỡ và tạm biệt khi chia tay. Cụ thể biết chào cô khi đến lớp, khi ra về biết chào tạm biệt. Qua các giờ học giáo viên chú ý nhắc nhở các em thực hành hành vi đã học. Ví dụ trong các giờ học, học sinh chưa có cử chỉ thể hiện đúng hành vi đạo đức như: Đưa sách vở cho cô đưa bằng một tay không biết nói lời ''thưa'', ''gửi''. Giáo viên sửa lại hành vi đúng cho các em thể hiện lễ phép với thầy cô giáo và người lớn: Em đưa lại bằng hai tay và nói thưa cô em nộp bài ạ.
	Bên cạnh các môn học Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, môn Tự nhiên và Xã hội cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản ban đầu về các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và các mối quan hệ của con người xảy ra xung quanh, trang bị cho các em những kiến thức cơ bản của bậc học góp phần bồi dưỡng nhân cách toàn diện cho trẻ. Vậy làm thế nào để trẻ có các kĩ năng cơ bản vận dụng trong cuộc sống hằng ngày. Đây chính là kết quả của quá trình giáo dục. Chính vì thế trong các bài học, giáo viên lựa chọn tổ chức cho các em thực hành ngay, thông qua việc thực hành giúp các em bước đầu có kĩ năng. Ví dụ với bài 5: Vệ sinh thân thể, sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội lớp 1 trang 14, giáo viên cho các em quan sát tranh trao đổi với nhau về nội dung trong tranh để nắm được các việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh thân thể. Biết vì sao phải tắm rửa, thay quần áo sạch sẽ và không nên tắm chung với trâu bò, những việc cần làm để giữ chân, tay sạch sẽ như cắt móng tay, rửa chân, rửa tay bằng nước sạch. Sau đó cho các em liên hệ việc đã làm để giữ vệ sinh thân thể rồi thực hành. Qua bài học rèn kĩ năng tự phục vụ bản thân. Hay khi dạy bài 8: Ăn uống hằng ngày, trang 18, giáo viên cho học sinh quan sát tranh thảo luận nêu lên các loại thức ăn cần thiết cho các bữa ăn trong ngày, vì sao phải ăn đủ các loại thức ăn đó, sau đó kể về bữa ăn của gia đình mình. Cuối cùng tổ chức trò chơi “đi chợ”. Mỗi đội cử một bạn đi chợ, nhiệm vụ của bạn là mua đầy đủ các loại thức ăn đảm bảo các chất đạm, chất béo, vi ta min, khoáng, theo quy định. Sau khi đi chợ, các em phải nói được vì sao trong một bữa ăn cần đảm bảo các chất dinh dưỡng. Từ đó các em biết được vì sao cần ăn uống đầy đủ hằng ngày để mau lớn, khỏe mạnh, biết ăn nhiều loại thức ăn và uống đủ nước. Ở bài này rèn kĩ năng làm chủ bản thân, phát triển kĩ năng tư duy. Đối với bài 9: Hoạt động và nghỉ ngơi, các em nắm được tác dụng của một số hoạt động nghỉ ngơi đúng cách có lợi cho sức khỏe từ đó biết sắp xếp thời gian biểu để học tập và vui chơi cho phù hợp. Ở hoạt động 1, giáo viên cho học sinh kể về hoạt động mà mình đã làm hoặc chơi cùng với bạn, thông qua đó giáo dục kĩ năng tìm kiếm và xử lí. Sang hoạt động 3, các em được đóng vai về các hoạt động làm việc, nghỉ ngơi, đứng ngồi đúng tư thế. Thông qua trò chơi đóng vai giáo dục kĩ năng quan sát phân tích, kĩ năng tự nhận thức, phát triển kĩ năng giao tiếp cho các em. Ở bài 10: Ôn tập con người và sức khỏe, để khắc sâu kiến thức cơ bản về các bộ phận bên ngoài và các giác quan của cơ thể, giáo viên chia lớp thành ba đội, phổ biến luật chơi, quy đinh thời gian, tiến hành cho các em chơi trò chơi “Ai gọi tên các bộ phận bên ngoài cơ thể nhanh nhất?”, hết thời gian, đội nào nói được đầy đủ tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể trước thì đội đó thắng cuộc. Thông qua trò chơi rèn cho các em kĩ năng hợp tác, mạnh dạn trước tập thể. Từ đó có ý thức tự giác thực hiện nếp sống hợp vệ sinh, khắc phục những hành vi có hại cho sức khỏe và nêu được việc thường làm vào các buổi trong ngày để giữ vệ sinh thân thể hằng ngày. Việc giúp các em có kĩ năng xử lí những tình huống khi có tai nạn thương tích cũng rất quan trọng. Bởi khi ở nhà có những lúc các em sử dụng dao để gọt quả hoặc đến gần bếp lửa không may bị đứt tay, bị bỏng. Qua bài 14: An toàn khi ở nhà, trong hoạt động 1, tôi cho các em thảo luận nhóm giúp các em có kĩ năng ra quyết định nên hay không nên làm gì để phòng tránh đứt tay chân, bỏng, điện giật, kĩ năng tự bảo vệ, ứng phó với các tình huống khi ở nhà, phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập. Hoạt động 2, các em được đóng vai xử lí tình huống khi có tai nạn như: Cầm dao nhọn cắt quả bị chảy máu, trông em giúp mẹ nhưng em đến gần bếp lửa. Các nhóm sẽ thảo luận sau đó lên thể hiện, những em còn lại quan sát và có nhận xét đối với những tình huống mà các bạn mình vừa xử lí để rút ra kĩ năng cấp cứu khi có những trường hợp xấu xảy ra. 
Nói tóm lại ngoài việc rèn luyện đạo đức, học tập tốt thì rèn luyện sức khỏe tốt cho học sinh là điều phải được chú ý, giáo dục kĩ năng sống chỉ thành công khi các em có ý thức, thái độ với mọi người trong gia đình; hòa đồng với bạn bè; tự tin khi nói chuyện, nhạy bén khi xử lí tình huống, dám đương đầu với thử thách vượt qua khó khăn để đạt được mục tiêu và chịu trách nhiệm về việc làm của bản thân. Hiệu quả của việc giáo dục kỹ năng sống không thể nhìn thấy ngay lập tức và quá trình giáo dục rèn kỹ năng sống là một quá trình suốt đời. Mức độ nhận thức của học sinh lớp 1 vốn rất đơn giản, chưa bền vững và rất dễ thay đổi. Bởi vậy nên ta hãy bắt đầu từ cái nhìn thấy, nghe thấy, từ ví dụ cụ thể, gần gũi với cuộc sống, sau đó nâng lên tầm “lý thuyết chung” để “khái quát” và “kết luận”.
Thứ tư: Rèn kĩ năng
Trong giờ học, cần rèn cho các em những kĩ năng như có tư thế ngồi học đúng, chú ý nghe giảng, vệ sinh hằng ngày ngay từ những việc làm nhỏ nhất, trong phạm vi nhỏ nhất như gia đình, lớp học. Sau mỗi bài học, môn học, giáo viên cho các em liên hệ thực tế bằng những câu hỏi Em đã làm gì? Sẽ làm gì? và đưa ra các tình huống cụ thể để học sinh mình trải nghiệm. Các em thích tham gia vào một số hoạt động xã hội mang tính tập thể (đôi khi tham gia tích cực hơn cả trong gia đình). Đặc biệt là các em muốn thừa nhận mình là người lớn, muốn được nhiều người biết đến mình. Hãy cho các em cơ hội làm người lớn, được đóng vai “thầy giáo”, “cha mẹ”. Hãy cho các em những trọng trách lớn: làm lớp trưởng, tổ trưởng, nhóm trưởng, đội trưởng để các em được khẳng định bản thân. Kỹ năng sống sẽ hình thành một cách tự nhiên và hiệu quả trong những môi trường hoạt động cụ thể chứ không từ những bài giảng trên lớp. Chỉ từ những bài giảng, các em không thể tự hình thành kỹ năng sống cho mình mà chỉ có thể hình dung chung về nó. Vì vậy, khi cho các em được sắm vai để trải nghiệm đó là
cách giáo dục tốt nhất. Từ làm đến hiểu, hãy cho học sinh được chơi, được tham gia, rồi các em sẽ hiểu. Cái hiểu như thế sâu sắc và nhớ lâu hơn.
Ví dụ: Mỗi lần thảo luận nhóm, tôi lại cho các em bầu nhóm trưởng, các em thay nhau tập điều khiển nhóm mình hoạt động, có như vậy mới tạo cơ hội để các em mạnh dạn tự tin.
Vào giờ chơi, tôi tổ chức cho các em đọc những mẩu truyện tranh về giáo dục kỹ năng sống. Lúc đó thấy các em rất hào hứng. Khi các em xếp hàng ra về, không bao giờ tôi quên dặn các em đi đúng phần đường của mình hoặc nhớ đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, và nhớ kể cô nghe những hoạt động con làm ở nhà vào sáng hôm sau. Học sinh lớp một mà, các em sẽ kể hết những gì xảy ra ở gia đình và chúng ta phải biết rằng khi trẻ kể mọi chuyện với mình là chúng đã đặt niềm tin tuyệt đối vào ta. Khi đó công tác giáo dục sẽ thuận lợi hơn nhiều.
Với học sinh lớp Một, chẳng gì bằng những thứ mà hằng ngày các em nhìn thấy, nghe thấy sẽ có hiệu quả hơn là những lời nói xáo rỗng. Bằng hình ảnh, các em sẽ dễ dàng hình dung ra những việc mình nên làm và không nên làm. Bởi vì thế, ngay những buổi tựu trường đầu năm học, hay những tiết sinh hoạt lớp các em lại cùng cô giáo trang trí lớp học của mình. Đặc biệt học sinh lớp Một có một điểm chung là ưa hoạt động, thích làm việc nhưng lại mau chán. Tôi luôn cùng các em quét lớp, nhặt rác, nhổ cỏ, rửa tay, chỉ các em cách đi vệ sinh và giữ gìn vệ sinh. Khi có giáo viên cùng làm, các em làm việc nghiêm túc hơn, tự giác hơn và rất có hiệu quả. Bởi thế trước mắt các em, tôi luôn là người chị, người mẹ hơn là một cô giáo. Tôi luôn lắng nghe những tâm tư tình cảm của các em để từ đó có hướng giáo dục tốt nhất. Người ta thường nói: “Gieo suy nghĩ gặt hành động. Gieo hành động gặt thói quen. Gieo thói quen gặt tính cách. Gieo tính cách gặt số phận”. Vào những tiết sinh hoạt tập thể, ngoài việc nhận xét, nhắc nhở các hoạt động học tập trong tuần, tôi luôn dành phần lớn thời gian để các em sinh hoạt tập thể như: ca hát, đóng kịch, các trò chơi hay các cuộc triển lãm nho nhỏ, kiểm tra vệ sinh cá nhân hay đồ dùng học tập. Qua đó rèn cho học sinh các kĩ năng như vệ sinh cá nhân, kĩ năng giao tiếp, 
	Có thể nói tất cả những cử chỉ, hành động của chúng ta trong con mắt trẻ thơ luôn là khuôn mẫu. Vì thế người giáo viên phải luôn mẫu mực trong mọi cử chỉ, hành động, lời nói, phải nghiêm minh, công bằng khách quan trong đánh giá học sinh. Giáo viên cần gương mẫu về mọi mặt như: về trang phục và thời gian làm việc; về chào hỏi, xưng hô, xã giao, khi tiếp đón khách, tiếp dân, ứng xử trong sử dụng điện thoại, ứng xử trong liên hoan, ứng xử đối với những bất đồng, mâu thuẫn, ứng xử trong công bố, tiếp nhận thông tin.
	Ví dụ: Khi chuẩn bị bước vào hội thi “Viết chữ đẹp cho giáo viên Tiểu học cấp huyện”, trường tôi có tổ chức thi lựa chọn những giáo viên xuất sắc để tham gia. Hằng ngày trên lớp, vào giờ ra chơi tôi thường luyện viết bảng. Khi luyện viết, tôi thường gọt phấn để viết chữ có nét thanh nét đậm. Thế rồi, bẵng đi một thời gian, vào các buổi dạy tôi thường thấy ở lớp có nhiều bụi phấn. Ban đầu tôi rất ngạc nhiên, nhưng sau một hồi hỏi han, tôi phát hiện học trò đã dùng kéo gọt phấn để luyện viết bảng con. Lúc đó, tôi đã hiểu, có những thứ tôi không cần dạy mà học trò vẫn học được từ tôi.
	 Như chúng ta đã biết ở học sinh lớp 1, các em tham gia các hoạt động học tập dưới hình thức: "Chơi mà học, học mà chơi". Không có cách giáo dục nào hiệu quả hơn là tổ chức các trò chơi học tập. Khi tham gia trò chơi, các em sẽ cảm thấy hứng thú, thoải mái, phát huy tính độc lập, k

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN MINH.doc