Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
3. 2. 1. Phương pháp tác động sư phạm
Đây là vấn đề tưởng chừng không liên quan đến việc học tập của học sinh nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý học tập của học sinh, đặc biệt là lứa tuổi học sinh THCS khi các em có những biến đổi rất lớn trong tâm sinh lý. Người giáo viên cần vận dụng các biện pháp sau sẽ giúp học sinh cảm thấy hứng thú trong việc học bộ môn để kết quả học tập được cao.
Trong thực tế ấn tượng ban đầu rất quan trọng, vì vậy ngoại hình, ngôn ngữ cơ thể, cách ăn mặc của người giáo viên phải đúng mực.
Tạo ra một không khí thân thiện, thoải mái bằng những cử chỉ, nét mặt, ánh mắt, nụ cười. Tránh gây không khí căng thẳng trong các tiết học giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên nhất.
Tôn trọng ý kiến của học sinh, không gò ép các em theo một khuôn mẫu nhất định. Đừng bao giờ phủ định hoàn toàn ý kiến của học sinh, vì như thế làm các em mất đi sự tự tin và không dám nêu lên ý kiến của bản thân trong những lần sau.
Luôn động viên khích lệ học sinh bằng lời khen, bằng điểm số để tăng sự tự tin vào bản thân cho các em. Sự khích lệ, động viên được xem là món quà ý nghĩa, đôi khi có tác động, ảnh hưởng đến cả đời người. Có người dám tiến lên phía trước đương đầu với những khó khăn, dám can đảm làm lại từ đầu khi thất bại, dám kiên trì theo đuổi ước mơ. Sự động viên, khích lệ là cho đi mà không sợ mất, nhận về mà không sợ quá tải, điều ấy thật cần thiết với bất kỳ ai, bất kỳ lứa tuổi nào.
ứng thú gắn liền với tình cảm của con người, nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động đó. Trong bất cứ công việc gì, nếu có hứng thú làm việc con người sẽ có cảm giác dễ chịu với hoạt động, nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực và sáng tạo hơn vào hành động đó. Ngược lại nếu không có hứng thú, dù là hành động gì cũng sẽ không đem lại kết quả cao. Đối với các hoạt động nhận thức, sáng tạo, hoạt động học tập, khi không có hứng thú sẽ làm mất đi động cơ học, kết quả học tập sẽ không cao, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực. * Một số căn cứ Căn cứ công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông theo hướng tinh giản để dạy và học phù hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng, phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế của nhà trường. Căn cứ công văn số 4116/BGDĐT-CNTT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2017 – 2018. 2. Thực trạng Dân tộc Việt Nam ta có tinh thần hiếu học và ham học qua bao đời, đến nay vẫn được lưu truyền. Thế nhưng trong xã hội vẫn còn một bộ phận không nhỏ học sinh không mấy hứng thú với việc học hành. Các em dễ bị cuốn vào những thú vui bên ngoài như nghiện game, đua đòi theo bạn bè, không có mục đích phấn đấu, không có ước mơ, trở thành vấn đề nhức nhối cho toàn xã hội. Có nhiều lý do cho hiện tượng này như từ bản thân các em, từ gia đình, xã hội nhưng một phần trách nhiệm cũng thuộc về người giáo viên. Chương trình giảng dạy nặng về kiến thức mà giáo viên chưa phối hợp linh hoạt giữa các phương pháp tạo hứng thú cho học sinh. Nhiều tiết dạy còn máy móc các bước lên lớp, làm giờ học thiếu sự phóng khoáng, trở nên nhạt nhẽo, làm tê liệt sự hứng thú của học sinh. Dân gian có câu “Bạn chỉ có thể dắt con ngựa ra bờ suối chứ không thể bắt nó uống nước” quả thật không sai. Khi những thèm khát, ham muốn không từ trong ra mà bị áp đặt từ ngoài vào thì rất khó thành công và nếu làm được thì thành quả đạt được cũng không đáng kể. Quan trọng hơn, con người khi đó sẽ làm việc một cách rất khổ sở và không bao giờ có hạnh phúc. Vấn đề học tập của con trẻ cũng vậy, dù cho bắt chúng ngồi ngay ngắn trong các tiết học nhưng nếu không hứng thú thì chúng không thể học tốt được. Vậy nhiệm vụ đặt ra cho người giáo viên là gì? Chính là đổi mới phương pháp dạy học theo hứng tích cực, tạo hứng thú cho học sinh đến lớp. Mặc dù môn Vật lý rất gần gũi với đời sống nhưng cũng vẫn là một môn tự nhiên, kiến thức tương đối khó. Trong những năm công tác tại trường THCS Dur Kmăn, tôi nhận thấy muốn đạt hiệu quả cao ngoài việc truyền đạt kiến thức thì cần phải gây hứng thú học tập cho học sinh để tiết học trở nên nhẹ nhàng sinh động. Học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên không gượng ép mới phát huy được tính chủ động, sáng tạo của các em. Hòa chung với xu thế đổi mới phương pháp dạy học, bản thân tôi cũng đã áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực như giải quyết vấn đề, thuyết trình, hỏi- đáp,... trong giảng dạy để thu hút sự yêu thích môn học với học sinh. Tuy đã thu được một số kết quả tích cực nhưng hiệu quả chung vẫn chưa cao. Một số học sinh vẫn tỏ ra không thích, kết quả trong các bài kiểm tra cũng chưa được như ý muốn. Vì thế, tôi không ngừng học hỏi kiến thức, kinh nghiệm từ sách báo, đồng nghiệp để rút ra các phương pháp tốt nhất để lôi kéo học sinh hứng thú với môn Vật lý và sẽ trình bày cụ thể dưới đây. 3. Nội dung và hình thức của các giải pháp 3. 1. Mục tiêu của giải pháp Trong đề tài này này tôi trình bày các giải pháp chính sau: Phương pháp tác động sư phạm, phương pháp tạo tình huống có vấn đề, tạo hứng thú bằng những thí nghiệm vật lý kì lạ, tạo hứng thú bằng cách lồng ghép kiến thức vào các câu chuyện Vật lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm mục đích chính là tạo hứng thú học tập cho học sinh trong một số bài học Vật lý THCS. 3. 2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp 3. 2. 1. Phương pháp tác động sư phạm Đây là vấn đề tưởng chừng không liên quan đến việc học tập của học sinh nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý học tập của học sinh, đặc biệt là lứa tuổi học sinh THCS khi các em có những biến đổi rất lớn trong tâm sinh lý. Người giáo viên cần vận dụng các biện pháp sau sẽ giúp học sinh cảm thấy hứng thú trong việc học bộ môn để kết quả học tập được cao. Trong thực tế ấn tượng ban đầu rất quan trọng, vì vậy ngoại hình, ngôn ngữ cơ thể, cách ăn mặc của người giáo viên phải đúng mực. Tạo ra một không khí thân thiện, thoải mái bằng những cử chỉ, nét mặt, ánh mắt, nụ cười. Tránh gây không khí căng thẳng trong các tiết học giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên nhất. Tôn trọng ý kiến của học sinh, không gò ép các em theo một khuôn mẫu nhất định. Đừng bao giờ phủ định hoàn toàn ý kiến của học sinh, vì như thế làm các em mất đi sự tự tin và không dám nêu lên ý kiến của bản thân trong những lần sau. Luôn động viên khích lệ học sinh bằng lời khen, bằng điểm số để tăng sự tự tin vào bản thân cho các em. Sự khích lệ, động viên được xem là món quà ý nghĩa, đôi khi có tác động, ảnh hưởng đến cả đời người. Có người dám tiến lên phía trước đương đầu với những khó khăn, dám can đảm làm lại từ đầu khi thất bại, dám kiên trì theo đuổi ước mơ... Sự động viên, khích lệ là cho đi mà không sợ mất, nhận về mà không sợ quá tải, điều ấy thật cần thiết với bất kỳ ai, bất kỳ lứa tuổi nào. 3. 2. 2. Phương pháp tạo tình huống có vấn đề Trong sách giáo khoa vật lý có phần câu hỏi rất hữu ích mà người viết sách đưa ra với dụng ý tạo ra các tình huống mà với kiến thức đã biết trước đó học sinh không thể giải thích được hoặc chỉ giải thích được một phần. Đó là những gợi ý rất hay nhưng không phải giáo viên nào cũng tận dụng tốt điều này. Sau đây tôi xin đưa ra một số tình huống đặt vấn đề đề dẫn dắt học sinh vào bài mới mà tôi đã từng sử dụng trong các tiết dạy và gây được hiệu quả cao. Khi dạy bài “Trọng lực – đơn vị lực” ( SGK vật lý 6, tr 27) Gv: Các em đã bao giờ thấy quả ở trên cây chín rụng xuống đất chưa? Hs: Trả lời. Gv: Tại sao quả chín không rơi qua trái, không rơi qua phải, không bay lên trời mà lại rơi thẳng xuống đất? Hs: Lúng túng. Gv: Để biết nguyên nhân ta tìm hiểu trong bài hôm nay nhé. Khi dạy bài “Môi trường truyền âm” ( SGK vật lý 7, tr 37) Gv: Các em có thích xem phim kiếm hiệp ngày xưa không? Hs: Hứng thú trả lời. Gv: Xem phim đó, các em đã bao giờ thấy cảnh các nhân vật trong phim áp tai xuống đất để nghe tiếng vó ngựa của địch chưa? Hs: Em thấy nhiều rồi. Gv: Tại sao không đứng nghe mà lại áp tai xuống đất để nghe vậy? Hs: Lúng túng Gv: Để biết lý do ta tìm hiểu trong bài hôm nay nhé. Khi dạy bài “Lực đẩy Ác – si – mét” ( SGK vật lý 8, tr 36) Gv: Em đã bao giờ lấy gáo múc nước trong xô ra chưa? Hs: Trả lời Gv: Khi múc nước như vậy, em thấy gáo nước khi còn chìm trong nước và khi đã nhấc lên khỏi mặt nước rồi, khi nào nhẹ hơn? Hs: Trả lời. Gv: Tại sao vậy? Hs: Lúng túng. Gv: Để biết lý do ta tìm hiểu trong bài hôm nay nhé. Khi dạy bài” Sự cân bằng lực – quán tính” (SGK vật lý 8, tr 17) Gv: Em đã bao giờ ngồi sau xe đạp, xe máy do người khác chở chưa? Hs: Trả lời. Gv: Khi người điều khiển xe phanh đột ngột, người em sẻ ngả về phía nào? Hs: Ngả về trước. Gv: Em biết tại sao không? Hs: Lúng túng. Khi dạy bài “Sự phân tích ánh sáng trắng” ( SGK vật lý 9, tr 139) Gv: Cầu vồng thường xuất hiện khi nào? Hs: Trả lời cầu vồng thường xuất hiện sau cơn mưa. Gv: Em có biết vì sao xuất hiện cầu vồng khi trời nắng sau cơn mưa không? Hs: Suy nghĩ, lúng túng. Gv: Để biết lý do ta tìm hiểu trong bài hôm nay nhé. 3. 2. 3. Tạo hứng thú bằng những thí nghiệm vật lý kì lạ Ngoài cách tạo tình huống có vấn đề, giáo viên chúng ta có thể tiến hành một số thí nghiệm vật lý kì lạ, nó khác với dự đoán của các em, tăng thêm sự li kì, thật hấp dẫn gây hứng thú cho học sinh. Khi dạy bài “Áp suất khí quyển” ( SGK vật lý 8, tr 32) Gv dùng một quả trứng đã được luộc chín bóc vỏ bỏ lên miệng một cái chai sao cho đường kính quả trứng to hơn đường kính miệng chai một chút. Gv: Có cách nào để đưa quả trứng được vào chai mà không dùng tay không? Hs: Không thể, vì đường kính quả trứng to hơn đường kính miệng chai. Gv đốt một mảnh giấy bỏ vào chai cho nó cháy một vài giây rồi bỏ quả trứng lên miệng chai, quả trứng từ từ rơi vào miệng chai. Gv: Tại sao quả trứng rơi được vào trong chai? Từ đó kích thích được trí tò mò của học sinh, học sinh sẽ chú ý ngay vào bài học. Khi dạy bài “Áp suất khí quyển” ( SGK vật lý 8, tr 32) Gv đưa một cốc đổ đầy nước được chuẩn bị sẵn cho Hs quan sát. Gv: Điều gì xảy ra khi cô úp ly nước xuống? Hs: Trả lời nước đổ xuống đất. Gv: Bây giờ cô sử dụng một miếng bìa mỏng không thấm nước đậy lên ly nước rồi úp xuống. Các em quan sát hiện tượng nhé. Hs: Quan sát, thắc mắc. Gv: Tại sao nước không chảy ra ngoài? Để biết lý do ta tìm hiểu trong bài hôm nay nhé. Khi dạy bài “Dẫn nhiệt” (SGK vật lý 8, tr77) Gv: Đưa một quả bóng bay đã được chuẩn bị sẵn ra. Theo em khi cô dùng bật lửa đốt quả bóng bay nó có cháy không? Hs: Trả lời bóng bay sẽ cháy Gv: Các em có tin cô dùng bật lửa đốt mà quả bóng bay không cháy không? Hs: Nghi ngờ. Gv: Đổ nước vào quả bóng bay rồi hơ trên ngọn lửa một lúc cho học sinh quan sát. Hs: Ngạc nhiên khi thấy bóng bay không cháy. Gv: Bạn biết tại sao bóng bay không cháy không? Từ đó kích thích sự hứng thú của học sinh, học sinh sẽ chú ý ngay vào bài học. 3. 2. 4. Tạo hứng thú bằng cách lồng ghép kiến thức vào các câu chuyện Vật lý Một trong những cách rất hiệu quả để gây hứng thú cho tập cao cho học sinh chính là giáo viên lồng ghép kiến thức vào các câu chuyện Vật lý về hiện tượng vật lý, đại lượng Vật lý, các nhà bác học có đóng góp to lớn cho ngành Vật lý. Để thực hiện tốt phương pháp này, giáo viên cần tập luyện để kết hợp tốt sử dụng ngôn ngữ cơ thể và lời nói với các cử chỉ của tay, biểu cảm qua nét mặt cho cuộc trò chuyện trở nên sinh động. Đôi khi chỉ một động tác nhỏ như cái khua tay hay đơn giản một cái diễn đạt trên khuôn mặt còn hiệu quả hơn khi ta đứng thuyết trình cả buổi mà chỉ dùng lời nói không có miêu tả thực tế. Một điều cần lưu ý là về âm lượng của giọng nói. Phải biết là mình đang nói chuyện trong vị trí như thế nào để điều chỉnh âm lượng cho phù hợp, giọng truyền cảm là một điều bắt buộc. Tuy nhiên trong trường hợp nào cũng phải nói chậm rãi, từ tốn tránh nói nhanh mà người nghe không hiểu được vấn đề mình cần truyền đạt. Khi dạy bài “Lực đẩy Ác -si –mét” (SGK Vật lý 8) Sau khi giới thiệu tiểu sử của nhà Vật lý Ác-si-mét giáo viên có thể kể câu chuyện sau: Ngày xưa, ở xứ Si-ra-cuýt có một vị vua tên là Hê- rôn. Một ngày kia, vua giao cho người thợ kim hoàn làm cho mình một chiếc vương miện bằng vàng. Tuy nhiên, nhà vua nghi ngờ người thợ kim hoàn không trung thực ở chỗ người này không sử dụng hết số vàng vua giao mà lấy ra một ít và thay thế vào đó bằng bạc. Nghi ngờ là thế nhưng vua không có bằng chứng, thế là vua giao cho Ác-si-mét điều tra ra sự thật xem người thợ này có gian dối hay không. Cho dù gian dối hay không gian dối cũng phải chỉ ra cho vua và cận thần thấy được. Ác-si-mét vô cùng lo lắng vì lệnh vua không thể chối cãi nhưng bản thân ông lại chưa tìm ra cách để giải quyết. Thế rồi, một ngày kia, tình cờ khi đi tắm. Ông thả cơ thể chìm dần vào bồn tắm đầy nước. Kì lạ thay, cơ thể ông càng chìm dần, lượng nước tràn ra càng nhiều, thì lực đẩy tác dụng vào cơ thể ông càng lớn. Từ đó, ông thấy được hướng giải quyết cho việc vua giao. Mừng quá , ông chạy thẳng ra phố hét to “Ơ rê ca! Ơ rê ca!“ mà quên rằng mình không mặc gì. Nghe xong câu chuyện, học sinh sẽ cảm thấy rất vui vẻ và hào hứng, lúc này giáo viên sẽ dẫn dắt vào mục 1. Dự đoán như sau: Khi cơ thể ông càng chìm dần, lượng nước tràn ra càng nhiều, thì lực đẩy tác dụng vào cơ thể ông càng lớn. Lúc này ông đoán rằng giữa lượng nước tràn ra (lượng nước bị chiếm chỗ) và lực đẩy tác dụng lên cơ thể ông có mối liên hệ với nhau. Đọc phần 1.dự đoán và cho biết, ông đã dự đoán gì? Khi dạy bài: “Nam châm vĩnh cửu”(SGK vật lý 9, tr58) Sau khi dạy xong phần I.Từ tính của nam châm. Giáo viên có thể đưa ra câu hỏi: Các em có biết tên gọi nam châm ra đời khi nào không? Tại sao là nam châm mà không phải là tên gọi khác không? Rồi sau đó giáo viên kể chuyện về nguồn gốc nam châm. Ngày xưa, vào khoảng thời gian trước năm 800 TCN, người Hi Lạp tìm ra một loại đá rất lạ lùng, nó có khả năng hút sắt thép. Tuy nhiên, lúc này người ta chưa biết loại đá này có thêm khả năng định hướng. Hơn 300 năm sau, người Trung Hoa biết được khả năng định hướng Nam –Bắc của nó. Và người ta quyết định đặt tên loại đá này theo tên vùng đất lần đầu tiên người ta tìm thấy nó. Vùng đất đó có tên là Magnet, dịch ra là nam châm. Tên gọi nam châm ra đời từ lúc này. Khi dạy bài: “Áp suất” (SGK vật lý 8, tr25) Trước khi kết thúc tiết dạy giáo viên có thể kể một câu chuyện giúp học sinh hứng thú hơn và cũng là một câu hỏi kiểm tra lại kiến thức vừa học. Giáo viên dẫn dắt: Cô có một câu chuyện, kèm thêm một câu đố nho nhỏ, các bạn lắng nghe và cũng suy nghĩ để trả lời nhé, nếu đúng sẽ có quà. Một ngày kia, ở trên thiên đường, các nhà khoa học: Niutơn, Anhxtanh, Paxcan, Vôn, Ampe bắt đầu chơi trốn tìm. Đến lúc Anhxtanh phải nhắm mắt đếm 5,10,15,20.cho các nhà bác học khác đi trốn. Khi Anhxtanh đếm gần xong, các nhà khoa học khác đã trốn xong, mà Niutơn mãi vẫn chưa tìm được chỗ trốn. Ngay lập tức ông vẽ ra một hình vuông có cạnh là 1m và đứng lên trên. Mở mắt ra Anhxtanh thấy ngay Niutơn. Ông kêu lớn lên Niutơn, nhưng Niutơn nhất định không chịu là mình đã bị tìm thấy. Ông bảo, bây giờ tôi không phải là Niutơn. Vậy, nếu không phải là Niutơn thì ông là ai? Sau khi cả lớp đã đưa ra đáp án của mình, giáo viên bắt đầu giải đáp. Đây chính là bài tập liên quan đến đơn vị của các đại lượng Vật lý. Hình vuông có cạnh là 1m thì diện tích sẽ là 1m2. Niutơn đứng trên 1m2 (Hay gọi là Niutơn trên mét vuông) thì không là Niutơn (N-đơn vị của lực) nữa mà phải là Paxcan (pa-đơn vị của áp suất). Và cái tên mà nhà Vật lý Niutơn muốn nhà Vật lý Anhxtanh nhắc đến là ông Paxcan thì mới chịu thua trong trò chơi trốn tìm. Câu chuyện này giúp giáo viên khắc sâu cho học sinh áp suất có hai đơn vị tính là Paxcan (pa) và Niutơn trên mét vuông (N/m2) 3.2. 5. Kích thích sự tò mò của học sinh bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những hướng tích cực nhất giúp kích thích hứng thú phát triển tư duy cho học sinh như sau: Tạo tình huống có vấn đề bằng các đoạn phim ngắn, kích thích trí tò mò của học sinh, đặt ra nhiệm vụ theo dõi bài học để giải quyết tình huống. Trong quá trình giảng dạy có thể đưa ra những hình ảnh để học sinh có thể quan sát trực quan. Ví dụ như hình ảnh các nhà bác học, hình ảnh một số chất mà học sinh ít được thấy trong thực tế. Ví dụ trong một số bài dưới đây, trước khi kết thúc tiết dạy, giáo viên có thể đưa ra hình ảnh một số nhà khoa học có cống hiến to lớn cho ngành Vật lý, đồng thời cung cấp thêm một số thông tin cơ bản cho học sinh được nắm rõ. Cụ thể như sau: Khi dạy bài “Lực đẩy Ác -si –mét” (SGK Vật lý 8) Archimedes (284 - 212 trước Công nguyên) - là nhà giáo, nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ đại, ông sinh tại thành phố Syracuse, một thành bang của Hy Lạp cổ đại. Tên của ông được đặt cho đơn vị lực đẩy Ác si mét (ký hiệu FA) Khi dạy bài “Cường độ dòng điện” (SGK Vật lý 7) André-Marie Ampère (1775 – 1836) là nhà vật lý người Pháp. Tên của ông được đặt cho đơn vị cường độ dòng điện Ampe (ký hiệu A) Khi dạy bài “Hiệu điện thế” (SGK Vật lý 7) Alessandro Giuseppe Antonio Anastasio Volta (1745 - 1827) là một nhà vật lý người Ý. Ông là người đã có công phát minh ra pin điện và tên của ông được đặt cho đơn vị điện thế Vôn (ký hiệu V). Khi dạy bài “Trọng lực – đơn vị lực” (SGK Vật lý 6) Isaac Newton Jr. (1643-1727) là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhà thần học và nhà giả kim thuật người Anh, được nhiều người cho rằng là nhà khoa học vĩ đại và có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế kỉ XX. Trong một số trường hợp do yếu tố khách quan, không thể tiến hành thí nghiệm trực tiếp được, thì học sinh có thể quan sát các thí nghiệm ảo thể hiện đúng hiện tượng thực tế để học sinh quan sát. Khi dạy bài “Định luật về công” (SGK Vật lý 8) Thí nghiệm ảo mô phỏng thí ngiệm hình 14.1 Khi dạy bài “Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên” (SGK Vật lý 8) Thí nghiệm ảo về chuyển động của các hạt phấn hoa trong nước. Hiện này, nhiều trường học trong huyện Krông Ana đã được trang bị các bảng tương tác thông minh để phục vụ cho công tác giáo dục hiệu quả hơn. Một trong các phần mềm tương tác được cài đặt nhiều ở bảng tương tác là phần mềm Activinspire, đi kèm với đó là bộ trắc nghiệm Activote. Activote là hệ thống đánh giá trắc nghiệm, khi sử dụng thiết bị này trong thời gian ngắn giáo viên có thể dễ dàng hiểu được sự tiếp thu của học sinh thông qua các câu hỏi đòi hỏi tính trả lời nhanh và chính xác. Từ đó thầy cô có thể đánh giá được bài giảng của mình có hiệu quả và thu hút được sự chú ý của học sinh hay không. Giáo viên có thể biên soạn các câu hỏi trên phần mềm Activinspire, sau đó cho học sinh sử dụng bộ trắc nghiệm để trả lời câu hỏi. Số học sinh đã tham gia trả lời, kết quả câu trả lời của học sinh được thống kê lại một cách cụ thể, khách quan và chính xác nhất. Bản thân tôi cũng đã sử dụng bộ trắc nghiệm này trong các tiết học Vật lý, học sinh tham gia tiết học rất thích thú, cụ thể như sau: Khi dạy bài “Áp suất” (Vật lý 8) giáo viên đưa câu hỏi bài tập cho học sinh sử dụng bộ trắc nghiệm trả lời Giáo viên có thể thống kê lại kết quả trả lời của học sinh ai đã trả lời, ai chưa trả lời, ai chọn đáp án gì, thời gian là bao nhiêu. Biểu đồ thống kê phương án lựa chọn của học sinh Danh sách học sinh trả lời điều gì 3. 3. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Bản thân tôi đã kết hợp áp dụng các biện pháp, giải pháp trên trong các tiết học ở các khối lớp một cách linh hoạt và hiệu quả mang lại rất rõ ràng. Các tiết học diễn ra trong không khí thoải mái, tươi vui. Đầu tiên, khi bước vào lớp người giáo viên phải tạo cho học sinh một tâm thế học tập thật thoải mái bằng các tác động sư phạm như ánh mắt, cử chỉ, hành động, lời nói. Tiếp đó, người dạy sử dụng các tình huống đặt vấn đề thật hấp dẫn để tạo ra sự tò mò, quyết tâm tìm hiểu để nắm lấy tri thư
Tài liệu đính kèm: