Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp trẻ mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi học tốt môn tạo hình

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp trẻ mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi học tốt môn tạo hình

I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài:

Trẻ mầm non có tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh bởi thế giới

xung quanh chứa đựng bao điều mới lạ hấp dẫn.Trẻ thường tỏ ra dễ xúc cảm với

cảnh vật xung quanh, trẻ dễ bị cuốn hút trước cảnh vật có nhiều màu sắc. Một

bông hoa đẹp, một bức tranh sinh động, một đồ chơi ngộ nghĩnh cũng có thể gây

cảm xúc cho trẻ. Trẻ biết đánh giá, khái quát, phản ánh ấn tượng của bản thân

không phụ thuộc vào thực tế. Trẻ rất thích sử dụng màu sặc sỡ mang tính chất

phản ánh biểu tượng, mỗi sản phẩm của trẻ mang một nội dung, một tên gọi

khác nhau.

Việc tổ chức các hoạt động tạo hình đã mang lại hiệu quả tới việc phát

triển cho trẻ. Song phương pháp đó chưa thực sự đáp ứng và đem lại kết quả mà

tôi mong đợi. Các phương pháp hoạt động tạo hình đang được sử dụng còn

mang tính áp đặt. Giáo viên thường chú ý đến sản phẩm trẻ làm ra, ít chú ý đến

kỹ năng tạo hình, quá trình làm ra sản phẩm; giáo viên thiếu sự linh hoạt, sáng

tạo trong tổ chức hoạt động tạo hình.

Nhận thức rõ trách nhiệm to lớn của giáo viên mầm non trong giai đoạn

phát triển hiện nay “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục” (Nghị

quyết hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII), là một giáo viên

mầm non tôi với mong muốn làm như thế nào để trẻ có thể học tốt môn tạo hình

pdf 18 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 882Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp trẻ mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi học tốt môn tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
độ của trẻ “thực hiện theo ý nghĩ” mang tính chất vui chơi. Vì vậy để trẻ có kỹ 
năng tạo hình cần có sự hướng dẫn của cô giáo nhằm phát triển và rèn luyện 
những kỹ năng cơ bản cho trẻ. 
 Kỹ năng là yếu tố rất quan trọng để giúp trẻ tạo ra sản phẩm một cách tự 
tin, có kỹ năng trẻ có khả năng điều khiển điều chỉnh hành động để thực hiện kế 
hoạch đã định. 
 3/15 
 Tuy vậy kỹ năng của trẻ phát triển còn ở mức độ trung bình, để thuận tiện 
cho việc phát triển ở giai đoạn lứa tuổi sau thì trước hết trẻ phải trang bị tốt kỹ 
năng cơ bản và thành thạo ở giai đoạn lứa tuổi này. 
1.3. Vai trò của hoạt động tạo hình với sự phát triển của trẻ: 
Môn dạy trẻ hoạt động tạo hình đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó giúp trẻ: 
- Phát triển trí tuệ: Mở rộng vốn hiểu biết của trẻ; quá trình tâm lý nhận 
thức của trẻ; mở rộng vốn từ, cách dùng từ cho trẻ. 
- Giáo dục đạo đức: hình thành cho trẻ những hành vi, thói quen trong 
giao tiếp, những hành vi chuẩn mực xã hội. 
- Giáo dục thẩm mỹ: Hoạt động tạo hình giúp trẻ nhận biết cái đẹp, thèm 
khát cái đẹp, qua đó chúng ta giáo dục trẻ biết ứng xử thẩm mỹ với cái đẹp, để 
rồi ta dạy cho trẻ cách tạo ra cái đẹp. 
- Lao động: thông qua hoạt động tạo hình trẻ biết các tạo ra các sản phẩm, 
sử dụng, giữ gìn các sản phẩm. 
- Thể lực: qua hoạt động tạo hình các cơ nhỏ của trẻ được hoạt động và 
phát triển. 
Chính vì thế là một giáo viên mầm non tôi muốn góp một phần nhỏ bé 
của mình vào việc “Giúp trẻ mẫu giáo bé học tốt môn tạo hình”. 
 Ở giai đoạn này vận động của trẻ đã cao hơn ( trẻ đã có những kỹ năng 
cầm bút, thao tác cắt xé dán).Và khi có những kỹ năng cơ bản trẻ khao khát 
được thể hiện mình qua các tác phẩm của bản thân. Môn tạo hình đã trở thành 
một ngôn ngữ riêng của trẻ để trẻ biểu lộ cảm xúc bởi lẽ qua sản phẩm chúng ta 
có thể biết được trẻ đang cần gì, muốn gì và biết được những gì. Để tạo ra một 
sản phẩm đẹp trước cảm thẩm mĩ của trẻ. 
2. Cơ sở thực tiễn 
Năm học này, tôi được BGH phân công phụ trách lớp mẫu giáo Nhỡ. Với tấm 
lòng yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình tích cực trau dồi kiến thức, học hỏi qua sách vở, 
đồng nghiệp, qua các lớp bồi dưỡng đào tạo tôi đã hiểu rõ tầm quan trọng của việc 
phát triển thẩm mĩ cho trẻ trong việc phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Có thể 
khẳng định rằng hoạt động tạo hình là một trong những phương tiện tích cực, hữu 
hiệu để phát triển ở trẻ khả năng hoạt động trí tuệ như: óc quan sát, trí nhớ, tư 
duy, tưởng tượng, tình cảm cho trẻ. Với đặc điểm như vậy nên năng khiếu 
nghệ thuật thường được nảy sinh ngay từ tuổi ấu thơ. Vì vậy giúp trẻ học tốt môn 
tạo hình là việc làm vô cùng quan trọng, cần được bồi dưỡng ngay từ tuổi mẫu giáo 
để ươm trồng những tài năng nghệ thuật cho tương lai. 
 4/15 
Chính vì vậy tôi luôn ấp ủ trong lòng mong muốn tổ chức những giờ hoạt 
động tạo hình sáng tạo, giúp trẻ thích tạo ra cái đẹp, nâng cao kỹ năng tạo hình 
cho trẻ, đồng thời tìm ra những tài năng nhí khi tham gia hoạt động tạo hình. 
Nhưng trên thực tế khi tổ chức cho trẻ hoạt động tạo hình, tôi thấy có một số 
thuận lợi và khó khăn sau: 
2.1:Thuận lợi: 
- Được sự quan tâm của BGH nhà trường đầu tư về cơ sở vật chất mua 
sắm đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị dạy học tương đối đầy đủ, trang bị nhiều đồ 
dùng hoạt động tạo hình đa dạng và phong phú. 
- Bản thân tôi với lòng yêu nghề, mến trẻ, ham học hỏi các đồng nghiệp qua 
buổi dự giờ hoạt động và tìm hiểu qua các loại sách báo đồng thời luôn quan tâm 
chăm sóc đến từng trẻ nên đó cũng là một điều kiện thuân lợi cho tôi trong việc lên 
kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình theo từng chủ đề với sự hứng thú của trẻ. 
- Sinh hoạt tổ khối đều đặn cùng nhau trao đổi về hệ thống câu hỏi, hình 
thức thực hiện, nội dung bài dạy có hiệu quả tốt nhất, học hỏi kinh nghiệm và bổ 
sung kiến thức cho nhau. 
- Trẻ lớp tôi ở cùng một độ tuổi do đó dễ dàng trong việc chọn đề tài và tổ 
chức cho trẻ hoạt động. 
- Một số phụ huynh học sinh quan tâm đến con em mình như tham gia 
nhiệt tình khi cô giáo vận động: sách báo cũ, bìa cát tông, các đồ dùng đã qua sử 
dụng (chai, lọ, hộp) có liên quan đến từng chủ đề.Thường xuyên trao đổi với 
giáo viên về tình hình học tập của trẻ, trò chuyện với trẻ về hoạt động hàng ngày 
ở trên lớp để cùng phối hợp với cô giáo trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ, tạo 
điều kiện cho trẻ hoạt động tạo hình ở nhà. 
Bên cạnh những thuận lợi đó tôi đã thấy còn một số khó khăn nhất định. 
2.2 Khó khăn: 
* Về phía giáo viên: 
- Nghệ thuật lên lớp của cô còn hạn chế về khả năng tạo cảm hứng cho trẻ 
học tạo hình. 
- Quá trình tổ chức cho trẻ hoạt động còn nặng về kết quả sản phẩm, cô 
chưa chú ý sửa kỹ năng tạo hình cho trẻ. 
- Nguyên vật liệu tạo hình cho cô và trẻ còn hạn chế về chất lượng, chưa 
phong phú về thể loại. 
* Về phía trẻ: 
- Một số trẻ trong lớp hay nghỉ học nên kỹ năng cầm bút vẽ, tô, xé dán, cắt, nặn 
còn hạn chế.Trẻ chưa tự tin khi tham gia hoạt động tạo hình. 
- Khả năng tiếp thu kiến thức nhanh, chậm của mỗi trẻ khác nhau, một số trẻ 
quá hiếu động chưa tập trung chú ý vào bài dạy của cô giáo còn hay trêu bạn 
trong các hoạt động. Một số cháu kỹ năng xé, dán, nặn, vẽ còn yếu . 
 5/15 
 * Về phía phụ huynh: 
 - Nhiều phụ huynh chưa nhận thức được vai trò của hoạt động tạo hình 
trong phát triển toàn diện cho trẻ. 
 * Về điều kiện cơ sở vật chất: 
- Phòng học diện tích nhỏ hẹp, cấu trúc chưa hợp lí nên việc tổ chức giờ 
hoạt động tạo hình còn gặp nhiều trở ngại khi trưng bày sản phẩm. 
2.3. Kết quả khảo sát chất lượng học sinh: 
Tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng cho trẻ lúc ban đầu để nắm bắt được khả 
năng tạo hình của trẻ. 
Nội dung khảo sát 
Tổng số 
hs 
Trẻ đạt Tỷ lệ Trẻ CĐ Tỷ lệ 
- Trẻ hứng thú tham gia 
hoạt động tạo hình 
38 
24 63% 14 37% 
- Trẻ tạo được sản phẩm 
theo yêu cầu của cô 
38 
22 58% 16 42% 
- Trẻ có kỹ năng khi 
tham gia hoạt động tạo 
hình. 
38 
20 53% 18 47% 
- Trẻ đặt tên được sản 
phẩm của mình 
38 
18 47% 20 53% 
3. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 
Qua khảo sát ban đầu như trên, tôi thấy kết quả trên trẻ chưa cao là điều 
tôi cần phải suy nghĩ làm thế nào để dạy trẻ đạt hiệu quả cao và tạo cho trẻ học 
một cách thoải mái, tự tin, không gò bó, trẻ luôn hứng thú trong giờ học. Tôi 
tiến hành thực nghiệm. 
3.1. Biện pháp 1:Rèn nề nếp và dạy những kỹ năng tạo hình cho trẻ. 
* Rèn nề nếp: Nề nếp của trẻ là bước đầu của một tiết học, nếu chúng ta 
không đưa trẻ vào nề nếp thì giờ học không đạt kết quả cao. Khi trẻ có nề nếp tốt 
cùng với sự hướng dẫn khoa học của cô ngay ban đầu trẻ say mê với giờ học, 
luôn thể hiện cảm xúc, trí tưởng tượng cho hoạt đông nghệ thuật. 
 Dạy trẻ biết sử dụng bút lông khi tô màu nước. 
Sau khi trẻ có cách cầm bút đúng, tư thế ngồi đẹp và có các kĩ năng vẽ tốt 
tôi cho trẻ làm quen với bút lông vẽ màu nước. Ở trẻ 4-5 tuổi cho trẻ sử dụng thì 
tôi thấy trẻ còn nhiều bỡ ngỡ nên hay làm màu rây ra giấy, vở, làm ướt cả giấy 
nhưng trẻ rất hứng thú. Khi làm tôi tổ chức như sau: 
 6/15 
Bước 1: Chọn và sử dụng màu không có keo, chỉ sử dụng màu pha nước. Đặc tính 
của màu này là đẹp, dễ rửa, không mất vệ sinh. Để gây hứng thú cho trẻ hoạt động tôi cho 
trẻ vẽ các hình đơn giản để dễ dàng tô màu như vẽ ngôi nhà, vẽ cây, vẽ quảhoặc in bàn 
tay của mình lên giấy sau đó vẽ thành các hình: cây, con gà, con cá 
Bước 2: Tôi cho trẻ tô nước.Trước tiên là kĩ năng sử dụng bút lông. Làm 
thế nào để bút không đậm màu, nhỏ giọt ra giấy tôi ra yêu cầu với trẻ là khi sử 
dụng bút lông các con chú ý khi chấm màu phải gạt nhẹ vào mép hộp để màu 
không vung vãi lung tung. Khi tô chú ý tô khéo theo đường vẽ, không chờm ra 
ngoài. Khi tô xong màu này mà muốn dùng màu khác thì phải biết rửa bút và lau 
bút vào khăn rồi mới được chấm màu khác. Có như vậy tranh của các con mới 
đẹp và sạch sẽ. 
 Dạy trẻ kĩ năng nặn 
Đối với trẻ 4-5 tuổi thì kĩ năng nặn tốt hơn rất nhiều so với các lứa tuổi 
dưới như các kĩ năng lăn dài, xoay tròn, ấn dẹt trẻ đều có thể làm được nhưng để 
đẹp thì chưa. 
Vậy làm cách nào đây? Tôi tổ chức cho trẻ nặn một quả cam hay một hình 
người sau đó quan sát kĩ năng của trẻ và tôi nhận ra rằng trẻ lớp tôi đã có kĩ 
năng véo đất, xoay tròn, lăn dọc và ấn dẹt xong chưa có kĩ năng chia đất cho phù 
hợp với tỉ lệ của các bộ phận trên cơ thể.Tôi dạy trẻ kĩ năng chia đất. 
Ví dụ: để nặn được một cơ thể người cân đối ta chia đất làm 6 phần: phần 
đầu, phần người, 2 phần tay, 2 phần chân. Riêng phần người thì phải lớn nhất, 
phần đầu nhỏ hơn. Hai phần tay nhỏ hơn 2 phần chân. Chia 2 phần tay bằng 
nhau và hai phần chân bằng nhau, sau đó bắt đầu nặn từng bộ phận. Sau khi nặn 
xong các bộ phận thì ghép chúng lại với nhau bằng các đoạn tăm 
Dạy trẻ kĩ năng xé: Phải nói rằng kĩ năng xé dán là rất khó nếu chúng ta 
không thường xuyên cho trẻ thực hành. Xé giấy đòi hỏi trẻ phải khéo léo và thật 
cẩn thận. Nếu vội vàng sẽ không thành công. 
 Khi quan sát trẻ xé dán tôi thấy thao tác xé nhích còn rất hạn chế.Trẻ xé dải là dễ 
dàng nhất, sau đó là xé vụn. Nhưng không phải bài tập nào cũng có thể làm những 
kĩ năng đó. Tôi dạy trẻ kĩ năng xé nhích bằng một bài tập đơn giản là xé theo 
hình vuông, hình tròn vẽ sẵn. Tôi cho trẻ cầm giấy bằng 4 đầu ngón tay ( 2 ngón 
tay cái và 2 ngón tay trỏ) cùng cầm vào mép giấy sát với đường vẽ, sau đó dùng 
lực của 2 tay bấm chặt vào giấy kéo sang 2 bên sao cho giấy rách ra theo 
đường xé. Khi giấy rách 4 ngón tay lại nhích lên một đoạn nhỏ theo đường 
vẽ và tiếp tục xé tiếp. Cứ như vậy giấy sẽ được xé theo đường vẽ mà không bị 
lệch ra ngoài 
 7/15 
Dạy trẻ kĩ năng dán: Sau khi xé xong tôi cho trẻ sắp xếp bố cục cho bức 
tranh cân đối rồi mới cho trẻ dán.Khi dán yêu cầu trẻ lật từng đối tượng lên và 
bôi hồ vào mặt sau của giấy. Bôi hồ ít và đều khắp, bôi xong thì lau tay vào 
khăn ướt cho sạch rồi mới dán vào vở. 
 Dạy trẻ kĩ năng làm đồ dung đồ chơi 
Như chúng ta đã biết hoạt động làm đồ dùng đồ chơi với trẻ là dạng hoạt 
động tạo hình đặc biệt. Trong sản phẩm nó chứa đựng tâm hồn, cảm hứng, ngôn 
ngữ riêng để biểu đạt tình cảm của người sáng tạo ra. Tôi thấy rằng phương tiện 
giúp trẻ đạt được mục đích đó là sự sáng tạo nghệ thuật ở trẻ. Vì vậy tôi đã tận 
dụng các học liệu có sẵn để dạy trẻ làm đồ 
Trong giờ hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ nhặt các loại lá ở sân trường, cô 
chuẩn bị một ít lá xanh các loại để vào giờ hoạt động tạo hình hoặc hoạt động 
góc hướng cho trẻ làm. Từ những chiếc lá cây có kích thước khác nhau màu sắc 
khác nhau tôi dạy trẻ làm những bức tranh sáng tạo, ngộ nghĩnh đáng yêu. 
Ví dụ: Chủ đề bản thân cho trẻ làm nhà tạo mẫu làm ra các trang phục ngộ 
nghĩnh bằng lá cây (chủ yếu là lá vàng và lá khô). Dạy trẻ tự xé hoặc sắp xếp 
những chiếc lá thành bộ sưu tập thời trang giành cho trẻ. 
 Chủ đề thế giới động vật: Dạy trẻ lấy cái bồng bèo tây làm con gà, cái đuôi 
là lá bèo, chân gà là 2 cái tăm cắm vào hay cái bồng dài làm con chó. Lá chuối 
làm con mèo. Lá dừa làm chong chóng, con châu chấu, bẹ bắp. 
 Hay tận dụng giấy gói quà sinh nhật và những hạt sỏi hoặc cắt xốp ra cho trẻ 
gói kẹo (sản phẩm này trẻ vừa làm đồ chơi ở góc bán hàng, vừa làm đồ dùng học 
toán: so sánh kẹo to kẹo nhỏ, so sánh số lượng nhiều – ít, phân biệt kẹo màu 
xanh – màu đỏ – màu vàng ). 
Hay vỏ hạt dưa, giấy màu vụn, vỏ trấu, cọng rơm cho trẻ cùng trang trí hình 
ảnh cùng cô làm chủ điểm. 
3.2. Biện pháp2: Tích lũy vốn kinh nghiệm về tạo hình cho trẻ: 
Tạo điều kiện để trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường xung quanh để 
từng bước cung cấp các biểu tượng phong phú về đối tượng cho trẻ tự khám phá 
bằng cách huy động sự tham gia của các giác quan, các quá trình tâm lí khác 
nhau để lĩnh hội các khía cạnh khác nhau của sự vật. 
Tạo cơ hội để trẻ khám phá đối tượng (quan sát, nghe, hỏi, tiếp xúc và 
miêu tả) và tự diễn đạt nhận thức cảm xúc của mình về đối tượng. 
Đồng thời thông qua hoạt động ngoài trời trẻ được chơi với lá cây nên tôi tận 
dụng luôn các lá cây đó giúp trẻ sáng tạo thể hiện các sản phẩm tạo hình để làm 
giàu vốn kinh nghiệm cho trẻ và kết hợp rèn luyện các kỹ năng về tạo hình cho trẻ. 
 8/15 
3.3. Biện pháp 3. Xây dựng môi trường nghệ thuật trong lớp và ngoài 
lớp học để gây cảm xúc, phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo của trẻ về 
nghệ thuật tạo hình. 
Hiểu được tầm quan trọng của việc trang trí môi trường trong và ngoài lớp 
học đối với việc phát huy tính sáng tạo và óc tưởng tượng của trẻ nên bản thân tôi 
luôn cùng với chị em đồng nghiệp trong trường dưới sự chỉ đạo của BGH trang trí 
các nơi trong trường đảm bảo tính thẩm mỹ nhằm gây hứng thú cho trẻ. 
Môi trường ngoài lớp học: Với diện tích mặt tiền nhỏ hẹp khi bước chân 
vào trường ai cũng tưởng đây chỉ là một trường tư thục nhỏ nhắn của một cá 
nhân nào đó nhưng khi bước chân vào bên trong thì trường mầm non như một 
khu vui chơi thu nhỏ, hấp dẫn trẻ đến trường. 
Với môi trường trong lớp: Theo sự chỉ đạo đổi mới trong trang trí lớp của 
Phòng giáo dục. Tôi trang trí các góc trong lớp rất nhẹ nhàng, không qúa nhiều 
màu sắc đảm bảo không ảnh hưởng đến mắt của trẻ. Để gây ấn tượng cho trẻ tôi 
thường sưu tầm, thiết kế các hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu, có màu sắc đẹp, bố 
cục hợp lí và có tên gọi gần gũi với trẻ. 
Tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ như: bầy đồ chơi đẹp, sắp xếp 
các nguyên vật liệu, đồ dùng một cách hợp lý đẹp mắt,Từ đây tạo cho trẻ cảm 
giác thích thú và mong muốn được tái tạo. 
Để phát huy tối đa tác dụng của môi trường hoạt động sau khi chuyển chủ đề, sự 
kiện ta cần thay đổi nội dung chủ đề, sự kiện mới. Tôi đã cùng trẻ thảo luận và đặt 
tên của góc chơi của mình. Từ đó kích thích lòng ham muốn thích tham gia tạo sản 
phẩm nghệ thuật để có sản phẩm trang trí lớp học của mình. 
Ví dụ: Ở mảng hoạt động tạo hình. 
Tôi giới thiệu đây là góc để các con hoạt động tạo hình. Chúng mình hãy 
cùng chọn một cái tên thật hay để đặt cho nó nhé. Nào ai có ý kiến cô gợi ý các 
tên như sau: Hoạ sĩ nhí, bé khéo tay, bé tập làm hoạ sĩ, hoạ sĩ tí honCho trẻ 
thảo luận và lựa chọn nếu trẻ nào nghĩ được tên khác hay hơn cô có thể chọn 
làm tên góc hoạt động. 
Nơi trưng bày sản phẩm của trẻ, tôi bố trí các khung tranh để trưng bày những 
sản phẩm đẹp, sáng tạo của trẻ làm ra sau khi nhận được những lời khen của cô 
và trẻ. Ở đây trẻ được quan sát những sản phẩm đẹp, có sự sáng tạo của mình và 
của bạn, trẻ có thể tự so sánh, nhận xét và học thêm được ý tưởng của những 
bạn, cố gắng taọ ra những sản phẩm đẹp, sáng tạo để được trưng bày. Từ kết quả 
đó sẽ kích thích lòng ham muốn say mê học tạo hình của trẻ. 
 9/15 
3.4. Biện pháp 4: Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tạo hình phong phú 
Khi thực hiện hoạt động tạo hình, nguyên vật liệu không thể thiếu được. 
Vậy để hoạt động tạo hình có hiệu quả, việc sử dụng nguyên vật liệu tạo hình là 
vô cùng quan trọng. Nguyên vật liệu là những loại đồ dùng, dụng cụ dễ kiếm. 
Có thể trẻ tự kiếm như lá cây, phế liệu hư, vỏ hộp, thùng catong, quần áo cũ, 
bông, vải vụn, Chúng có thể được sản xuất như: giấy, hồ dán, kéo,  
Sự đa dạng của nguyên vật liệu tạo hình để lựa chọn để khuyến khích khả 
năng sáng tạo của trẻ. Hoạt động tạo hình phải thể hiện qua mầu sắc 
như:tô,cắt,dán,vẽ,nặn, 
Để đảm bảo khi sử dụng nguyên vật liệu tạo hình tôi cần cân nhắc những 
điểm sau: 
+ An toàn (không nhọn, không có cạnh sắc, không độc hại,) 
+ Dễ kiếm: Ví dụ: vỏ ốc, hến, hạt na, bưởi, len, ) 
+ Dễ bảo quản hay cất giữ 
+ Dễ cầm: (phù hợp với tầm tay của trẻ) 
+ Dễ cung cấp kinh nghiệm bao gồm cả giác quan. 
+ Tạo cơ hội để lựa chọn và sắp xếp nguyên vật liệu 
+ Luôn quan sát sự tưởng tượng và sử dụng trí nhớ linh hoạt 
3.5.Biện pháp 5: Dạy kỹ năng tạo hình thông qua các hoạt động khác: 
 Thông qua hoạt động góc: 
 Qua hoạt động góc giúp trẻ được củng cố và làm quen kiến thức mới làm 
tăng thêm vốn kiến thức, kỹ năng hơn trong giờ hoạt động chung. 
- Ví dụ: Với chủ đề: “Thế giới thực vật” ở góc tạo hình tôi nặn một số các 
loại rau củ quả quen thuộc với trẻ để trẻ dễ tưởng tượng và thực hành. Khi trẻ 
vào góc chơi tôi thu hút gợi ý trẻ quan sát những sản phẩm đó: 
Khi thực hiện các đề tài “ Nặn các loại quả, vẽ các loại quả” trẻ đã có vốn 
kiến thức hiểu biết qua các sản phẩm thì trẻ sẽ tự tin hơn và thực hiện tốt hơn. 
Với những nhóm trẻ chưa thể hiện được cô có thể hướng dẫn trẻ một cách tỉ mỉ 
hơn .Từ đó sẽ giúp trẻ phát triển khả năng, kỹ năng về tạo hình. Không những 
chỉ có góc tạo hình mới phát huy khả năng tạo hình của trẻ ở các góc chơi khác 
giáo viên cũng có thể rèn luyện kỹ năng về tạo hình cho trẻ. 
 + Góc học tập: 
Trong góc học tập luôn có nội dung cung cấp cho trẻ cung cấp về toán và 
môi trường xung quanh thông qua các môn học đó giáo viên thiết kế lựa chọn 
các trò chơi, nội dung để củng cố cung cấp cho trẻ. Từ đó giáo viên có thể lồng 
ghép rèn luyện kỹ năng tạo hình cho trẻ. 
Ví dụ: Với nội dung toán: “Tô màu theo yêu cầu của cô” thì giáo viên kết 
hợp rèn luyện cho trẻ kỹ năng cầm bút và kỹ năng tô màu. 
 10/15 
Ví dụ: Với nội dung môi trường xung quanh: Cô cho trẻ được cắt dán tranh 
ảnh, đồ dùng, con vật theo chủ đề tiến hành, cô kết hợp rèn luyện kỹ năng cầm 
kéo, cắt và phết hồ cho trẻ 
Thông qua hoạt động ngoài trời: 
Khi tham gia hoạt động ngoài trời, trẻ được tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên, 
cây cỏ, hoa lá...đem đến cho trẻ những xúc cảm, tình cảm tích cực về những vẻ 
đẹp của tự nhiên giúp cho trẻ có những biểu tượng chân thực, sống động về các 
sự vật, hiện tượng sau đó tôi khích lệ trẻ thể hiện lại sự vật hiện tượng con thích 
qua tranh , có thể khuyến khích trẻ sử dụng các nguyên vật liệu trẻ sưu tầm được 
khi đi dạo chơi ở sân trường để làm bức tranh 
 Thông qua giờ đón trả trẻ: Những sản phẩm của trẻ làm ra tôi thường 
trưng bày ngay gần cửa lớp để mỗi khi phụ huynh đến đón con đều có thể quan 
sát và thấy được sản phẩm con mình ra , từ đó có sự động viên khích lệ trẻ cố 
gắng hoàn thành tốt sản phảm của mình. Riêng đối với trẻ, sẽ kích thích trẻ cố 
gắng làm đẹp hơn nữa để khoe với bố mẹ... Chúng vô cùng hạnh phúc và hài 
lòng với những gì mà mình làm được cho các con. 
Thông qua hoạt tham quan, dã ngoại: 
Việc đi tham quan làng Gốm Bát Tràng, Vẽ tranh đông hồ... sẽ giúp trẻ 
cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của các tác phẩm nghệ thuật. Khi 
bước chân vào chợ gốm Bát Tràng trẻ sẽ nhìn thấy ngay những sản phẩm gốm 
sứ có tính thẩm mĩ cao, tinh tế, sống động, thắm đượm màu sắc quê hương như: 
bát, ấm chén, bình hoa, lọ hoa... do các nghệ nhân Bát Tràng làm ra 
Qua cuộc tham quan trẻ hiểu thêm rằng từ những hòn đất sét qua bàn tay 
tài ba của các nghệ nhân đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật thật tuyệt vời. 
Tiếp đó tôi mạnh dạn cho trẻ thực hành ngay tại đó dưới sự hướng dẫn nhiệt 
tình của các nghệ nhân giúp đỡ, cả cô và cháu đều nặn được những sản phẩm đẹp 
theo ý thích của mình như: Làm bát, giỏ hoa, nặn con lợn, con gà, người... 
3.6. Biện pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh: 
 Để nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ và có sự giáo dục đồng bộ giữa gia 
đình và nhà trường là một việc hết sức cần thiết bởi tôi nhận thấy rằng tất cả mọi 
khó khăn trong học tập không thể thiếu được vai trò của phụ huynh. Vì vậy ngay 
từ đầu năm học để phụ huynh hiểu thêm về hoạt động tạo hình tôi đã trao đổi với 
các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của hoạt động tạo hình trong trường mầm 
non nói chung và đối với trẻ 4-5 tuổi nói riêng. Tôi tuyên truyền cho phụ huynh 
biết môn học tạo hình không chỉ giúp trẻ phát triển tốt khả năng thẩm mĩ, biết 
nhìn nhận cái đẹp và đánh giá cái đẹp .Bên cạnh đó trước khi tiến hành các đề 
 11/15 
tài tạo hình tôi và giáo viên cùng lớp thường xuyên trao đổi, thông báo với phụ 
huynh về các đề tài để phụ huynh có thể trò chuyện với trẻ ở nhà ,ở lớp, từ đó 
giúp trẻ hiểu trước, hiểu sâu hơn. 
 Từ đó phụ huynh sẽ hiểu được rằng muốn con vẽ đẹp và đúng hình dáng các 
con vật thì trước hết con phải hiểu biết về những con vật mà mình muốn vẽ. 
Ngoài ra còn gi

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_giup_tre_mau_giao_n.pdf