Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm về đa dạng hóa tư liệu trong dạy học Tiếng Việt

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm về đa dạng hóa tư liệu trong dạy học Tiếng Việt

Thực tế giao tiếp ngôn ngữ

Dạy học Tiếng Việt gắn liền với hoạt động giao tiếp một trong những nguyên tắc quan trọng. Người GV cần chú ý khai thác những “ngữ liệu” là chính sản phẩm giao tiếp của thầy trò trong tiết học hay trong thực tế giao tiếp nói chung.

Ví dụ 1: Khi dạy bài Các phương châm hội thoại, lớp 9, phần Phương châm về chất, sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu các ngữ liệu trong SGK, GV có thể hỏi cả lớp: “Ai có thể có thể cho cô/thầy biết: Vì sao bạn A hôm nay nghỉ học? ( trong trường hợp lớp có học sinh nghỉ học) Học sinh trả lời nhiều lí do khác nhau nhưng sẽ có hai luồng ý kiến trái ngược nhau. Đó là lí do chính xác và lí do không chính xác. Dựa vào giấy xin phép của học sinh để giáo viên khẳng định: Những ý kiến chính xác là tuân thủ phương châm về chất, nói đúng sự thật. Còn ý kiến không chính xác là không tuân thủ phương châm về chất. Ngay sau đó, GV giáo dục học sinh : “Để hoạt động giao tiếp có hiệu quả thì chúng ta phải tuân thủ các phương châm hội thoại. Cô/thầy hi vọng những kiến thức của bài học này sẽ giúp các em thành công trong giao tiếp và trong cuộc sống nói chung.”.

Ví dụ 2: Khi dạy bài Chuẩn mực sử dụng từ, lớp 7, phần Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả, GV nên lấy chính thực tế sử dụng ngôn ngữ của HS để giáo dục các em. Chẳng hạn trường hợp nhiều em viết sai chính tả, chưa chuẩn trong cách dùng từ, đặt câu, tạo lập văn bản. Đặc biệt trong ngôn ngữ nói và viết hiện nay (điển hình là ngôn ngữ tin nhắn qua điện thoại, chát trên mạng in-tơ-nét), các em đang có hành vi làm ảnh hưởng đến chuẩn mực sử dụng từ của tiếng Việt bằng cách tạo ra hàng loạt những biến thể sai chính tả (viết oánh giá thay vì đánh giá, xoong dùi thay vì xong rồi, tình iu thay cho tình yêu, ca rao thay vì ca dao, kinh rị thay cho kinh dị, bùn chán thay vì buồn chán, ); mượn từ đồng âm của một từ ghép (hoặc từ nước ngoài) đặt vào một câu nói theo nghĩa hoàn toàn khác (ví dụ: đừng có tưởng dưa bở (tưởng bở), cứ thoải con gà mái đi! (thoải mái), vào phòng thi camarun quá (run sợ), bị bố/mẹ Cao Bá Quát cho một trận (quát mắng), đánh bài anh hùng Núp (tránh mặt), tớ không hề Lý Thường Kiệt tí nào (keo kiệt), tôi chẳng Nam Cao cũng chẳng Yết Kiêu gì cả (tức tự cao, kiêu căng), ); các em còn sáng tạo những thành ngữ có vần nhưng vô nghĩa (buồn như con chuồn chuồn, chán như con gián, chắc chắn như củ sắn, cứ từ từ rồi khoai sẽ nhừ, ). GV cần phân tích cho học sinh thấy, hành vi cố ý nói và viết không đúng quy tắc sẽ làm phá vỡ chuẩn mực, làm méo mó bộ mặt của ngôn ngữ, là trò đùa có hại, tiêu cực. Học sinh nên chấm dứt sớm, đặc biệt cần tránh đụng đến tên tuổi các nhân vật lịch sử, các danh nhân văn hóa. Sử dụng từ đúng chuẩn mực chính là giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, là biểu hiện của tinh thần dân tộc trong mỗi người con đất Việt. GV nhấn mạnh: thói quen xấu dễ dẫn đến hành vi xấu. Nếu chúng ta quen miệng trong sử dụng ngôn ngữ với bạn bè như thế thì sẽ khó tránh phải lúc thuận miệng mà sử dụng vốn ngôn ngữ ấy với những đối tượng giao tiếp khác một cách không phù hợp. Điều đó sẽ tạo sự phản cảm cho người giao tiếp với mình, dẫn đến hiệu quả giao tiếp không cao (nếu không muốn nói là không đạt được mục đích giao tiếp).

 

doc 20 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1216Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm về đa dạng hóa tư liệu trong dạy học Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư một trong những phương tiện dạy học thiết thực nhất để tác động đến trực quan sinh động của học sinh, tạo tiền đề cho các em nắm bắt được những đơn vị kiến thức trừu tượng của bài học.
II.1.1) Tư liệu trong dạy học Tiếng Việt
Trong dạy học Tiếng Việt, giáo viên rất quen thuộc với thuật ngữ “ngữ liệu”, nghĩa là “tư liệu ngôn ngữ được dùng làm căn cứ để nghiên cứu ngôn ngữ” (theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển học, Hoàng Phê chủ biên, NXB Đà Nẵng, 2003), ngữ liệu chính là từ thay thế cho từ ví dụ trong các SGK Tiếng Việt trước đây.
Tư liệu được định nghĩa là “những thứ vật chất con người sử dụng trong một lĩnh vực hoạt động nhất định” (theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển học, Hoàng Phê chủ biên, NXB Đà Nẵng, 2003). Có thể xác định tư liệu trong dạy học Tiếng Việt là những phương tiện (bằng ngôn ngữ hoặc hình thức khác) mà giáo viên và học sinh sử dụng trong giờ dạy học Tiếng Việt. 
Trong thực tế, tư liệu có thể tồn tại ở các dạng: ngữ liệu (ngôn từ), âm thanh, hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu, . Nếu xem tiến trình của một tiết học gồm năm hoạt động chính (ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, tìm hiểu bài mới, củng cố và dặn dò) thì giáo viên có thể sử dụng tư liệu ở hầu hết các hoạt động (trừ hoạt động ổn định lớp). Trong phạm vi của đề tài, tôi tập trung vào việc sử dụng tư liệu ở hoạt động trọng tâm của tiết học là tìm hiểu, khám phá bài. Ở hoạt động này, nếu phân chia tư liệu theo mục đích sử dụng, tôi nhận thấy có hai dạng chính: tư liệu là phương tiện trực tiếp để từ đó giúp học sinh khám phá, lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng và tư liệu phục vụ nhiệm vụ giáo dục của bài học. Song cũng có nhiều tư liệu có thể thực hiện được cả hai nhiệm vụ.
II.1.2) Vai trò của tư liệu trong dạy học Tiếng Việt
Ở phần cơ sở lí luận tôi có xác định: hành trình chiếm lĩnh tri thức của học sinh bao giờ cũng bắt đầu từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Tư liệu được xem như một trong những phương tiện dạy học thiết thực nhất để tác động đến trực quan sinh động của học sinh, tạo tiền đề cho các em nắm bắt được những đơn vị kiến thức trừu tượng của bài học. Đối với việc dạy học phân môn Tiếng Việt, tư liệu có vai trò hết sức quan trọng. Từ tư liệu (đặc biệt là ngữ liệu), dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được tiếp tục nâng cao, hoàn chỉnh hóa tri thức về Tiếng Việt, năng lực hoạt động ngôn ngữ, nâng cao năng lực tư duy, hình thành cho các em những phẩm chất tốt đẹp của thế hệ Việt Nam mới. Vì thế, tư liệu càng có sức thu hút, hấp dẫn, hiệu quả thì việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của phân môn càng đạt kết quả cao.
II.2. THỰC TRẠNG.
Thuận lợi, khó khăn.
* Thuận lợi:
Việc đa dạng hóa tư liệu dạy học Tiếng Việt khiến cho học sinh rất hào hứng đón nhận tiết học Tiếng Việt, làm giảm bớt sự khô khan chán nản, tạo tâm lí thoải mái, nhẹ nhàng cho học sinh để các em tiếp thu tốt kiến thức Tiếng Việt hơn. Để có được những tiết học lí thú như vậy, các giáo viên thực sự có tâm huyết có nhiều cơ hội để tìm tòi nhằm cung cấp cho học sinh kiến thức hiệu quả nhất.
* Khó khăn:
Song khi thực hiện đề tài này, tôi cũng gặp những khó khăn nhất định. Trong thực tế dạy học, nhiều giáo viên cho rằng những bài học Tiếng Việt thường khô, thiếu sức hấp dẫn. Vì thế không ít giáo viên dù rất say mê dạy văn bản Văn học, nhưng lại thiếu hứng thú khi dạy phân môn Tiếng Việt. Cũng có thể từ đó, có những giáo viên chưa thật sự tâm huyết trong việc soạn giảng phần Tiếng Việt. Khi dạy, có giáo viên chỉ sử dụng những ngữ liệu sẵn có trong sách giáo khoa mà chưa tìm tòi, chọn lọc, thiết kế để có thêm những tư liệu, ngữ liệu hay, hấp dẫn, sinh động giúp kích thích hứng thú học tập của học sinh.
Về phía học sinh, hiện nay nhiều học sinh không yêu thích môn Ngữ văn, có tâm lí chán thậm chí “buồn ngủ” khi đến tiết Văn, nhất là khi học Tiếng Việt và Làm văn. Ngược lại, đối với các em thích học Văn, tôi tin rằng nếu giáo viên chỉ sử dụng những ngữ liệu sẵn có và đã được hướng dẫn phân tích trong SGK sẽ làm giảm đi niềm yêu thích và sự háo hức chờ đợi học tập của các em. Thực tế đó sẽ dẫn đến sự thụ động trong học tập và ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả, chất lượng dạy học của cả thầy lẫn trò.
Thành công, hạn chế.
* Thành công:
Việc đa dạng hóa tư liệu dạy học Tiếng Việt đã làm thay đổi cách nhìn nhận của học sinh về phân môn Tiếng Việt. Các em không còn thấy phân môn này khô, khó, khổ nữa mà thấy yêu thích hơn. Nhiều nội dung của phân môn được các em quan tâm tìm hiểu hơn. Đặc biệt đã tránh được tâm lí nặng nề và thái độ học tập thụ động của học sinh khi học phân môn này. Khả năng tao lập văn bản của các em được nâng lên.
* Hạn chế:
Nhưng trong khuôn khổ thời gian của một tiết học, việc đa dạng hóa tư liệu dạy học Tiếng Việt chỉ giới hạn trong một hoặc vài nội dung nhất định, không thể áp dụng cho tất cả các giải pháp trong cùng một tiết học được.
Điểm mạnh, điểm yếu.
* Điểm mạnh:
Điểm mạnh của đề tài này là làm cho học sinh ghi nhớ các kiến thức của môn Tiếng Việt một cách dễ dàng. Các em không còn cảm thấy phân môn này khó hiểu, khô khan dẫn đến khả năng giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ trong các bài làm văn không đúng yêu cầu như trước đây nữa. Ngoài ra giáo viên có điều kiện để thấy được sự tiến bộ của các em trong vai trò điều khiển hoạt động này.
* Điểm yếu:
Việc đa dạng hóa tư liệu dạy học Tiếng Việt sẽ không thực hiện được đối với môi trường học tập thụ động. Học sinh thì thường xuyên nghỉ học, lười học bài, lười suy nghĩ... Giáo viên chưa chịu khó tìm tòi, chưa mạnh dạn đổi mới, chưa thực sự trăn trở với nghề. Lãnh đạo nhà trường chưa quan tâm đúng mức, chưa là động lực chính để thúc đẩy hoạt động dạy và học của giáo viên, học sinh.
d) Các nguyên nhân, các yếu tố tác động.
Do giáo viên có sự chuẩn bị chu đáo nội dung tư liệu trong từng tiết học, sử dụng linh hoạt các giải pháp trong các tiết học, sự hợp tác nhiệt tình của học sinh, sự động viên, khích lệ kịp thời của lãnh đạo nhà trường đã tạo nên thành công của đề tài này.
Ngoài ra, một số học sinh lười học bài, lười suy nghĩ, học tập thụ động, phụ huynh không quan tâm, không tạo điều kiện học tập tốt cho con em mình, khả năng thực hành kém, khả năng vận dụng ngôn ngữ yếu  đã gây ra những hạn chế của đề tài này.
e) Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng.
Trong công tác giáo dục, để các hoạt động dạy và học đạt được những kết quả như mong muốn, đòi hỏi sự nhiệt tình, sự cố gắng nỗ lực của cá nhân người giáo viên là chủ yếu. Song, chúng ta cũng không thể phủ nhận sự góp sức nhiệt thành của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nhà trường, nhất là gia đình học sinh và những đồng nghiệp tâm huyết. Bởi vì, hoạt động giáo dục là một trong những hoạt động cần có sự phối hợp của các cá nhân, tập thể khác trong và ngoài nhà trường. Nếu chỉ có giáo viên phụ trách truyền đạt kiến thức, mà không có sự thúc đẩy học tập từ gia đình học sinh hoặc sự nhắc nhở thường xuyên của các đồng nghiệp khác, sự quan tâm động viên, tạo điều kiện thuận lợi của lãnh đạo trường, thì giáo viên có cố gắng đến mấy cũng không thể đạt được hiệu quả trong giáo dục.
Hơn nữa, kiến thức của phân môn Tiếng Việt lại khô khan, khó học, khó nhớ. Nếu giáo viên chỉ giảng những kiến thức ấy bằng các tư liệu có ở trong SGK thôi thì học sinh sẽ khó tiếp thu dẫn đến việc chán học và kết quả học tập bị giảm sút. Để giảm bớt áp lực cho học sinh, đồng thời những kiến thức về Tiếng Việt được học sinh tiếp thu một cách dễ dàng, người giáo viên cần phải biết tìm tòi để đa dạng hóa tư liệu dạy học Tiếng Việt. Có như vậy thì kết quả học tập của học sinh mới được nâng cao và quan điểm đổi mới của Bộ Giáo dục mới phát huy được tính tích cực.
Từ đó, có thể nhận thấy đa dạng hóa tư liệu trong dạy học Tiếng Việt là một trong những việc làm cần được chú trọng để nâng cao hứng thú, tình yêu đối với môn Ngữ văn nói chung, phân môn Tiếng Việt nói riêng, để kết quả thực hiện mục tiêu dạy học bộ môn được nâng cao.
II.3. GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP.
a) Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.
Nhằm tạo cho học sinh có bầu không khí học tập sôi nổi, thoải mái, hứng thú, tự tin, tiếp thu và lĩnh hội kiến thức chủ động. Học sinh học tập chăm chú hơn, hiểu và ghi nhớ kiến thức tốt hơn. Từ đó, học sinh vận dụng bài học để giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ vào các bài làm văn với kĩ năng thuần thục hơn. Đồng thời giúp giáo viên truyền thụ kiến thức Tiếng Việt nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.
b) Nội dung và cách thức thực hiện của giải pháp, biện pháp.
b.1) Ngữ liệu
Dạy học Tiếng Việt cần gắn liền với ngôn bản, với ngữ liệu. Ngữ liệu là hình thức quen thuộc giáo viên luôn dùng vì đây là phương tiện quan trọng để tìm hiểu về ngôn ngữ. Các bài học Tiếng Việt trong SGK đều sử dụng tư liệu là ngữ liệu. Đáp ứng những yêu cầu khi sử dụng tư liệu, ở hình thức này, giáo viên chú ý dùng kết hợp thơ và văn xuôi để tạo sự đa dạng. Cần biến những sản phẩm của ngôn ngữ sẵn có thành những phương tiện hữu ích để tìm hiểu ngôn ngữ.
- Ví dụ 1: Khi dạy bài Câu nghi vấn, lớp 8, phần Đặc điểm hình thức và chức năng, Giáo viên nên bổ sung dạng ngữ liệu thơ vì trong SGK dùng ngữ liệu là văn xuôi. Cụ thể: Giáo viên có thể cung cấp ngữ liệu sau và yêu cầu học sinh tìm ra câu nghi vấn và cho biết đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn trong bài ca dao:
“Bây giờ mận mới hỏi đào:
 Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa:
 Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.”
Từ ngữ liệu, giáo viên hướng dẫn học sinh xác định câu nghi vấn là Vườn hồng đã có ai vào hay chưa? Đặc điểm hình thức là có từ nghi vấn “chưa”, có dấu chấm hỏi “ ?” và có tác dụng dùng để hỏi.
- Ví dụ 2: Khi dạy bài Nghĩa tường minh và hàm ý, lớp 9.
Để học sinh có thể phân biệt được nghĩa tường minh và hàm ý thì giáo viên có thể bổ sung bằng một ví dụ khác. Chẳng hạn, đọc bài ca dao sau và xác định điều mà chàng trai, cô gái muốn bộc bạch:
“- Đêm trăng thanh, anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá, đan sàng nên chăng?
- Đan sàng thiếp cũng xin vâng
Tre vừa đủ lá, non chăng hỡi chàng?”
	(Ca dao)
Giáo viên hướng dẫn để học sinh phát hiện: về nghĩa tường minh, chàng trai và cô gái trò chuyện, bàn tính công việc lao động “đan sàng”. Song, ta nhận ra chàng trai ngỏ lời đề nghị kết duyên và cô gái đã nhận lời. Đó chính là hàm ý của bài ca dao.
b.2) Phim
Để hướng dẫn học sinh tìm hiểu một đơn vị kiến thức nào đó, GV có thể sử dụng một đoạn phim ngắn (không quá 5 phút) được xây dựng từ các tác phẩm văn học quen thuộc với học sinh.
Ví dụ 1: Khi dạy bài Xưng hô trong hội thoại, lớp 9, Phần Từ ngữ xưng hô Thay vì cho học sinh đọc ngữ liệu trong sách giáo khoa, đoạn trích tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài thì giáo viên có thể sử dụng đoạn phim hoạt hình để thay thế. Về cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu tư liệu, giáo viên tiến hành bình thường. Tin rằng học sinh sẽ thấy hứng thú hơn bởi ngoài ngôn từ, các em sẽ cảm nhận được sắc thái biểu cảm của việc sử dụng các từ ngữ xưng hô khác nhau trong đoạn phim.
Hoặc ở phần Luyện tập, bài tập 6, GV có thể yêu cầu học sinh theo dõi đoạn phim, từ đó chỉ ra và giải thích sự thay đổi trong lời nói của nhân vật Chị Dậu. Xin được ghi lại lời thoại của các nhân vật trong một trích đoạn phim Chị Dậu:
+ Cai lệ: Thằng kia! Ông tưởng mày chết rồi. Tiền sưu đâu?
+ Anh Dậu: Tôi bị ốm, xin ông thư thư cho!
+ Chị Dậu: Xin ông thương tình! Chồng tôi đau ốm tưởng chết đêm hôm qua nên đã lo liệu kịp gì đâu.
+ Cai lệ (nói với người nhà lí trưởng): Ê, trói nó lại.
+ Chị Dậu: Tôi van ông! Chồng tôi đang đau ốm, xin ông rủ lòng thương.
+ Cai lệ (nói với người nhà lí trưởng): Ông bảo mày trói nó lại, mày không dám trói à? Đưa đây ông.
+ Chị Dậu (vừa đánh vừa chửi): Mày trói chồng bà xem nào! Trói này trói này  ức hiếp nàytrói này trói này. Bà đã van xin mày mày vẫn không tha.
 Qua đoạn phim được theo dõi và định hướng đã nêu của GV, học sinh có thể nhận thấy và lí giải: Trong đoạn phim trên, lúc đầu Chị Dậu xưng hô là “tôi”-“ông”, sau thay đổi thành “bà”-“mày”. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do tình huống giao tiếp thay đổi: ban đầu Chị Dậu “xin”, rồi “van” nhưng đều không được chấp nhận, từ đó “tức nước vỡ bờ”, chị đã phản kháng lại sự áp bức ấy. GV cần điều khiển, tổ chức để các thành viên trong lớp có thể tích cực hoạt động nhóm hoặc các nhân, cùng nhau phát hiện, hoàn thiện việc tìm hiểu tư liệu theo dự kiến của GV. 
 Như vậy, khi lí giải được sự thay đổi trong lời nói của nhân vật, học sinh đang được hình thành kiến thức về Tình huống giao tiếp. Trong giao tiếp ngôn ngữ, tình huống luôn thay đổi nên quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp, vị thế xã hội, thái độ, tính cách, tình cảm, cảm xúc của mỗi nhân vật cũng tuỳ tình huống mà thay đổi. Tất cả sự thay đổi đó sẽ chi phối lời nói (ngôn ngữ) trong giao tiếp. 
b.3) Âm nhạc, thơ ngâm hoặc thơ được đọc diễn cảm
GV cho học sinh nghe một đoạn nhạc hoặc thơ từ các phương tiện loa mini hoặc điện thoại di động, hay máy tính và máy chiếu; hoặc GV tự thể hiện (nếu có khả năng); cũng có thể GV nhờ một học sinh thể hiện (đã chuẩn bị trước). 
Ví dụ 1: Khi dạy bài Trợ từ, thán từ, lớp 8, phần thán từ, bên cạnh việc tìm hiểu các ngữ liệu trong sách giáo khoa, GV cho học sinh nghe đoạn nhạc sau với yêu cầu tìm thán từ và tác dụng của thán từ: 
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi! Con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay hứng về
( Trích bài hát Mùa xuân nho nhỏ, thơ Thanh Hải, nhạc Trần Hoàn)
Từ đó, GV hướng dẫn học sinh phát hiện các thán từ “Ơi” bộc lộ niềm vui ngây ngất khi nghe tiếng chim chiền chiện hót gọi xuân về. 
	Hay GV sử dụng đoạn nhạc/thơ:
Qua nửa đời phiêu dạt, con lại về úp mặt vào sông quê.
Ơi! Con sông dạt dào như lòng mẹ. 
Chở che con đi qua chớp bể mưa nguồn.
Từng hạt phù sa tháng ba tháng bẩy.
Từng vị heo may trên má em hồng.
( Trích bài hát Khúc hát sông quê, thơ Lê Huy Mậu, nhạc Nguyễn Trọng Tạo)
Sau đó GV hướng dẫn học sinh phát hiện thán từ “Ơi” bộc lộ tình cảm yêu mến con sông quê hương, con sông đã đi vào kỉ niện tuổi thơ của mỗi người. Từ đó giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước.
Ví dụ 2: Khi dạy bài Tổng kết về từ vựng ( tiếp theo), tiết 53, lớp 9, GV cho học sinh nghe đoạn nhạc hoặc đoạn thơ ngâm/đọc diễn cảm trong bài Câu hò bên bến Hiền Lương nhạc và lời Hoàng Hiệp với yêu cầu HS phát hiện và phân tích biện pháp tu từ: 
Bên ven bờ Hiền Lương chiều nay ra đứng trông về 
Mắt đượm tình quê, đôi mắt đượm tình quê 
Xa xa đoàn thuyền nan, buồm căng theo gió xuôi dòng 
Bỗng trong sương mờ, không gian trầm lắng nghe câu hò 
Hò ơ ơ...Thuyền ơi, thuyền ơi có nhớ bến chăng? 
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền 
Nhắn ai luôn nhớ câu nguyền 
Trong cơn bão tố, vững bền lòng son  
Sau đó GV hướng dẫn học sinh phát hiện và phân tích biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ thể hiện qua các từ: “thuyền”, “biển” 
b.4) Thực tế giao tiếp ngôn ngữ
Dạy học Tiếng Việt gắn liền với hoạt động giao tiếp một trong những nguyên tắc quan trọng. Người GV cần chú ý khai thác những “ngữ liệu” là chính sản phẩm giao tiếp của thầy trò trong tiết học hay trong thực tế giao tiếp nói chung.
Ví dụ 1: Khi dạy bài Các phương châm hội thoại, lớp 9, phần Phương châm về chất, sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu các ngữ liệu trong SGK, GV có thể hỏi cả lớp: “Ai có thể có thể cho cô/thầy biết: Vì sao bạn A hôm nay nghỉ học? ( trong trường hợp lớp có học sinh nghỉ học) Học sinh trả lời nhiều lí do khác nhau nhưng sẽ có hai luồng ý kiến trái ngược nhau. Đó là lí do chính xác và lí do không chính xác. Dựa vào giấy xin phép của học sinh để giáo viên khẳng định: Những ý kiến chính xác là tuân thủ phương châm về chất, nói đúng sự thật. Còn ý kiến không chính xác là không tuân thủ phương châm về chất. Ngay sau đó, GV giáo dục học sinh : “Để hoạt động giao tiếp có hiệu quả thì chúng ta phải tuân thủ các phương châm hội thoại. Cô/thầy hi vọng những kiến thức của bài học này sẽ giúp các em thành công trong giao tiếp và trong cuộc sống nói chung.”.
Ví dụ 2: Khi dạy bài Chuẩn mực sử dụng từ, lớp 7, phần Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả, GV nên lấy chính thực tế sử dụng ngôn ngữ của HS để giáo dục các em. Chẳng hạn trường hợp nhiều em viết sai chính tả, chưa chuẩn trong cách dùng từ, đặt câu, tạo lập văn bản. Đặc biệt trong ngôn ngữ nói và viết hiện nay (điển hình là ngôn ngữ tin nhắn qua điện thoại, chát trên mạng in-tơ-nét), các em đang có hành vi làm ảnh hưởng đến chuẩn mực sử dụng từ của tiếng Việt bằng cách tạo ra hàng loạt những biến thể sai chính tả (viết oánh giá thay vì đánh giá, xoong dùi thay vì xong rồi, tình iu thay cho tình yêu, ca rao thay vì ca dao, kinh rị thay cho kinh dị, bùn chán thay vì buồn chán,); mượn từ đồng âm của một từ ghép (hoặc từ nước ngoài) đặt vào một câu nói theo nghĩa hoàn toàn khác (ví dụ: đừng có tưởng dưa bở (tưởng bở), cứ thoải con gà mái đi! (thoải mái), vào phòng thi camarun quá (run sợ), bị bố/mẹ Cao Bá Quát cho một trận (quát mắng), đánh bài anh hùng Núp (tránh mặt), tớ không hề Lý Thường Kiệt tí nào (keo kiệt), tôi chẳng Nam Cao cũng chẳng Yết Kiêu gì cả (tức tự cao, kiêu căng), ); các em còn sáng tạo những thành ngữ có vần nhưng vô nghĩa (buồn như con chuồn chuồn, chán như con gián, chắc chắn như củ sắn, cứ từ từ rồi khoai sẽ nhừ, ). GV cần phân tích cho học sinh thấy, hành vi cố ý nói và viết không đúng quy tắc sẽ làm phá vỡ chuẩn mực, làm méo mó bộ mặt của ngôn ngữ, là trò đùa có hại, tiêu cực. Học sinh nên chấm dứt sớm, đặc biệt cần tránh đụng đến tên tuổi các nhân vật lịch sử, các danh nhân văn hóa. Sử dụng từ đúng chuẩn mực chính là giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, là biểu hiện của tinh thần dân tộc trong mỗi người con đất Việt. GV nhấn mạnh: thói quen xấu dễ dẫn đến hành vi xấu. Nếu chúng ta quen miệng trong sử dụng ngôn ngữ với bạn bè như thế thì sẽ khó tránh phải lúc thuận miệng mà sử dụng vốn ngôn ngữ ấy với những đối tượng giao tiếp khác một cách không phù hợp. Điều đó sẽ tạo sự phản cảm cho người giao tiếp với mình, dẫn đến hiệu quả giao tiếp không cao (nếu không muốn nói là không đạt được mục đích giao tiếp). 
b.5. Tranh ảnh:
	Bộ tranh ảnh phục vụ cho việc giảng dạy trong thư viện của các trường THCS hiện nay rất ít, đặc biệt là môn Ngữ văn. Với phân môn Tiếng Việt thì hầu như không có một bức tranh nào. Để tạo sự phong phú thêm cho những bài giảng của mình, tôi thường tìm những bức tranh phù hợp với ngữ liệu trong sách giáo khoa để thay thế.
Ví dụ khi dạy bài Thành ngữ, lớp 7. Để học sinh nhận biết được thành ngữ và ý nghĩa của thành ngữ, sau khi phân tích các ngữ liệu trong sách giáo khoa, giáo viên có thể đưa ra câu hỏi: Tìm thành ngữ thể hiện trong các bức tranh sau và cho biết ý nghĩa cuả thành ngữ đó? và treo bốn bức tranh cho học sinh quan sát và trả lời
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Hình 4
	Nhìn vào những bức tranh ngộ nghĩnh như vậy, học sinh dễ dàng nhận ra được những thành ngữ mà các bức tranh đã thể hiện và từ đó các em sẽ hiểu được ý nghĩa của nó. 
Ví dụ 2: Khi dạy bài Từ trái nghĩa, lớp 7, ta có thể sử dụng các bức tranh sau với câu hỏi: Quan sát tranh và cho biết các nhân vật có những đặc điểm gì khác nhau về hình dáng, cảm xúc, độ tuổi?
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Sau khi gợi dẫn, học sinh sẽ tìm được ở hình 1 là cặp từ: cao-thấp, hình 2: cười-khóc, hình 3: già - trẻ. Từ đó giáo viên kết luận: Những cặp từ ấy là những cặp từ trái nghĩa. 
Ví dụ 3: Khi dạy bài Các phương châm hội thoại, lớp 9, phần Phương châm về lượng, giáo viên có thể đưa bức tranh ra và hỏi: Nhân vật học sinh trong tranh trả lời có đáp ứng được điều mà nhân vật thầy giáo muốn biết hay không? Cần trả lời như thế nào? Từ đó có thể rút ra bài học gì trong giao tiêp? 
Như vậy, những tiết dạy mà giáo viên sử dụng tranh ảnh làm đồ dùng dạy học để thay thế những ngữ liệu khô khan trong sách giáo khoa phần nào đã cải thiện được bầu không khí học tập của học sinh. Các em sẽ cảm thấy tiết học hấp dẫn, cuốn hút sự tìm tòi, kích thích khả năng sáng tạo và quá trình lĩnh hội kiến thức đạt hiệu quả cao hơn.
c) Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp.
* Đối với học sinh:
Sự chủ động, tích cực của học sinh không phải chỉ thể hiện ở việc tích cực giơ tay phát biểu xây dựng bài trên lớp mà khâu chuẩn bị bài ở nhà cũng không kém phần qua

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN - NGU VAN - THU HUONG - DUR KMAN.doc