3/ Mô tả các giải pháp cũ thường làm( nêu rõ tình trạng và nhược điểm
của giải pháp cũ)
Từ vựng là một phần quan trọng trong việc học tiếng Anh và dù ở
bất cứ kỹ năng nào học sinh cũng cần phải có một số vốn từ nhất định.
Tuy nhiên giáo viên không thể dạy và chú ý hết tất cả các từ vựng mới
xuất hiện trong một bài. Trong khi giảng dạy từ mới trên lớp tôi nhận
thấy có rất nhiều khó khăn trong việc truyền đạt . Thực tế cho thấy qua
nhiều năm giảng dạy ở khối lớp 6 khi dạy đến phần NEW WORDS thì
tính tích cực học tập của HS trở nên thụ động, đặc biệt là HS yếu kém,
các em cảm thấy khó khăn khi vận dụng vốn từ cả mình để đặt câu. Tại
sao vận dụng từ để dặt câu lại là một việc khó khăn? Vì vốn từ vựng của
HS còn nghèo, hơn nữa các em không biết cách học từ sao cho hiệu quả .
Ngoài ra đối với học sinh yếu kém các em ngại khi sử dụng ngôn ngữ để
tái tạo lại ngôn ngữ theo chủ đề mà các em đã được học trong từng đơn vị
bài học nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
Vì chỉ muốn giải thích nghĩa của từ thôi nên giáo viên không chú ý
nhiều đến cách làm sao cho học sinh ghi nhớ từ có hiệu quả trong dạy
NEW WORDS , phần này đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều như hình
ảnh , vật thật ,cử chỉ điệu bộ ,.
Một vài phương pháp dạy từ vựng cho học sinh lớp 6 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập -Tự do -Hạnh phúc . ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG Kính gửi: Hội đồng xét duyệt sáng kiến Trường THCS Trần Hào 1.Tên sáng kiến: Một vài phương pháp dạy từ vựng cho học sinh lớp 6 2. Tác giả sáng kiến: - Họ tên : Phạm Thị Ngọc sanh - Ngày tháng năm sinh: 02- 02-1977 - Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm - Cơ quan, đơn vị: Trường THCS Trần Hào - Địa chỉ: Đại Phú – Hòa Quang Nam– Phú Hòa –Phú Yên - Điện thoại: 01217861291 - Email: sanhp09@gmail.com 3. Đồng tác giả sáng kiến: không 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến -Tên chủ đầu tư: - Cơ quan đơn vị: - Địa chỉ: 5. Các tài liệu kèm theo: 6. Biên bản họp hội đồng xét sáng kiến cấp cơ sở. 7.Quyết định về việc công nhận sáng kiến cấp cơ sở. Hòa Quang nam,ngày 5 tháng 3 năm2016 Tác giả sáng kiến Phạm Thị Ngọc Sanh TRƯỜNG THCS TRẦN HÀO GV: Phạm Thị Ngọc Sanh Một vài phương pháp dạy từ vựng cho học sinh lớp 6 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1/Tên sáng kiến: Một vài phương pháp dạy từ vựng cho học sinh lớp 6 2/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Học sinh lớp 6 trường THCS Trần Hào 3/ Mô tả các giải pháp cũ thường làm( nêu rõ tình trạng và nhược điểm của giải pháp cũ) Từ vựng là một phần quan trọng trong việc học tiếng Anh và dù ở bất cứ kỹ năng nào học sinh cũng cần phải có một số vốn từ nhất định. Tuy nhiên giáo viên không thể dạy và chú ý hết tất cả các từ vựng mới xuất hiện trong một bài. Trong khi giảng dạy từ mới trên lớp tôi nhận thấy có rất nhiều khó khăn trong việc truyền đạt . Thực tế cho thấy qua nhiều năm giảng dạy ở khối lớp 6 khi dạy đến phần NEW WORDS thì tính tích cực học tập của HS trở nên thụ động, đặc biệt là HS yếu kém, các em cảm thấy khó khăn khi vận dụng vốn từ cả mình để đặt câu. Tại sao vận dụng từ để dặt câu lại là một việc khó khăn? Vì vốn từ vựng của HS còn nghèo, hơn nữa các em không biết cách học từ sao cho hiệu quả . Ngoài ra đối với học sinh yếu kém các em ngại khi sử dụng ngôn ngữ để tái tạo lại ngôn ngữ theo chủ đề mà các em đã được học trong từng đơn vị bài học nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Vì chỉ muốn giải thích nghĩa của từ thôi nên giáo viên không chú ý nhiều đến cách làm sao cho học sinh ghi nhớ từ có hiệu quả trong dạy NEW WORDS , phần này đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều như hình ảnh , vật thật ,cử chỉ điệu bộ ,..... Qua thực tế giảng dạy tôi thấy việc học Tiếng Anh của học sinh thường mắc các lỗi cơ bản mà nguyên nhân chính là các em quên vốn từ đã học ,không chịu học từ mới ,phát âm sai trọng âm ,ngữ điệu không đúng .Nguyên nhân của việc này là do : - Đa số các em chưa có phương pháp học từ vựng thật sự hiệu quả.Thêm vào đó Tiếng anh là ngôn ngữ thứ hai không phải phụ huynh nào cung biết nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc hướng dẫn các em học ở nhà. - Một số em không có hứng thứ hoặc không biết cách học từ vựng có hiệu quả . - Một số em không có thời gian học từ vựng ở nhà vì ngoài thời gian đến trường ra các em còn phụ giúp gia đình . TRƯỜNG THCS TRẦN HÀO GV: Phạm Thị Ngọc Sanh Một vài phương pháp dạy từ vựng cho học sinh lớp 6 3 - Đại đa số các em có hoàn cảnh khó khăn và xa trung tâm thành phố nên việc giao tiếp với người nước ngoài và tiếp cận với CNTT cũng gặp nhiều khó khăn. 4/ Sự cần thiết phải áp dụng các giải pháp sáng kiến: - Học sinh thiếu vốn từ, ít học từ vựng, mất dần vốn từ vựng căn bản do đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp thu bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. - Chính bản thân học sinh chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc học từ vựng mà chỉ chú trọng học ngữ pháp hoặc cấu trúc câu. - Đa số học sinh còn thụ động trong tư duy, khả năng phán đoán nghĩa của từ còn hạn chế. - Học sinh chưa nắm được phương pháp tự học ở nhà. - Tiếng Anh là một môn học khá mới mẻ đối với những học sinh lần đầu tiên làm quen với bộ môn này. Do đó trong giờ học học sinh thường rụt rè, ít phát biểu xây dựng bài và không có thời gian để chuẩn bị bài ở nhà. - Đôi khi có quá nhiều từ vựng trong một đơn vị bài học, buộc người giáo viên chỉ đưa nghĩa của từ, học viên chép và học thuộc máy móc để tiết kiệm thời gian, tập trung vào thực hành cấu trúc ngữ pháp. Như vậy học sinh buộc phải học nhiều từ vựng nhưng lại ít sử dụng do đó học sinh học rồi và lại dễ dàng quên ngay. - Người giáo viên thường xuyên áp dụng phương pháp mới để giảng dạy từ vựng ở các khối lớp. - Kết hợp các loại hình luyện tập từ vựng đa dạng, phong phú của phương pháp mới để giúp học viên tham gia bài học một cách hào hứng, sôi nổi, chủ động. - Học sinh phải nhận thức được tầm quan trọng của việc học từ vựng đối với việc phát triển 4 kĩ năng cơ bản : nghe, nói, đọc, viết. Luôn chịu khó, tìm tòi học hỏi để nắm vững từ vựng cơ bản và mở rộng vốn từ của mình. TRƯỜNG THCS TRẦN HÀO GV: Phạm Thị Ngọc Sanh Một vài phương pháp dạy từ vựng cho học sinh lớp 6 4 - Đồ dùng dạy học (tranh ảnh, vật thật...) hay cơ sở vật chất (phòng chức năng) cũng góp phần quan trọng trong việc áp dụng phương pháp mới trong giảng dạy từ vựng nói riêng và bộ môn tiếng Anh nói chung. - Hướng dẫn học sinh cách sử dụng từ điển. 5/ Mục đích của giải pháp sáng kiến Từ vựng là một phần quan trọng trong việc học tiếng Anh và dù ở bất cứ kỹ năng nào học viên cũng cần phải có một số vốn từ nhất định. Tuy nhiên giáo viên không thể dạy và chú ý hết tất cả các từ vựng mới xuất hiện trong một bài. Do đó không phải bất cứ từ mới nào cũng nên đưa vào để dạy và dạy như nhau. Khi dạy từ vựng giáo viên cần xem xét: - Từ chủ động: là những từ cần thiết cho học sinh hiểu, nhận biết và sử dụng được trong giao tiếp nói và viết. Trong quá trình dạy loại từ này, giáo viên cần phải gợi mở, đưa ví dụ, kiểm tra để đảm bảo học sinh đã hiểu và nhận ra cách sử dụng chúng như thế nào. - Từ bị động: là những từ mà học viên chỉ cần hiểu và nhận biết được khi nghe và đọc. Với loại từ này giáo viên không cần đầu tư nhiều thời gian vào các hoạt động ứng dụng, chỉ trình bày một cách nhanh chóng với một ví dụ đơn giản. Phân biệt được được hai loại từ này giúp giáo viên dạy từ vựng trọng tâm, có hệ thống và tiết kiệm được thời gian cần thiết. Để không bị phí thời gian, giáo viên cần đảm bảo những từ mà mình dạy là những từ cần dạy, học sinh chưa biết. Giáo viên có thể dùng những thủ thuật như hỏi gợi ý (eliciting) để phát hiện xem học sinh đã biết từ đó chưa, hoặc có thể hỏi trực tiếp học sinh từ nào là từ mới hoặc khó trong bài. - Ngữ cảnh hóa nghĩa của từ: Ngữ cảnh hay tình huống đóng vai trò quan trọng trong việc làm rõ ngữ nghĩa và ý nghĩa sử dụng của từ TRƯỜNG THCS TRẦN HÀO GV: Phạm Thị Ngọc Sanh Một vài phương pháp dạy từ vựng cho học sinh lớp 6 5 vựng. Do vậy, công việc chính của giới thiệu từ vựng là tạo dựng được ngữ cảnh hay tình huống phù hợp của từ vựng đó. Giáo viên có thể dùng: - Giáo cụ trực quan : vật thật, tranh ảnh, cử chỉ, điệu bộ.. - Định nghĩa, miêu tả, so sánh, từ đồng nghĩa trái nghĩa. - Tạo tình huống, đoán từ trong ngữ cảnh... - Qui tắc hình thành từ, tạo từ - Dịch sang tiếng Việt. - Kiểm tra mức độ hiểu từ : Sau khi đã làm rõ nghĩa từ và cách sử dụng từ, học sinh nên được thử dùng ngay từ mới học qua các bài tập ứng dụng nhanh. Qua đây giáo viên có thể kiểm tra được mức độ tiếp thu bài của học sinh. Có nhiều hình thức kiểm tra mức độ hiểu từ khác nhau: + Sử dụng các bài tập ngữ nghĩa hóa khác nhau: tranh, ảnh, vật thật, định nghĩa, từ trái nghĩa, đồng nghĩa, tuy nhiên giáo viên không nên dùng lại các thủ thuật đã dùng để giới thiệu từ để tránh gây sự nhàm chán cho học sinh. + Hỏi câu hỏi có liên quan (questions): hỏi các câu hỏi sử dụng từ mới học Ví dụ: Để kiểm tra từ mới “market”, giáo viên có thể hỏi: Is there a market near your house? + Câu đúng-sai (True-False statements): đưa ra câu đúng sai để học viên lựa chọn. Ví dụ: Đối với từ “farmer” giáo viên có thể đưa ra những câu sau để học viên lựa chọn: A farmer goes to school. A farmer works on a farm. (đúng) A farmer teaches English. + Câu lựa chọn (Multiple choice): Đưa ra nhiều câu khác nhau diễn tả ý nghĩa của từ để học viên chọn ra định nghĩa đúng. TRƯỜNG THCS TRẦN HÀO GV: Phạm Thị Ngọc Sanh Một vài phương pháp dạy từ vựng cho học sinh lớp 6 6 Ví dụ: Để kiểm tra từ “ farmer”, giáo viên đưa ra hình thức trắc nghiệm để học sinh lựa chọn: A farmer .. A. works on a farm B. take care of sick people C. work in a school + Nối từ với nghĩa (Matching words).. Ví dụ: English 6, Unit 8 ( B1) A B Key: 1. wait for a. quán ăn nhỏ ven đường 1. c 2. unload b. đến ( nơi nào ) 2. d 3. foodstall c. chờ đợi 3. a 4. arrive at d. bốc, dỡ xuống 4. b - Các bước cơ bản trình bày từ vựng: Bước 1: Nói từ mới từ 2-3 lần, phát âm rõ ràng. Giới thiệu nghĩa của từ (viết hoặc nói miệng). Câu minh họa miệng lặp đi lặp lại để giúp học sinh có thể hiểu được từ vựng một cách nhanh chóng. Bước 2: Cho lớp lặp lại từ mới một vài lần.(đồng thanh, cá nhân) Bước 3: Giáo viên viết từ mới lên bảng và cho lớp đọc đồng thanh. Sau đó GV giải thích thật ngắn gọn, dễ hiểu (bằng tiếng Anh hoặc cung cấp nghĩa bằng tiếng Việt). Bước 4: Viết các ví dụ lên bảng để nghĩa của từ mới rõ ràng hơn nhất là đối với những từ trừu tượng. Cuối cùng viết các cụm từ, thành ngữ liên quan đến các từ mới đó. Bốn bước trình bày và giới thiệu từ mới cơ bản này nên sử dụng linh hoạt tùy theo nội dung từng bài. 6/ Thời gian thực hiện: Năm học 2015-2016 7/Nội dung 7.1 Thuyết minh giải pháp mới hoặc sáng kiến TRƯỜNG THCS TRẦN HÀO GV: Phạm Thị Ngọc Sanh Một vài phương pháp dạy từ vựng cho học sinh lớp 6 7 - Để giúp học sinh lớp 6 tiếp thu từ vựng một cách chủ động, hứng thú và có hiệu quả trong các tiết học, đặc biệt là trong các tiết giới thiệu ngữ liệu mới trong năm học 2015- 2016 tôi đã áp dụng các hoạt động như sau: Ví dụ: trong một đoạn văn có nhiều từ mới, lấy bút chì gạch chân những từ mới đó, tra nghĩa từ ở phần phụ lục, tự tra từ điển hoặc lên lớp trao đổi với các bạn hay chủ động nhờ giáo viên giải thích ngay trong tiết học. - Cách viết một từ mới: + Cách viết chính tả và phát âm đúng của từ. + Từ loại + Câu ví dụ + Những đặc điểm ngữ pháp (số nhiều, không đếm được) Ví dụ: bike (n): xe đạp àI go to school by bike. - Trao đổi một số kinh nghiệm giúp học sinh nhớ từ lâu: + Dùng bút highlight làm nổi bật từ mới. + Đặt ví dụ cho từ mới học. + Tập viết một từ mới nhiều lần, đều đặn. + Thực hành ở mọi nơi mọi lúc Ví dụ: sau khi học bài nói về các đồ vật trong phòng khách (Unit 3 -A1,2) học sinh tự ôn tập từ vựng bằng cách chỉ vào đồ vật ở phong khách nhà mình và gọi tên những đồ vật ấy. Đây là phương pháp liên hệ thực tế giúp học sinh nhớ từ vựng rất lâu. - Khuyến khích học sinh sử dụng từ điển thường xuyên, viết từ mới lên một miếng giấy nhỏ, dán ở xung quanh nhà và học bất kì lúc nào. Nghĩ ra một hình ảnh nào đó về từ mới học. Ví dụ : TRƯỜNG THCS TRẦN HÀO GV: Phạm Thị Ngọc Sanh Một vài phương pháp dạy từ vựng cho học sinh lớp 6 8 bus à xe buýt carrot à cà rốt soda à sô-đa Giới thiệu từ một cách trực quan: - Sử dụng phương tiện, vật thật: giáo viên cầm vật thật hoặc chỉ vào những đồ vật xung quanh để làm rõ nghĩa từ vựng. Ví dụ: + Unit 2-part C (2,3): T: Look at! This is a board. A board, A board. SS: A board (repeat in chorus) T: What is this? (chỉ vào cái bảng) Ss: A board. + Unit 5-part C 1(chủ đề về các môn học): Giáo viên có thể sử dụng các cuốn sách giáo khoa của học sinh để giới thiệu về các môn: MATH, ENGLISH, HISTORY, GEOGRAPHY + Unit 5-part C2 (chủ đề về các thứ ngày trong tuần): giáo viên có thể sử dụng cuốn lịch thật để giới thiệu về 7 ngày trong tuần: Monday, Tuesday, Wednesday, Thursday, Friday, Saturday and Sunday. + Unit 9 –part A 1,2 (chủ đề về các bộ phận cơ thể): GV chỉ vào bộ phận cơ thể để giới thiệu những từ như head, shoulder, arm, hand, leg + Unit 10 –part C (3,4) (chủ đề về các loại đồ uống): GV dùng các vật thật: lemonade, water, milk, soda Đây là một thủ thuật dạy từ có hiệu quả cao, trực tiếp, gây hứng thú và tạo ấn tượng khó quên. Cần chú ý vật thật nên được giới thiệu nhanh gọn, dễ dàng và rõ ràng. - Sử dụng nét mặt, cử chỉ, điệu bộ: Ví dụ: TRƯỜNG THCS TRẦN HÀO GV: Phạm Thị Ngọc Sanh Một vài phương pháp dạy từ vựng cho học sinh lớp 6 9 + Unit 4-part C (chủ đề sẳn sàng để đến trường): get up, get dressed, brush teeth, wash face, have breakfast, go to school Trình bày cụm động từ “ wash face” (rửa mặt) qua hành động như sau: T: Look. (làm điệu bộ rửa mặt) I wash my face. WASH MY FACE. WASH MY FACE. Can you say and do it? Ss: WASH MY FACE. (vừa nói vừa làm hành động) T: again. Ss: WASH MY FACE. + Unit 10 –part A (chủ đề về các trạng thái, cảm giác) : hungry, tired, hot, cold - Sử dụng tranh ảnh: + Tranh ảnh sưu tầm từ báo chí, lịch; tranh tự làm (phô tô rồi tô màu), tranh scan màu, tranh tải về từ Internet Ví dụ : + Unit 12-part B (1,2,3) : giáo viên dùng tranh để giới thiệu hoạt động: “go to the movies”. T: Look. What is this? Ss: It’s a movie theater. T: Right. This boy goes to the movies. Go to the movies . Go to the movies. Ss: Go to the movies. (repeat in chorus) T: What does “ go to the movies” mean? Ss: đi xem phim. + Unit 12-part C 1: giáo viên dùng tranh gợi mở các hoạt động “ fly a kite”, “go camping”, “have a picnic” TRƯỜNG THCS TRẦN HÀO GV: Phạm Thị Ngọc Sanh Một vài phương pháp dạy từ vựng cho học sinh lớp 6 10 + Unit 14-part A (Chủ đề về danh lam thắng cảnh) : có thể sưu tầm từ lịch, tải từ Internet các tranh như: Hue citedal, Ngoc Son temple, Ha Long Bay Giới thiệu từ qua tình huống ngữ cảnh: - Sử dụng câu ví dụ: Đưa ra những ví dụ minh họa, dùng từ trong tình huống ngữ cảnh. Đây là phương pháp thật hữu ích khi dạy từ vựng trừu tượng. Ví dụ: Giới thiệu từ DRINKS (English 6, Unit 10 –C3,4) T: There are a lot of drinks: milk, water, orange juice Giáo viên chú ý rằng cần đảm bảo được học sinh phải hiểu được câu ví dụ đó. Do vậy câu ví dụ minh họa cần đơn giản, rõ ràng và có sử dụng từ mới học. - Sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa: Ví dụ: * Từ trái nghĩa: - Unit 9- miêu tả người (A3,4) + Tall (adj) # short(adj) + Fat (adj) # thin (adj) + Light (adj) # heavy (adj) + He isn’t tall. He is short + She isn’t weak. She is strong - Unit 9 – màu sắc (B2,3) + black (adj) # white (adj) *Từ đồng nghĩa: + Have lunch = eat lunch (Unit 5) + Fall (n) = autumn (n) (Unit 13) + Play soccer (n) = play football (n)( Unit 5) * Kết hợp nhiều thủ thuật: TRƯỜNG THCS TRẦN HÀO GV: Phạm Thị Ngọc Sanh Một vài phương pháp dạy từ vựng cho học sinh lớp 6 11 - Tranh, hình vẽ (hình đơn giản) - Cử chỉ, nét mặt, điệu bộ - Ví dụ, minh họa - Dịch sang tiếng Việt Ví dụ: dạy từ “hungry”( unit 10) T: Look. He is hungry (picture). Now look at me! I’m hungry. (facial expression, mimes). Hungry. We want something to eat when we feel hungry.(example). Ss: HUNGRY. T: Good. What does it mean? (students give translation) Những thủ thuật giới thiệu từ vựng này nên được kết hợp với nhau và sự linh hoạt của người giáo viên trên bục giảng quyết định đến hiệu quả của tiết dạy. * Một số thủ thuật để kiểm tra và củng cố vốn từ cho học sinh : Giáo viên dùng trò chơi Networks để kiểm tra mức độ thuộc từ của học sinh - Ví dụ: Unit 9 A1 head shoulder arm hand chest toe leg foot TRƯỜNG THCS TRẦN HÀO GV: Phạm Thị Ngọc Sanh Parts of the body FAMILY father sister moth er brother children Một vài phương pháp dạy từ vựng cho học sinh lớp 6 12 * CHAIN GAME: Đây là trò chơi bổ ích, thú vị giúp luyện được phát âm cũng như luyện được khả năng nhớ từ và sử dụng từ của học sinh và gây sự hào hứng cho học viên khi tham gia vào bài học. Ví dụ: Unit 10 – Chủ đề về thực phẩm S1: I like fish. S2: I like fish and chicken. S3: I like fish , chicken and noodles. S4: I like fish, chicken, noodles and beef. S5: I like. * Kết quả của sáng kiến: Thực tế cho thấy khi sử dụng nhiều phương pháp dạy từ vựng cho học sinh lớp 6 thì hiệu quả đem đến sẽ nhiều hơn khi sử dụng một phương pháp dạy duy nhất. Đã có khoảng trên 80% học sinh nắm vững từ vựng và nhớ các từ trọng tâm theo chủ điểm. Kĩ năng giao tiếp và 4 kĩ năng cơ bản(nghe, nói, đọc, viết) của học sinh cũng được cải thiện đáng kể. Đa số học sinh đều hứng thú, thích học tiết Anh Văn. Điều đáng phấn khởi là học sinh đã biết cách học từ vựng và đây sẽ là cơ sở vững chắc cho những năm về sau. Kết quả cụ thể ở lớp 6 là một lớp trung bình, yếu. Đầu năm học khi tôi dạy chỉ đơn thuần dạy một phương pháp để giới thiệu từ vựng là ghi từ và giải thích nghĩa. * Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp( tên khối lượng,số lượng,thông số của sản phẩm( nếu có) 7.2/Thuyết minh về phạm vi áp dụng của sáng kiến Từ vựng là một phần quan trọng trong hệ thống tiếng Anh, việc ghi nhớ và sử dụng từ vựng chính xác, linh hoạt là cần thiết. Để giúp học sinh TRƯỜNG THCS TRẦN HÀO GV: Phạm Thị Ngọc Sanh uncle Một vài phương pháp dạy từ vựng cho học sinh lớp 6 13 tiếp thu và ghi nhớ từ khoa học, từ đó có được sự tự tin trong việc thực hành ngôn ngữ thì giáo viên cần chú ý những vấn đề như: - Sử dụng thủ thuật đa dạng và nhiều loại hình bài tập phong phú lồng ghép trò chơi, bài hát kết hợp với sự linh hoạt, khéo léo của giáo sinh sẽ giúp lớp học luôn hào hứng, sôi nổi và chất lượng học tập sẽ được nâng dần. - Thường xuyên quan tâm đến đối tượng học sinh yếu kém, nhắc nhở, kiểm tra ngay từ đầu để giúp học viên không mất dần đi vốn từ vựng căn bản. - Tạo được sự yêu thích của học viên đối với bộ môn là vấn đề vô cùng cần thiết và quan trọng và đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng và lâu dài của người giáo viên. - Thường xuyên sử dụng phương pháp mới sẽ phát huy được tính tích cực và tư duy tự học của học sinh. Trên đây chỉ là một số gợi ý nhỏ nhằm nâng cao chất lượng dạy từ vựng. Trong bài viết chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu xót rất mong nhận được sự đóng góp của đồng nghiệp cùng quý thầy cô trong Hội đồng khoa học để giúp tôi hoàn thiện hơn nữa bài viết này. 7.3 /Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến: Sáng kiến này vận dụng trong việc dạy từ mới cho học sinh rất có hiệu quả nhưng không tốn kém gì. Giáo viên chỉ mất thời gian sưu tầm trong một thời gian ngắn. * Cam kết: Tôi cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Xác nhận của đơn vị Tác giả sáng kiến ( chữ ký ,dấu ) (Chữ ký và họ Phạm Thị Ngọc Sanh TRƯỜNG THCS TRẦN HÀO GV: Phạm Thị Ngọc Sanh
Tài liệu đính kèm: