Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực trong môn Ngữ Văn

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực trong môn Ngữ Văn

 Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép có thể sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Nhờ sự kết nối giữa các nhánh, ý tưởng được liên kết, do vậy bao quát được phạm vi sâu rộng. Kĩ thuật sơ đồ tư duy do Tony Buzan đề xuất, xuất phát từ cơ sở sinh lí thần kinh về quá trình tư duy: Não trái đóng vai trò thu thập các dữ liệu mang tính logic như số liệu, não phải đóng vai trò thu thập dữ liệu như hình ảnh, nhịp điệu, màu sắc, hành dạng.

 Dụng cụ: Bảng lớn hoặc giấy khổ lớn, bút càng nhiều màu càng tốt, có thể sử dụng các phần mềm vẽ sơ đồ tư duy.

 

doc 7 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 635Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực trong môn Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG MÔN NGỮ VĂN
 Tổ Khoa học xã hội
 Thời gian thực hiện: ngày 21/03/2019
 Người thực hiện: Võ Thị Thu Hiền
PHẦN I: LÍ DO MỞ CHUYÊN ĐỀ
	 Văn học là một môn học đặc thù bởi tính nghệ thuật và tính khoa học của nó. Ngoài việc cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản như các môn học khác, môn học Ngữ văn còn tác động đến tư tưởng, tình cảm, đem lại niềm vui, sự hứng thú học tập cho học sinh, góp phần trực tiếp vào việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho mỗi học sinh...Như vậy thì việc vận dụng đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng các kĩ thuật dạy học là vô cùng cần thiết.
	Năm học 2010 – 2011, Bộ GD & ĐT đã triển khai và ban hành hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức- kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông các môn học và đưa ra một số kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng trong dạy – học Ngữ văn ở trường THCS.
	Tuy nhiên, việc vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực trong môn ngữ văn không phải là vấn đề đơn giản, nó phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố khách quan như cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, trình độ học sinh...Vì vậy, với giáo viên dạy môn Ngữ văn ở nhiều trường, nhiều địa phương thì các kĩ thuật dạy học tích cực vẫn là vấn đề khá mới mẻ, việc vận dụng vào thực tiễn chưa thật thường xuyên, nhiều nơi còn mang tính hình thức...Riêng với trường THCS Trần Đại Nghĩa, việc ứng dựng các kĩ thuật dạy học tích cực trong môn Ngữ văn còn khá khiêm tốn, một phần do trang bị của giáo viên về kĩ thuật dạy học còn hạn chế, phần vì điều kiện cơ sở vật chất, khả năng của học sinh...
 Từ thực tế trên, tôi mạnh dạn thực hiện chuyên đề “ Vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy Ngữ văn” với hi vọng cùng sẻ chia kinh nghiệm, hiểu biết về kĩ thuật dạy học với đồng nghiệp đồng thời để cùng nhau vận dụng vào thực tiễn dạy học để nâng cao chất lượng môn Ngữ văn..
 PHẦN 2: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
 I. GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC.
1. Phương pháp hoạt động nhóm
 Lớp học được chia sẻ thành từng nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Tùy mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau.
 Nhóm tự bầu nhóm trưởng nếu thấy cần. Trong nhóm có thể phân công mỗi người một phần việc. Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu biết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. Để trình bày kết quả làm việc của nhóm trước toàn lớp, nhóm có thể cử ra một đại diện hoặc phân công mỗi thành viên trình bày một phần nếu nhiệm vụ giao cho nhóm là khá phức tạp.
 Phương pháp hoạt động nhóm có thể tiến hành:Làm việc chung cả lớp.
- Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức.
- Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ.
- Hướng dẫn cách làm việc trong nhóm.
- Phân công trong nhóm.
- Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi hoặc tổ chức thảo luận trong nhóm.
- Cử đại diện hoặc phân công trình bày kết quả làm việc theo nhóm.
- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả.
- GV tổng kết, đặt vấn đề tiếp theo.
 Phương pháp hoạt động nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên.
 Thành công của bài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi thành viên. Tuy nhiên, phương pháp này bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học, bởi thời gian hạn định của tiết học cho nên giáo viên phải biết tổ chức hợp lí và học sinh đã khá quen với phương pháp này thì mới có kết quả. Cần nhớ rằng, trong hoạt động nhóm , tư duy tích cực của học sinh phải được phát huy Và ý nghĩa quan trọng của phương pháp này là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao động.
2. Kĩ thuật động não.
	Là sự vận dụng trí tuệ (Động não) tập thể để giải quyết một vấn đề phức tạp.
Động não là kĩ thuật trong dạy học nhằm giúp HS trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó.
	Để thực hiện kĩ thuật này, GV cần đưa ra một hệ thống các thông tin làm tiền đề cho buổi thảo luận. Sau đó tiến hành theo trình tự:
 - GV nêu câu hỏi, vấn đề cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm, khích lệ học sinh phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt.
 - Liệt kê tất cả các ý kiến phát biểu đưa lên bảng hoặc giấy khổ to, không loại trừ một ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp.
 - Phân loại ý kiến.
 - Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý.
3. Kĩ thuật “Khăn phủ bàn”.
	 Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm nhằm kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm cuả cá nhân HS, phát triển mô hình hợp tác giữa các HS.
 - Thực hiện kĩ thuật “ Khăn phủ bàn” qua 2 giai đoạn:
 + Giai đoạn HS hoạt động độc lập: Các thành viên trong nhóm ngồi vào vị trí như hình vẽ, hoạt động tư duy tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,...), sau đó trình bày ý kiến của bản thân vào ô quy định trong “khăn phủ bàn” độc lập tương đối với các thành viên khác.
 + Giai đoạn HS hoạt động tương tác: Các thành viên chia sẻ và thảo luận các câu trả lời, sau đó viết ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn phủ bàn.
 VD: Vận dụng kĩ thuật này vào việc hướng dẫn HS khám phá về ý nghĩa sâu sắc ở khổ thơ cuối bài “Sang thu”.
4. Sơ đồ tư duy
 Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép có thể sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Nhờ sự kết nối giữa các nhánh, ý tưởng được liên kết, do vậy bao quát được phạm vi sâu rộng. Kĩ thuật sơ đồ tư duy do Tony Buzan đề xuất, xuất phát từ cơ sở sinh lí thần kinh về quá trình tư duy: Não trái đóng vai trò thu thập các dữ liệu mang tính logic như số liệu, não phải đóng vai trò thu thập dữ liệu như hình ảnh, nhịp điệu, màu sắc, hành dạng...
 Dụng cụ: Bảng lớn hoặc giấy khổ lớn, bút càng nhiều màu càng tốt, có thể sử dụng các phần mềm vẽ sơ đồ tư duy.
 Giáo viên chia nhóm, giao chủ đề cho nhóm, mỗi thành viên lần lượt kết nối ý tưởng trung tâm đến ý tưởng của cá nhân, mô tả ý tưởng thông qua hình ảnh, biểu tượng hoặc một vài kí tự ngắn gọn.
 Ưu điểm: Khi vẽ sơ đồ tư duy học sinh học được quá trình tổ chức thông tin, ý tưởng cũng như giải thích được thông tin và kết nối thông tin với cách hiểu biết của mình. Phù hợp với tâm lý học sinh, đơn giản, dễ hiểu. Thích hợp cho các nội dung ôn tập, liên kết lí thuyết với thực tế.
 Hạn chế: Các sơ đồ giấy thường khó lưu trữ, thay đổi, chỉnh sửa, tốn kém chi phí. Sơ đồ do học sinh tự xây dựng sẽ giúp học sinh nhớ bài tốt hơn là sơ đồ do giáo viên xây dựng, sau đó giảng giải cho học sinh.
II. GIÁO ÁN CỤ THỂ ÁP DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ
KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
TUẦN 14. Tiết 66 
ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI
NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:
- Hiểu thế nào là đối thoại, thế nào là độc thoại và độc thoại nội tâm, đồng thời thấy được tác dụng của chúng trong văn bản tự sự.
- Rèn luyện kỹ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này khi đọc cũng như khi viết văn tự sự.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
- Tác dụng của việc sử dụng đối thoại độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự 
2. Kĩ năng 
- Phân biệt được đối thoại, độc thoại, và độc thoại nội tâm 
- Phân tích được vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
Bảng phụ ghi các đoạn văn ở các văn bản truyện.
3.Thái độ: Nghiêm túc học bài
III. PHƯƠNG PHÁP: Phân tích, vấn đáp, thảo luận
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
* Hoạt động 1: Khởi động
1. Bài cũ : Nêu các hình thức hội thoại mà em biết?
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài dạy
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức đối thoại, độc thoại trong văn tự sự
HS đọc đoạn trích SGK.
HS thảo luận. GV chia nhóm thành 8 nhóm, mỗi nhóm gồm 4 học sinh
Nhóm 1,2:Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người? Chỉ ra dấu hiệu chứng tỏ đó là một cuộc trao đổi qua. 
- Trong đoạn trích, có ít nhất 2 người phụ nữ tản cư đang nói chuyện vói nhau 
-Dấu hiệu nhận biết vì có 2 lượt lời qua lại. Nội dung nói của mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện và hình thức thể hiện trong đoạn văn: hai dấu gạch đầu dòng.
Nhóm 3,4:Câu “- Hà nắng gớm, về nào”ông Hai nói với ai?Đây có phải là một câu đối thoại không?Vì sao?Trong đoạn trích còn có câu nào kiểu này không? Hãy dẫn ra các câu đó.
- Ông Hai nói với chính mình. Đây không phải là câu đối thoại vì ông Hai nói một câu trống không, không hướng tới người đối thoại.
- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thê này”.
Nhóm 5,6: Những câu như: Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu?là những câu ai hỏi ai? Tại sao trước những câu này không có gạch đầu dòng như những câu đã nêu ở điểm a và b?
-Đây là những câu mà ông Hai nói với chính mình, không nói thành lời mà âm thầm diễn ra trong suy nghĩ và tâm trạng của ông Hai thể hiện tâm trạng dằn vặt đau đớn của ông khi nghe tin làng theo giặc.
Nhóm 7,8: Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện diễn biến tâm lý của ông Hai?
GV: Có thể rút ra bài học : thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn tự sự?
HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK
Nêu tác dụng của các hình thức đó?
-Qua bài học hãy chốt lại nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy
-Các nhóm thực hiện.
Hoạt động 3: Luyện tập
Gv nêu câu hỏi học sinh trả lời.
- Vận dụng kĩ thuật khăn trải bàn. Gv chuẩn bị giấy khổ lớn chia làm 4 phần trên giấy, HS nêu chủ đề và mỗi thành viên viết ý kiến vào ô giấy của mình sau đó đưa ra ý kiến chung.
I. Đối thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản
 tự sự
1. Ví dụ
Tìm hiểu đoạn văn trong SGK.
a. 
- Đây là lời đối thoại.
b. 
- Đó là lời độc thoại.
c- Độc thoại nội tâm.
d. Các tình huống độc thoại và độc thoại nội tâm khắc hoạ 
sâu sắc rõ nét tâm trạng của ông Hai: Dằn vặt đau đớn khi nghe tin làng theo giặc.
2. Ghi nhớ(sgk)
- Đối thoại: là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa 2 hoặc nhiều người. Trong văn bản,đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và đáp.
- Độc thoại: là lời của ai đó không nhằm vào ai 
hoặc nói với chính mình. (khi người độc thoại nói thành lời thì trước câu nói có dấu gạch đầu dòng, cón khi không nói thành lời thì trước câu nói không có gạch đầu dòng - đôc thoại nội tâm).
- Độc thoại nội tâm: người độc thoại không cất 
thành lời
(suy nghĩ)
-Tác dụng: tạo không khí cuộc sống thật, đi sâu vào nội tâm nhân vật, tình cảm, diễn biến tâm lý.
II. Luyện tập
1. Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại
-Đoạn trích có 3 lời trao và 2 lời đáp. Vi phạm phương châm lịch sự.
-Tác dụng: bày tỏ tâm trạng của ông Hai bực bội,
 đau khổ khi nói đến chuyện làng chợ Dầu theo Tây. 
 2.Viết đoạn văn : (học sinh tự làm)
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học:
- Làm các bài tập còn lại
- Liên hệ thực tế sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm và rút ra bài học sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm một cách hiểu biết, hiệu quả
-Về nhà làm lại bài tập 2 chuẩn bài “Luyện nói : tự sự kết hợp ...
 PHẦN III: KẾT LUẬN
- Trong quá trình dạy học, bản thân đã cố gắng vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào một số bài có thể, đặc biệt là các tiết tổng kết, ôn tập. Kết quả cho thấy, học sinh đã bắt đầu quen với các thao tác của các kĩ thuật dạy học, biết cách vận dụng vào tiết học làm cho tiết học sôi nổi, hào hứng, cởi mở và đạt kết quả cao hơn. 
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực thì nhiều, tuy nhiên giáo viên cần vận dụng linh hoạt vào từng bài, nội dung kiến thức cho phù hợp để đạt được kết quả tốt.
 Trên đây là một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực tôi đã vận dụng trong quá trình dạy học, rất mong đồng nghiệp đóng góp ý kiến để chuyên đề hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.
 Người viết
 Võ Thị Thu Hiền

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_mot_so_phuong_phap_va_ky_thua.doc