Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán

Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán

Là những giáo viên dạy môn Toán THCS, chúng ta nhận thức, hưởng ứng, đóng góp như thế nào cho các phong trào, các cuộc vận động trên mà Bộ GD & ĐT đã phát động trong những năm qua? Tôi thiết nghĩ: Nếu trong từng tiết dạy, mỗi giáo viên dạy bộ môn Toán tổ chức được một lớp học thân thiện, học sinh tích cực, chủ động trong học tập thì chúng ta đã góp được một phần để nâng cao chất lượng giáo dục. Vậy làm thế nào để tổ chức được một tiết học Toán hiệu quả nhất? Trong suốt các năm nghiên cứu, tôi nhận thấy việc đưa các trò chơi toán học vào các tiết dạy là một yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học môn Toán. Bởi vì tôi nghĩ: vui chơi vừa là nhu cầu, vừa là quỳên lợi của các em học sinh, nó giúp các em cân bằng được trạng thái tâm lí, tinh thần khi phải học những bài toán với những con số khô khan, những tiết học căng thẳng. Vui chơi còn là phương pháp nhanh nhất, đạt hiệu quả cao nhất, kích thích được sự hứng khởi, phấn chấn cho học sinh, tập trung đông đủ cac đối tượng học sinh tham gia vui – học một cách nhiệt tình, trách nhiệm, hoà hợp và thân thiện, xoá dần được ranh giới giữa học sinh khá giỏi và học sinh yếu kém, học sinh có điều kiện gia đình khá giả và học sinh có hoàn cảnh khó khăn, .

doc 29 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 13924Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ung bài học, giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi; thông qua chơi, học sinh được củng cố, vận dụng kiến thức, nội dung đã học vào tình huống của trò chơi và qua đó trẻ được học. Trò chơi Toán học có tác dụng rèn luyện trí tuệ lẫn thể chất và phẩm chất đạo đức cho học sinh.
	- Khó khăn: Đối với những học sinh từ trung bình trở xuống thì sự chuyển tải kiến thức còn gặp khó khăn, nhất là những bài toán có nội dung tổng hợp. Một phần học sinh còn tư duy chậm, lối suy nghĩ ngại khó, chưa tự giác tích cực trong học tập, liên hệ giữa lí thuyết với thực hành yếu, còn tình trạng học vẹt.
2.2. Thành công – hạn chế: 
	- Thành công: Trò chơi Toán học giúp cho học sinh phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Trò chơi giúp học sinh phát triển năng lực toàn diện một cách tự nhiên, giúp các em trao đổi kinh nghiệm, tương tác lẫn nhau. Từ đó các em tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng.
 Những học sinh từ trung bình khá trở lên say sưa học môn toán. Tự mình tìm tòi được nhiều cách giải và nắm chắc được mối quan hệ kiến thức giữa các bài, các phần với nhau.
	- Hạn chế: Khi tham gia trò chơi, một số học sinh còn có những phản ứng tiêu cực. Đặc biệt, là các đối tượng học sinh từ trung bình trở xuống khi gặp trò chơi chứa những bài toán có nội dung tổng hợp.
2.3. Mặt mạnh – mặt yếu: 
- Mặt mạnh: 
+ Mỗi trò chơi nói chung đều nhằm mục đích củng cố những kiến thức, kĩ năng cụ thể như giải toán, chứng minh hình học, thứ tự các phép toán.
	+ Mỗi trò chơi đều có luật chơi (chỉ rõ các quy định đối với người chơi, quy định thắng thua trong trò chơi), hành động chơi, trò chơi phải có tính thi đua giữa những người chơi, tức phải có thắng có thua.
	+ Các trò chơi được tổ chức theo nhóm ngay trong lớp học với thời gian từ 3 đến 5 phút nên tổ chức dễ dàng.
	Chính vì vậy, việc lồng ghép các trò chơi trong tiết luyện tập Toán rất quan trọng và đem lại tiết học có hiệu quả cao. 
- Mặt yếu:
	+ Việc tổ chức trò chơi thường ồn ào, náo nhiệt gây ảnh hưởng không tốt đến các lớp xung quanh.
	+ Những trò chơi chứa bài tập có nội dung tổng hợp làm cho nhiều em lúng túng trong quá trình tham gia trò chơi, chưa khích lệ tinh thần học tập cho tất cả các đối tượng học sinh trong lớp.
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
- Nhiều học sinh lười làm bài tập ở nhà chỉ chờ giáo viên chữa bài hoặc chép bài dẫn đến không hiểu bài. 
- Học sinh làm bài thụ động, máy móc không sáng tạo, không biết suy luận và không biết móc nối các kiến thức với nhau, nhiều học sinh còn ngại hoạt động nhóm, hoạt động tập thể.
	- Giáo viên chưa động viên tối đa tính tích cực, sáng tạo của học sinh.
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
	Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán là một trong những nét đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực nhằm ứng dụng các kiến thức và kĩ năng của môn Toán vào giải quyết những tình huống thường gặp trong đời sống hằng ngày của học sinh.
	Việc tìm hiểu nội dung và phương pháp học Toán ở học sinh THCS bao gồm các trò chơi có mục đích học tập rõ rệt. Nó là dấu ấn của những cuộc chơi, làm lắng đọng mãi trong tâm hồn học sinh và tạo ra nguồn sức mạnh thôi thúc học sinh học tốt hơn, phát triển tốt hơn. Đồng thời những trò chơi học tập là những phương tiện dạy học và giáo dục phù hợp nhằm tránh lối học vẹt, tư duy thụ động, máy móc, rập khuôn giúp học sinh tích cực, tự giác, chủ động, phấn khích trong học tập góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.
3. Giải pháp, biện pháp
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
	Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán chủ yếu giúp học sinh nắm bắt kiến thức của tiết dạy, kích thích sự phấn chấn, hào hứng học tập của học sinh, từ đó, giúp học sinh hệ thống được kiến thức và khắc sâu lý thuyết, phát triển tư duy suy luận toán học, phát huy tính chủ động, sáng tạo.
Tổ chức trò chơi nhằm tác động đến tình cảm, tâm lí và đem lại niềm vui tươi, sự hứng thú trong học tập cho học sinh
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 
* Nội dung giải pháp, biện pháp:
a) Cách tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán: Giáo viên là người hướng dẫn, là trọng tài của các trò chơi, là trung tâm thu hút học sinh nên phải có tác phong chững chạc, nghiêm túc nhưng lại vui vẻ, gần gũi, hoà đồng với học sinh. Lời nói phải rõ ràng, dễ hiểu, có sức hấp dẫn và pha chút hài hước trong mỗi trò chơi, kết hợp hài hoà giữa lời nói và động tác cần thiết để học sinh dễ dàng nắm bắt nội dung trò chơi và tham gia vào các trò chơi một cách tự nhiên.
- Sau mỗi trò chơi, giáo viên cần động viên, khuyến khích đội thua, người thua, tuyên dương, khen thưởng đối với người thắng, đội thắng để khích lệ tinh thần các em một cách kịp thời.
 - Tránh tổ chức trò chơi một cách quá ồn ào làm ảnh hưởng đến lớp khác, không nên tổ chức trò chơi kéo dài quá lâu (hơn 10 phút) trong một tiết dạy.
b) Chọn lựa trò chơi:
- Chọn trò chơi có nội dung bài tập phù hợp với các đối tượng học sinh trong lớp, trò chơi phải phù hợp với bài dạy cả về nội dung lẫn thời lượng. 
- Đối với học sinh có kỹ năng làm bài tốt thì giáo viên đưa ra những trò chơi chứa bài tập có nội dung tổng hợp để nâng cao khả năng tư duy cho học sinh.
- Đối với học sinh có khả năng tiếp thu chậm, chây lười trong học tập... giáo viên cần đưa các trò chơi vui nhộn, có nội dung bài tập ngắn gọn, dễ hiểu.
	- Trò chơi đưa ra phải đa dạng, phong phú, khích lệ tinh thần cho tất cả học sinh trong lớp.
	- Tránh tổ chức các trò chơi chỉ được mặt vui nhộn mà thiếu tác dụng giáo dục.
c) Hướng dẫn cách chơi: 
- Trước hết, giáo viên phải ổn định được các đội chơi, người chơi phải phù hợp, tương xứng lực lượng.
- Mọi dạng trò chơi, giáo viên cần giới thiệu một cách ngắn gọn, dễ hiểu, thu hút và hấp dẫn người chơi, cần hướng dẫn luật chơi cụ thể để học sinh nắm chắc được cách chơi. Trò chơi nào khó, giáo viên có thể cho học sinh chơi thử trước.
- Động viên học sinh chơi hết mình nhưng phải đảm bảo nội qui, nề nếp của trường, của lớp. 
* Cách thức thực hiện: 
Để hình thành các trò chơi toán học trong các bài giảng tôi đã sử dụng luôn một số các bài tập trong sách giáo khoa hoặc sách bài tập để làm trò chơi. Về cách chơi tôi có thể áp dụng các trò chơi trên truyền hình hoặc các trò chơi dân gian để tạo ra các trò chơi.
Cụ thể dưới đây tôi sẽ giới thiệu một số trò chơi, cách chơi các trò chơi đó.
(1)Trò chơi thứ nhất: Thử tài thông minh
	Trò chơi này được áp dụng sau khi học sing học xong bài “Ghi số tự nhiên” hoặc bài “Phép trừ và phép chia” trong chương trình Số học lớp 6.
Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một số yêu cầu cần thiết ghi trên bảng phụ, học sinh chuẩn bị bảng nhóm, bút lông.
Cách chơi: Sau tiết dạy giáo viên đưa bảng phụ có nội dung trò chơi.
Học sinh chọ 4 đội ở 4 tổ, các đội hội ý trong 3 phút. Sau đó các đội cử đại diện đưa ra đáp án.
Giáo viên đưa đáp án để quyết định sự thắng thua của các đội.
	Ví dụ: - Khi dạy bài “Ghi số tự nhiên” (Số học lớp 6), giáo viên có thể đưa ra bài tập về số La Mã như sau: Có 9 que diêm được sắp xếp như hình vẽ
Hãy chuyển chỗ một que diêm để được kết quả đúng (Giáo viên nên khai thác nhiều cách giải khác nhau của bài toán này). 
- Hoặc khi dạy bài: “Phép trừ và phép chia” (Số học lớp 6), giáo viên có thể đưa ra một bài toán như: Thầy (cô) có 4 viên phấn trong hộp, các em hãy chia đều cho 4 bạn, mỗi bạn một viên, làm sao để trong hộp vẫn còn 1 viên? 
Bài toán này làm cho học sinh tò mò, hiếu động, đưa ra nhiều cách giải ngộ nghĩnh, có em hồ nghi bài toán cho đề sai,Khi thấy giáo viên thực hiện bằng cách chia cho 3 em đầu mỗi em 1 viên phấn, còn em thứ 4 giáo viên đưa luôn cả hộp phấn (còn chứa 1 viên phấn cuối cùng), lúc này học sinh sẽ có một trận cười thật trí tuệ, thật thoải mái.
Tác dụng Rèn luyện óc tư duy, sáng tạo, kích thích niềm đam mê học tập cho học sinh.
(2)Trò chơi thứ hai: Sự sắp xếp ngẫu nhiên
Trò chơi này được áp dụng sau khi học sinh học bài “Định lí” trong chương trình Hình học lớp 7. Từ đấy có thể áp dụng cho tất cả các bài có các định lí, tính chất trong chương trình Hình học từ lớp 7 trở đi
Chuẩn bị: Những mẫu giấy ghi sẵn từ “Nếu” hoặc từ “Thì”.
Cách chơi: Chia làm 2 đội:
(nội dung kiến thức đã học)
Đội 1: Điền nội dung sau chữ “Nếu” 
Đội 2: Điền nội dung sau chữ “Thì” 
Sau đó ghép ngẫu nhiên một tờ giấy của đội 1 với một tờ giấy của đội 2 xem mệnh đề tạo thành có đúng không
Ví dụ: Khi dạy xong bài “Định lí” (Hình học lớp 7), giáo viên có thể tổ chức trò chơi này.
Đội 1 Đội 2
Nếu
- Góc A và góc B là 2 góc đối đỉnh
- Hai đường thẳng a, b có một điểm chung
- Hai đường thẳng a, b không có điểm chung nào
- Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba
- Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba
- Một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song
.
Thì
- 
- Hai đường thẳng a, b cắt nhau
- Hai đường thẳng a, b song song
- Chúng song song với nhau
- Chúng song song với nhau
- Hai góc đồng vị (so le trong) bằng nhau
.
Tác dụng: Trò chơi này giúp các em khẳng định được những mệnh đề đúng chính là những định lí, tính chất đã học, còn với những mệnh đề sai các em sẽ có một trận cười rất sảng khoái, giảm căng thẳng trong giờ học.
(3) Trò chơi thứ ba: Xây tường
Trò chơi này được lấy theo bài tập 53 sách giáo khoa Toán 6 tập 2.
Trò chơi này được sử dụng trong các bài giảng về các phép toán cộng, trừ, nhân, chia trong N, trong Z, trong Q, trong R. Tùy theo từng bài giáo viên có thể đưa ra quy tắc “xây tường” khác nhau.
Chuẩn bị: Giáo viên có thể chuẩn bị một tờ giấy A0 có kẻ sẵn các viên gạch như hình 9 Sgk Toán 6 tập 2 trang 30 để học sinh lên điền nội dung thích hợp. 
Hoặc có thể chuẩn bị các viên gạch màu gắn nam châm lên bảng (các miếng nhựa dán giấy màu có dính nam châm). 
Cách chơi: Chia làm 2 đội (2 nội dung tương tự). Mỗi đội khoảng 3 đến 4 học sinh lần lượt lên điền kết quả)
Ví dụ: - Khi dạy tiết “Luyện tập” sau bài “Tính chất cơ bản của phép cộng phân số” (Số học 6).
- Hoặc sau khi dạy xong bài “Phép trừ phân số”, “Phép nhân phân số”, hoặc các bài toán về cộng số nguyên, trừ số nguyên, nhân số nguyên giáo viên đều có thể tổ chức trò chơi này. 
Giáo viên cho sẵn hàng gạch phía dưới. Học sinh lên lần lượt cầm từng viên gạch xây chồng lên trên theo quy tắc viên gạch trên bằng tổng (hay hiệu, tích, thương) hai viên gạch dưới kề với nó. (Số trên viên gạch là tùy theo yêu cầu của bài dạy). Chẳng hạn:
Tác dụng: Trò chơi này giúp các em phải vận dụng cả khả năng tính toán nhanh, chính xác, khéo léo thì mới có thể chiến thắng.
(4) Trò chơi thứ tư: Ai nhanh hơn
Trò chơi này được phát triển từ trò chơi “cướp cờ” mà các em vẫn được chơi từ nhỏ.
Giáo viên có thể sử dụng trong nhiều bài dạy với yêu cầu mỗi lần lên cờ là một yêu cầu khác nhau.
	Đa số các bài đố vui trong sách giáo khoa đều có thể được sử dụng làm trò chơi
Ví dụ: Khi dạy bài “Phép cộng phân số” (Số học 6).
Giáo viên có thể lấy mẫu bài 48 sách giáo khoa 6 tập 2 trang 28
Chuẩn bị: Những miếng bìa màu biểu hiện rất nhiều các phân số có dạng như hình 8 Sgk 6 trang 28 tập 2
Đố em đặt các miếng bìa đã cắt cạnh nhau để được 1/4 hình chữ nhật
Cách chơi: Chia làm 2 đôi, mỗi đội từ 3 đến 4 học sinh
Yêu cầu mỗi lần 1 học sinh ở mỗi đội lên chọn các tấm bìa theo yêu cầu của người chủ trò. (Yêu cầu lấy dạng như bài 48 Sgk Toán 6 trang 28 tập 2)
Tác dụng: Vẫn như các bài toán tính bình thường nhưng nếu tổ chức thành trò chơi đã giúp cho học sinh cảm thấy thích làm bài hơn, nhu cầu phải tính thật nhanh và chính xác cao hơn thì mới có thể thắng được đội bạn và đấy cũng là một thành công lớn nhất trong hoạt động giảng dạy toán học.
Ví dụ: Khi dạy tiết “Luyện tập ” sau bài “Quy đồng mẫu số nhiều phân số”.
Giáo viên có thể lấy bài 36 Sgk Toán 6 tập 2.
Giáo viên chuẩn bị bảng phụ có nội dung như hình 6 Sgk, với các chữ cái N, H, I  giáo viên có thể cho các miếng bìa màu đính vào đó. Cho các em lần lượt lên làm theo yêu cầu của trò chơi rồi bóc chữ cái dán vào ô trống ở dưới.
Kết quả:
N
H
O
Y
M
S
I
A
 à à
 à à
 	 à à
 	 à à
H
O
I
A
N
M
Y
S
O
N
(5) Trò chơi thứ năm: Nhanh tay, nhanh mắt
Trò chơi này áp dụng được rất nhiều bài trong chương trình Toán THCS.
Chuẩn bị: Những miếng bìa nhựa có mầu được gắn sẵn nam châm. Với những miếng bìa này giáo viên có thể ghi tất cả các nội dung cần học sinh quan tâm. Dụng cụ này có thể sử dụng rất nhiều lần.
Cách chơi: Chia làm 2 đội hoặc cho 2 học sinh chơi. Ai nhanh lấy được nhiều miếng bìa theo yêu cầu của chủ trò thì đội đó (hay người đó) thắng.
Ví dụ: Tiết Luyện tập về “Cộng hai số nguyên cùng dấu” (Số học 6)
Giáo viên gắn các miếng bìa trên bảng như hình vẽ sau:
-4
-16
-15
-7
7
-3
-10
-2
-1
0
1
2
3
9
16
Câu hỏi:
Tìm số đối của số (-3)
Tìm số đối của 16
Tìm số đối của |-15|
Tìm các số có giá trị tuyệt đối bằng 7
Tìm số liền sau của số (-11)
Tìm số liền trước của số (-3)
Tìm các số nguyên x thỏa mãn -2 ≤ x < 3
Tìm các cặp số có tổng bằng 1
.
Giáo viên có thể lấy dạng bài tập trắc nghiệm điền khuyết làm trò chơi loại này bằng cách phần nội dung cần điền giáo viên ghi sẵn ra các tấm bìa mica úp xuống sau đó cho các đội chơi lần lượt lên lật lên và thật nhanh gắn vào chỗ trống cho đúng.
Ví dụ: Hoặc khi dạy xong bài “Cộng hai số nguyên cùng dấu” (Số học 6), giáo viên có thể tổ chức chơi như sau:
Chọn hai đội chơi, mỗi đội 3 học sinh lên lần lượt lật từng miếng bìa để ghép vào đúng chỗ trên bảng.
Đội 1: 	1) Tổng của 3 số nguyên âm là một số nguyên âm
Tổng của 5 số nguyên dương là một sô nguyên dương
(–11) + (–19) = –30
 |–15| + 5 = 20
Giảm 50C tức là cộng với –50C
Đội 2: 
Tổng của n số nguyên dương là một số nguyên dương
Tổng của n số nguyên âm là một số nguyên âm
 ( + 14) + ( + 16) = + 30
 |–15| + 35 = 50
Tăng 50C tức là cộng với 50C
Tác dụng: Qua trò chơi này các em rèn khả năng nghe tốt, phản xạ nhanh và đặc biệt đây là một cách thú vị để các em rèn luyện về kiến thức các phần của bài học. Các em cũng có thể tự làm và tự tổ chức chơi này với nhau và có thể áp dụng cho tất cả các môn học.
 (6) Trò chơi thứ sáu: Trò chơi ô chữ
Trò chơi này có thể áp dụng cho các bài liên quan đến các khái niệm.
- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một bảng kẻ ô có thể gắn các miếng bìa chữ hoặc số lên. Đồ dùng này còn có thể sử dụng cho bài “Số nguyên tố. Hợp số. Bảng số nguyên tố” trong chương trình Số học 6 (Sàng số nguyên tố).
	Cách chơi: Có thể cho học sinh toàn lớp chơi. Học sinh được tổ chức chơi như các trò chơi ô chữ. 
Các từ hàng ngang:
1. Tên gọi chung của tất cả các số tự nhiên lớn hơn 1, có nhiều hơn hai ước.
2. Tên gọi của tập hợp không có phần tử nào cả.
3. Công thức a + b = b + a thể hiện tính chất này.
4. Công thức (a . b).c = a .(b . c) thể hiện tính chất này.
5. Tên gọi của tất cả các số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó.
6. Chữ cái được dùng làm kí hiệu cho một phép toán.
7. Tên gọi chung cho các số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 
8. Đây là một loại biểu đồ để biểu diễn tập hợp.
9. Đây là kí hiệu của tập hợp số tự nhiên.
Từ hàng dọc: Ơ-ra-tô-xten (Eratosthenes)
	Gv giới thiệu: Ơ-ra-tô-xten (Eratosthenes): Ông là nhà Toán học cổ Hi Lạp, là người đã phát minh ra một loại sàng để tìm ra các số nguyên tố nhỏ hơn 100. Ban đầu, nhà Toán học Eratosthenes đã lấy lá cọ ghi lại tất cả các số tự nhiên từ 2 đến 100. Ông đã chọc thủng các hợp số và giữ lại các số nguyên tố. Bảng số nguyên tố còn lại trông giống như một các sàng nên nó có tên là sàng Ơ-ra-tô-xten.
1
H
Ơ
P
S
Ô
2
T
Â
P
R
Ô
N
G
3
G
I
A
O
H
O
A
N
4
K
Ê
T
H
Ơ
P
5
S
Ô
N
G
U
Y
Ê
N
T
Ô
6
X
7
S
Ô
T
Ư
N
H
I
Ê
N
8
V
E
N
9
N
Tác dụng: Học sinh được ôn lại một số các khái niệm cơ bản đã học. Qua trò chơi này, học sinh lại có thêm một kiến thức mới, biết thêm được một nhà Toán học nổi tiếng trên thế giới.
	(7) Trò chơi thứ bảy: Đuổi hình bắt chữ
Trò chơi này áp dụng theo bản quyền của trò chơi Đuổi hình bắt chữ trên truyền hình, đây cũng là một chương trình được các em rất ưa thích. Trò chơi này tôi áp dụng cho một số bài dạy định lí trong chương trình Hình học.
	Chuẩn bị: Các tờ giấy khổ A4, vẽ các hình lên trên (các hình sẽ tùy theo nội dung bài và kiến thức mà giáo viên cần học sinh phát hiện ra).
	Cách chơi: Cho học sinh toàn lớp đoán.
	Ví dụ: Khi dạy xong bài “Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu” (Hình học 7), tôi đã đưa ra một số hình ảnh sau để học sinh đoán:
 	Kiến thức: Trong các đường xiên và đường vuông góc kẻ từ một điểm ở ngoài đường thẳng đến đường thẳng đó, đường vuông góc là đường ngắn nhất.
Kiến thức:
Trong hai đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài đường thẳng đến đường thẳng đó, đường xiên nào có hình chiếu lớn hơn thì lớn hơn.
Trong hai đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài đường thẳng đến đường thẳng đó, đường xiên nào lớn hơn thì có hình chiếu lớn hơn.
Kiến thức: Trong hai đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài đường thẳng đến đường thẳng đó, nếu hai đường xiên bằng nhau thì có hình chiếu bằng nhau.
	Tác dụng: Qua trò chơi này học sinh được ôn lại các định lí, kiến thức đã học. Từ các hình vẽ các em phát hiện được ra các định lí đã học.
	(8) Trò chơi thứ tám: Sáng tác “Vè” Toán học
Trò chơi này được áp dụng trong một số bài cần chi nhớ công thức.
Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị trước một số bài “Vè” liên quan đến kiến thức bài dạy. 
Cách chơi: Sau khi hoàn thành tiết dạy, giáo viên hướng dẫn học sinh các đội thi sáng tác “Vè” Toán học (Đọc bài “Vè” mẫu cho học sinh học làm theo). 
 Học sinh thực hiện việc sưu tầm hoặc sáng tác trong 5 phút, sau đó các đội lần lượt đọc các “Tác phẩm” của mình lên cho cả lớp cùng nghe. Bài “Vè” nào hay, đúng trọng tâm, suôn vần, suôn điệu, dễ nhớ thì đội đó sẽ giành phần thắng. 
Ví dụ: 
- Khi dạy bài: “Quy tắc chuyển vế” (Số học 6), để dễ nhớ quy tắc, giáo viên có thể cho học sinh sáng tác bài “Vè” đại loại như: 
“ Chuyển vế, đổi dấu bạn ơi
 Như phải đổi khẩu khi ta chuyển nhà”.
- Khi dạy bài: “Diện tích hình thang” (Hình học 8), để nhớ công thức tính diện tích hình thang, giáo viên có thể cho học sinh sáng tác bài “Vè”: 
“Muốn tính diện tích hình thang
Đáy lớn, đáy bé ta mang cộng vào
Rồi đem nhân với chiều cao
Chia đôi lấy nửa thế nào cũng ra”. 
- Hoặc khi dạy bài: “Diện tích hình thoi” (Hình học 8), bài “Vè” có thể là:
“Muốn tính diện tích hình thoi
Tích hai đường chéo chia đôi ra liền”. 
Tương tự khi dạy bài: “Tỉ số lượng giác của góc nhọn” (Hình học 9), bài “Vè” để nhớ các tỉ số lượng giác của góc nhọn có thể được ghi là: 
“Sin đi học
Cos không hư
Tang đoàn kết
Cotang kết đoàn”.
(Chữ cái đầu của các cụm từ “đi học”, “không hư”, “đoàn kết”, “kết đoàn” tương ứng là các cạnh: đối – huyền, kề – huyền, đối – kề, kề – đối).
Hoặc: 	“Tìm sin lấy đối chia huyền
Cosin hai cạnh kề, huyền chia nhau
Còn tang ta hãy tính mau
Đối trên, kề dưới chia ngay ra liền
Cotang là nghịch đảo của tang
Ai chưa tính được, xếp hàng học thôi”.
Tác dụng: Giúp học sinh tìm ra cách nhớ các công thức, quy tắc, tính chất,toán học thông qua các bài “Vè” suôn vần, suôn điệu mà chính học sinh sưu tầm hoặc sáng tác. Tránh được sự cứng nhắc, rập khuôn khi học toán, tạo ra được không khí học tập vui tươi, phấn khởi cho học sinh. 
(9) Trò chơi thứ chín: Cùng nhau leo núi 
Trò chơi này áp dụng được trong các tiết dạy có nhiều kíên thức, các tiết ôn tập chương.
Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị trước một số bài tập liên quan đến bài học theo cấp độ từ dễ đến khó. 
Giáo viên sắp xếp các bài tập theo dạng hình tháp, càng lên cao càng khó dần (Hình vẽ ở ví dụ dưới đây)
Cách chơi: 
 Làm thủ tục bốc thăm chọn 2 đội chơi, mỗi đội 5 học sinh. 
 Mỗi thành viên của mỗi đội lên giải một bài tập (Giải từ dưới lên trên), sau đó về chỗ để thành viên khác của đội mình lên giải tiếp (Thành viên lên sau có thể giải bài tập mới hoặc chữa bài tập bạn trước giải bị sai). 
 Đội nào “Leo” lên đỉnh sớm hơn và có số câu trả lời đúng nhiều hơn, đội đó thắng cuộc. 
 Ví dụ: Khi dạy bài: “Số vô tỉ. Khái niệm về căn bậc hai” (Đại số 7), giáo viên có thể cho các đội thực hiện trò chơi “Cùng leo núi” với các bài toán có nội dung được sắp xếp như sau:
Tác

Tài liệu đính kèm:

  • docthcs_41_7237_2010936.doc