Sáng kiến kinh nghiệm Những biện pháp giúp học sinh học tốt chuẩn mực đạo đức và pháp luật ở môn giáo dục công dân cấp trung học cơ sở

Sáng kiến kinh nghiệm Những biện pháp giúp học sinh học tốt chuẩn mực đạo đức và pháp luật ở môn giáo dục công dân cấp trung học cơ sở

Chủ đề pháp luật: Quyền trẻ em và quyền nghĩa vụ công dân trong gia đình thì học sinh biết bài: Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em; quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam

Chủ đề pháp luật: Quyền và nghĩa vụ công dân về Trật tự an toàn xã hội thì học bài: Thực hiện trật tự an toàn giao thông.

Chủ đề pháp luật: Quyền và nghĩa vụ công dân về quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác hay có nghĩa vụ tôn trong, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.

Chủ đề pháp luật học sinh biết được những hành vi vi phạm pháp luật của công dân phải chịu trách nhiệm: Bài vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân

Đây là một vấn đề tuy rất đơn giản song nó cũng góp phần hệ thống nội dung các bài đã và đang học đặc biệt là lúc kiểm tra định kỳ và ôn tập học kỳ.

Ba là hướng dẫn cho học sinh học các phương pháp học về chuẩn mực đạo đức và pháp luật ở lớp, trường cụ thể:

 Ở lớp, trường: Trong các tiết dạy trong một bài đạo đức hay pháp luật có các phương pháp nào thầy cô giáo làm những việc nào, học sinh làm việc nào, đặc biệt là chú ý phương pháp thảo luận nhóm chuẩn bị bảng phụ, phiếu học tập sẵn khi thầy, cô giáo yêu cầu một phương pháp nào thì học sinh vận dụng ngay để khỏi mất thời gian. Hoặc sử dụng phương pháp sắm vai khi thầy cô nêu tình huống và yêu cầu học sinh thực hiện thì các em tự giác chọn đôi bạn đối thoại diễn xuất một cách tự tin, rèn luyện kỹ năng thực hành, gây hứng thú và sự chú ý đối với người học, tạo được điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh, khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của người học theo hướng định trước. Học sinh có thể thấy ngay tác dụng và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn. sau khi học xong một bài các nhóm, tổ có thể đưa ra một tình huống phân vai diễn xuất. Từ đó các em mạnh dạn học các chuẩn mực về đạo đức và pháp luật. Qua thực tế nếu người thầy làm tốt khâu này thì sẽ góp phần tạo cho các em học sinh ý thức tự giác và hứng thú học bộ môn Giáo dục công dân.

 

doc 18 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 314Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Những biện pháp giúp học sinh học tốt chuẩn mực đạo đức và pháp luật ở môn giáo dục công dân cấp trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tiêu cực, nhỏ bé diễn ra ở lớp, ở nhà trường ở ngoài xã hội.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
	Trước thực trạng vi phạm đạo đức và pháp luật hiện nay của học sinh trong các trường trung học cơ sở hiện nay có chiều hướng tăng, việc giáo dục tuyên truyền đạo đức và pháp luật cho các em học sinh là đòi hỏi cấp bách của toàn xã hội để xây dựng hoàn thiện những giá trị chuẩn mực cơ bản của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế tri thức. 
Qua khảo sát thăm dò bằng phiếu với 400 học sinh kết quả sau:
Cần thiết
Lưỡng lự
Không cần thiết
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
 Trong môn GDCD THCS phần đạo đức và pháp luật có thích hợp và cần thiết không?
353
88,25
20
5
27
6,75
 Nội dung phần đạo đức và pháp luật đã thiết thực với học sinh THCS chưa?
375
93,75
15
3,75
10
2,5
 Phần pháp luật đã giúp học sinh biết cách cư xử và thực hiện theo quy định của nhà nước đưa ra.
365
91,25
25
6,25
10
2,5
 Không cần thiết chiếm thời gian của các môn học khác.
33
8,25
12
3
355
88,75
Qua phiếu khảo sát thăm dò cho thấy 6,75 học sinh cho rằng phần đạo đức và pháp luật trong môn Giáo dục công dân là chưa thích hợp và không cần thiết; 2,5 cho rằng nội dung phần đạo đức và pháp luật chưa thiết thực với học sinh trung học cơ sở; 2,5 cho rằng phần pháp luật chưa giúp học sinh biết cách cư xử và thực hiện theo quy định của nhà nước đưa ra. Điều đó là do các nguyên nhân:
Các em học sinh sống trong các gia đình nông thôn chủ yếu là lao động làm nương rẫy họ chưa thật sự quan tâm nhiều đến vấn đề đạo đức củng như pháp luật. Họ có rất nhiều hành vi vi phạm đạo đức và pháp luật như: Gia đình bất hòa, đánh bạc, bố mẹ nghiện ngập.... Các em cũng ít nhiều ảnh hưởng bởi ý thức đó.
Bên cạnh đó nhiều em chưa có ý thức trong học tập ở môn Giáo dục công dân còn xem nhẹ chưa tự giác trong rèn luyện đạo đức, còn thờ ơ lạmh nhạt, sống buông thả với đời sống xung quanh đặc biệt là phần pháp luật, gia đình và các em còn xem nhẹ, sự ham thích học tập, tìm hiểu kiến thức pháp luật còn quá ít so với yêu cầu cuộc sống.
Đa số các em học lý thuyết nên việc vận dụng vào thực tế chưa tốt hiệu quả chất lượng chưa cao. Ngoài ra do hiện tượng tiêu cực của xã hội ngày càng xảy ra phức tạp làm ảnh hưởng đến sự nhận thức và hành động của học sinh.
Tài liệu về giáo dục đạo đức, các loại văn bản pháp luật, các bộ luật luôn sửa đổi bổ sung, cung cấp chưa đáp ứng kịp thời.
Cũng không ít giáo viên chưa xác định được tầm quan trọng của nội dung kiến thức này. Vì thế còn giảng dạy qua loa theo phân phối chương trình với thời lượng qui định trong tiết dạy mà chưa được đầu tư.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài về giúp học sinh học tốt chuẩn mực đạo đức và pháp luật đã giúp cho giáo viên xác định đúng tầm quan trọng của công tác tuyên truyền giáo dục đạo đức và pháp luật cho học sinh ở nhà trường để có kế hoạch hoàn chỉnh, có sự quan tâm đúng mực trong việc giáo dục học sinh, từ đó giúp cho tập thể sư phạm của nhà trường thấy được nhiệm vụ quan trọng này để ngoài việc dạy chữ cho tốt còn phải lưu tâm, hết lòng giáo dục các em phát triển toàn diện cả tài lẫn đức và trở thành người công dân thực hiện tốt các quy định của pháp luật.
a. Những tác hại của thực trạng trên:
Thông tin, sự kiện về giáo dục đạo đức vá tuyên truyền về pháp luật cập nhật hằng ngày liên quan đến bài học học sinh không nắm, hoặc nắm không kịp thời với tình hình thực tế địa phương, đất nước.
Kĩ năng vận dụng và thực hành của học sinh chưa tốt dẫn đến tình hình vi phạm đạo đức và pháp luật xảy ra hằng ngày.
Ví dụ 1: Một số học sinh sống buông thả, thiếu tôn trọng bạn bè, thầy cô cũng như trong gia đình: Nói dối cha mẹ, văng tục chữi thề; trốn học...
Ví dụ 2: Khi tham gia giao thông chưa đúng pháp luật, còn đi hàng 3, 4 trở lên, vượt đèn đỏ, đi ngược chiều... hoặc bảo vệ tài sản nhà nước chưa tốt, đánh nhau, dùng lời nói thô tục xúc phạm người khác hay sa và các tệ nạn xã hội ...
Một số học sinh chưa ham thích học bộ môn Giáo dục công dân, ít đầu tư tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu có liên quan đến các chuẩn mực đạo đức và pháp luật nên kết quả học tập bộ môn còn thấp.
Học sinh chưa có tinh thần tự giác học tập bộ môn, thường bị động trong việc chuẩn bị bài học, thực hành tìm hiểu thực tế.
b. Các giải pháp đã áp dụng:
Với những thực trạng, tác hại nêu trên trong quá trình giảng dạy tôi và các giáo viên dạy bộ môn Giáo dục công dân đã áp dụng những giải pháp như sau:
+ Trong quá trình dạy đạo đức và pháp luật còn nặng phần lý thuyết.
+ Sự kết hợp của bản thân và các giáo viên dạy môn giáo dục công dân với các đoàn thể còn ít.
+ Hình thức học tập, tìm hiểu về các đạo đức và pháp luật còn sơ sài, cập nhật thông tin pháp luật chưa kịp thời, thường lặp đi lặp lại nhiều năm nên chất lượng chưa cao.
Chính những nguyên nhân đó dẫn đến những hạn chế làm kết quả thực hiện , chấp hành đạo đức và pháp luật của học sinh thấp không đáp ứng với yêu cầu học đạo đức và pháp luật mà bản thân đã thấy trong những năm qua.
c. Nguyên nhân thất bại:
Trong quá trình dạy và học về đạo đức và pháp luật bản thân tôi tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến kết quả thấp ở bộ môn Giáo dục công dân là chương trình học các chuẩn mực đạo đức và pháp luật theo phấn phối chương trình còn nặng về lý thuyết, kỹ năng thực hành ít, nhiều bài chưa phù hợp.
Tài liệu sách giáo khoa kênh hình còn quá ít, thiếu tranh ảnh minh họa cho học sinh, màu sắc chưa đẹp, tình hống còn ít và chưa thực tế khi tìm hiểu về một bài học về đạo đức hay pháp luật.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp
Để nâng cao chất lượng dạy và học các chuẩn mực đạo đức và pháp luật trong chương trình môn Giáo dục công dân trung học cơ sở tôi đã áp dụng những giải pháp sau:
Một là phổ biến và hướng dẫn cho học sinh nắm phân phối chương trình ngay từ đầu năm để học sinh biết được thời điểm học các chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
Đây là một việc làm rất đơn giản nhưng nó góp phần quan trọng để mỗi học sinh thấy được tầm quan trọng và sự phân bố khi bước vào học bộ môn của một cấp học.
Hai là phân loại các chuẩn mực đạo đức và pháp luật phù hợp các chủ đề đạo đức và pháp luật cụ thể để giúp học sinh nắm rõ cấu trúc nội dung chương trình mình đang học.
Ở chương trình mới các chuẩn mực đạo đức và pháp luật được chia làm các chủ đề khác nhau. Vậy cần giúp học sinh nắm cụ thể trong từng chủ đề gồm bài nào.
Ví dụ 1: Về chủ đề đạo đức: 
Chủ đề Quan hệ bản thân qua các bài: Trung thực; Tự trọng; Tự lập; Tự chủ.
Chủ đề Quan hệ với người khác: Lễ độ; Sống chan hòa với mọi người; Yêu thương con người; Tôn sư trọng đạo; Tôn trọng lẽ phải; Tôn trọng người khác; Pháp luật và kỉ luật.
Chủ đề quan hệ với cộng đồng , đất nước con người: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ; Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. ...	
 Ví dụ 2: Chủ đề pháp luật: 
Chủ đề pháp luật: Quyền trẻ em và quyền nghĩa vụ công dân trong gia đình thì học sinh biết bài: Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em; quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam
Chủ đề pháp luật: Quyền và nghĩa vụ công dân về Trật tự an toàn xã hội thì học bài: Thực hiện trật tự an toàn giao thông...
Chủ đề pháp luật: Quyền và nghĩa vụ công dân về quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác hay có nghĩa vụ tôn trong, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng...
Chủ đề pháp luật học sinh biết được những hành vi vi phạm pháp luật của công dân phải chịu trách nhiệm: Bài vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân
Đây là một vấn đề tuy rất đơn giản song nó cũng góp phần hệ thống nội dung các bài đã và đang học đặc biệt là lúc kiểm tra định kỳ và ôn tập học kỳ.
Ba là hướng dẫn cho học sinh học các phương pháp học về chuẩn mực đạo đức và pháp luật ở lớp, trường cụ thể:
 Ở lớp, trường: Trong các tiết dạy trong một bài đạo đức hay pháp luật có các phương pháp nào thầy cô giáo làm những việc nào, học sinh làm việc nào, đặc biệt là chú ý phương pháp thảo luận nhóm chuẩn bị bảng phụ, phiếu học tập sẵn khi thầy, cô giáo yêu cầu một phương pháp nào thì học sinh vận dụng ngay để khỏi mất thời gian. Hoặc sử dụng phương pháp sắm vai khi thầy cô nêu tình huống và yêu cầu học sinh thực hiện thì các em tự giác chọn đôi bạn đối thoại diễn xuất một cách tự tin, rèn luyện kỹ năng thực hành, gây hứng thú và sự chú ý đối với người học, tạo được điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh, khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của người học theo hướng định trước. Học sinh có thể thấy ngay tác dụng và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn. sau khi học xong một bài các nhóm, tổ có thể đưa ra một tình huống phân vai diễn xuất. Từ đó các em mạnh dạn học các chuẩn mực về đạo đức và pháp luật. Qua thực tế nếu người thầy làm tốt khâu này thì sẽ góp phần tạo cho các em học sinh ý thức tự giác và hứng thú học bộ môn Giáo dục công dân.
Ví dụ 1: Khi giáo viên dạy bài: Yêu thương con người ở Giáo dục công dân lớp 7 giáo viên có thể đưa ra tình huống như sau:
 	Em đang đứng trong xe buýt. Trong xe rất đông người nhưng chỉ có một ít ghế ngồi. Có một người phụ nữ khoảng 40 tuổi đang bế một bé gái 2 tuổi. Dáng bộ người phụ nữ ra chiều mỏi mệt phần vì xe đông người, phần vì chị phải đứng khá lâu rồi. Bên cạnh người phụ nữ là hai thanh niên đang ung dung ngồi trên ghế và không hề có ý định nhường ghế. Em thấy thương cho mẹ con bé gái nhưng cũng chẳng biết nói sao vì ngại hai thanh niên trên.
– Em có suy nghĩ gì về hành động của hai thanh niên trong tình huống trên ?
– Nếu ở trường hợp của bạn gái kể trên, em có thể nói gì với hai thanh niên để họ nhường ghế.
Để giải quyết tình huống này ngoài việc cho học sinh sử dụng phương pháp sắm vai và các em tự giác chọn bạn đối thoại diễn xuất một cách tự tin và khả năng thuyết trình... thì giáo viên cần chuẩn bị cáctình huống xử lý khác để khai thác thêm các cách tiếp cận tình huống của học sinh.
Ví dụ 2: Khi giáo viên dạy bài Quyền Khiếu nại tố cáo ở Giáo dục công dân lớp 8 hay bài Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân giáo dục công dân lớp 9 giáo viên có thể đưa ra tình huống như sau:
Bạn A và bạn B là hai bạn cùng lớp. Có một lần giữa hai bạn xảy ra mâu thuẫn dẫn đến cãi cọ. Trong lúc lời qua tiếng lại, bạn A đe doạ sẽ giết chết bạn B. Gia đình bạn B cho rằng, hành vi đe doạ của bạn A là vi phạm pháp luật hình sự. Do đó gia đình bạn B đã viết đơn tố cáo hành vi của bạn A với cơ quan công an. Gia đình bạn A phản đối đơn tố cáo của gia đình bạn B vì bạn cho rằng, bạn A mới đe doạ chứ chưa hành động và gây hậu quả, do đó bạn A không có tội. Theo em trong tình huống trên bạn A có tội hay không ? Tại sao ? 
Để giải quyết tình huống này ngoài việc cho học sinh sử dụng phương pháp sắm vai và các em tự giác chọn đôi bạn đối thoại diễn xuất một cách tự tin, thì giáo viên cần chuẩn bị các tài liệu như: Bộ luật hình sự 2015 (Điều 3 Nguyên tắc xử lý); Luật khiếu nại tố cáo 2011; Luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em 2004 và những văn bản luật liên quan...
Ở nhà: Trước khi học bài học sinh chọn phương pháp nào và làm bài tập hay trong bài này cần sử dụng phương pháp nào có hiệu quả nhất đỡ tốn thời gian, không làm ảnh hưởng đến các môn học khác (kể cả học bài cũ và bài mới) 
Bốn là hướng dẫn cho học sinh một số tư liệu học tập bộ môn, tài liệu tham khảo, tranh ảnh có liên quan đến các chuẩn mực pháp luật, biết khai thác tài liệu trên mạng internet mà không vi phạm về luật an ninh mạng.
Tài liệu về đạo đức và pháp luật liên quan đến bộ môn học thì rất nhiều, song có một số loại văn bản pháp luật cụ thể, các bộ luật luôn sửa đổi bổ sung. Vì vậy, khi dạy thầy cô cần chọn lọc tài liệu cho phù hợp từng chuẩn mực pháp luật và hiệu lực thi hành mới nhất để giới thiệu cho học sinh tìm hiểu học tập.
VD: Khi dạy bài Thực hiện trật tự an toàn giao thông. Nghị định số 39/CP ngày 13/7/2001 biển báo hiệu giao thông, một số hình ảnh liên quan đến thực hiện trật tự an toàn giao thông.... Ví dụ: 
Hay Nghị định 100/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. 
Dạy bài: Công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Hiến pháp sửa đổi và bổ sung 2013, Luật Quốc tịch, Luật Bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em năm 2005.
Ngoài những tài liệu nói trên giáo viên khi dạy các bài về chuẩn mực đạo đức và pháp luật cần định hướng cácchuẩn mực đạo đức, các loại văn bản pháp luật có liên quan đến các chủ đề về đạo đức và pháp luật phổ biến cho học sinh hoặc chuẩn bị để giới thiệu cho học sinh tìm hiểu.
Ví dụ: Luật dân sự, Luật giáo dục, Luật giao thông, Bộ luật Hình sự, Hiến pháp 2013, Luật Hôn nhân gia đình, Luật phổ cập giáo dục tiểu học.
Năm là học sinh cần tìm hiểu các vấn đề, sự kiện về các chuẩn mực pháp luật , đạo đức liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, cuộc sống. Thông tin đại chúng báo chí, đài phát thanh truyền hình hằng ngày để nắm bắt kịp thời đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của học bộ môn và thực tế địa phương, đất nước.
Sáu là kiểm tra đối chiếu các vấn đề tìm hiểu và thực hành các chuẩn mực đạo đức và pháp luật thông qua việc làm bài tập và kiểm tra bài cũ trong các giờ học ở lớp. Để làm được và làm tốt vấn đề trên người thầy giáo cần nêu ra những tình huống liên quan để học sinh giải quyết và liên hệ thực tế.
Ví dụ: Khi dạy Thực hiện trật tự an toàn giao thông giới thiệu cho học sinh xem thời sự buổi tối và buổi sáng, nắm số liệu cụ thể từng ngày hoặc có thể là nêu tên những em vi phạm luật giao thông. Trên cơ sở đó học sinh nắm kỹ, hiểu rõ về nội dung bài học và số liệu liên quan về tình hình tai nạn giao thông ở địa phương và cả nước.
b. Một số giải pháp để thực hiện tốt các biện pháp nêu trên:
Quá trình thực hiện các biện pháp diễn ra trong thời gian dài, một học kỳ, một năm và liên tục nhiều năm liền. Bởi vậy, nó đòi hỏi rất công phu và phải kết hợp nhiều giải pháp để thực hiện và kiểm tra thúc đẩy. Vậy trong quá trình thực hiện nhiều năm tôi thấy cần có thêm các giải pháp để hỗ trợ thêm đó là: 
• Về chuẩn mực đạo đức cần thường xuyên chăm lo rèn luyện đạo đức, truyền thống tốt đẹp, lối sống trong sạch lạnh mạnh cho các em ngay từ khi mới bước vào bậc trung học cơ sở; kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục, rèn luyện đạo đức lối sống cho các em; phát huy vai trò tự học tập, tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức lối sống cho các em.
• Thành lập tủ sách pháp luật ở nhà và ở trường trong điều kiện cho phép khi cần tham khảo những vấn đề có liên quan đến nội dung bài học, các chuẩn mực pháp luật.
Ví dụ: Hiến pháp 2013, các bộ luật và các văn bản luật...
Để làm được điều này giáo viên phải tự mình trang bị, mua sắm hoặc có thể đề nghị nhà trường mua sắm hằng năm thêm các đầu sách về giáo dục đạo đức, truyện kể đạo đức, sách pháp luật chưa có hoặc có mà đã và đang sửa đổi bổ sung cho phù hợp.
• Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm và các đoàn thể trong nhà trường, Tổ pháp chế, tổ tư vấn học đường, Đội thiếu niên tiền phong, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Ban nề nếp học sinh của nhà trường..., để tuyên truyền, phổ biến vào những ngày chủ điểm, tháng chủ điểm, giờ chào cờ đầu tuần để đôn đốc, nhắc nhở học sinh thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
Ví dụ: Tháng 9 là "tháng an toàn giao thông" 
	 Tháng 11 là “Truyền thống tôn sư trọng đạo” thì cần phải làm một số việc:
- Tổ chức văn nghệ, thi kể chuyện về truyền thống tôn sư trọng đạo, thi đua học tốt “hoa điểm 10”...
- Tổ chức thi tìm hiểu về an toàn giao thông để kiểm tra việc thực hiện pháp luật cho toàn trường như: thi vẽ tranh, ảnh, các tình huống tiểu phẩm ...
- Những tiết chào cờ tiếp theo Đội thiếu niên nhắc nhở thêm.
- Đưa vào chấm điểm thi đua hằng tuần. 
- Tổng kết việc thực hiện, tuyên dương khen thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích tốt, phê bình nhắc nhở, xử lý những việc vi phạm để kịp thời uốn nắn khắc phục tồn tại.
• Cung cấp và giới thiệu cho học sinh kịp thời những sự kiện thông tin xảy ra ở địa phương, đất nước khi học sinh chưa nắm kịp thời.
• Hướng dẫn cho học sinh khai thác thêm các thông tin trên mạng internet, trên các kênh thông tin khác...
Để làm tốt vấn đề này ngoài việc cho học sinh chuẩn bị bài ở nhà, người giáo viên phải luôn tìm hiểu nắm bắt các sự kiện ở báo chí, phát thanh truyền hình, thông tin đại chúng, các tài liệu văn bản liên quan đến chuẩn mực đạo đức và pháp luật của nội dung bài học để giúp các em nắm vững.
Ví dụ: Tình hình tai nạn giao thông trong nước trong dịp tết tăng nhanh. Trong bảy ngày từ ngày 1-7 tết số vụ tai nạn (Ủy ban An toàn toàn giao thông quốc gia cho biết theo báo cáo của Bộ Công an, trong 7 ngày Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, cả nước xảy ra 198 vụ tai nạn giao thông, làm chết 133 người, bị thương 174 người. So với cùng kỳ 7 ngày Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí: giảm 24 vụ (giảm 10,8%), giảm 7 người chết (giảm 5%), giảm 38 người bị thương (giảm 17,9%) Nguồn báo tuổi trẻ online) bài Thực hiện trật tự an toàn giao thông Bài 14 Giáo dục công dân lớp 6.
Nguyên nhân: 
- Phương tiện giao thông trong ngày tết tăng.
- Nguyên nhân tai nạn: do lái xe vi phạm nồng độ cồn 4 vụ (2%), vi phạm phần đường 18,4%, vi phạm tốc độ 6,8%.
- Khi tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm.
- Trong những ngày tết theo phong tục người Việt Nam chúng ta đầu năm luôn mong sự tốt lành khi đi ra, cảnh sát giao thông không làm việc, hoặc làm việc chỉ nhắc nhở cho người tham gia giao thông nên người tham gia giao thông còn chủ quan, ý thức chấp hành giao thông chưa tốt coi thường pháp luật nên xảy ra tai nạn giao thông nhiều.
Tóm lại: Trong những nguyên nhân trên, nguyên nhân chủ yếu là do ý thức của người tham gia giao thông chưa tốt.
 Sau khi học xong một chủ đề đạo đức và pháp luật với một hay nhiều bài học giáo viên cần cho học sinh tìm hiểu tranh ảnh và cho học sinh làm một số bài tập liên quan đến nội dung bài học (Tìm hiểu tình hình thực tế ở địa phương...).
 Kiểm tra việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức và pháp luật sau khi học sinh đã học xong ở trường, ra ngoài xã hội.
Ví dụ: Việc đi đường của học sinh sau khi học trật tự an toàn xã hội trong quá trình tham gia giao thông đã tôn trọng người cùng tham gia giao thông, chấp hành luật giao thông tốt chưa.
Kết hợp giữa việc học lý thuyết và thực hành, phát hiện những việc làm được, việc chưa làm được ở học sinh để kịp thời chấn chỉnh ngay.
Vậy để dạy học tốt các chuẩn mực đạo đức và pháp luật nêu trên trong quá trình thực hiện thầy giáo cần phải có sự linh hoạt sáng tạo và biết kết hợp các biện pháp cùng các giải pháp trên tuỳ tình hình đặc điểm từng đối tượng học sinh, từng lớp. ... Làm sao mà dần dần ổn định nề nếp học tập cho các em trở thành thói quen thì lúc đó các em sẽ học tốt bộ môn.
c. Kết qủa thực hiện:
Trong nhiều năm thực hiện áp dụng các giải pháp trên, để giúp học sinh học tốt các chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Tôi và các đồng nghiệp đã đạt được nhiều kết quả trong việc tuyên truyền giáo dục cho học sinh thực hiện các các chuẩn mực đạo đức và pháp luật cụ thể qua từng năm học cho thấy như sau:
Năm hoc
Tổng số HS
Thực hiện tốt
Thực hiện khá
Thực hiện trung bình
Ghi
 Chú
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
2016 -2017
851
282
33,14
443
52.06
126
14,81
2017 -2018
870
353
40,57
408
46,9
109
12,52
2018- 2019
885
356
40,23
430
48,58
99
11,2
Học sinh đều được học đầy đủ các chuẩn mực đạo đức và pháp luật ngay từ đầu cấp học làm nền tảng cho các em tiếp tục học ở các lớp những năm tiếp theo.
Học sinh học và nắm vững vấn đề cấp bách, thực tế cuộc sống xã hội, địa phương hiện nay ở các lĩnh vực mà các em đã học và thực hiện.
Học sinh hiểu những biểu hiện tích cực và tự giác trong việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức và pháp luật, hiểu tác dụng của việc tích cực và tự giác thực hiện đó. Từ đó xác định cho mình mục đích học tập bộ môn Giáo dục công dân.
Học các chuẩn mực đạo đức và pháp luật các em biết được trách nhiệm của bản thân đối với gia đình và cộng đồng xã hội, quyền và nghĩa vụ của công dân, học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, thấy được trách nhiệm của người công dân đối với đất nước.
C

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nhung_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot.doc