Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao kết quả học tập cho học sinh chậm tiến

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao kết quả học tập cho học sinh chậm tiến

Để dễ dàng trong quá trình nghiên cứu, trong năm học 2005 – 2006 tôi đã thường xuyên gặp gỡ các em. Do được gần gũi, hiểu tâm lý các em nên tôi đã mạnh dạn thực hiện một số biện pháp khắc phục nguyên nhân gia đình để giáo dục các em nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cả về văn hoá và đạo đức.

1.Như trên ta đã thấy, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến học sinh chậm tiến là do nhận thức về việc học của gia đình các em chưa cao. Để nâng cao nhận thức của phụ huynh học sinh về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức và học lực cho học sinh, trong năm học chúng tôi đã thực hiện những biện pháp cụ thể sau:

 

doc 17 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 5223Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao kết quả học tập cho học sinh chậm tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẻ em bình thường làm đối tượng nghiên cứu. Và sau 40 năm của bước ngoặt này, tâm lý học sư phạm bắt đầu lấy trẻ em đang học ở trường phổ thông làm đối tượng nghiên cứu theo cung cách trong “phòng thí nghiệm”.
Gần đây các nhà tâm lý học đã đi sâu nghiên cứu về học sinh tiểu học, đặc biệt là những học sinh chưa ngoan, những học sinh không vâng lời, học sinh chậm tiến.
Tuy nhiên, khái niệm học sinh chậm tiến là khái niệm đang được tranh luận, thậm chí còn là cuộc đấu tranh vì quyền lợi xã hội khác nhau.
Theo chúng tôi, học sinh chậm tiến đều có những biểu hiện đáng chú ý là: Chất lượng học tập kém hoặc giảm sút, thái độ tu dưỡng rèn luyện bản thân ý thức tổ chức kỷ luật kém, kèm theo những hành vi, hành động vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội.
2.2 Một số đặc điểm của học sinh chậm tiến
Ngoài đặc điểm tâm lý, nhân cách chung của bậc tiểu học, học sinh chậm tiến có một số đặc điểm khác biệt.
Đây là những học sinh có sự phát triển không đầy đủ về mặt trí tuệ, bơỉ vậy qúa trình nhận thức của các em ở mức độ thấp hơn các trẻ em phát triển bình thường .Các em chỉ tri giác được những hình ảnh đơn giản nhất, có khả năng ghi nhớ ở chừng mực thấp. Các học sinh chậm tiến hầu như không có lòng tin tuyệt đối với thầy cô, người lớn. Các em mặc cảm cho rằng mình kém cỏi không được quan tâm , tính hồn nhiên bị giảm sút. Khả năng đánh giá và tự đánh giá mang nặng bản chất cảm tính, đánh giá một cách hời hợt 
thiếu tự tin.
Nếu như đặc trưng cơ bản trong đời sống tình cảm của trẻ là dễ xúc động thì ở trẻ chậm tiến cũng vậy, tình cảm của các em mang tính cụ thể, trực quan và giàu cảm xúc. ở giai đoạn cao của sự khó giáo dục xuất hiện chiều hướng phát triển tiêu cực .
Do đó, các em cự tuyệt với những phẩm chất tốt. Còn những thiếu sót và những khuyết điểm thì lại thoả mãn một cách đầy đủ hơn và tiếp tục phát triển những khuyết điểm lệch lạc đó. 
Nhưng trong các em vẫn có những nét tích cực tiềm ẩn mà các nhà giáo dục, cha mẹ học sinh phải có trách nhiệm khơi dậy, kích thích nó lên. Đúng như Ma-ka-ren-cô đã nói: “Không có những đứa trẻ không thể sửa chữa được mà chỉ có sự giáo dục tổ chức không đúng đắn, những thầy giáo thờ ơ, những bậc cha mẹ vô trách nhiệm”.
II.Thực trạng 
1.Thực trạng học sinh chậm tiến
1.2 Tình hình chung về học sinh chậm tiến ở trường tiểu học Hải Bình
 Đối với địa bàn xã Hải Bình nói chung và trường tiểu học nói riêng thì học sinh chậm tiếnlà mối quan tâm của giáo viên nhà trường và xã hội. Hầu hết các em học sinh này đều không được sự quan tâm của gia đình, bố mẹ lo làm ăn không chú ý đến con cái của họ phó mặc việc học của con cho nhà trường, bên cạnh đó tệ nạn xã hội ngày một gia tăng
Để biết tình hình chung học sinh chậm tiến ở Hải Bình tôi đã điều tra qua 20 em ở lớp 5 và thu được kết quả như sau:
Bảng 1: Tình hình chung về học sinh chậm tiến .
HS chậm tiến
Nam
Nữ
Xếp loại
Chậm tiến từ lớp
Văn hoá
Đạo đức
TB
Yếu
Khá
CCG
1;2
3
4
20
14
6
6
14
9
11
14
4
2
100%
70
30
30
70
45
55
70
20
10
 Kết quả thu được cho thấy:
Trong số 20 em được tìm hiểu thì tỷ lệ xếp loại văn hoá thuộc diện yếu lên tới 70%, đạo đức cần cố gắng là 50%. Đa số các em học sinh có đạo đức kém thì văn hóa không cao và những em xếp loại văn hoá thấp thì đạo đức vào diện khá hoặc cần cố gắng. Vì sao lại như vậy? Thắc mắc của tôi đã được một số giáo viên giải đáp như sau: Sự thiếu quan tâm, chăm sóc của gia đình đối với con cái dẫn đến kết quả học tập thấp, kéo theo đó là sự phát triển không tốt về đạo đức. Nhận thức của các em thấp, không có khả năng 
tự ý thức được mình. Bởi vậy, hậu quả trên xảy ra là một điều tất yếu.
1.3 Những biểu hiện của học sinh chậm tiến và mức độ biêủ hiện.
Những học sinh chậm tiến từ trước đến nay vẫn làm đau đầu các nhà giáo dục. Các em thuộc diện này có những biểu hiện gì? mức độ biểu hiện ra sao? Từ thực tế điều tra thông qua việc quan sát, tôi đã thu được kết quả sau:
Bảng 2: Những biểu hiện của học sinh chậm tiến tại trường 
 .
STT
Mức độ biểu hiện
Những biểu hiện
Thường xuyên
Đôi khi
Không
SL
TL
SL
TL
SL
TL
1
Đi học muộn
8
40%
8
40%
4
20%
2
Bỏ học vô lý do
5
25%
3
15%
12
60%
3
 Học bài làm bài ở nhà
0
0
8
40%
12
60%
4
Làm bài trên lớp
4
20%
13
65%
3
15%
5
Nói tự do trong lớp
5
25%
13
65%
2
10%
6
Chán học
5
25%
5
25%
10
50%
7
Nghe lời thầy cô
4
20%
10
50%
6
30%
8
Lấy cắp của ban
0
0
5
25%
15
75%
9
Đánh nhau
4
20%
4
20%
12
60%
10
Hút thuốc lá ăn quà vặt
8
40%
2
10%
10
50%
11
Có hành vi vô lễ với giáo viên và người lớn
4
20%
10
50%
6
30%
12
Xây dựng bài
0
0
8
40%
12
60%
Kết quả điều tra qua bảng số liệu điều tra cho thấy:
Học sinh chậm tiến có rất nhiều biểu hiện và mức độ biểu hiện cũng khác 
nhau. Đặc biệt trong số 20 học sinh thì có 50% có biểu hiện chán học và 50% học sinh yêu thích công việc học của mình, Việc không có hứng thú học tập của các học sinh này thể hiện ở chỗ: Các em không thích đến trường bởi đến trường các em phải học bài, làm bài tập. Vì vậy hiện tượng bỏ học thường xuyên lên tới 25%.
Qua tìm hiểu tôi thấy hầu hết phụ huynh học sinh ít quan tâm, thậm chí không quan tâm đến việc học của con em mình. Có em học sinh bỏ học tơí vài buổi mà gia đình vẫn không hay biết chỉ khi giáo viên gửi giấy thông bào về gia đình thì họ mới biết con em mình đã bỏ học.
1.4 Một số nguyên nhân từ gia đình dẫn đến học sinh chậm tiến.
Bằng các phiếu điều tra, phiêú phỏng vấn và qua tìm hiểu điều kiện kinh tế, hoàn cảnh gia đình của từng học sinh cho thấy .Học sinh chậm tiến đều xuất phát từ những gia đình với những nguyên nhân cụ thể. Có tới 75% gia đình học sinh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Phải chăng đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc các em hay bỏ học vô lý do? Thắc mắc của tôi được một số giáo viên chủ nhiệm của các em cho biết: Do điều kiện kinh tế gia đình eo hẹp nên các em thường bỏ học vô lý do ở nhà ra biển bắt ốc, làm muối, đãi ngao để bán kiếm tiền giúp mẹ.
Nhưng nguyên nhân đặc biệt quan trọng là do sự thiếu quan tâm đến việc học tập của con cái của 75% gia đình, do sự thiếu kết hợp giáo dục với nhà trường của 65% gia đình....Các bậc phụ huynh hầu như phó mặc việc giáo dục con em họ cho nhà trường, nhiều gia đình vẫn giữ quan niệm cũ: Đến trường học hành cũng chẳng làm gì, con một người dân cày thường vẫn là dân cày và con một người thợ mà thôi. Và điều đó đã gây ra nhiều hạn chế trong việc giáo dục con em mình.
Việc giáo dục các em đâu phải do nhà trường mà còn có sự kết hợp hài hoà với các môi trường giáo dục khác. Ma - ka - ren - cô đã phát biểu trong bài viết của mình: “ Các vị cha mẹ nào nghĩ rằng chỉ có nhà trường và xã hội chịu trách nhiệm giáo dục văn hoá thật sự, còn gia đình hoàn toàn không làm gì được trong lĩnh vực này là rất sai lầm”
2. Kết quả của thực trạng học sinh chậm tiến.
2.1. Đối với nhà trường:
 Thực trạng học sinh chậm tiến ở trường tiểu học Hải Bình vẫn còn mà nguyên nhân chủ yếu là gia đình. Tình trạng này đã gây ảnh hưởng rất lớn tới sự nghiệp giáo dục của nhà trường nói riêng, sự nghiệp giáo dục Tĩnh Gia nói chung. Tồn tại những học sinh chậm tiến sẽ đồng nghĩa với việc chưa hoàn thành nhiệm vụ giáo dục. 
2.2. Đối với xã hội: 
Chúng ta đã biết học sinh chậm tiến là những học sinh phát triển lệch lạc cả về văn hoá lẫn đạo đức . Một “con người” như vậy liệu có phù hợp với nền kinh tế đang phát triển hiện nay không?. Chắc chắn việc xây dựng Việt Nam thành một nước công nghiệp hóa – hiện đại hoá sẽ ảnh hưởng rất nhiều.
2.3 Đối với bản thân học sinh: 
Việc thiếu hụt tri thức sẽ dẫn tới lạc hậu, không đáp ứng với thời đại hiện nay. Các em đã không được tiếp cận với kiến thức cần thiết của con người mới, sẽ sớm tụt hậu so với thời cuộc. Từ đó sẽ gây ra chán nản bi quan. Khi thực sự chán nản bi quan hình thành ở trẻ thì sự phát triển lệch lạc là một điều tất yếu. Các em sẽ có những hành vi, cử chỉ không phù hợp với đạo đức xã hội. Từ đó rất dễ trở thành trẻ em hư hỏng, phạm pháp nghiêm trọng hơn là sớm bị xã hội ruồng bỏ và đào thải.
B giải quyết vấn đề.
I.Các giải pháp thực hiện.
Qua việc nghiên cứu thực trạng học sinh chậm tiến ở trường tiểu học Hải Bình và các nguyên nhân gia đình dẫn đến tình trạng trên, để sự nghiệp giáo dục của nhà trường đạt kết qủa cao hơn, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau:
1.Về phía nhà trường.
- Môi trường sư phạm, văn hoá nhà trường có ảnh hưởng đến xúc cảm, tình cảm yêu mến trường lớp của học sinh. Bởi vậy, trường lớp có không khí sạch đẹp, chan hoà, đoàn kết..... là một trong những điều kiện giúp trẻ gắn bó với trường lớp nhiều hơn.
Bằng nhiều con đường, quán triệt trách nhiệm của gia đình để nhân dân địa phương nhận thức đầy đủ vấn đề này từ đó mà tự giác tham gia vào quá trình giáo dục con em họ. Nhà trường có trách nhiệm động viên các bậc phụ huynh hiểu được mục tiêu cấp học, chia sẻ trách nhiệm với nhà trường, đặc biệt chú trọng bồi dưỡng những kiến thức tâm lý giáo dục và kỹ năng 
sư phạm để các bậc phụ huynh giáo dục con em mình có hiệu quả hơn.
2. Về phía giáo viên.
Trẻ tiểu học tin tưởng tuyệt đối vào giáo viên. Vì vậy giáo viên bậc tiểu học có vai trò đặc biệt quan trọng trong qúa trình giáo dục trẻ, “vừa là cô vừa là mẹ”. Mặt khác, đi học là bứơc ngoặt trong đời sống tâm lý trẻ. Trong giao tiếp, dạy dỗ ngay từ khi trẻ bước vào những bài học đầu tiên, giáo viên cần quy định những yêu cầu đòi hỏi học sinh về nề nếp, nhiệm vụ học tập, phương pháp học tập. Bên cạnh đó giáo viên phải hiểu trẻ, động viên, khuyến khích các em kịp thời, tránh trừng phạt và trách mắng trẻ hoặc thành kiến đối với trẻ.
- Cần phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh thông qua sổ liên lạc, thăm hỏi gia đình học sinh hoặc họp phụ huynh. Từ đó giúp cha mẹ học sinh nắm được yêu cầu giáo dục, đặc điểm tâm lý của trẻ. Đặc biệt nâng cao sự quan tâm của cha mẹ về nội dung chương trình con em họ đang học. Trên cơ sở đó giúp họ có điều kiện dạy dỗ con cái.
- Phải thu hút, gây hứng thú học tập cho học sinh bằng chính phương pháp dạy học của mình. Đặc biệt giáo viên phải là tấm gương sáng về mọi mặt để học sinh noi theo.
- Tổ chức nhều hoạt động phong phú, đa dạng, hoạt động từ thiện, lao động công ích để giúp đỡ phần nào những học sinh có điều lkiện kinh tế khó khăn.
3. Về phía các tổ chức xã hội.
Cần quan tâm, giúp đỡ những gia đình học sinh có khó khăn về kinh tế. Động viên, an ủi những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt nhằm nâng cao công tác xã hội hoá giáo dục.
4. Về phía gia đình học sinh.
- Cha mẹ thường xuyên theo dõi việc học tập và tu dưỡng của con mình, thấy
 được những biểu hiện sai trái trong hành vi, suy nghĩ.... để chấn chỉnh kịp
 thời. Luôn luôn tự học hỏi để nâng cao trình độ về mọi mặt.
- Xây dựng gia đình thành gia đình văn hoá mới, sống ngăn nắp, nề nếp, hoà thuận. Mọi ngươì trong gia đình đều tôn trọng nhau, thương yêu nhau, quan hệ tốt đối với những người xung quanh. Đó là những tấm gương phản chiếu để con cái bắt chước noi theo.
- Phối hợp chặt chẽ với nhà trường để giáo dục con. Học hỏi để nắm bắt đặc điểm tâm lý lứa tuổi, nắm được phương pháp giáo dục con. Tránh nuông chiều, khắt khe hoặc qúa thờ ơ , lãnh đạm.
- Phải thay đổi nhận thức cũ kỹ, lạc hậu và nhận thức được rằng: Giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, không chỉ nhà trường mà gia đình, xã hội đều phải có trách nhiệm trong sự nghiệp gíao dục chung.
- Cần quan tâm, chăm sóc, giành khoảng thời gian nhất định để tạo điều kiện cho các em học tập.
- Quan tâm, mua sắm đầy đủ đồ dùng học tập cho con cái, dành cho các em không gian học tập tốt. 
4. Về phía học sinh.
Không ngừng nỗ lực vươn lên trong học tập. Học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém. Khắc phục mọi khó khăn để học tập.
II. Các biện pháp tổ chức thực hiện.
Để dễ dàng trong quá trình nghiên cứu, trong năm học 2005 – 2006 tôi đã thường xuyên gặp gỡ các em. Do được gần gũi, hiểu tâm lý các em nên tôi đã mạnh dạn thực hiện một số biện pháp khắc phục nguyên nhân gia đình để giáo dục các em nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cả về văn hoá và đạo đức.
1.Như trên ta đã thấy, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến học sinh chậm tiến là do nhận thức về việc học của gia đình các em chưa cao. Để nâng cao nhận thức của phụ huynh học sinh về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức và học lực cho học sinh, trong năm học chúng tôi đã thực hiện những biện pháp cụ thể sau:
- Tôi đã tham mưu với ban giám hiệu nhà trường tổ chức họp phụ huynh để thông báo tình hình học tập và rèn luyện của các em ngay từ đầu năm học. Chúng tôi đã trực tiếp trò chuyện một cách khéo léo, tế nhị nhằm tuyên truyền để phụ huynh các em thấy đựơc sự cần thiết của việc đi học. Nêu gương một số học sinh giỏi vượt khó ở địa phương, gương một số phụ huynh học sinh có phương pháp giáo dục con tốt, quan tâm đến việc học tập của con cái, từ đó giúp phụ huynh học sinh nhận thức đúng hơn về vai trò của gia đình đối với việc giáo dục trẻ.
- Tham mưu với chính quyền địa phương cũng như các tổ chức giáo dục, phổ biến luật giáo dục, luật phổ cập giáo dục tiểu học, luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em cho nhân dân địa phương. Giáo dục sâu rộng quan điểm của Đảng và Nhà nước, làm cho những bộ luật này đi sâu vào đời sống nhân dân từ đó nâng cao hơn trách nhiệm của gia đình trong việc giáo dục trẻ.
2. T ôi căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình học sinh để xây dựng kế hoạch cho cả năm, đề ra những biện pháp tốt nhất đối với từng đối tượng.
3. Đôí với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn:
-Bản thân tôi đã cùng với giáo viên chủ nhiệm khác đến tìm hiểu về hoàn cảnh của từng gia đình, nói chuyên cởi mở tạo sự gần gũi, thân mật, động viên những gia đình đó cố gắng vượt qua không nên để các em phải bỏ học đi lao động.
 Đề nghị với nhà trường, UBND xã giảm bớt các khoản đóng góp nhằm giúp gia đình các em bớt đi gánh nặng để các em được vui vẻ , vô tư đến trường như bao trẻ khác.
- Giáo dục là sự nghiệp của toàn dân toàn xã hội nên chúng tôi đã kết hợp với hội phụ huynh, hội khuyến học, hội chữ thập đỏ, hội phụ nữ... đến gia đình các em thăm hỏi, động viên, giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Từ đó tạo không khí vui vẻ, đầm ấm trong gia đình để các em thấy mình vẫn được mọi người quan tâm chăm sóc.
- Giáo viên chủ nhiệm động viên, khuyến khích học sinh trong lớp giúp đỡ bạn bằng nhiều cách khác nhau với tinh thần “Tương thân , tương ái”, “ Lá lành, đùm lá rách”, “ Lá rách ít đùm lá rách nhiều”.
4. Đối với những gia đình thiếu quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho trẻ:
- ở hầu hết các gia đình không có góc học tập dành riêng cho con, bàn tiếp khách cũng chính là nơi học tập, thậm chí các em học cả trên giường. Vì vậy, bản thân tôi đã cùng giáo viên chủ nhiệm đến tận gia đình các em tham mưu xây dựng cho các em góc học tập riêng phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình.
- Do gia đình không quan tâm đến việc học tập của con cái nên mặc cho các em thích chơi thì chơi, thích học thì học. Vì vậy chúng tôi đã kết hợp với gia đình lập một thời gian biểu phù hợp tạo thói quen cho các em.
- Đề nghị phụ huynh giám sát việc đến trường, về nhà của các em hàng ngày, hàng tuần ( tránh hiện tượng học sinh không đến trường mà đi chơi) để thông tin phản hồi với giáo viên. Từ đó giáo viên có biện pháp thích hợp để giáo dục các em, kiểm tra chặt chẽ việc ghi bài và làm bài ở lớp.
- Muốn con học tốt ngoài việc dạy của giáo viên gia đình cần biết giúp đỡ việc học ở nhà cho các em. Để hướng dẫn tốt việc học ở nhà của học sinh, phụ huynh học sinh phải nắm được nội dung, chương trình mà con em mình đang học. Do đó, chúng tôi đã đến gia đình các em động viên, thuyết phục gia đình quan tâm hơn nữa đến việc dạy dỗ các em học tập ở nhà. Em nào có lực học quá yếu, bản thân trực tiếp kèm tại nhà. Mặt khác, để phụ huynh là quen với phương pháp dạy học tạo điều kiện thuận lợi dạy dỗ các
em được tốt hơn.
- Để cuốn hút gia đình vào việc học của học sinh, sau các tiết học như 
Đạo đức, Lịch sử, Địa lý... tôi thường đưa ra các mẫu phiếu điều tra có liên quan tới địa phương, nhắc các em về nhà nhờ gia đình giúp đỡ. Từ đó tạo thói quen ham học hỏi ở học sinh và đặc biệt thôi thúc phụ huynh học sinh có thói quen giúp đỡ con cái học tập.
- Đề nghị hội khuyến học xã khen thưởng những gia đình tiêu biểu trong phong trào giáo dục học sinh, những gia đình thường xuyên quan tâm lo lắng và kết hợp với giáo dục nhà trường.
- Có những gia đình khi giáo viên tiếp cận thì tránh mặt hoặc thờ ơ, qua loa. Thậm chí có gia đình còn nói: “ Cô giáo thông cảm, học cũng chẳng để làm gì, chỉ cần biết đọc , biết viết đi bán vé số không nhầm là được”.Với những gia đình như vậy giáo viên phải kiên trì thậm chí nhẫn nại, nhẹ nhàng khuyên bảo giúp họ thấy được lợi ích của việc đi học là cho các em có tri thức sau này trở thành con người có ích cho xã hội.
- Bản thân tôi đã tham mưu với công an xã thường xuyên kiểm tra các tụ điểm vui chơi trên địa bàn, ngăn cấm một số hành vi, vi phạm của các em.
- Thông qua sổ liên lạc giáo viên thường xuyên thông báo tình hình học tập, rèn luyện của học sinh để phối kết hợp với gia đình có hướng giáo dục các em.
5. Đối với những gia đình có phương pháp giáo dục chưa tốt:
- Chúng tôi đã tìm hiểu cụ thể từng gia đình các em để biết cách giáo dục con của họ từ đó có hướng giáo dục đúng đắn.
- Đối với những gia đình quá khắt khe trong việc giáo dục con, giáo
 viên chủ nhiệm thông qua học sinh để nắm bắt kịp thời các hiện tượng xảy ra trong sinh hoạt hàng ngày.
Thông qua thông tin đại chúng , báo ảnh... giúp phụ huynh học sinh
 thấy tác hại của việc quá nuông chiều con cái sẽ làm cho con hư hỏng.
- Trong năm học, chúng tôi đã tham mưu cho ban giám hiệu nhà trường kết hợp với phụ nữ xã tổ chức các cuộc thi :” Gia đình văn hoá”, “Nuôi con khoẻ dạy con ngoan” trực tiếp mời phụ huynh của 20 em học sinh này tham gia và đến lắng nghe. Qua hội thi, chúng tôi lồng nghép phương pháp giáo dục con cái đúng mực nhằm giúp gia đình các em nhận thức được gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc giáo đục trẻ.
- Để giúp gia đình học sinh có phương pháp giáo dục con cái thuận lợi, tham mưu với ban giám hiệu nhờ hội phụ huynh, hội khuyến học cấp kinh phí mua một số tài liệu để gia đình các em tham khảo như: “Nói chuyện về giáo dục gia đình” của Ma- ka - ren- cô, “ Dạy con biết vâng lời” của I.A Pe sec Nicôva, “ Nghệ thuật nói để con bạn nghe lời” của 
Tho-mát Gor -don, “lòng con trẻ ” của Nguyễn Khắc Viện ...
- Nhờ sự giúp đỡ của những phụ huynh học sinh có phương pháp giáo dục con tốt trong địa phương đến tận gia đình các em để nói chuyện khéo léo truyền đạt những bí quyết, những kinh nghiệm nuôi con ngoan, dạy con giỏi nhằm giúp gia đình các em thấy được sự cần thiết của giáo dục của gia đình trong sự nghiệp giáo dục của Đất nước. Từ đó gia đình các em học hỏi được những kinh nghiệm, những bí quyết để giáo dục con em họ học tập, vươn lên không tụt hậu so với thời đại.
6- Đối với học sinh 
- ở lớp học những học sinh chậm tiến thường không được giáo viên giao những công việc cụ thể như lớp trưởng, lớp phó, đội trưởng, đội phó... Đây chính là sai lầm của đa số giáo viên vì như vậy các em cảm thấy mình không được cô giáo quan tâm yêu quý các em càng có nhiều hành động sai 
lầm:
Mạnh dạn cử các em chậm tiến làm lớp phó, tổ phó, sao phó để các 
em thấy mình cũng rất quan trọng đối với tập thể lớp từ đó tạo hứng
thú học tập cho các em.
 - Phân công những em học sinh khá giỏi giúp đỡ các bạn chậm tiến, phát động phong trào thi đua: “Đôi bạn cùng tiến”, “ Sao chăm ngoan” để các em phấn đấu.
- Để thu hút học sinh vào phong trào học tập, trong năm học cần tổ chức nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, tổ chức cho các em tham quan một số cảnh đẹp ở quê hương mình.
- Kết hợp với Đội thiếu niên tiền phong tổ chức múa hát tập thể thi văn nghệ gây không khí hồn nhiên vui vẻ tạo cho các em có hứng thú học tập. Đặc biệt trong năm học phối kết hợp với đội thiếu niên Tiền Phong tổ chức các hoạt động theo chủ điểm của từng tháng. Tháng 11 với chủ điểm: “Kính yêu thầy cô”, tháng 3 với chủ điểm: “ Em yêu quý mẹ và cô” được các em hưởng ứng nhiệt tình. Từ đó tạo cho các em sự vui vẻ, thoải mái và thích đến trường, coi mỗi ngày đến trường

Tài liệu đính kèm:

  • docSK hoc sinh cham tien.doc