Sáng kiến kinh nghiệm Phân biệt thành ngữ và tục ngữ trong chương trình Ngữ văn THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Phân biệt thành ngữ và tục ngữ trong chương trình Ngữ văn THCS

Từ ngữ, nhịp và vần của câu tục ngữ:

 Cấu trúc câu tục ngữ có tính chất bền vững, được xây dựng bởi ba loại vật liệu

chính là: từ ngữ, nhịp và vần. Những vật liệu này được kết hợp chặt chẽ, hài hoà với nhau

để tạo ra sức biểu đạt, hình tượng của câu.

  Từ ngữ của câu tục ngữ

 Đặc điểm thứ nhất của từ ngữ trong tục ngữ là ở chỗ nó rất sắc sảo mà vẫn rất giản dị bởi nó là hình thức tinh luyện của khẩu ngữ dân gian. Chẳng hạn như câu tục ngữ “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ” dù sử dụng những từ ngữ rất quen thuộc, gần gũi, bình dân nhưng vẫn sắc sảo, ý nghĩa, chuyển tải đầy đủ thông tin lẫn sắc thái tình cảm.

 Đặc điểm thứ hai của từ ngữ sử dụng trong tục ngữ là tính hình ảnh của những khái niệm, những ý tưởng trừu tượng. Ở đây, biện pháp được sử dụng rộng rãi hơn cả là biện pháp so sánh.

Ví dụ: “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”

 Ta thấy trong câu tục ngữ, khái niệm “họ hàng” được biểu đạt bằng hình ảnh “giọt máu

đào”, khái niệm “người dưng” được biểu đạt bằng hình ảnh “nước lã”. Đó là những hình ảnh ẩn dụ. Vế (1) được so sánh với vế (2) bằng từ so sánh “hơn”. Trong cuộc sống, câu tục ngữ này trở thành một ẩn dụ hoặc tỷ dụ khi người sử dụng muốn nhấn mạnh, đề cao quan hệ huyết thống.

 

doc 29 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1263Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phân biệt thành ngữ và tục ngữ trong chương trình Ngữ văn THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 “Lạnh như tiền” 
 t Có một số trường hợp, thành phần A (vế được so sánh) có thể có mặt hoặc không nhưng người ta vẫn hiểu ý nghĩa của thành ngữ ở dạng toàn vẹn.
Ví dụ: (Chắc) như đinh đóng cột
 (Chậm) như rùa
 (Vui) như mở cờ trong bụng
 t Dạng “như B”
 Ở trường hợp này A không phải là bộ phận của thành ngữ nhưng khi sử dụng, A sẽ được nối với thành ngữ sao cho phù hợp với ngữ cảnh.
Ví dụ: “Như diều gặp gió”
 “Như vịt nghe sấm”
 “Như mẹ chồng với nàng dâu” 
 Trên thực tế, không phải bất cứ kết cấu nào có dạng “A như B” cũng được coi là thành ngữ. Sự so sánh nào đó có phải là thành ngữ hay không còn tuỳ thuộc vào nhiều nguyên nhân như: đặc điểm tâm lí, truyền thống văn hoá, thực tế xã hội 
 Cấu trúc so sánh thông thường rất đa dạng. Trong khi đó, thành ngữ so sánh ít biến dạng hơn vì thành ngữ so sánh là cụm từ cố định. Chúng phải bền vững và chặt chẽ về mặt cấu trúc và ý nghĩa.
Thành ngữ ẩn dụ:
 Là thành ngữ được xây dựng trên cơ sở miêu tả một sự kiện, hiện tượng bằng cụm từ nhưng biểu hiện một ẩn ý.
 Xét về bản chất, ẩn dụ cũng là so sánh nhưng đây là so sánh ngầm, từ so sánh không hề hiện diện. Cấu trúc bề mặt của thành ngữ loại này không phản ánh nghĩa đích thực của chúng mà từ ý nghĩa hiện diện trên câu chữ, người ta rút ra ý nghĩa đích thực của thành ngữ.
 Căn cứ vào nội dung và cấu trúc của thành ngữ ẩn dụ, ta có thể phân loại thành ngữ ẩn dụ gồm thành ngữ ẩn dụ đơn và thành ngữ ẩn dụ kép.
 Đặc điểm của thành ngữ:
 a. Tính cố định, bền vững về hình thái, cấu trúc:
 Trên đây chúng ta đã tìm hiểu các loại thành ngữ và khảo sát các công thức cấu trúc hình thái của các loại thành ngữ đó. Đó là những công thức chặt chẽ, ổn định. Trong quá trình sử dụng, vị trí và số lượng của các yếu tố trong thành ngữ ít bị thay đổi. 
 Ví dụ: “Ngựa quen đường cũ” là một thành ngữ có bốn âm tiết. Qua thời gian sử dụng, nó vẫn giữ nguyên số lượng các yếu tố và các yếu tố đó vẫn giữ nguyên trật tự, không bị tráo hay thay đổi vị trí. Vì vậy, không ai nói “Ngựa vẫn quen đường cũ” hay “Ngựa đường cũ quen”.
 Tính ổn định về thành phần từ vựng và cấu trúc của thành ngữ được hình thành do thói quen sử dụng của người bản ngữ. Vì thế, dạng ổn định của nó là dạng chuẩn, mang tính xã hội cao. Tuy nhiên dạng chuẩn đó không phải là “cái chết cứng” mà trong khi sử dụng, nó vẫn rất uyển chuyển. Nói ổn định không có nghĩa là bất biến. Khi được vận dụng vào tác phẩm văn học với tư cách là một ngữ liệu, thành ngữ có biến thể dưới nhiều hình thức khác nhau. Điều đó phụ thuộc vào mục đích cũng như dụng ý nghệ thuật của tác giả. Vấn đề này sẽ được khảo sát và phân tích sâu hơn ở chương 2.
 b. Tính hoàn chỉnh và hàm súc, bóng bẩy về nghĩa:
 Tính cố định, bền vững của thành ngữ thuộc về đặc trưng cấu trúc. Ở đây chúng ta nói đến đặc trưng ngữ nghĩa của thành ngữ.
 t Tính hoàn chỉnh về nghĩa:
 Theo định nghĩa của Nguyễn Thiện Giáp thì “thành ngữ luôn biểu thị một khái niệm nào đó”. Nghĩa là mỗi thành ngữ sẽ tương đương với một từ về mặt hình thức và một khái niệm về mặt nội dung. Nó diễn đạt một thuộc tính, một trạng thái nào đó của sự vật, hiện tượng.
 Ví dụ: Thành ngữ “Tham vàng bỏ ngãi” chỉ kẻ vì tham lợi mà không giữ trọn tình nghĩa.
 Thành ngữ “Qua cầu rút ván” chỉ người vong ơn bạc nghĩa. Thành ngữ này tương đương với từ ghép “vô ơn” nhưng hàm súc và giàu hình tượng hơn.
 t Tính hàm súc, bóng bẩy:
 Nếu như tính hoàn chỉnh của thành ngữ chỉ cho ta thấy rằng thành ngữ tương đương với một từ, thể hiện một khái niệm thì tính hàm súc của nó cần được ta làm rõ và đi sâu hơn.
 Khác với các đơn vị từ vựng bình thường, thành ngữ là đơn vị định danh bậc hai. Nghĩa là nội dung của thành ngữ không hướng đến điều được nhắc đến trong nghĩa đen của từ ngữ tạo nên thành ngữ mà ngụ ý điều gì đó suy ra từ các từ ngữ đó.
 Được xây dựng trên cơ sở các phương thức: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ nên thành ngữ có tính hình tượng hay bóng bẩy, hàm súc về nghĩa.
 Ví dụ: Thành ngữ “Nước chảy đá mòn” không phải chỉ miêu tả việc nước chảy làm cho đá mòn mà có ngụ ý: kiên nhẫn thì dù gặp khó khăn đến đâu cũng đạt được kết quả như mong muốn.
 Như vậy, sự hàm súc và bóng bẩy về nghĩa của thành ngữ là kết quả của hai hình thái biểu trưng hoá: hình thái tỷ dụ (so sánh) và hình thái ẩn dụ (so sánh ngầm).
 b2. Tục ngữ:
 Định nghĩa:
 Tục ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ, hiện tượng của tư duy và hiện tượng văn học dân gian. Nó là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn: Folklore học, văn học, ngôn ngữ học, dân tộc học, tâm lí học
 Về khái niệm tục ngữ, có khá nhiều khái niệm được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đưa ra.
Trong cuốn “Từ điển văn học”, Chu Xuân Diên đã định nghĩa tục ngữ như sau: “Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, có nhịp điệu, có hình thức bền vững, được dùng trong lời nói hàng ngày, thường có nhiều nghĩa, hình thành bằng cách liên tưởng loại suy.”.
 Một định nghĩa khác trong giáo trình “Lịch sử văn học Việt Nam” (Tập 1): “Tục ngữ là câu nói thường ngắn gọn có vần hoặc không có vần, có nhịp điệu hoặc không có nhịp điệu, đúc kết kinh nghiệm sản xuất hay đấu tranh xã hội, rút ra một chân lí phổ biến, ghi lại một nhận xét về tâm lí, phong tục tập quán của nhân dân, tục ngữ do nhân dân sáng tác và được toàn thể xã hội công nhận.”.
 Những định nghĩa về tục ngữ càng về sau càng đầy đủ, nêu lên được những tính chất vốn có của thể loại. Điều đó cho thấy các nhà nghiên cứu đã khám phá ra nhiều đặc trưng mang tính khu biệt, từ đó cho chúng ta cái nhìn toàn diện hơn về tục ngữ.
Phân loại tục ngữ:
Dựa vào những tiêu chí khác nhau như: nội dung, ngữ nghĩa, cấu trúc mà người ta phân chia tục ngữ thành nhiều loại khác nhau. Nếu dựa vào nội dung, tục ngữ được chia thành: 
 + Tục ngữ về giới tự nhiên, về quan hệ của con người với giới tự nhiên
 + Tục ngữ về con người, về đời sống vật chất
 + Tục ngữ về con người và đời sống xã hội
 + Tục ngữ về con người, về đời sống tinh thần, những quan niệm đa dạng về nhân sinh, vũ trụ
 Nếu dựa vào ngữ nghĩa, ta có thể chia thành ngữ thành các loại sau:
v Những câu tục ngữ chỉ có một loại nghĩa
Ÿ Những câu tục ngữ chỉ có nghĩa đen
Ÿ Những câu tục ngữ chỉ có nghĩa bóng
Ÿ Những câu tục ngữ chỉ có nghĩa khái quát
v Những câu tục ngữ có nhiều loại nghĩa
Ÿ Những câu tục ngữ có nghĩa đen và nghĩa khái quát
Ÿ Những câu tục ngữ có nghĩa đen và nghĩa bóng
Ÿ Những câu tục ngữ có nghĩa khái quát và nghĩa bóng
Ở đây, chúng ta sẽ dựa vào cấu trúc đề - thuyết để phân loại tục ngữ. Cấu trúc đề - thuyết là cấu trúc cú pháp của câu, đơn vị cú pháp có chức năng cơ bản là truyền đạt một thông báo, gắn liền với chức năng giao tiếp của ngôn ngữ. Dựa vào cơ sở lý thuyết và đặc điểm thể loại, tục ngữ có thể được phân loại như sau:
 a. Những câu đơn: 
Những câu tục ngữ có một đề và một thuyết, đề và thuyết cùng là vị ngữ, có thể dùng “thì” hay “là” để xác định ranh giới giữa đề và thuyết.
Ví dụ: Có công mài sắt (thì) có ngày nên kim
 Một con ngựa đau (thì ) cả tàu bỏ cỏ
 Không thầy (thì) đố mày làm nên
Có thể phân tích các câu ngữ trên như sau: 
đ
t
Có công mài sắt
có ngày nên kim
 thì
C
đ
t
Một con ngựa đau
cả tàu bỏ cỏ
 thì
C
đ
t
Không thầy
đố mày làm nên
 thì
C
b. Những câu ghép:
 Gồm hai câu đơn sóng đôi cân xứng với nhau (đối nhau), mỗi câu đơn có một đề và 
một thuyết. Trong mỗi câu có thể dùng “thì” hay “là” hai lần.
Ví dụ: Ăn (thì) trông nồi, ngồi (thì) trông hướng
 Đi (thì) đến nơi, về (thì) đến chốnđ
t
Ăn 
 thì
 thì
trông nồi
ngồi
trông hướng
đ
t
C
đ
t
Đi
 thì
 thì
đến nơi
về
đến chốn
đ
t
C
Đặc điểm của tục ngữ:
 a. Cấu trúc câu tục ngữ:
 Mỗi tục ngữ là một câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, diễn đạt một ý trọn vẹn. Về mặt cấu trúc, tục ngữ có hai nét đặc sắc, trong đó có hai đặc điểm nổi bật sau:
 v Tính chất chắc gọn của câu tục ngữ:
 Câu tục ngữ bao giờ cũng rất ngắn gọn, câu ngắn nhất chỉ có ba âm tiết.
 Ví dụ: “May hơn khôn”
 “Túng thì tính”
Ví dụ: “Gieo gió gặt bão”
 “Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa”
 “Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa”
 Như vậy ta thấy tục ngữ không chỉ ngắn gọn mà còn chặt chẽ. Đó là lí do ta khẳng định đặc điểm của tục ngữ là gọn chắc. Mỗi tiếng, mỗi từ trong câu đều có vai trò, ý nghĩa quan trọng và có quan hệ chặt chẽ với nhau. Chẳng hạn với câu “Gieo gió gặt bão”, câu chỉ có bốn âm tiết nhưng rõ ràng mỗi âm tiết đều giữ một vai trò trong câu. Nếu bỏ đi một từ nào đó thì ý nghĩa cũng như giá trị của câu tục ngữ sẽ không còn nguyên vẹn. Từ “gieo” và “gặt” đều là những động từ với hàm ý là những gì đã làm và hậu quả nhận được; tương tự từ “gió” và “bão” cũng có ý nghĩa như vậy.
 v Tính chất đối xứng của câu tục ngữ:
 Hình thức cấu trúc đặc trưng của câu tục ngữ là cấu trúc đối xứng. Câu đối xứng là câu có sự tương ứng đều đặn của các thành phần trong câu. Ta thấy đó là những câu có đặc điểm sau:
 + Cấu tạo thành những vế (thường là hai vế) đối ứng nhau, có quan hệ logic chặt chẽ với nhau.
 + Giữa các vế có sự cân bằng (đôi khi chỉ là cân bằng tương đối) về số lượng từ và sự đối ứng về từ loại.
 Muốn giải thích đúng nghĩa và ý của câu tục ngữ, trước hết cần nắm chắc cấu trúc đối xứng của nó. 
 b. Từ ngữ, nhịp và vần của câu tục ngữ:
 Cấu trúc câu tục ngữ có tính chất bền vững, được xây dựng bởi ba loại vật liệu 
chính là: từ ngữ, nhịp và vần. Những vật liệu này được kết hợp chặt chẽ, hài hoà với nhau 
để tạo ra sức biểu đạt, hình tượng của câu.
 v Từ ngữ của câu tục ngữ
 Đặc điểm thứ nhất của từ ngữ trong tục ngữ là ở chỗ nó rất sắc sảo mà vẫn rất giản dị bởi nó là hình thức tinh luyện của khẩu ngữ dân gian. Chẳng hạn như câu tục ngữ “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ” dù sử dụng những từ ngữ rất quen thuộc, gần gũi, bình dân nhưng vẫn sắc sảo, ý nghĩa, chuyển tải đầy đủ thông tin lẫn sắc thái tình cảm.
 Đặc điểm thứ hai của từ ngữ sử dụng trong tục ngữ là tính hình ảnh của những khái niệm, những ý tưởng trừu tượng. Ở đây, biện pháp được sử dụng rộng rãi hơn cả là biện pháp so sánh.
Ví dụ: “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”
 Ta thấy trong câu tục ngữ, khái niệm “họ hàng” được biểu đạt bằng hình ảnh “giọt máu 
đào”, khái niệm “người dưng” được biểu đạt bằng hình ảnh “nước lã”. Đó là những hình ảnh ẩn dụ. Vế (1) được so sánh với vế (2) bằng từ so sánh “hơn”. Trong cuộc sống, câu tục ngữ này trở thành một ẩn dụ hoặc tỷ dụ khi người sử dụng muốn nhấn mạnh, đề cao quan hệ huyết thống.
 v Nhịp của câu tục ngữ:
 Câu tục ngữ có cấu trúc đối xứng nằm ở giữa hai vế (nếu ba vế thì có hai trục). Trường hợp câu tục ngữ dùng kiểu hô ứng (bao nhiêubấy nhiêu; nàoấy), ta có thể hình dung nó có trục đối xứng xoay. Dấu hiệu hình thức của đối xứng là liên từ, trợ từ. Nhưng vì tục ngữ ít dùng loại từ này nên trục đối xứng thường ẩn trong nhịp và vần làm cho câu tục ngữ trở nên gọn, súc tích, mềm dẻo và thêm tinh tế.
Ví dụ: “Không thầy đố mày làm nên”
 “Đói cho sạch, rách cho thơm”
 “Chớp đông nhay nháy gà gáy thì mưa”
 Như vậy tính chất nhịp nhàng, có vần điệu của câu tục ngữ làm cho câu tục ngữ xuôi tai, thuận miệng, dễ nhớ, dễ truyền. Đó là một công trình ngôn ngữ tinh xảo khó có thể thay đổi, thêm bớt. Ở tục ngữ, yếu tố nhịp có nhiều tác dụng. Nó làm cho câu tục ngữ có tính nhịp nhàng, cân đối. Qua đó biểu đạt sắc thái quan hệ logic giữa các vế của câu tục 
ngữ.
 v Vần của câu tục ngữ:
 Cũng như trong ca dao, vần trong tục ngữ là yếu tố giữ nhịp, tạo ra sự hài hoà âm thanh cho câu, đồng thời góp phần làm nổi bật và nhấn mạnh những từ có ý nghĩa quan trọng trong câu.Trong tục ngữ, vần hết sức phong phú, linh hoạt tạo sự vần vè, xuôi tai.
Ví dụ: “Ăn cây nào rào cây ấy”
 “Tháng bảy heo may chuồn chuồn bay thì bão”
“Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa”
 Tóm lại, vần là một đặc điểm nổi bật của câu tục ngữ. Nó tạo cho câu tính biểu cảm, nhịp nhàng, cân đối về cấu trúc. Từ đó làm cho nội dung câu tục ngữ sắc sảo, tinh tế và đạt hiệu quả cao trong mục đích truyền đạt.
 b3. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ:
Một trong những vấn đề nan giải nhất từ trước đến nay đối với các nhà nghiên cứu là vấn đề phân biệt giữa thành ngữ và tục ngữ. Đây là hai loại đơn vị có những đặc điểm rất gần gũi với nhau khiến ta thường bị nhầm lẫn. Trong thực tế, hầu như bất kì cuốn Từ điển thành ngữ tiếng Việt nào cũng pha tạp vào đó không ít tục ngữ.
Trong “Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt” của Viện ngôn ngữ học đã đưa ra các đơn vị sau đây là thành ngữ:
- “Có mới nới cũ”
- “Giậu đổ bìm leo”
- “Trâu chậm uống nước đục”
- “Nhất nghệ tinh nhất thân vinh”
Còn Từ điển thành ngữ Việt Nam đưa các đơn vị sau đây vào danh sách thành ngữ:
- “Mềm nắn rắn buông”
- “Sống lâu lên lão làng”
- “Được tiếng khen ho hen chẳng còn”
Trong cuốn “Từ điển tục ngữ tiếng Việt”, các đơn vị sau đây được đưa vào danh sách tục ngữ:
- “Cá nước chim trời”
- “Chó ngáp phải ruồi”
- “Lòng chim dạ cá”
Vậy đâu là thành ngữ, đâu là tục ngữ? Đó là câu hỏi cần bàn luận.
Chính vì việc phân biệt thành ngữ, tục ngữ không đơn giản nên từ trước đến nay, khi nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt, nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm đến việc phân biệt hai loại đơn vị này. Nguyễn Thiện Giáp cho rằng “Một tổ hợp được coi là mang tính thành ngữ khi ý nghĩa chung của nó hoàn toàn mới, khác với tổng số ý nghĩa của các từ thành phần tạo thành” [9]. Từ đó ông phát biểu: “Những cụm từ mà trong cơ cấu cú pháp và ngữ nghĩa của chúng có những thuộc tính đặc biệt, chỉ có ở cụm từ đó. Nói cách khác, thành ngữ là một cụm từ mà ý nghĩa của nó không được tạo thành từ các ý nghĩa của các từ tạo nên nó. Ngay cả khi biết ý nghĩa của tất cả các từ trong đó vẫn chưa thể đoán chắc nghĩa thành ngữ của cả cụm từ đó” [9].
Sự phân biệt này cũng chưa thật rõ ràng. Bởi trong thực tế, có nhiều câu tục ngữ cũng có những đặc điểm như thế. Chẳng hạn, “Trèo cao ngã đau” có tác giả xếp vào thành ngữ nhưng cũng có tác giả xếp vào tục ngữ. Sở dĩ như thế vì cụm từ này vừa mang ý nghĩa cộng lại của các thành tố nhưng lại vừa mang ý nghĩa bóng bẩy. Mặt khác, ta thấy nó vừa có ý nghĩa hình tượng nhưng đồng thời cũng là kinh nghiệm đúc kết được từ trong cuộc sống.
Việc phân biệt thành ngữ và tục ngữ luôn là một vấn đề đặt ra đối với các nhà nghiên cứu. Hoàng Văn Hành nhận xét: “Thành ngữ tuy có nét tương đồng với tục ngữ như: tính bền vững về mặt cấu tạo, tính bóng bẩy về nghĩa nhưng lại khác tục ngữ về bản chất. Sự khác biệt ấy ở chỗ: thành ngữ là những tổ hợp từ đặc biệt biểu thị những khái niệm một cách bóng bẩy, còn tục ngữ là những câu ngôn bản đặc biệt biểu thị những phán đoán nghệ thuật”. Ông kết luận: “Xem vậy, tuy thành ngữ và tục ngữ có một số nét tương đồng có thể chuyển hoá lẫn nhau nhưng về bản chất là khác nhau, xét cả về hình thái cấu trúc lẫn cũng như về mặt ngữ nghĩa, nội dung biểu đạt và chức năng của chúng trong giao tiếp xã hội [9; tr.42]. Những nét dị biệt và đồng nhất được Hoàng Văn Hành đưa vào xét trong bốn tiêu chí sau:
- Đặc trưng về hình thái cấu trúc
- Chức năng biểu hiện nghĩa định danh
- Chức năng biểu hiện hình thái nhận thức
- Đặc trưng ngữ nghĩa 
Trong công trình “Tục ngữ Việt Nam”, tác giả Chu Xuân Diên nêu ra những nhận xét về sự khác nhau về thành ngữ và tục ngữ như sau: “Cần phải xem xét thành ngữ và tục ngữ không phải chỉ như hai hiện tượng ngôn ngữ khác nhau mà chủ yếu như là một hiện tượng ngôn ngữ và một hiện tượng ý thức xã hội. Cho nên tiêu chí gốc mà chúng tôi thấy cần phải đưa vào để phân biệt thành ngữ và tục ngữ là tiêu chí nhận thức luận. Với tiêu chí đó, chúng tôi xem xét tục ngữ chủ yếu như là một hiện tượng ý thức xã hội còn thành ngữ chủ yếu như một hiện tượng ngôn ngữ” [6]. Từ đó, ông nêu ra những đặc điểm khác nhau giữa hai loại đơn vị này như sau:
 - Nội dung của thành ngữ là nội dung của những khái niệm. Còn nội dung của tục ngữ là 
nội dung của những phán đoán.
 - Quan hệ giữa thành ngữ và tục ngữ phản ánh quan hệ giữa các hình thức khái niệm và phán đoán.
Theo Vũ Ngọc Phan thì “Thành ngữ có ý nghĩa không những về một chiều, về một mặt, nói lên một tình trạng nhưng không kết thúc” còn tục ngữ là “những câu thông tục thiên về diễn ý, đúc kết một số ý kiến dựa theo kinh nghiệm, dựa theo luân lí và công lí để nhận xét về con người và xã hội, hay dựa theo tri thức để nhận xét về con người và vũ trụ. Trong tục ngữ có cả thành ngữ” [15; tr.22].
Ở đề tài này, chúng tôi dựa vào các tiêu chí sau đây để phân biệt thành ngữ và tục ngữ:
 a. Về cấu trúc ngữ pháp:
Dựa vào cấu trúc ngữ pháp là cách đơn giản để phân biệt thành ngữ và tục ngữ. Nó 
phân tích vấn đề một cách cụ thể, ở mức cơ sở với hi vọng sẽ giải quyết được sự 
nhập nhằng giữa hai hiện tượng được coi là khác nhau về bản chất ấy.
 Theo Vũ Ngọc Phan, “Về hình thức ngữ pháp, mỗi thành ngữ chỉ là một nhóm từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh; còn tục ngữ dù ngắn đến đâu cũng là một câu hoàn chỉnh”. Sự nhìn nhận này tuy chưa thật chính xác nhưng cũng là một gợi ý quan trọng. Nói chưa thật chính xác bởi gần đây, Nguyễn Thái Hoà trong “Tục ngữ Việt Nam, cấu trúc và thi pháp” [10; tr.23] khi xem xét điều này đã viết: “vẫn còn một băn khoăn lớn: có những thành ngữ có cấu tạo ngữ pháp là một câu, ngược lại có những đơn vị được gọi là tục ngữ nhưng chỉ có cấu tạo nhóm từ. Thật vậy, có không ít những thành ngữ về hình thức ngữ pháp là một câu hoàn chỉnh, ví dụ như: “Cá nằm trong chậu”, “Hồn vía lên mây”, “Rồng đến nhà tôm”; và cũng không ít tục ngữ khó có thể cho là câu đúng cách, ví dụ như: “Ăn cá bỏ xương, ăn quả bỏ hột”, “Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo”, “Đừng khinh khó, chớ cậy giàu”
Nhìn chung, xét về mặt cấu trúc ngữ pháp, thành ngữ chỉ là một cụm từ hay ngữ cố định chứ chưa phải là một câu hoàn chỉnh với đủ thành phần chủ ngữ - vị ngữ. Xét thành ngữ “Nhanh như cắt”, ta thấy đây không thể gọi là một câu vì nó không cung cấp đủ thông tin để người nghe hiểu toàn vẹn nội dung truyền đạt. Nói đúng hơn, ta mới chỉ biết được tính chất của hành động chứ không biết được chủ thể của hành động; ta chỉ biết nó “như thế nào?” chứ không biết “là ai? là cái gì?”. Còn ở câu tục ngữ “Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa” hay “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân” lại là một câu hoàn chỉnh vì nó chứa đầy đủ thành phần câu vì nó đủ điều kiện trả lời các câu hỏi: “cái gì? ra sao? như thế nào?”. Đây chính là điểm khác nhau cơ bản của thành ngữ và tục ngữ. 
Mặc dù không có sự so sánh nào là tuyệt đối nhưng cấu trúc ngữ pháp vẫn là cơ sở nổi trội để phân biệt thành ngữ với tục ngữ. Tiêu chí này có ưu điểm là rõ ràng, dề hiểu. Nhưng khi xem xét đòi hỏi phải có sự miêu tả, phân định rạch ròi, chi li đến từng nhóm, từng kiểu dạng mô hình ngữ pháp trên tổng thể kho tàng thành ngữ, tục ngữ thì mới có thể tránh được thiếu sót, sai lầm.
 b. Về chức năng biểu hiện:
Dựa vào định nghĩa thành ngữ và tục ngữ, ta thấy rằng nghĩa của thành ngữ có thể xem 
là tương đương với một từ khi ta chỉ xét nó ở mức độ trung bình, khách quan. Song, đa phần thành ngữ lại thể hiện sắc thái cảm xúc và thái độ của chủ thể phát ngôn. Chúng ta vẫn thường nhận định rằng thành ngữ biểu thị một khái niệm, còn tục ngữ lại là một phán đoán. Vậy cốt lõi của vấn đề này khi nhìn nhận ở tiêu chí chức năng biểu hiện là gì?
Cù Đình Tú ở bài viết “Góp ý về phân biệt tục ngữ với thành ngữ” (1973) đã nhận định 
“Thành ngữ là những đơn vị có sẵn, mang chức năng định danh, nói khác đi là dùng để 
gọi tên sự vật, tính chất, hành động”, và “Tục ngữ đứng về mặt ngôn ngữ học có chức năng khác hẳn với thành ngữ. Tục ngữ cũng như các sáng tác khác của văn học dân gian như ca dao, truyện cổ tích đều là các thông báo. Nó thông báo một nhận định, một kết luận về một phương diện nào đó của thế giới khách quan. Do vậy mỗi tục ngữ đọc lên là một câu hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý tưởng. Đó cũng là lí do giải thích tục ngữ có cấu tạo là các kết cấu hai trung tâm.”.
Quả thực khi đọc một thành ngữ, ta thấy nó chỉ có chức năng định danh sự vật, hiện tượng, tính chất. Chẳng hạn thành ngữ “Ăn cháo đá bát” chỉ nêu lên được hiện tượng vô ơn bạc nghĩa đới với người đã giúp đỡ mình, tính chất của hiện tượng đó là xấu. Muốn biết sự kiện đó thế nào thì ta phải thiết lập ngữ cảnh cho nó. Nhưng khi đọc câu tục ngữ “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ” lại biểu đạt đầy đủ nội dung, sự kiện: người

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN - NGU VAN - LANH - NGUYEN TRAI.doc