Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp đặc trưng dạy học tích hợp liên môn Toán theo mô hình trường học mới

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp đặc trưng dạy học tích hợp liên môn Toán theo mô hình trường học mới

PHẦN THỨ NHẤT. ĐẶT VẤN ĐỀ

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong thời đại ngày nay, khi mà khoa học công nghệ ngày càng phát triển

kéo rất nhiều thứ thay đổi trong đó có giáo dục. Một xu thế tất yếu của nền giáo

dục nước ta là phải thay đổi hình thức giáo dục để tạo ra một lớp người mới

năng động, tự tin, làm chủ chính mình và biết hợp tác. Trên thế giới việc thay

đổi phương thức giáo dục đã diễn ra từ lâu và mang lại nhiều thành công. Hình

thức giáo dục mới này chuyển từ cách dạy học truyền thống thầy dạy trò nghe,

ghi chép thụ động sang hình thức giáo dục hiện đại trò làm việc trải nghiệm

chiếm lĩnh kiến thức, thầy quan sát giúp đỡ. Nổi bật ở hình thức dạy học này còn

là cách tổ chức chỗ ngồi, học sinh được ngồi theo nhóm, được tự do thảo luận

đưa ra ý kiến của mình.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội trong thời kỳ hội nhập, thì giáo

dục nước ta không ngừng được đổi mới và lần đổi mới này là bước tiến quan

trọng trong cải cách giáo dục. Một trong những sự đổi mới mang tính cách mạng

về cách dạy và học của nước ta chính là đưa mô hình trường học mới vào trường

phổ thông.

Bắt đầu từ năm học 2011 – 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai mô

hình trường học mới đối với cấp tiểu học. Năm học 2014 – 2015, triển khai thí

điểm thành công đối với cấp THCS ở 6 tỉnh. Năm học 2015 – 2016 nhân rộng ra

khắp các tỉnh và thành phố trong cả nước.

Phương pháp dạy và học theo mô hình trường học mới là: Coi quá trình tự

học của học sinh là trung tâm hoạt động giáo dục, giáo viên là người hướng dẫn,

đồng hành với học sinh, giúp học sinh tự tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức. Là hình

thức dạy học đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực, trong đó học sinh

được tổ chức thành nhóm học tập một cách thích hợp. Cách học này giúp các em

rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học

sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ

sở làm việc hợp tác.

Đối với cấp THCS, việc rèn cho các em các kỹ năng học hợp tác là hết

sức cần thiết, tạo điều kiện để các em có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau,

giúp đỡ lẫn nhau, góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh.

Trong mô hình trường học mới, giáo viên không phải đứng trên bục giảng

gắn liền với phấn trắng bảng đen nữa thì việc chọn lựa các phương pháp,

phương tiện hỗ trợ giảng dạy theo mô hình trường học mới như thế nào? Học

sinh có tiếp thu được kiến thức đầy đủ và hiệu quả hơn cách dạy và học như hiện

nay hay không? Đó luôn là điều trăn trở của các cấp quản lý, giáo viên, phụ

huynh, học sinh và của toàn xã hội. Cũng vì đó, làm cho giáo viên chưa đủ tự tin

về cả phương pháp cũng như kĩ năng để vận dụng vào quá trình dạy học.

Chính vì vậy lớp học theo mô hình trường học mới rất khó khăn trong quá

trình tổ chức dạy học nói chung và môn toán, cũng như vật lý nói riêng. Học

sinh gặp nhiều khó khăn trong quá trình trải nghiệm, thực hành, chiếm lĩnh kiến

thức. Xuất phát từ thực tế này và với mong muốn hoàn thiện các phương pháp

giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn toán và môn vật lý trong mô

hình trường học mới, tôi chọn đề tài “Một số phương pháp đặc trưng dạy học

tích hợp liên môn toán theo mô hình trường học mới”.

pdf 32 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 629Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp đặc trưng dạy học tích hợp liên môn Toán theo mô hình trường học mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hóm khác, tôi nêu ra 11 kiểu điển hình, 
cách chia và các hình thức chia các nhóm này. Cách chia như sau: 
2.1.1. Nhóm đếm số: Muốn chia lớp thành n nhóm thì chia tổng số học 
sinh của lớp cho n để xác định số học sinh trong một nhóm. 
Ví dụ: Lớp có 30 học sinh, muốn chia thành 5 nhóm thì yêu cầu học sinh 
đếm 1,2,3,4;5;6. Yêu cầu những học sinh có số đếm là 1 thì về nhóm 1, những 
học sinh có số 2 về nhóm 2  
 Ưu điểm:Tốn ít thời gian, tạo cho học sinh có không khí học tập thoải 
mái, phong cách nhanh nhẹn, áp dụng được cho tất cả các môn học. 
 2.1.2. Nhóm biểu tượng: Biểu tượng có thể là: (con vật, cây cối, hình ảnh, 
các bông hoa  ) Muốn chia lớp thành n nhóm thì bạn phải chuẩn bị n biểu tượng . 
Ví dụ: Lớp có 30 học sinh, muốn chia thành 5 nhóm theo biểu tượng là 
con vật, bạn phải chuẩn bị các con vật như: Chào mào, Vành khuyên, Thỏ ngọc, 
Sơn ca, Hoàng yến, Sóc nâu chẳng hạn. Mỗi con vật phải có 5 biểu tượng. 
Một số phương pháp đặc trưng dạy học tích hợp liên môn toán theo mô hình trường học mới 
11/30
Cho học sinh chọn các biểu tượng đó, rồi chia nhóm theo biểu tượng từng con 
vật hoặc nhóm có đủ 6 con vật. 
 Ưu điểm: Tốn ít thời gian, tạo cho học sinh có không khí học tập thoải 
mái, lớp học sinh động, tạo cơ hội thể hiện sở thích của các em. Lớp học sôi nổi 
hứng thú cho tất cả học sinh. 
 Nhược điểm: GV phải chuẩn bị nhiều, gây tốn kém. 
2.1.3. Nhóm mã màu: Hình thức chia như nhóm biểu tượng. 
2.1.4. Nhóm cặp đôi: Xếp 2 học sinh vào một cặp . 
2.1.5. Nhóm sở thích: Những học sinh có cùng sở thích ngồi cùng một 
nhóm. “Những người cùng sở thích thì sự thống nhất sẽ cao hơn.” 
2.1.6. Nhóm tương trợ: Xếp những học sinh có trình độ và năng lực khác 
nhau (khá giỏi và trung bình- yếu) vào một nhóm, để học sinh khá giỏi có thể hỗ 
trợ cho học sinh yếu. 
 2.1.7. Nhóm theo ghép hình: Cắt hình ra thành nhiều mảnh, cho học sinh 
nhận mỗi em mỗi mảnh sau đó ghép lại thành hình lúc đầu. Cách này ít khi sử 
dụng vì tốn nhiều thời gian cho một tiết học, chỉ thích hợp với các hoạt động 
ngoại khoá hay dạy học theo dự án. 
2.1.8. Nhóm theo trình độ: Những học sinh cùng năng lực và trình độ sẽ 
ngồi một nhóm. 
 Ưu điểm: Giáo viên có thời gian giúp đỡ, hỗ trợ những nhóm có trình độ 
yếu và phát huy tính tự lập cho nhóm khá giỏi. 
2.1.9. Nhóm cùng tháng sinh: Nhóm này cũng ít khi sử dụng vì trong lớp 
đôi khi cùng tháng nhiều hơn khác tháng, gây mất cân bằng. Chỉ thích hợp khi 
mình có tổ chức Vui chơi 
 2.1.10. Cách chia nhóm ngẫu nhiên từ một hoạt động cụ thể: 
 Trong quá trình dạy học, nếu tiết học nào đó mà học sinh nhàm chán, chúng 
ta muốn tổ chức cho học sinh một trò chơi “phá băng” từ trò chơi đó ta cũng có 
thể chia thành nhóm học tập mới. 
 Cách làm: Người quản trò hô “đoàn kết –đoàn kết”. Cả lớp đáp “kết mấy – kết 
mấy” rồi đưa ra một con số (thường là số thành viên trong một nhóm) rồi kết 
thành vòng tròn, từ đó ta chia nhóm tiếp. 
2.2. Vai trò các thành viên trong nhóm 
 Nhóm trưởng: Nhiệm vụ tổ chức, điều hành nhóm làm việc đồng thời cùng 
các thành viên trong nhóm trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao. 
Thư kí: Nhiệm vụ ghi chép, tổng hợp ý kiến. 
Các thành viên: Trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao. 
 Nguyên tắc nhóm: Tôn trọng sự tổ chức của nhóm trưởng, ghi chép trung 
thực ý kiến chung, báo cáo đầy đủ toàn bộ nội dung đã ghi chép, người nói phải 
có người nghe, tôn trọng ý kiến cá nhân, thiểu số phải tuân thủ theo đa số. 
 Nguyên tắc làm việc nhóm: Cá nhân -> Cặp đôi -> Nhóm -> Kiểm tra chéo. 
Một số phương pháp đặc trưng dạy học tích hợp liên môn toán theo mô hình trường học mới 
12/30
Lưu ý: Nhóm trưởng và các thành viên trong nhóm cần thay đổi tạo nên 
sự tự tin trong khi làm việc nhóm. 
3. Phương pháp tổ chức các hoạt động trò chơi 
 Để các trò chơi góp phần mang lại hiệu quả cao trong giờ học, khi tổ chức 
và thiết kế trò chơi phải đảm bảo những nguyên tắc sau : 
3.1. Thiết kế trò chơi học tập trong môn Toán: 
 Tổ chức trò chơi học tập để dạy môn Toán nói chung và môn Toán lớp 6 
nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi 
tiết học cụ thể đưa các trò chơi cho phù hợp. Song muốn tổ chức được trò chơi 
trong dạy toán có hiệu quả cao thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn 
bị chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau : 
 + Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục 
 + Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học 
 + Trò chơi phải phù hợp với tâm lý học sinh lớp 6, phù hợp với khả năng 
người hướng dẫn và cơ sở vật chất của lớp học. 
 + Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú. 
 + Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo 
 + Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh 
3.2. Cấu trúc của Trò chơi học tập: 
 + Tên trò chơi 
 + Mục đích: Xác định rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố 
kiến thức, kỹ năng nào. 
 + Đồ dùng, đồ chơi: Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong Trò chơi 
học tập. 
 + Luật chơi: Chỉ rõ quy tắc của hành động chơi quy định đối với người 
chơi, quy định thắng thua của trò chơi. 
 + Số người tham gia chơi: Cần chỉ rõ số người tham gia trò chơi 
 + Nêu cách chơi. 
3.3. Cách tổ chức trò chơi 
 Thời gian tiến hành: thường từ 5 - 7 phút 
 - Đầu tiên là giới thiệu trò chơi : 
 + Nêu tên trò chơi. 
 + Hướng dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ quy 
định chơi. 
 - Chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi 
 - Chơi thật 
 - Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu 
thêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh. 
 - Thưởng - phạt: Phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp 
nhận thoải mái và tự giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập của học 
Một số phương pháp đặc trưng dạy học tích hợp liên môn toán theo mô hình trường học mới 
13/30
sinh. Phạt những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản, vui 
(như chào các bạn thắng cuộc, hát một bài, nhảy lò cò...) 
3.4. Một vài trò chơi điển hình 
Trò chơi: Hái hoa dân chủ 
(Áp dụng trong những tiết luyện ôn tập) 
- Mục đích : Rèn các kỹ năng tính toán, ôn tập kiến thức, kỹ năng giải toán. 
- Chuẩn bị : + Một cây cảnh, trên có đính các bông hoa bằng giấy màu 
trong có các đề toán. 
 + Phần thưởng 
 + Đồng hồ 
 - Cách chơi: + Cho các em chơi trong lớp. Lần lượt từng em lên hái hoa. 
Em nào hái được hoa thì đọc to yêu cầu cho cả lớp cùng nghe. Sau đó suy nghĩ 
trong vòng 30 giây rồi trình bày câu trả lời trước lớp. Em nào trả lời đúng thì 
được khen và được một phần thưởng. 
 + Tổng kết chung khen những em chơi tốt . 
Trò chơi : Rồng cuốn lên mây 
- Mục đích: Kiểm tra kỹ năng tính nhẩm của học sinh. 
- Chuẩn bị: Một tờ giấy viết sẵn các bài toán đã học. 
- Cách chơi : Một em được chỉ định làm đầu rồng lên bảng. 
 + Em cất tiếng hát : "Rồng cuốn lên mây,Rồng cuốn lên mây 
 Ai mà tính giỏi về đây với mình" 
 + Sau đó em hỏi : "Người tính giỏi có nhà hay không ?" 
 - Một em học sinh bất kỳ trả lời : 
 "Có tôi ! Có tôi !" 
 - Em làm đầu rồng ra phép tính đó, ví dụ : "- 2 + 3 - 5 bằng bao nhiêu ?" 
 - Em tính giỏi trả lời (nếu trả lời đúng thì được đi tiếp theo em đầu rồng). 
Cứ như thế em làm đầu rồng cứ ra câu hỏi và cuốn đàn lên mây. 
4. Các phương pháp thường dùng khi dạy học 
4.1. Phương pháp trực quan 
Phương pháp trực quan trong dạy học Toán nói chung và dạy học Toán 
mô hình trường học mới nói riêng là phương pháp đặc biệt quan trọng, phương 
pháp này đòi hỏi nhóm trưởng tổ chức hướng dẫn các bạn hoạt động trực tiếp 
theo yêu cầu trong mỗi hoạt động, dựa vào đó nắm bắt được kiến thức kĩ năng. 
4.2. Phương pháp gợi mở - vấn đáp 
Phương pháp gợi mở vấn đáp là phương pháp dạy học không trực tiếp đưa 
ra những kiến thức hoàn chỉnh mà sử dụng một hệ thống câu hỏi để hướng dẫn 
giúp đỡ học sinh khi các nhóm không thể hoàn thành được kiến thức cho riêng 
mình. Giáo viên giúp học sinh suy nghĩ và lần lượt trả lời từng câu hỏi, từng 
bước tiến dần đến kết luận cần thiết, giúp học tìm ra những kiến thức mới. 
Một số phương pháp đặc trưng dạy học tích hợp liên môn toán theo mô hình trường học mới 
14/30
4.3. Phương pháp giảng giải minh hoạ 
Phương pháp giảng giải minh hoạ trong dạy học Toán là phương pháp 
dùng lời nói để giải thích tài liệu Toán, kết hợp các phương tiện trực quan để hỗ 
trợ cho việc giải thích. Tuy nhiên với phương pháp này giáo viên cần điều hành 
nhóm trưởng rút ra kiến thức trong nhóm, nói ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. 
4.4. Phương pháp thực hành luyện tập: 
Phương pháp thực hành luyện tập là phương pháp giáo viên tổ chức cho 
học sinh luyện tập các kiến thức kĩ năng của học sinh thông qua các hoạt động 
thực hành luyện tập. Hoạt động thực hành luyện tập chiếm hơn 50% tổng thời 
lượng dạy học ở lớp 6. Vì vậy phương pháp này được sử dụng thường xuyên 
trong các tiết dạy như học kiến thức mới, trong các tiết ôn tập, luyện tập. 
Nhiệm vụ chủ yếu của dạy học thực hành luyện tập là củng cố kiến thức và kĩ 
năng cơ bản của chương trình, rèn luyện các năng lực thực hành, giúp học sinh 
nhận ra rằng: học không chỉ để biết mà học còn để làm, để vận dụng. 
 Tóm lại: Trong dạy học Toán liên môn trong mô hình trường học mới, 
người giáo viên cần biết vận dụng linh hoạt và lựa chọn các phương pháp phù 
hợp từng hoạt động bài học phù hợp với từng đối tượng học sinh, để hướng dẫn học 
sinh tự tìm tòi chiếm lĩnh kiến thức mới, hướng dẫn học sinh thực hành hình thành 
và rèn luyện kĩ năng, hướng dẫn học sinh giải Toán, kết hợp việc vận dụng phương 
pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, dạy học dự án, hay trò chơi Toán học nhằm 
đáp ứng nhu cầu đổi mới trong dạy học Toán theo mô hình trường học mới. 
5. Một số kĩ thuật tổ chức hoạt động học và tiến trình các bước lên lớp 
5.1. Kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo kí hiệu 
Sách hướng dẫn học Toán 6 được thiết kế theo một cấu trúc trình tự, mỗi 
hoạt động học đều được kí hiệu cách học: 
Trước khi bước vào một tiết học giáo viên yêu cầu nhóm trưởng kiểm tra 
các dụng cụ hỗ trợ học tập của các thành viên như giấy nháp, bút, thước kẻ, ... 
a. Hoạt động nhóm : Khi gặp kí hiệu này thì giáo viên yêu cầu học sinh 
thực hiện bài tập theo nhóm theo nguyên tắc: Cá nhân -> Cặp đôi -> Nhóm 
chung. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng theo nguyên tắc trên mà tùy bài tập, 
thông thường thì cả nhóm thảo luận và thống nhất chung luôn, bỏ qua làm việc 
Một số phương pháp đặc trưng dạy học tích hợp liên môn toán theo mô hình trường học mới 
15/30
cá nhân và cặp đôi. Nếu hoạt động có nhiều bài tập thì nhóm trưởng chia cho các 
cặp để giải quyết riêng rồi sau đó thống nhất chung. 
Yêu cầu trong hoạt động này là: 
- Thư ký nhóm phải ghi kết quả thảo luận chung. 
- Nhóm trưởng phải đảm bảo các thành viên trong nhóm hiểu nội dung 
đang học. 
- Nhóm trưởng đưa bảng báo cáo và các nhóm phải cử người kiểm tra chéo 
kết qủa của nhau. 
b. Hoạt động cặp đôi : Khi gặp kí hiệu này thì nhóm trưởng chia cặp (2 
hoặc 3 bạn) thảo luận. 
Yêu cầu của hoạt động này: 
 - 2 bạn quay mặt lại với nhau cùng giải quyết bài tập (đổi vai cho nhau). 
 - Từng cặp phải ghi kết quả chung của mình. 
 - Nhóm trưởng kiểm tra kết quả lần lượt của các cặp. 
 - Thư ký nhóm ghi thống nhất kết quả chung của từng nội dung hoạt động. 
 - Nhóm trưởng đưa bảng báo cáo và các nhóm cử người kiểm tra chéo nhau. 
c. Hoạt động chung cả lớp : Thông thường đến hoạt động này giáo viên 
nên ngừng lớp học lại, yêu cầu tất cả học sinh chú ý vào nội dung hoạt động. 
Cách tổ chức hoạt động: 
- Giáo viên hoặc Chủ tịch HĐTQ mời 1 hoặc 2 bạn đọc nội dung hoạt động 
(thường đây là phần kiến thức mới cần ghi nhớ), tất cả học sinh phải chú ý vào 
nội dung không làm việc riêng. 
- Giáo viên giải thích thêm hoặc đặt thêm câu hỏi để làm rõ nội dung kiến thức. 
- Dành một ít thời gian để từng học sinh đọc lại thật kĩ nội dung. 
- Cho các em trong cùng nhóm hoặc khác nhóm kiểm tra chéo nhau phần 
kiến thức mới (nên khuyến khích đặt câu hỏi liên quan đến kiến thức mới hoặc 
cho ví dụ). 
d. Hoạt động cá nhân : Cá nhân tự làm các bài tập rồi báo cáo kết quả 
với thầy/cô giáo. Sự phân hóa khả năng học sinh thể hiện rõ nhất trong hoạt 
động này. Lúc này là lúc mà giáo viên phải chú ý đến hai đối tượng là học sinh 
yếu và khá giỏi. 
Chú ý: 
- Mặc dù là hoạt động cá nhân để làm các bài tập nhưng giáo viên nên yêu 
cầu nhóm cùng tham gia vào bài tập và đảm bảo tiến độ chung theo cả nhóm. 
Hiểu “nôm na” là gắn tiến độ cá nhân là trách nhiệm chung của nhóm. 
- Phải rèn được ý thức “Cá nhân tự giác yêu cầu trợ giúp từ bạn, thầy cô”. 
- Vì thời gian tiết học hạn chế nên giáo viên không thể trợ giúp hết tất cả 
học sinh yếu, nên cần áp dụng chia các cặp hỗ trợ học tập để những em học lực 
khá giỏi hướng dẫn cho các bạn yếu hơn hoàn thành bài tập. 
Một số phương pháp đặc trưng dạy học tích hợp liên môn toán theo mô hình trường học mới 
16/30
- Cũng có thể bỏ qua thiết kế bài tập của sách mà chỉ chọn một vài bài đặc 
trưng nhất cho những bạn học yếu hoàn thành, phần còn lại về nhà các em hoàn 
thành tiếp. 
- Chuẩn bị các bài tập khó hơn cho các em học sinh khá giỏi (nếu thật sự cần). 
e. Hoạt động báo cáo: Có 3 lần báo cáo kết quả trong một bài học như sau: 
Sau hoạt động sẽ có: 
Lúc này là lúc giáo viên chốt lại phần lý thuyết là những kiến thức chính 
của bài học. Cần rèn cho học sinh cách trả lời và kiểm tra bằng cách bám vào 
mục tiêu bài học. Có nghĩa mục tiêu có bao nhiêu ý thì trả lời bấy nhiêu ý. Để 
khắc sâu hơn giáo viên có thể chuẩn bị nội dung này trên máy chiếu để chiếu 
cho học sinh nắm lại một lần nữa những vấn đề chính. Phần chốt kiến thức này 
trong chương trình dạy hiện hành thường để cuối giờ học, đối với chương trình 
mới thì chốt kiến thức ngay để các em nắm và áp dụng vào luyện tập. 
Sau hoạt động sẽ có: 
Phần báo cáo này là báo cáo kết quả các bài tập mà các em đã làm được. 
Sau hoạt động sẽ có: 
Thường phần này là kiểm tra các hoạt động cho về nhà gồm các hoạt động 
C, D, E và ghi nhận xét vào vở bài tập các em hoặc phiếu kiểm tra tiến độ học 
tập hoặc nhật ký riêng của giáo viên. 
Chú ý: 
- Trong một tiết dạy giáo viên cố gắng tổ chức đến hoạt động C. Luyện tập, 
không có nghĩa là phải hết hoạt động C. Thực tế, khi giảng dạy chỉ có thể hoàn thành 
một phần của hoạt động C, như vậy các bài tập còn lại phải cho học sinh về nhà hoàn 
thành tiếp. Nên giáo viên cần lựa chọn bài tập phù hợp cho học sinh luyện tập tại lớp. 
- Giáo viên thường có tâm lý cho bài tập nâng cao trong tiết học, điều này 
không nên vì đối tượng khá giỏi đã có những giờ học khác để nâng cao, mà chủ 
yếu là rèn các em học sinh yếu kém để bắt kịp tiến độ chung cả lớp, vì các bài 
toán nâng cao chiếm quá nhiều thời gian của giáo viên khi giảng giải. 
5.2. Thiết kế tiến trình các bước lên lớp trong một tiết 
Cho tới nay, chưa có một định hướng chung các bước lên lớp như trong 
chương trình giáo dục hiện hành, cho nên mỗi GV khi đứng lớp cần thiết kế cho 
mình một tiến trình các bước lên lớp phù hợp với học sinh của mình. 
Dưới đây là một gợi ý tiến trình các bước lên lớp: 
Một số phương pháp đặc trưng dạy học tích hợp liên môn toán theo mô hình trường học mới 
17/30
Tiến trình các bước Người tổ chức hoạt động 
B1. Giới thiệu thành phần tham dự tiết học (nếu có) 
B2. Báo cáo tiến độ học tập 
B3. Giới thiệu bài học 
B4. Đọc mục tiêu bài học 
B5. Hoạt động khởi động 
B6. Hoạt động hình thành kiến thức 
 1a. Hoạt động chung cả lớp 
 1b. Hoạt động cặp đôi -> 1c. Hoạt động 
nhóm -> Các nhóm báo cáo 
 (Các hoạt động 2a -> 2b -> 2c, ....) 
B7. Báo cáo kiến thức đã học được 
B8. Luyện tập 
B9. Báo cáo kết quả bài tập các nhóm 
B10. Kết thúc bài học, nhận xét và dặn dò về nhà. 
Giáo viên bộ môn 
HĐTQ. GV nhận xét, đánh giá. 
HĐTQ hoặc GV 
HĐTQ 
HĐTQ 
HĐTQ 
HĐTQ hoặc GV 
HĐTQ. GV kiểm tra song song 
và độc lập với các nhóm. 
GV. Khuyến khích học sinh 
nhận xét bổ sung. 
HĐTQ và GV. 
HĐTQ và GV. 
GV 
Chú thích các bước: 
B1. Thông thường khi thầy/cô vào lớp thì học sinh sẽ phải đứng dậy ngay ngắn 
để chào, chỉ là phần chào hỏi đầu giờ trong một tiết học. 
Nếu trong tiết học đó, có giáo viên khác dự giờ thăm lớp, dự giờ thanh tra 
hoặc có mời phụ huynh dự giờ thì giáo viên trực tiếp giảng dạy giới thiệu trước 
lớp. Phần này không nên để học sinh giới thiệu, vì chỉ có giáo viên trực tiếp 
đứng lớp mới có quyền đồng ý ai tham dự vào trong tiết dạy của mình. 
Sau khi giáo viên giới thiệu xong, thì mời HĐTQ giới thiệu chung tổ chức 
lớp học cho đại biểu biết, nếu không có ai dự giờ thì bỏ qua. 
B2. Chủ tịch HĐTQ hoặc Phó chủ tịch báo cáo tiến độ học tập chung cả lớp với 
giáo viên, bao gồm cả phần bài tập về nhà. Nếu tiến độ đảm bảo để có thể cả lớp 
cùng học bài mới thì giáo viên giao nhiệm vụ học tập là bài mới. Trường hợp có 
nhóm chưa kịp thì giáo viên phải giao nhiệm vụ học tập theo nhóm. Nên cố gắng 
xử lý để hạn chế xảy ra tình trạng lệch tiến độ, bằng cách tận dụng các tiết học phụ 
kém và kết hợp với cha mẹ học sinh để giúp các em chưa hoàn thành tiến độ. 
B3. Thông thường giáo viên là người dẫn dắt và giới thiệu bài học, nhưng với 
mô hình trường học mới nên rèn cho học sinh kỹ năng này. 
B4. Chủ tịch HĐTQ mời 1 hoặc 2 bạn đọc mục tiêu cho cả lớp nghe hoặc yêu 
cầu các bạn đọc thầm trong 1 hoặc 2 phút. 
B5. HĐTQ tổ chức các hoạt động khởi động có sự trợ giúp của giáo viên. Giáo 
viên chú ý tình huống có vấn đề trong hoạt động này để chuyển giao nhiệm vụ 
học tập bước sau. Đôi khi khởi động chỉ đơn giản là hát một bài tập thể, chơi 
một trò chơi vận động nào đó không liên quan đến bài học. 
B6. Các hoạt động học tập ở bước này rất quan trọng, GV và HĐTQ cùng tiến 
hành tổ chức hoạt động này, thông thường từ tình huống có vấn đề ở bước trên 
Một số phương pháp đặc trưng dạy học tích hợp liên môn toán theo mô hình trường học mới 
18/30
giáo viên dẫn đắt vào nội dung hình thành kiến thức và chuyển giao nhiệm vụ 
cho lớp. Tiến trình thực hiện ở hoạt động này như sau: 
Tiến trình hoạt động B6 Phần kiến thức 
- HĐTQ yêu cầu các bạn đọc hoạt động “Đọc kĩ nội dung sau” 
- Giáo viên giải thích, cho ví dụ, đặt thêm câu hỏi khắc sâu 
kiến thức nếu cần. 
- GV chuyển giao nhiệm vụ cho các nhóm 
- Các nhóm tổ chức nghiên cứu lại một lần nữa phần kiến thức 
mới, các thành viên trong nhóm kiểm tra chéo nhau. 
- Nhóm trưởng giao nhiệm vụ học tập tiếp theo cho các cặp. 
- Nhóm trưởng thống nhất kết quả trong nhóm, rồi giao tiếp 
nhiệm vụ tiếp theo (nếu còn). 
(Từ 1a, 1b, 1c, ... nếu học sinh có vướng mắc cần trợ giúp thì 
đưa bảng trợ giúp, GV hỗ trợ hoặc cử học sinh khác hỗ trợ.) 
- Nếu hết hoạt động thì nhóm trưởng đưa bảng báo cáo, GV 
hoặc học sinh khác đến kiểm tra, nhận xét với nhóm trưởng và 
giao nhiệm vụ học tập tiếp theo. 
Lặp lại như trên các phần 2a, 2b, 3a, 3b, ... cho đến hết các 
hoạt động B. Hình thành kiến thức. 
Phần 1a 
Phần 1b 
Phần 1c, 1d, ... 
Chú ý B6: 
- Sau mỗi phần hoạt động nhỏ 1; 2; 3; ... các nhóm cần báo cáo kết quả và 
cho tiến hành kiểm tra chéo. 
- Giáo viên kiểm tra song song và độc lập với học sinh, chủ yếu là theo dõi 
các em kiểm tra nhận xét rồi giáo viên bổ sung thêm. Tránh việc gì giáo viên 
cũng làm thì không thể rèn được kỹ năng cho các em. 
- Cố gắng để các nhóm hoàn thành cùng thời điểm để tiến hành hoạt động 
chung cả lớp (1a, 2a, 3a, ...) thì tiết dạy đỡ vất vả hơn. 
B7. Bước này GV yêu cầu học sinh tóm tắt các kiến thức mới vừa được học. Chú ý 
thêm các nội dung nếu cần và chuyển giao nhiệm vụ C.Luyện tập cho cả lớp. 
B8. Trong bước này học sinh sẽ hoàn thành bài tập theo cá nhân, lúc này GV 
cần đến từng nhóm kiểm tra trợ giúp cho học sinh. 
B10. Khi tiết học gần hết giờ (còn khoảng 2 – 3 phút), Giáo viên nên ngừng lớp 
học để các nhóm báo cáo tình hình chung của nhóm. 
B10. GV nhận xét thái độ học tập các nhóm, yêu cầu nhóm/học sinh ghi vào 
bảng tiến độ học tập và giao nhiệm vụ về nhà. 
5.3. Kết hợp kiểm tra của thầy và của trò trong

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_dac_trung_day_hoc_t.pdf