Kế hoạch giảng dạy một chủ đề (giáo án):
Mặc dù không có bất cứ một hướng dẫn cụ thể nào về việc xây dựng kế hoạch dạy học, nhưng theo chúng tôi mỗi chủ đề cần được thực hiện các tiết theo
thứ tự như sau:
- Tiết 1: Học sinh tìm hiểu về chủ đề thông qua các hoạt động trải nghiệm, tham quan, quan sát thực tế để hình thành ý tưởng cho tác phẩm của mình.
- Tiết 2: Học sinh thể hiện ý tưởng thông qua việc tạo hình 2D (vẽ biểu
đạt, tạo ngân hàng hình ảnh)
- Tiết 3: Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm (vẽ cùng nhau, vẽ theo nhạc, tạo hình 3D )
Ví dụ: Chủ đề Con vật thân thuộc (Mĩ thuật 2) – thực hiện 3 tiết. Trong đó:
Tiết 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chủ đề. Học sinh tìm hiểu hình dáng các con vật thân thuộc thông qua các câu hỏi gợi ý để các em thảo luận. Tổ chức trò chơi Thi vẽ nhanh một con vật mà em thích. Học sinh tìm ra cách vẽ các con vật sau khi trải nghiệm trò chơi. Học sinh vẽ những con vật nuôi mà mình thích vào giấy A4, trong nhóm trao đổi và học hỏi cách vẽ.
Tiết 2: Vẽ cùng nhau. Học sinh vẽ theo nhóm, kết hợp xé dán những con vật nuôi em thích (được lựa chọn từ những con vật các em đã vẽ ở tiết trước). Có thể chọn những con vật cùng môi trường sống, nhóm gia súc, nhóm gia cầm, nhóm con vật sống dưới nước, ở rừng
Tiết 3: Trưng bày sản phẩm : Học sinh tạo hình 3D. nặn kết hợp xé dán hình các con vật theo nhóm, hoàn thành bài vẽ và trưng bày sản phẩm. Giáo viên tổ chức cho học sinh xem và nêu cảm nhận của cá nhân.
phân tích, đánh giá, tự lựa chọn và nhận thức để hình thành, phát triển những năng lực cá nhân + Học sinh rất yêu thích môn học , giờ học không gò bó, không có nhiều áp lực. Đó chính là một lợi thế, không phải môn học nào cũng có được. * Khó khăn Tuy nhiên qua quá trình áp dụng (bắt đầu từ năm học 2016- 2017), tôi nhận thấy còn gặp một số khó khăn sau: - Về phía giáo viên + Trang thiết bị phục vụ môn học chưa được đầu tư thoả đáng, chưa có phòng chức năng Mĩ thuật, chưa đủ đáp ứng nhu cầu cho dạy - học Mĩ thuật, sách đọc thêm và các tài liệu tham khảo rất hiếm. + Khi dạy theo phương pháp của Đan Mạch đòi hỏi giáo viên phải có kế hoạch dạy học xuyên suốt và liên kết giữa các tiết trong cùng một chủ đề.. Bên cạnh đó giáo viên vẫn còn lung túng nhiều trong việc lựa chọn và vận dụng các quy trình làm sao cho phù hợp với chủ đề thì mới đạt hiệu quả và mục tiêu giáo dục của bài học. - Về học sinh: + Đối với học sinh Tiểu học nói chung, giáo viên phải hướng dẫn vẽ từng bước chi tiết có khi các em còn chưa thực hiện được huống gì là theo phương pháp mới các em phải tự tìm ra cách thể hiện, cách vẽ, cách xây dựng câu chuyện thông qua những trải nghiệm trên lớp. Học sinh chưa phát huy được sự sáng tạo, một số em chưa mạnh dạn tham gia các hoạt động trên lớp. + Khi áp dụng phương pháp mới thì hình thức tổ chức lớp học thay đổi, chủ yếu là thực hành theo nhóm. Hoạt động theo nhóm nhiều lợi thế nhưng nếu không được tổ chức một cách khoa học thì vấn đề trật tự lớp học sẽ vượt ra khỏi tầm kiểm soát của giáo viên. Vì học nhóm, các em ngồi đối diện nhau hoặc thành vòng tròn nên hay nói chuyện, đùa giỡn trong giờ học. + Bảy quy trình dạy – học mĩ thuật chủ yếu là đề cao khả năng tự học của học sinh, nhưng để thực hiện được một quy trình các em phải chuẩn bị rất nhiều vật dụng như : giấy A0, A4, giấy bồi, dây thép, băng dính, hộp giấy, vật dụng tìm đượcĐiều này quả là khó khăn cho cả giáo viên và học sinh, vì bản thân các em chưa thể tự chuẩn bị được mà phải có sự hỗ trợ từ phía phụ huynh. Với “vị trí” của môn học như hiện nay thì sự nhiệt tình của phụ huynh có được như mong muốn? Việc giảng dạy Mĩ thuật cho học sinh Tiểu học áp dụng phương pháp của Đan Mạch như thế nào cho phù hợp và đạt mục tiêu giáo dục? Như lời bà Kirsren Fugl, chuyên gia tư vấn Đan Mạch đã nêu tại các buổi tập huấn cho giáo viên khi thực hiện phương pháp mới của dự án “Các em học sinh khi tới trường giống như những cây non có rễ cứng cáp và đầy tiềm năng. Giáo viên chỉ đóng vai trò là những người thúc đẩy, biết cần phải thêm chất xúc tác gì vào nước tưới để giúp những cây non đó phát triển”. Cũng chính từ thông điệp này, qua quá trình giảng dạy bộ môn Mĩ thuật cho học sinh lớp Hai trường Tiểu học Cửu Long, tôi đã nghiên cứu, thực hiện và rút ra một số giải pháp cơ bản giúp học sinh Tiểu học thêm yêu thích môn học thông qua các hoạt động học tập trải nghiệm; phát huy được trí tưởng tượng, sáng tạo, khả năng tư duy, rèn luyện cho các em có khả năng biểu đạt, phân tích và tăng cường kỹ năng giao tiếp; Rèn cho học sinh có thói quen học tập chủ động, thoải mái, nhẹ nhàng theo đúng đặc trưng bộ môn nhưng vẫn đảm bảo kỷ luật lớp học. III. Các biện pháp: 1. Biện pháp 1: Lập kế hoạch dạy học chi tiết, khoa học và đảm bảo đúng tinh thần đổi mới theo phương pháp của SAEPS. * Mục đích: Lập kế hoạch dạy chi tiết từng hoạt động giúp giáo việc chủ động và ứng phó kịp thời, đúng đắn các tình huống sư phạm có thể xảy ra trên lớp. * Biện pháp thực hiện: Khi dạy học dưới bất cứ phương pháp nào đều yêu cầu giáo viên phải lập được kế hoạch dạy học hoàn chỉnh. Có thể nói việc lập kế hoạch giảng dạy tốt là đã thành công một nửa của quá trình dạy học. Khi lập kế hoạch giáo viên phải căn cứ vào tình hình thực tế của lớp để điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp và sát với khả năng tiếp thu của học sinh. Kế hoạch cho từng hoạt động hoặc cho toàn bộ quy trình theo phương pháp Đan Mạch có thể ngắn, dài và liên kết, xâu chuỗi các hoạt động quy trình với nhau, kết thúc hoạt động này sẽ là mở đầu cho hoạt động tiếp theo Cụ thể khi xây dựng kế hoạch dạy học theo phương pháp mới, giáo viên cần phải chú ý tới: - Mục tiêu bài học: Mỗi bài học, tiết học đều có mục tiêu chung là hướng tới hình thành cho học sinh phát huy khả năng tưởng tượng, sáng tạo và năng lực diễn đạt bằng lời nói. Tuy nhiên, giáo viên vẫn cần xác định rõ mục tiêu cụ thể của bài học đó là học sinh hiểu được gì? Thực hiện như thế nào và làm được gì? Ví dụ nếu là chủ đề Tưởng tượng với hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật: Mục tiêu là: Giúp học sinh phát triển được khả năng quan sát và phát hiện về hình khối đơn giản xung quanh mình. Học sinh xử dụng được các hình khối để tạo nên các hình dáng đơn giản, cụ thể về ngôi nhà, các đồ vật và khung cảnh xung quanh. Học sinh phát huy khả năng tưởng tượng, sáng tạo và năng lực diễn đạt bằng lời nói. - Nội dung chủ đề: Nội dung các chủ đề phải vừa sức học sinh, phù hợp với tâm lý lứa tuổi của các em. - Điều kiện tiên quyết: Đó là những yêu cầu thiết yếu để quá trình giảng dạy có hiệu quả, bao gồm: Tạo điều kiện để học sinh học qua nhiều kênh; chú ý khả năng, phong cách học của từng học sinh; kết hợp kiến thức của bản thân học sinh và chiến lược học tập;xây dựng môi trường học tập thân thiện, truyền cảm hứng cho các em. - Môi trường học tập: Học tại lớp, học ở ngoài phòng học, ở sân trường. Môi trường học tập thoải mái sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình dạy và học. - Quá trình học: Mỗi quá trình học là một sâu chuỗi các hoạt động diễn ra. - Đánh giá: Đánh giá từng giai đoạn và đánh giá cả quá trình thực hiện. Môn Mĩ thuật là môn dành thời gian chủ yếu cho học sinh thực hành, do vậy giáo viên cần thiết kế tổ chức các hoạt động trải nghiệm phong phú, đa dạng nhưng không quá dài, mất nhiều thời gian. Tuyệt đối không đưa ra tranh vẽ, sản phẩm làm mẫu để học sinh quan sát trước khi thực hành mà phải để học sinh chủ động tích cực tìm hiểu và tham gia vào quá trình tranh luận, thảo luận, bàn bạc khi làm việc cùng các bạn. Để thực hiện việc lập kế hoạch dạy học chi tiết, khoa học và đảm bảo đúng tinh thần đổi mới theo phương pháp của SAEPS, giáo viên cần tiến hành như sau: a. Dự kiến các hoạt động dạy - học diễn ra theo trình tự hợp lý và nối tiếp nhau. Mỗi tiết dạy, mỗi giai đoạn của một quy trình đều có những hoạt động và mục tiêu giáo dục khác nhau, do đó đòi hỏi giáo viên phải xây dựng và đề ra những nội dung công việc cụ thể, hình thức học tập, cách thực hiện... Ví dụ ở tiết 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chủ đề (chủ đề Khu vườn kì diệu) trình tự các hoạt động như sau: - Tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn. Luật chơi: Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên vẽ bông hoa hoặc chiếc lá. Học sinh dưới lớp hát 1 bài. Khi hát hết bài thì các đội thi vẽ phải ngừng tay. Đội nào có học sinh vẽ nhanh, vẽ được nhiều hình hoa lá nhất là đội thắng cuộc. - Giáo viên cùng học sinh nhận xét phần thi đua của các đội. - GV giới thiệu chủ đề: + Cảnh vật xung quanh chúng ta thường có những gì? (cây cối, hoa lá, nhà cửa,). + Để giúp các em vẽ được những chiếc lá có hình dáng phong phú hơn, màu sắc đẹp hơn và cùng nhau tạo nên một khu vườn qua chủ đề: Khu vườn kì diệu. - Giáo viên cho học sinh quan sát một số ảnh hoa, lá, gợi ý học sinh trả lời: + Lá cây thường có hình gì ? Màu sắc như thế nào ? Gồm những bộ phận nào ? + Hoa thường có những màu gì ? Gồm những bộ phận nào ? + Em có thấy những nét trang trí trên hoa, lá không ? - Giáo viên tóm tắt : + Trong thiên nhiên có nhiều loại hoa lá, với các hình dáng, màu sắc khác nhau. - Khi vẽ hoa, lá có thể lược bớt hoặc sáng tạo thêm các nét trang trí và vẽ mầu theo ý thích. - Học sinh thảo luận nhóm đôi: Kể cho bạn nghe về hình dáng, màu sắc loại hoa, lá mà mình thích. - Một số học sinh kể trước lớp.. - GV kết luận: Có thể vẽ được rất nhiều các hình hoa, lá khác nhau. Sau đó cắt, dán hình hoa , lá và vẽ thêm các chi tiết phù hợp để tạo thành bức tranh thêm sinh động. - Gợi ý học sinh cách vẽ - Một số học sinh lên bảng tập vẽ. - Giáo viên và học sinh cùng nhận xét, rút ra cách vẽ. - Học sinh hát một bài kết hợp vận động để kết thúc tiết học. b. Dự kiến cách giới thiệu bài phong phú, đa dạng để lôi cuốn học sinh tham gia tích cực vào tiết học. Nếu làm phép thử nghiệm để so sánh giữa hai hình thức giới thiệu bài trực tiếp và giới thiệu bài gián tiếp sẽ thấy rõ ngay hiệu quả như thế nào. Ví dụ khi giới thiệu chủ đề Con vật thân thuộc: + Cách 1: - Giới thiệu trực tiếp: Hôm này cô và các em cùng tìm hiểu về chủ đề Con vật thân thuộc - Hiệu quả: Học sinh nắm được tên bài học. Không khí lớp học không thay đổi, học sinh chăm chú nghe nhưng chưa nắm được thêm bất cứ kiến thức gì ngoài tên bài. + Cách 2: - Giới thiệu gián tiếp: Giáo viên tổ chức trò chơi ô chữ đoán tên con vật. Khi học sinh đoán đúng thì hình con vật được lật ra. Kết thúc trò chơi, giáo viên giới thiệu: Đây là những con vật thân thuộc. Để giúp các em có thể tạo hình được những con vật quen thuộc mà mình thích, hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu qua chủ đề Con vật thân thuộc - Hiệu quả: học sinh nắm được tên bài học, biết được những con vật nào là vật thân thuộc, không khí lớp học sinh động, học sinh thích thú khi được tham gia trò chơi. Vậy nên giáo viên cần chú ý giới thiệu bài thông qua nhiều hình thức như: thông qua trò chơi, kể một câu chuyện nhỏ, một tình huống hay đóng vai, tạo dáng, trải nghiệm thực tếvừa tạo hứng thú học tập, thu hút sự chú ý, gây tâm lý chờ đón, hồi hộp cho học sinh vừa cung cấp kiến thức một cách dễ hiểu nhất. c. Xây dựng các nội dung giúp học sinh trải nghiệm. Trong giáo dục mĩ thuật, học sinh được phát triển không ngừng và có sự khác biệt ở mỗi em về khả năng quan sát, trí tưởng tượng, trí nhớ, cách thức thể hiện con người, con vật, đồ vật về hình dáng, đặc điểm, cấu trúc, tỉ lệ... thông qua các khả năng của bản thân cũng như trải nghiệm với người khác như: những thành viên trong gia đình, bạn bè và thậm chí những người mới quen biết, với con vật yêu thích, đồ vật thân quen. Học sinh sẽ có những kiến thức thực tế về cách nhìn, sự tò mò, trí nhớ, trí tưởng tượng và phát triển sức sáng tạo và biểu đạt thông qua việc được nghe kể chuyện, chia sẻ những trải nghiệm của bản thân về chủ đề liên quan, xem tranh ảnh, hoặc tổ chức các trò chơi phù hợp với từng lớp học. Ví dụ: Ở chủ đề Con vật thân thuộc giáo viên nên tổ chức cho học sinh kể về con vật em thích nhất (hình dáng, màu sắc, đặc điểm nổi bật). Hay chủ đề Đồ vật theo em đến trường giáo viên tổ chức cho học sinh biểu diễn thời trang đến trường sẽ thấy ngay hiệu quả bất ngờ. Học sinh tự tạo lại các dáng hoạt động cùng những đồ vật theo em đến trường. Các em dễ dàng nắm bắt được hình dáng, của các đồ vật để vẽ. d. Tổ chức hình thức học tập theo quy trình hiệu quả nhất. Mỗi quy trình theo phương pháp Đan mạch đều có mục tiêu giáo dục khác nhau để giúp học sinh có thể phát triển khả năng tự học. Khi lựa chọn quy trình cần chú ý sắp xếp trình tự các bước sao cho có sự kết hợp hài hoà giữa phương pháp, nội dung và hình thức tổ chức lớp học. Ví dụ: nếu là chủ đề Vui chơi thì chỉ nên vận dụng quy trình tạo hình 3D (nặn) hoặc Vẽ cùng nhau, còn quy trình Tạo hình từ vật tìm được là không thể thực hiện được. e. Kế hoạch giảng dạy một chủ đề (giáo án): Mặc dù không có bất cứ một hướng dẫn cụ thể nào về việc xây dựng kế hoạch dạy học, nhưng theo chúng tôi mỗi chủ đề cần được thực hiện các tiết theo thứ tự như sau: - Tiết 1: Học sinh tìm hiểu về chủ đề thông qua các hoạt động trải nghiệm, tham quan, quan sát thực tếđể hình thành ý tưởng cho tác phẩm của mình. - Tiết 2: Học sinh thể hiện ý tưởng thông qua việc tạo hình 2D (vẽ biểu đạt, tạo ngân hàng hình ảnh) - Tiết 3: Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm (vẽ cùng nhau, vẽ theo nhạc, tạo hình 3D) Ví dụ: Chủ đề Con vật thân thuộc (Mĩ thuật 2) – thực hiện 3 tiết. Trong đó: Tiết 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chủ đề. Học sinh tìm hiểu hình dáng các con vật thân thuộc thông qua các câu hỏi gợi ý để các em thảo luận. Tổ chức trò chơi Thi vẽ nhanh một con vật mà em thích. Học sinh tìm ra cách vẽ các con vật sau khi trải nghiệm trò chơi. Học sinh vẽ những con vật nuôi mà mình thích vào giấy A4, trong nhóm trao đổi và học hỏi cách vẽ. Tiết 2: Vẽ cùng nhau. Học sinh vẽ theo nhóm, kết hợp xé dán những con vật nuôi em thích (được lựa chọn từ những con vật các em đã vẽ ở tiết trước). Có thể chọn những con vật cùng môi trường sống, nhóm gia súc, nhóm gia cầm, nhóm con vật sống dưới nước, ở rừng Tiết 3: Trưng bày sản phẩm : Học sinh tạo hình 3D. nặn kết hợp xé dán hình các con vật theo nhóm, hoàn thành bài vẽ và trưng bày sản phẩm. Giáo viên tổ chức cho học sinh xem và nêu cảm nhận của cá nhân. * Kết quả sau khi áp dụng giải pháp: Giáo viên không còn lúng túng khi lên lớp, các hoạt động diễn ra theo trình tự một cách khoa học và gắn kết với nhau. Học sinh dễ tiếp thu bài hơn, hiệu quả sáng tạo tăng lên rõ rệt. 2. Biện pháp 2: Vận dụng linh hoạt 7 quy trình Mĩ thuật mới phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường. * Mục đích: Tạo cơ hội cho học sinh thích học và học thực sự dựa trên những gì các em đã biết, những gì liên quan đế sở thích của các em. * Biện pháp thực hiện: Bảy quy trình mĩ thuật theo phương pháp mới bao gồm: 1. Quy trình Vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện. 2. Quy trình Vẽ biểu cảm. 3. Quy trình Trang trí và vẽ tranh qua âm nhạc. 4. Quy trình Xây dựng cốt truyện. 5. Quy trình Tạo hình từ dây thép và vật tìm được. 6. Quy trình Điêu khắc – Nghệ thuật tạo hình không gian. 7. Quy trình Tạo hình con rối và biểu diễn nghệ thuật. Tùy điều kiện cơ sở vật chất mà giáo viên tổ chức các hoạt động học tập vận dụng linh hoạt 7 quy trình Mĩ thuật mới. Khi thực hiện tích hợp các quy trình dạy - học giáo viên cần chú ý: - Xây dựng dựa trên những gì học sinh đã biết, và những gì liên quan đến sở thích, mối quan tâm của các em. - Để học sinh chủ động trong quá trình học tập. - Tạo điều kiện cho học sinh sáng tạo, giao tiếp và thể hiện. - Hình thành cho học sinh những kĩ năng cần thiết như: nói, trình bày và làm việc cùng nhau - Giáo viên cần tạo cơ hội cho học sinh học và phát triển thêm những kỹ năng sống mới cho các em. - Chỉ ra cho học sinh thấy rằng sẽ có vô vàn cách thức biểu đạt khác nhau chứ không phải chỉ có một cách duy nhất. Giáo viên có thể phát triển khả năng của học sinh ở các mức độ khác nhau trong các quy trình này như khả năng trải nghiệm, sáng tạo, biểu đạt, giao tiếp và đánh giá. Cùng lúc với việc phát triển những khả năng nói trên, học sinh cũng có thể phát triển các giác quan, các kỹ năng sống, các năng lực hợp tác, kinh nghiệm và khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự học và tự đánh giá. Cụ thể là: - Năng lực giao tiếp phát triển thông qua thảo luận, làm việc nhóm. - Năng lực đánh giá được phát triển qua quá trình quan sát,trải nghiệm và thưởng thức các sản phẩm mĩ thuật do chính các em tạo nên Ví dụ: Đánh giá kết quả làm việc khi các nhóm học sinh thuyết trình về tác phẩm của mình. Để diễn giải, phân tích và khuyến khích các em đưa ra phản hồi và hội thoại với nhau về tác phẩm, giáo viên có thể sử dụng phương pháp phỏng vấn, tìm kiếm hình ảnh tưởng tượng qua khung hình trên bức tranh, đóng kịch, di chuyển vị trí nhân vật trong tranh,...Mỗi nhóm học sinh trình bày câu chuyện của mình giống như một vở kịch ngắn. Sau mỗi quy trình, giáo viên và học sinh sẽ đánh giá chất lượng của mỗi sản phẩm được tạo ra cũng như hiệu quả xuyên suốt quá trình học tập. Tuy nhiên, do cơ sở vật chất, không gian học tập, khả năng nhận thức của học sinh lớp Hai chưa thể đáp ứng được yêu cầu khi dạy theo phương pháp mới nên giáo viên chỉ có thể áp dụng 5 quy trình, còn 2 quy trình Điêu khắc – Nghệ thuật tạo hình không gian, Tạo hình con rối và biểu diễn nghệ thuật chỉ có thể thực hiện ở các khối lớp lớn hơn. Cụ thể thực hiện các quy trình như sau: - Vẽ cùng nhau: Học sinh biến những quan sát của mình thành các bức vẽ cá nhân. Tất cả các bài vẽ cá nhân sẽ là ngân hàng hình ảnh của nhóm để các em lựa chọn, sắp xếp theo một câu chuyện và vẽ cùng nhau, tạo thành một tác phẩm lớn hơn. Khi tạo ngân hàng hình ảnh, các em sẽ vẽ vào vở A4, khi vẽ cùng nhau sẽ vẽ vào giấy A4 (vẽ theo nhóm 2 hoặc nhóm 4). Để tiết kiệm, giáo viên nên thu gom các giấy khổ A4 đã qua sử dụng in 1 mặt cho học sinh vẽ vừa không để lãng phí vừa giúp ích rất nhiều cho các em. - Vẽ biểu cảm: Học sinh sẽ tập trung quan sát, sử dụng kết hợp mắt và tay, vẽ không nhìn giấy. Học sinh thường sợ vẽ không đúng, không đẹp nên hay lén nhìn giấy, nên giáo viên lưu ý ngay từ đầu rằng, mục đích không phải vẽ cho đúng với mẫu mà chúng ta quan sát, ghi nhớ và truyền cảm xúc qua tay, thể hiện lên giấy tạo ra bức vẽ ấn tượng và hài hước. Cần khuyến khích, tuyên dương các em học sinh vẽ đúng yêu cầu của phương pháp, không nhìn giấy khi vẽ để các em còn lại cố gắng thực hiện theo. - Vẽ theo nhạc: Giáo viên lựa chọn nhạc (nhạc không lời, nhạc thiếu nhi..), tuy nhiên tùy theo tình hình thực tế có thể dùng nhạc có lời, tiếng vỗ tay, nghe háttừ nhẹ nhàng chuyển sang nhanh, mạnh, sôi nổi. Học sinh lắng nghe và cảm nhận giai điệu, vẽ theo hướng dẫn của giáo viên: thứ tự các màu từ nhạt sang đậm. Ví dụ: Theo thứ tự vàng, đỏ, cam, xanh và kết thúc bằng màu đen. Giáo viên gợi ý học sinh sáng tạo từ thế giới tưởng tượng của mình để bắt đầu quy trình: lựa chọn một phần tranh trong bức tranh lớn làm tác phẩm của mình. Học sinh có thể vẽ thêm vào để làm nổi bật nội dung chủ đề hoặc bỏ bớt các chi tiết, để cuối cùng tác phẩm đạt được có thể là: bưu thiếp, bìa sách, đồ vật, tranh đề tàiNếu không có phòng chức năng thì giáo viên tổ chức cho học sinh vẽ theo nhạc bằng cách: yêu cầu các em đứng tại chỗ vẽ và vận động theo nhạc trên khổ giấy A3, A4. - Tạo hình bằng dây thép và vật dụng tìm được: Nói rõ hơn có nghĩa là tạo hình bằng lắp ghép, trang trí từ những vật liệu phế thải, uốn dây thép và giấy bồi thông qua sự liên tưởng về thế giới xung quanh để tạo thành các tác phẩm biểu đạt 2 chiều hoặc 3 chiều. Đối với học sinh lớp Hai, quy trình tạo hình bằng dây thép là khó thực hiện được vì các em chưa thể sử dụng kìm cắt, uốn dây thép theo ý muốn mà chỉ có thể tạo hình từ vật phế thải ở một số chủ đề như Con vật thân thuộc, Em đến trường...Tuy nhiên giáo viên cũng nên giới thiệu về cách thực hiện và sáng tạo với dây thép để học sinh có điều kiện làm ở nhà với sự hỗ trợ từ phụ huynh. - Xây dựng cốt truyện: Khi chọn nội dung để xây dựng cốt truyện, giáo viên cần lưu ý về nhân vật, bối cảnh, sự kiện phải phù hợp tâm lý lứa tuổi của các em. Tình huống truyện dễ hình dung, dễ trình bày để học sinh có thể sắm vai, đóng kịch và xây dựng bối cảnh bằng hình thức vẽ, cắt dán, xé dán, tạo hình 3DVí dụ một số nội dung như: lao động làm vệ sinh, biểu diễn văn nghệ * Kết quả sau khi áp dụng: Hầu hết học sinh trường tiểu học Cửu Long nói chung , học sinh lớp Hai nói riêng đều biết chủ động trong quá trình học tập, tự tin trước lớp, giao tiếp tiến bộ, năng lực sáng tạo, biểu đạt có tiến bộ rõ rệt. 3. Biện pháp 3 : Xây dựng bầu không khí lớp học thân thiện, tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua các hoạt động thi đua, trò chơi. * Mục đích: Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo. Học sinh cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động tập thể. * Biện pháp thực hiện: a. Xây dựng bầu không khí học tập thân thiện: Để các học sinh tự tin hơn khi thực hiện các sản phẩm của mình thì rất cần một môi trường học tập thân thiện. Phong trào này cũng đã được Bộ Giáo dục-Đào tạo triển khai trong toàn ngành từ những năm gần đây, được xác định gồm 5 nội dung. Đó là: - Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn. - Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập. - Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. - Tổ chức các h
Tài liệu đính kèm: