Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong môn giáo dục công dân ở trường Trung học Cơ sở

Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong môn giáo dục công dân ở trường Trung học Cơ sở

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ.

1.Lí do chọn đề tài:

Thực hiện theo tinh thần đổi mới, nâng cao hiệu quả chất lượng giáo

dục, có nhiều tác động tích cực, thật sự đã gây được sự hứng thú cho học sinh

trong quá trình tiếp thu kiến thức, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo

của học sinh. Mục tiêu đào tạo của nhà trường là hình thành và phát triển

toàn diện nhân cách tốt đẹp của thế hệ trẻ, những công dân tương lai của đất

nước. Chính vì vậy, môn GDCD là một môn có vai trò quan trọng, góp phần

đào tạo học sinh thành những người lao động mới, vừa có tri thức khoa học,

vừa có đạo đức, vừa có năng lực hoạt động thực tiễn, vừa có phẩm chất chính

trị - tư tưởng, biết: “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”. Từ thực

tế trên, tôi xin rút kinh nghiệm của mình qua đề tài: “ Phát huy tính tích cực,

chủ động của học sinh trong môn Giáo dục công dân ở Trung học cơ sở ”.

2.Mục đích của đề tài sáng kiến kinh nghiệm

Đối với phương pháp dạy học lấy người thầy làm trung tâm đã dẫn đến

kiểu học thụ động thiên về ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ từ đó hạn chế đến chất

lượng và hiệu quả dạy học không đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Để khắc

phục tình trạng đó thì cần phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh thông

qua quá trình dạy học dưới sự chỉ đạo, tổ chức của người giáo viên, người học

phải tích cực, chủ động chính mình chứ không ai có thể làm thay cho mình

được.

Chương trình đổi mới giáo dục trên phạm vi toàn quốc trong những năm

vừa qua đã và đang được cả xã hội quan tâm sâu sắc. Một trong những nhiệm vụ

cơ bản của đội ngũ nhà giáo là không ngừng cải tiến phương pháp giảng dạy

nhằm giáo dục học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, sáng tạo. Chính

vì thế, mà người giáo viên trực tiếp giảng dạy phải biết vận dụng các phương

pháp hoạt động lên lớp một cách hợp lý, cụ thể phù hợp với từng đối tượng học

sinh nhằm khơi dậy niềm say mê, sáng tạo và khả năng khám phá thế giới xung

quanh.

pdf 28 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 2344Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong môn giáo dục công dân ở trường Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Skkn: Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong môn giáo dục công 
dân ở trường trung học cơ sở 
 8/26 
hướng dẫn các hoạt động. Nội dung và phương pháp dạy học phải giúp cho đối 
tượng học sinh biết hoạt động và tích cực tham gia các chương trình hoạt động. 
Để đảm được đổi mới chương trình giáo dục mà ngành đang thực hiện thì 
việc đổi mới phương pháp giảng dạy có vai trò hết sức quan trọng. Cho nên đổi 
mới phương pháp giảng dạy môn Giáo dục công dân phải phát huy được tính 
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, loại bỏ thói quen học tập thụ động từ 
đó cuốn hút học sinh vào các hoạt động do giáo viên thiết kế, tổ chức và chỉ đạo, 
qua đó học sinh có thể tự khám phá và chiếm lĩnh nội dung bài học. 
Vậy, để đảm bảo được yêu cầu này thì giáo viên phải phát huy, khai thác 
tối đa kinh nghiệm sống của học sinh, tạo cơ hội cho học sinh bày tỏ quan điểm, 
ý kiến cá nhân về vấn đề đang học, khuyến khích các em nêu những thắc mắc 
trong khi nghe giảng, đặt ra câu hỏi cho thầy, cho bạn trao đổi, tranh luận, tạo 
nên mối quan hệ hợp tác trong giao tiếp giữa thầy và trò, giữa trò với trò trong 
quá trình chiếm lĩnh nội dung học tập. Hợp tác trong học tập sẽ làm tăng hiệu 
quả học tập, trong hoạt động hợp tác, tính cách, năng lực của mỗi thành viên 
được bộc lộ uốn nắn, tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ được phát 
triển. Sự hợp tác trong học tập sẽ giúp học sinh sẽ quen dần với sự phân công 
hợp tác trong lao động xã hội và hình thành năng lực hợp tác cho người công 
dân trong một thế giới phát triển. 
Như vậy, đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học 
phải nhằm góp phần tích cực vào việc đào tạo nguồn nhân lực và những công 
dân mới có tính năng động, sáng tạo, thích ứng với sự phát triển của xã hội, có 
phẩm chất và năng lực để thực hiện sự nghiệp phát triển của đất nước ta hiện 
nay. Cho nên đổi mới phương pháp giảng dạy môn Giáo dục công dân là nhằm 
phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, tức là dạy học lấy học sinh làm 
trung tâm. Những dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực là dạy 
học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh, dạy học chú trọng rèn luyện 
phương pháp tự học, tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác, kết 
hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò. 
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập 
của học sinh không có nghĩa là gạt bỏ, loại trừ, thay thế hoàn toàn các phương 
pháp truyền thống. Vấn đề là ở chỗ, cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực 
của các phương pháp dạy học hiện có như thuyết trình, nêu vấn đề, giảng giải, 
vấn đáp, đồng thời phải học hỏi, vận dụng một số phương pháp dạy học mới 
một cách linh động nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh 
trong học tập, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện dạy học ở địa phương và trường 
sở tại. 
Phương pháp dạy học tích cực không hề hạ thấp hay giảm nhẹ vai trò chủ 
đạo của người thầy. Để phương pháp dạy học tích cực đạt được hiệu quả cao, 
người thầy phải thực sự trở thành người thiết kế, tổ chức hướng dẫn các hoạt 
động độc lập hoặc theo nhóm để học sinh chiếm lĩnh được tri thức mới, hình 
thành kĩ năng, thái độ, tình cảm và niềm tin theo yêu cầu của nội dung, chương 
Skkn: Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong môn giáo dục công 
dân ở trường trung học cơ sở 
 9/26 
trình môn GDCD. Nhưng không phải mọi loại tri thức đều có thể do học sinh tự 
chiếm lĩnh được và hơn thế nữa phương pháp dạy học tích cực cần phải có sự trợ 
giúp của các loại thiết bị và phương tiện dạy học tiến bộ như CNTT. 
Đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân theo hướng tích 
cực phải quán triệt sâu sắc nguyên tắc học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với 
thực tiễn. Thông qua các việc đa dạng hoá các hoạt động dạy học, gắn hoạt động 
dạy với hoạt động xã hội, hoạt động lao động với hoạt động thực tiễn khác ở địa 
phương để hình thành nhận thức đúng đắn về thế giới quan, nhân sinh quan và 
củng cố niềm tin, kĩ năng tổ chức hoạt động thực tế của học sinh. 
Muốn đổi mới cách học thì phải đổi mới cách dạy. Cách dạy quyết định 
cách học, tuy nhiên, thói quen học tập thụ động của học sinh cũng ảnh hưởng 
đến cách dạy của thầy. Mặt khác, cũng có trường hợp học sinh mong muốn được 
học theo phương pháp dạy học tích cực nhưng do giáo viên chưa đáp ứng được. 
Do vậy giáo viên cần phải được bồi dưỡng, phải kiên trì cách dạy theo phương 
pháp dạy học tích cực, tổ chức các hoạt động nhận thức từ đơn giản đến phức 
tạp, từ thấp đến cao, hình thành thói quen cho học sinh. Trong đổi mới phương 
pháp phải có sự hợp tác của thầy và trò, sự phối hợp hoạt động dạy với hoạt 
động học thì mới có kết quả. Phương pháp dạy học tích cực hàm chứa cả 
phương pháp dạy và phương pháp học. 
 Như vậy, thực hiện dạy và học theo phương pháp dạy học tích cực không 
có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp truyền thống. Trong hệ thống các phương 
pháp dạy học quen thuộc được đào tạo trong các trường sư phạm cũng có nhiều 
phương pháp tích cực. Các sách lý luận dạy học đã chỉ rõ, về mặt hoạt động 
nhận thức, thì phương pháp thực hành là tích cực hơn phương pháp trực quan, 
phương pháp trực quan thì sinh động hơn phương pháp thuyết trình... 
Đổi mới phương pháp dạy học cần kế thừa và phát triển những mặt tích 
cực của hệ thống phương pháp dạy học đã quen thuộc, đồng thời cần học hỏi, 
vận dụng một số phương pháp mới, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện dạy và 
học ở nước ta. 
2. Kết quả khảo sát thực tế 
Thông qua các năm học trước và năm học này tôi tiếp tục được phân công 
giảng dạy 5 lớp 6 và 2 lớp 9 tôi đã có kết quả khảo sát như sau: 
- Về phía giáo viên: Còn một số giáo viên còn xem nhẹ bộ môn vì không 
thi tốt nghiệp nên ít nhận được sự quan tâm. 
- Về phía học sinh: Với tâm lý coi đây là một môn học phụ không phục 
vụ cho việc thi vào lớp 10 nên còn nhiều học sinh chưa quan tâm hoặc chưa thực 
sự quan tâm, hoặc chỉ là học đối phó đối với bộ môn trong quá trình học, đặc 
biệt là học sinh lớp 9. 
Qua thực tế đó, chúng ta cần thấy rằng cần phải có sự thay đổi căn bản 
trong cách nhìn nhận về tầm quan trọng của bộ môn, đặc biệt trong xu thế toàn 
Skkn: Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong môn giáo dục công 
dân ở trường trung học cơ sở 
 10/26 
cầu hoá, nền “Kinh tế thị trường, Hội nhập quốc tế, Hội nhập kinh tế quốc tế”. 
Vì vậy, phải có sự thay đổi trong cách dạy và học môn Giáo dục công dân. Vậy 
thay đổi như thế nào? Đây không phải là câu hỏi dễ, Thay đổi từ cách nhìn nhận 
của học sinh, thậm chí là cả ở các bậc phụ huynh. 
Để đạt được sự thay đổi đó, thì người giáo viên trực tiếp giảng dạy môn 
Giáo dục công dân phải có những đổi mới về phương pháp dạy học và hình thức 
tổ chức dạy học. Làm sao gây được sự chú ý, say mê ham muốn tìm hiểu kiến 
thức của bộ môn một cách tích cực và chủ động của học sinh. Từ đó giúp học 
sinh hiểu đúng tên của bộ môn “Giáo dục công dân”. 
Vậy, để phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học 
sinh trong học tập môn Giáo dục công dân thì người thầy phải: 
- Thiết kế giáo án theo những mục tiêu cụ thể từ đó tổ chức, chỉ đạo 
hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động một cách có hiệu quả. 
- Người thầy biết sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, kết hợp cả 
phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy học hiện đại CNTT 
một cách hợp lý. 
- Tạo điều kiện để học sinh vận dụng nhiều kiến thức đã học vào thực tiễn 
cuộc sống, để phân tích đánh giá, giải quyết các tình huống và các vấn đề đặt ra 
từ thực tiễn. 
 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề. 
Với những yêu cầu nêu trên tôi đưa ra một số giải pháp minh họa để cụ thể hoá 
việc đổi mới dạy học môn Giáo dục công dân với một số nội dung hoạt động 
học tập nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Chính vì 
vậy, tôi lựa chọn một số phương pháp giảng dạy được sử dụng nhiều trong giảng 
dạy môn Giáo dục công dân. Dưới đây là một số phương pháp mà tôi lựa chọn 
giảng dạy, áp dụng cho bài giảng dạy môn Giáo dục công dân . Trong phần này, 
đặc biệt tôi sẽ phân tích kĩ đến phương pháp trò chơi để minh họa cụ thể cho đề 
tài. 
- Phương pháp trò chơi 
 - Phương pháp thảo luận nhóm 
- Phương pháp trực quan 
- Phương pháp vấn đáp 
- Phương pháp giải quyết vấn đề 
- Phương pháp dự án 
- Phương pháp liên hệ thực tế và tự liên hệ 
- Phương pháp dùng phiếu học tập, bài tập thảo luận 
- Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy 
Skkn: Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong môn giáo dục công 
dân ở trường trung học cơ sở 
 11/26 
- Phương pháp vận dụng tri thức liên môn 
* Phương pháp trò chơi: 
Có thể ứng dụng phương pháp trò chơi rất linh hoạt trong nhiều trường 
hợp khác nhau. Sử dụng trò chơi vào đầu giờ học để kiểm tra bài cũ và 
giới thiệu bài mới: 
 Cách vận dụng đó,vừa kiểm tra được kiến thức bài cũ để giải quyết trò chơi, 
đồng thời bước đầu nhận ra nội dung kiến thức bài học mà các em sắp được học. 
Bên cạnh đó,còn tạo tâm lý thoải mái, phấn khởi, học sinh hào hứng học tập 
hơn, giải tỏa tâm lý mệt mỏi, căng thẳng tinh thần do giờ học trước hoặc mệt 
mỏi do hoàn cảnh xung quanh gây ra. 
• Sử dụng trò chơi nhằm hình thành tri thức mới: 
 Trò chơi thường được tổ chức sau khi đã tìm hiểu hoạt động 1 (tìm hiểu đặt 
vấn đề hoặc thông tin sự kiện), từ những kiến thức thực tế qua hoạt động 1, vận 
dụng những kiến thức đó, giáo viên tổ chức trò chơi cho học sinh khám phá, 
phát hiện ra tri thức mới, tri thức đó nằm ngay trong nội dung bài học. 
• Sử dụng trò chơi để hình thành kỹ năng: 
 Xác định mục đích của việc tổ chức trò chơi nhằm hình thành kỹ năng cho 
các em, chúng ta tổ chức trò chơi trên cơ sở vận dụng những tri thức của bài vừa 
học. Từ đó, giúp học sinh hình thành được những kỹ năng xử lý tình huống đạo 
đức, pháp luật, vì đây là thời điểm thử nghiệm để học sinh dựa vào lý thuyết để 
giải quyết những vấn đề xãy ra trong môi trường xung quanh, rèn luyện được kỹ 
năng lựa chọn, cách giải quyết khi gặp những tình huống đạo đức, pháp luật 
thực trong cuộc sống. 
• Sử dụng trò chơi nhằm củng cố tri thức, hình thành thái độ: 
 Khác với việc tổ chức trò chơi vào các thời điểm và mục đích khác nhau 
như trên, ở thời điểm tổ chức trò chơi để củng cố tri thức, hình thành thái độ có 
mục đích khác đó là: để học sinh thâu tóm được nội dung bài học, giúp khắc sâu, 
nhớ rõ hơn nội dung vừa học xong. Từ đó, vận dụng vào các tình huống giả 
định, trò chơi giả định, để học sinh bày tỏ thái độ của mình trước môi trường tập 
dượt đó.Thời điểm tổ chức trò chơi với mục đích này thiết nghĩ vào cuối giờ học 
là hợp lý nhất. 
 * Lựa chọn nội dung tổ chức trò chơi. 
 - Phải phù hợp với bài đạo đức, pháp luật mà học sinh đang học. 
 - Nội dung phải vừa sức học, phải đảm bảo đủ thông tin kiến thức mà học 
sinh đã nắm được, không dễ quá và cũng không khó quá. 
 - Nội dung cần phù hợp với cuộc sống thực tế của học sinh, giúp các em dễ 
vận dụng vào thực tiễn. Nội dung trò chơi phải có tính khả thi, trò chơi đưa ra 
phải phù hợp với thực tế trường, lớp. 
 * Sử dụng phương tiện khi tổ chức trò chơi. 
 Thực tế, qua các tiết dự giờ ở trường tôi cũng như các trường bạn, tôi thấy 
thường khi cho học sinh chơi trò chơi, đa số chỉ tổ chức “suông” mà thiếu sự 
chuẩn bị như: không hóa trang nhân vật, không đủ phiếu cá nhân, không có thẻ 
xanh, thẻ đỏ để phục vụ đánh giá, không có phần thưởngChính vì điều đó, mà 
Skkn: Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong môn giáo dục công 
dân ở trường trung học cơ sở 
 12/26 
mỗi lần tổ chức trò chơi là một lần thiếu hấp dẫn học sinh, dẫn đến sự đơn điệu 
và nhàm chán. 
 * Chọn cách tổ chức trò chơi có hiệu quả. 
• Bước phổ biến trò chơi: 
 + Giáo viên giúp học sinh nắm vững trò chơi như: Tên trò chơi, nội dung, 
cách chơi, cách phân thắng bại 
 + Giáo viên chọn một số học sinh tham gia trò chơi, bảo đảm qua các giờ 
học, lần lượt học sinh được tham gia tất cả, đặc biệt chú ý những học sinh nhút 
nhát, ít phát biểu. 
• Bước học sinh thực hiện trò chơi: 
 + Các em thảo luận với nhau về việc thực hiện trò chơi. 
 + Một nhóm học sinh thực hiện trò chơi trước lớp, cả lớp theo dõi. 
 + Những em khác, nhóm khác có thể tiếp tục thực hiện trò chơi (đối với trò 
chơi sắm vai thì có cách giải quyết khác). 
• Bước tổng kết, đánh giá: 
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh giá việc thực hiện trò chơi: trò chơi có 
được thực hiện đúng quy tắc không, có phù hợp với nội dung bài học không, có 
thể rút ra bài học gì qua trò chơi này? Giáo viên nhận xét, đánh giá chung và 
tuyên bố nhóm (hay cá nhân) thắng cuộc (nếu có). 
 - Giáo viên khen thưởng nhóm có kết quả tốt bằng cách: 
 + Tặng một tràn pháo tay cùng với những lời động viên khen ngợi. 
+ Ghi điểm các thành viên trong nhóm. 
+ Trao thẻ xanh cho nhóm thực hiện tốt, thẻ đỏ cho nhóm chưa tốt. 
+ Trao thưởng một hoặc hai gói quà cho đội thắng. 
 Như vậy, với những biện pháp đã vận dụng vào từng thời điểm, mục đích, 
nội dung khác nhau thật sự phát huy tác dụng, giờ dạy học thực sự là giờ “vừa 
học, vừa 
chơi”, kết hợp được giữa “học và hành”, hấp dẫn học sinh và gây sự chú ý học 
hơn nhiều. 
 4 . Sáng tạo một số trò chơi để vận dụng trong giảng dạy môn GDCD. 
 Việc sáng tạo và lựa chọn một số trò chơi để vận dụng nhằm nâng cao hiệu 
quả giờ học môn GDCD trong trường THCS là một vấn đề hết sức cần thiết. 
 4.1. Trò chơi sắm vai. 
 - Sắm vai là phương pháp học sinh thực hành,“ làm thử” một số cách ứng 
xử nào đó trong một tình huống đạo đức, pháp luật giả định. Giáo viên cần để 
học sinh lựa chọn cách giải quyết một vấn đề xãy ra trong cuộc sống thực tế, 
nhằm tập dượt cho học sinh kịp thời ứng phó khi bắt gặp. Khi đó các em sẽ đứng 
trước những lựa chọn có thể xấu hoặc tốt áp dụng vào đầu giờ học hoặc cuối 
giờ. 
 - Cách tiến hành trò chơi: 
Skkn: Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong môn giáo dục công 
dân ở trường trung học cơ sở 
 13/26 
+ Đưa tình huống cho học sinh các nhóm thảo luận, xây dựng lời thoại, 
cách giải quyết và hóa trang nhân vật. Giáo viên đến từng nơi để góp ý cho từng 
nhóm, sau đó cho các nhóm lên diễn. 
+ Cả lớp và giáo viên nhận xét, tổng hợp và đưa ra cách giải quyết tối ưu 
nhất. Tổng kết khen thưởng. 
Ví dụ: Khi dạy GDCD 7 bài 6 tiết 7 “Tôn sư trọng đạo” tôi đưa tình 
huống: “ Giờ trả bài tập làm văn, Hoa bị điểm kém. Vừa nhận được bài từ tay cô 
giáo, Hoa đã vò nát và đút vào ngăn bàn”. Và sau đó yêu cầu 2 nhóm thảo luận 
và sắm vai thể hiện cách giải quyết của mình. Sau khi diễn giáo viên cho học 
sinh kết luận được: Việc làm của Huy thiếu sự tôn trọng thầy cô giáo, các em 
cần phải có cách cư xử như thế nào để bày tỏ sự “Tôn sư trọng đạo”. 
 4.2. Trò chơi tiếp sức. 
 - Áp dụng trò chơi này nhằm huy động tính tích cực của tất cả học sinh 
trong lớp, em nào cũng phải động não và hoạt động kể cả học sinh yếu kém. Trò 
chơi này áp dụng khi giáo viên yêu cầu học sinh tìm những biểu hiện của những 
chuẩn mực đạo đức hay pháp luật trong cuộc sống hằng ngày rất nhiều, vì thế 
các em có thể thảo luận và nêu ra những biểu hiện đó. 
 - Cách tiến hành trò chơi: 
+ Chuẩn bị bảng phụ và phiếu học tập cá nhân. 
+ Trên lớp giáo viên treo bảng phụ, chia nhóm và công bố luật chơi. 
+ Tổng kết cuộc chơi, rút kinh nghiệm và khen thưởng. 
Ví dụ: Khi dạy GDCD 9 bài 2 tiết 2 “Tự chủ”. Mỗi nhóm được phát một 
tập phiếu trắng, các em hãy suy nghĩ và ghi lại những biểu hiện của tính tự chủ 
và những biểu hiện thiếu tự chủ trong cuộc sống vào phiếu (mỗi phiếu ghi một 
biểu hiện). Sau đó mỗi nhóm lần lượt từng em lên dán phiếu vào bảng phụ cho 
phù hợp 2 cột của nhóm mình. Trò chơi 3 phút, nhóm nào tìm được nhiều biểu 
hiện hơn thì thắng cuộc. 
 - Giáo viên tuyên bố kết thúc cuộc chơi, hướng dẫn học sinh nhận xét, góp 
ý. Giáo viên bổ sung thêm những biểu hiện mà học sinh chưa đề cập đến 
 4.3. Trò chơi “Trò chuyện cuối tuần”. 
 - Trò chơi này tập cho các em luôn tự tin, rất thích mình được làm người 
lớn, là những nhân vật thành đạt trong cuộc sống. Qua trò chơi, các em tự rút bài 
học kinh nghiệm cho bản thân. 
 - Cách tiến hành trò chơi: 
+ Chọn 1 học sinh dẫn chương trình. 
+ Chọn các nhân vật chính để thực hiện trò chơi. 
+ Kết thúc giáo viên tuyên dương các nhân vật thực hiện trò chơi và rút ra 
bài học kinh nghiệm. 
Ví dụ: Khi dạy GDCD 9 bài 8 tiết 11 “Năng động sáng tạo” (tt), phần 
củng cố toàn bài giáo viên tổ chức trò chơi “Trò chuyện cuối tuần”. Chọn 5 nhân 
vật chính để thực hiện trò chơi:1/ Dẫn chương trình.2/ Nhà Bác học Êđixơn.3/ 
Skkn: Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong môn giáo dục công 
dân ở trường trung học cơ sở 
 14/26 
Bác Lũy (Thần đèn).4/ Một nhà doanh nghiệp thành đạt.5/ Lê Thái Hoàng học 
sinh lớp 12A chuyên Toán trường Đại học sư phạm Hà Nội. 
Các học sinh còn lại vai khán giả có thể đặt những câu hỏi để hỏi những 
vị khách mời bất cứ câu hỏi nào có nội dung xoay quanh bài học. Như vậy, đòi 
hỏi các vị khách mời phải biết sáng tạo, linh hoạt, nhanh nhạy trong xử lý tình 
huống khi người dẫn chương trình và khán giả hỏi. Qua thực tế cho thấy, những 
học sinh vai những vị khách mời rất thích mình được đóng vai những nhân vật 
trên, cho nên các em luôn thể hiện rõ bản lĩnh, phong cách chững chạc, tự tin 
của mình trước khán giả. Còn khán giả thì rất thích để tìm ra những câu hỏi hóc 
búa, hỏi những vị khách mời, xem có trả lời được khôngTừ đó cho thấy, giờ 
học sinh động hẳn lên, học sinh đã nhận biết, thông hiểu và vận dụng kiến thức 
bài học vào thực tế trong một tình huống giả định (tuy nhiên không phải tiết nào 
cũng trò chuyện hay đóng vai được) 
 + Kết thúc giáo viên tuyên dương và liên hệ thực tế giáo dục học sinh. 
 Như vậy, bằng cách vận dụng những trò chơi đó, tôi thấy bài giảng hấp dẫn 
và lôi cuốn học sinh, học sinh bị cuốn hút bởi những phương pháp mới được vận 
dụng linh hoạt, phù hợp với những bài giảng ở trường THCS. Bên cạnh các trò 
chơi đó, mỗi giáo viên có thể sáng tạo thêm nhiều trò chơi khác như:Tập làm 
phóng viên, trò chơi ghép đôi, trò chơi đố vui, trò chơi ô chữchủ yếu phải phù 
hợp bài học, phù hợp với thực tế học sinh, thực tế ở địa phương. 
* Phương pháp thảo luận nhóm 
 Đối với phương pháp này giáo viên phải tổ chức cho học sinh bàn bạc, 
trao đổi trong nhóm nhỏ, nhằm giúp cho mọi học sinh có thể chia sẻ kiến thức, 
kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề của nội dung bài học. 
 Về thực chất, phương pháp thảo luận là tổ chức cho học sinh bàn bạc, trao 
đổi trong nhóm nhỏ. Thảo luận nhóm được sử dụng rộng rãi nhằm giúp cho học 
sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho học sinh 
có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề có liên 
quan đến nội dung bài học. 
- Học tập hợp tác theo phương pháp này trong giảng dạy môn Giáo dục 
công dân được thực hiện khi: 
+ Thảo luận để tìm ra nội dung vấn đề và đi đến kết luận. 
+ Cùng thực hiện một vấn đề hoặc mỗi nhóm thực hiện một vấn đề 
của một đơn vị kiến thức mà giáo viên giao cho. 
- Để phát huy tính tích cực hợp tác theo nhóm, cần đảm bảo một số yêu 
cầu : 
+ Nội dụng thảo luận nhóm có thể giống nhau hoặc khác nhau. 
Skkn: Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong môn giáo dục công 
dân ở trường trung học cơ sở 
 15/26 
+ Giáo viên nêu chủ đề thảo luận, chia nhóm, giao câu hỏi, yêu cầu 
thảo luận cho mỗi nhóm, quy định thời gian và phân vị trí chỗ ngồi thảo luận 
cho các nhóm. 
+ Phân nhóm trưởng và thư kí. 
+ Các nhóm tiến hành thảo luận. 
+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác chất vấn, 
trao đổi, bổ sung ý kiến. 
+ Giáo viên tổng kết các ý kiến. 
 Phương pháp hoạt động nhóm giúp cho các thành viên trong nhóm chia sẻ 
những băn khoăn, kinh nghiệm bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. 
* Phương pháp trực quan 
 Quan niệm: phương pháp trực quan là phương pháp giáo viên sử dụng đồ 
dùng dạy học để minh họa cho

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_cua_ho.pdf