Sáng kiến kinh nghiệm Một số kĩ năng tạo cơ hội cho trẻ có biểu hiện tăng động hội nhập với môi trường giáo dục”

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kĩ năng tạo cơ hội cho trẻ có biểu hiện tăng động hội nhập với môi trường giáo dục”

PHẦN I. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Học sinh bậc Tiểu học là nền tảng cho hệ thống giáo dục, đặt cơ sở ban đầu

cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Đối với học sinh Tiểu học,

hoạt động trong nhà trường là chủ đạo, nhà trường là nơi tổ chức các hoạt động

chuyên biệt, là nơi giáo dục trẻ theo mục tiêu giáo dục của bậc Tiểu học. Bởi

vậy nhà trường là nơi diễn ra cuộc sống của trẻ, là nơi trẻ bộc lộ khả năng, năng

lực, nhân cách một cách đầy đủ, rõ ràng nhất.

Để đảm bảo được nhiệm vụ trồng người, mỗi giáo viên phải có nhiệm vụ

đào tạo nên những con người có đức, có tài cho xã hội. Bởi thế nhiệm vụ của

mỗi người giáo viên không chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức về tự

nhiên, xã hội mà còn phải xây dựng và hình thành cho các em ý thức tự chủ, tinh

thần trách nhiệm cao ngay từ nhỏ Người giáo viên vừa dạy chữ, vừa dạy cách

làm người cho trẻ.

Đối với học sinh Tiểu học, việc được đến trường học không phải chỉ là nhu

cầu được học mà còn là niềm vui nữa. Ở trường, các con được học, được vui

chơi, được gặp gỡ các bạn, cô giáo. Đến trường không chỉ để học các con chữ

mà các con còn được học cách tự lập làm việc, học tập, có ý thức với sự việc và

với mọi người xung quanh mình. Song, nhiều trẻ em có biểu hiện tăng động thì

lại rất sợ phải đến trường, với các con mắc bệnh có hội chứng tăng vận động,

giảm chú ý cũng là một sự thiệt thòi cho bản thân và cho gia đình, đã vậy mà

còn không được đến trường vui đùa cùng các bạn thì thiệt thòi cho các con biết

bao nhiêu.

Hiện nay trẻ có biểu hiện tăng động là một vấn đề nóng trên toàn thế giới.

Ở Việt Nam cũng không loại trừ điều đó. Việc giáo dục học sinh có biểu hiện

tăng động là điều rất quan trọng và cần thiết. Trước nay, việc cải thiện tình trạng

cho học sinh có biểu hiện tăng động chỉ có thể thông qua con đường giáo dục

hòa nhập và được xem đó là một hoạt động trị liệu tốt nhất.

Từ ý tưởng và suy nghĩ đó, tôi mạnh dạn trình bày nội dung “Một số biện

pháp tạo cơ hội cho trẻ có biểu hiện tăng động hòa nhập với môi trường

giáo dục.” mà tôi đã tích luỹ được. Hy vọng được sự chia sẻ, tham gia đóng góp

chân thành từ các thầy giáo, cô giáo và các cấp lãnh đạo để những kinh nghiệm

này được hoàn thiện và áp dụng hiệu quả.

pdf 26 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 1454Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kĩ năng tạo cơ hội cho trẻ có biểu hiện tăng động hội nhập với môi trường giáo dục”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sinh có biểu hiện tăng động không 
thể hình thành được khả năng quan hệ bình thường. 
Để tìm ra phương pháp dạy học thích hợp giúp học sinh có biểu hiện tăng 
động thật sự hòa nhập cộng đồng, tôi đã nghiên cứu trong nhiều năm về căn 
bệnh tăng vận động, giảm chú ý. Tôi nhận thấy dạy học sinh có biểu hiện tăng 
động khá phức tạp vì không hề có giáo án hay phương pháp cụ thể mà hầu hết là 
tùy vào tình trạng của từng học sinh để có cách dạy và trị liệu riêng. Giáo viên 
ngoài tình yêu thương còn phải thật sự kiên nhẫn với học sinh. 
- Tìm hiểu học sinh có biểu hiện tăng vận động. 
- Những biểu hiện của học sinh khi mắc chứng bệnh đó. 
- Tìm phương pháp giáo dục thích hợp. 
 “Một số kĩ năng tạo cơ hội cho trẻ có biểu hiện tăng động hội nhập với môi trường giáo dục” 
8/21 
3. Mô tả các khảo sát thực trạng 
 3.1 Dấu hiệu cho biết trẻ tăng động 
- Không chú ý nhiều đến các chi tiết nhỏ nhặt, hay mắc lỗi do không cẩn 
thận trong học tập, trong công việc và các hoạt động khác; 
- Gặp khó khăn trong học tập, công việc, trò chơi..mà đòi hỏi phải có sự tập trung; 
- Thường không nghe lời chỉ dẫn và không hoàn thành bài tập ở trường, các 
việc vặt ở nhà (không phải do năng lực, mà do không nắm được chỉ dẫn); 
- Thường do dự, không thích hoặc không muốn làm những việc cần phải có 
nỗ lực về trí tuệ trong một thời gian dài; 
- Hay làm mất các dụng cụ học tập, đồ chơi hay đồ dùng cá nhân. 
- Thường dễ bị phân tán sự chú ý, hay quên; 
- Thường không ngồi yên, luôn vận động tay chân, vặn vẹo, uốn éo khi 
ngồi, chạy nhảy, trèo leo không đúng lúc, đúng chỗ; không thích chơi và thưởng 
thức những hoạt động giải trí yên tĩnh; 
-Nói nhiều, không kiên trì, hay cướp lời hoặc ngắt lời người khác; 
- Hay đánh bạn, chơi các trò chơi bạo lực. Trẻ tăng vận động, kém chú ý 
thường có các biểu hiện rối loạn như hoạt động quá mức, khó kiểm soát hành vi, 
kém tập trung chú ý trong mọi lĩnh vực, đưa đến những khó khăn về ngôn ngữ, 
giao tiếp và các sinh hoạt khác; 
Kết quả là sẽ rất khó để yêu cầu trẻ lắng nghe cô giáo giảng hay hoàn thành 
nhiệm vụ một sinh hoạt cá nhân nào đó theo chỉ dẫn ai đó. 
 Một đặc điểm chung đối với trẻ có biểu hiện tăng động là trẻ không thể 
ngồi yên một chỗ. Trẻ có thể chạy nhảy liên tục không ngơi nghỉ, dù ở bất kỳ 
điều kiện, không gian nào. Khi chúng ngồi xuống, chúng có xu hướng bồn chồn 
hoặc nhún nhẩy. 
 Nếu không điều trị, hội chứng tăng động có thể ảnh hưởng tới sự phát triển 
về mặt xã hội và trình độ học vấn của trẻ. Trẻ không thể tập trung trong công 
việc và học tập thường dẫn tới quá trình học không tốt ở trường. Trẻ bị hiếu 
động thái quá, hay cắt ngang việc người khác có thể gây rắc rối trong giao tiếp. 
Sự tụt lùi này có thể dẫn tới tự ti và các hành vi thiếu chuẩn mực. 
 “Một số kĩ năng tạo cơ hội cho trẻ có biểu hiện tăng động hội nhập với môi trường giáo dục” 
9/21 
Nắm được rõ những dấu hiệu cho biết học trò của mình có biểu hiện tăng 
động cũng giúp tôi rất nhiều trong quá trình giảng dạy. Tôi thật sự thương các 
con khi các con không được may mắn, bình thường như những học trò khác. 
Năm học nào lớp tôi cũng có vài trò mắc phải hội chứng trên, điển hình như năm 
học này lớp tôi có đến 3 học sinh: 
1. Nguyễn Huy Vũ, cháu quá hiếu động. Cháu tự do đi lại không thích học, chỉ 
thích đi chơi vòng quanh sân. Cháu thường trêu chọc bạn, giằng đồ của bạn khi thì sữa, 
lúc bútGiờ học, cháu không ngồi yên, luôn tay, luôn chân nghịch ngợm, nhiều lúc lại la 
hét ầm ĩ. Nhiều hôm dạy học cả buổi sáng tôi đã rất căng thẳng, vừa dạy vừa trông chừng 
cháu. Bởi lẽ mắt trước, mắt sau cháu lại đi ra ngoài chơi, đi lại tự do. Tôi lại phải đi tìm 
cháu, khó khăn lắm mới dỗ được cháu về. Đã vậy, giờ trưa cháu cũng không ngủ, quậy 
phá không để cô và các bạn nghỉ. 
2.Lê Quang Long Vũ lúc nhỏ 2 tuổi, bố mẹ cháu gửi con về quê ngoại 
chăm cháu cũng bị 1 cơn sốt co giật không đưa đến viện cứu chữa kịp thời để lại 
di chứng tăng vận động, giảm chú ý. Trong lớp, Long Vũ không tập trung học, 
luôn chân, luôn tay ngọ nguậy, chui xuống ngầm bàn, xé sách vở và cắn nát đồ 
dùng, những que tính hình tròn đều chuyển thành dẹt, ... 
3. Bùi Nam Khánh nói tự do, rất hay đánh bạn, trêu chọc bạn, lấy đồ dùng 
của bạn, suốt ngày lầm lì, không tự giác học...không thực hiện nội quy lớp. 
3.2 BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 
a. Nhóm biện pháp hình thành kĩ năng xã hội ở trường học 
a.1 Luyện tập 
Mục tiêu: tạo thói quen sử dụng kĩ năng xã hội cho học sinh hội chứng 
tăng động. 
Nội dung: Luyện tập để có được thói quen (tập thói quen) là tổ chức cho 
học sinh thực hiện một cách đều đặn thông qua hệ thống bài tập, nhằm mục đích 
biến các hành động đó thành thói quen ứng xử. 
Ý nghĩa giáo dục: Biện pháp này đặc biệt có hiệu quả trong giai đoạn đầu 
quá trình phát triển của học sinh, nhất là với học sinh có biểu hiện tăng động, 
việc dạy những thói quen đúng đắn cần được chú ý trước, sau đó mới dạy cho 
học sinh hiểu sự cần thiết của hành vi ấy như thế nào. 
 “Một số kĩ năng tạo cơ hội cho trẻ có biểu hiện tăng động hội nhập với môi trường giáo dục” 
10/21 
Tổ chức thực hiện: Giáo viên thiết kế và tổ chức cho trẻ thực hiện một cách 
đều đặn các kĩ năng thông qua hệ thống các bài tập rèn luyện. Việc thiết kế bài 
tập rèn luyện cần tuân thủ các yêu cầu: 
1) Tùy vào mức độ kĩ năng của từng học sinh trong mỗi nhóm kĩ năng khác 
nhau mà giáo viên đưa ra các bài luyện tập phù hợp. 
2) Bài tập phải thu hút được sự tham gia của các lực lượng giáo dục khác 
nhau và có thể thực hiện thường xuyên. 
3) Phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh hội chứng tăng vận động và 
không ảnh hưởng đến lớp học. 
Biện pháp luyện tập phù hợp với việc hình thành các kĩ năng cần tạo thói 
quen. Do đó, giáo viên nên lựa chọn biện pháp này là biện pháp quan trọng 
trong rèn luyện kĩ năng thực hiện nội quy trường lớp cho học sinh có biểu hiện 
tăng động hòa nhập. 
Để hình thành tốt kĩ năng thực hiện nội quy cho học sinh hội chứng tăng 
vận động, giảm chú ý học hòa nhập, ngay từ đầu năm học, giáo viên cần cho các 
em luyện tập các bài tập sau: 
Bài tập 1. Tập thói quen lễ phép với thầy cô 
Rèn cho học sinh thói quen biết chào hỏi, thưa gửi lễ phép với thầy cô. Khi 
muốn ra ngoài hay phát biểu ý kiến xin phép cô giáo. Trong quá trình tiếp xúc 
và dạy học sinh, giáo viên thường xuyên nhắc nhở, khuyến khích học sinh thực 
hiện. Khi học sinh không thực hiện hoặc thực hiện sai, yêu cầu học sinh thực 
hiện lại cho đúng. Giáo viên có thể làm mẫu để học sinh hiểu rõ hơn. 
Bài tập 2. Tập thói quen thực hiện nội quy lớp học. 
Tạo thói quen đi học đúng giờ: nhờ phụ huynh nhắc nhở hoặc đưa học sinh 
đi học đúng giờ. Hoặc giáo viên yêu cầu học sinh gần nhà với học sinh đó 
thường xuyên rủ bạn đi học đúng giờ. Giáo viên có thể xác định thời gian học 
sinh đi đến trường và ước lượng giúp học sinh mấy giờ bắt đầu ra khỏi nhà và đến trường. 
Bài tập 3. Tạo thói quen chấp hành nội quy giờ học 
- Cho học sinh ngồi cạnh bàn giáo viên, ngồi đầu bàn tạo thuận lợi để giáo 
viên kiểm soát và trẻ có thể dễ tập trung hay tham gia các hoạt động của lớp học; 
 “Một số kĩ năng tạo cơ hội cho trẻ có biểu hiện tăng động hội nhập với môi trường giáo dục” 
11/21 
- Cho học sinh ngồi cạnh những bạn chăm ngoan, học khá, giỏi và thân 
thiện với học sinh tạo sự yên tâm, thoải mái cho học sinh và luôn có bạn nhắc 
nhở, khuyến khích học sinh chú ý, trật tự trong giờ học; 
- Giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp, đặc biệt là các tổ trưởng theo dõi, nhắc 
nhở các bạn thực hiện đầy đủ nội quy trường lớp; các kết quả theo dõi được báo 
cáo trước lớp trong buổi sinh hoạt cuối tuần để các bạn trong lớp đóng góp ý 
kiến rút kinh nghiệm với những bạn vi phạm và tuyên dương, khuyến khích 
những bạn thực hiện tốt; điều này tạo không khí thi đua cùng nhau thực hiện tốt 
kĩ năng cho cả lớp và cho học sinh sẽ cố gắng thực hiện tốt hơn; 
Bài tập 4. Tập thói quen chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập đầy đủ 
- Nhắc nhở phụ huynh kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của học sinh trước 
khi đến trường. Dán thời khóa biểu trước góc học tập và có thể để những bức 
tranh có lời minh họa rõ ràng - nhắc nhở việc soạn bài vở, mang đồ dùng học tập 
đầy đủ mỗi khi học sinh đến lớp học. Quan trọng là phụ huynh cần quan tâm đến 
việc học tập của học sinh mỗi ngày, kèm cặp học sinh ôn bài cũ và chuẩn bị bài mới. 
- Trên lớp, giáo viên giao nhiệm vụ cho các cán bộ lớp, tổ trưởng thường 
xuyên kiểm tra đồ dùng học tập của các thành viên trong lớp, nhận xét, tổng kết 
thi đua khen thưởng, rút kinh nghiệm vào buối sinh hoạt cuối tuần. 
Bài tập 5. Tạo thói quen giữ gìn vệ sinh trường lớp 
- Cho học sinh tham gia các hoạt động tập thể như lao động, vệ sinh trường 
lớp. Giáo viên phân công việc theo nhóm như lau bảng, kê bàn ghế hay tham gia 
vào các công việc trang trí lớp học, trưng bày sản phẩm của lớp ... Đây là những 
thói quen tốt mà trẻ có biểu hiện tăng động có thể học tập hoặc bắt chước làm 
theo cùng bạn. 
a.2 Trò chơi 
Mục tiêu: Qua các hoạt động chơi thú vị, bổ ích học sinh được thực hành sử 
dụng và khắc sâu các kĩ năng xã hội cần thiết. 
Nội dung: Dạy các kĩ năng xã hội bằng các hoạt động trò chơi 
Ý nghĩa giáo dục: Trong khi tham gia vui chơi học sinh có cơ hội để được 
học các kĩ năng xã hội. Thông qua các hoạt động này học sinh được hình thành 
các kĩ năng chơi có tổ chức, đúng luật... xây dựng cho học sinh những phẩm 
chất tốt trong quan hệ tập thể, quan hệ bạn bè... Những hoạt động chơi mang 
 “Một số kĩ năng tạo cơ hội cho trẻ có biểu hiện tăng động hội nhập với môi trường giáo dục” 
12/21 
tính hấp dẫn, bổ ích giúp cho các kĩ năng được hình thành nhanh và học sinh sẽ 
nhớ được lâu hơn. 
Tổ chức thực hiện: Giáo viên thiết kế các trò chơi học tập hoặc vui chơi 
theo nhóm hoặc tập thể. Một số thể loại trò chơi có thể sử dụng trong rèn luyện 
kĩ năng xã hội ở trường học cho học sinh có biểu hiện tăng động như: trò chơi 
vận động, trò chơi trí tuệ, phổ biến nhất là trò chơi vừa học, vừa chơi . 
Yêu cầu: Trò chơi gây hứng thú, không ép buộc học sinh tham gia, có luật 
chơi rõ ràng, dễ hiểu. 
Biện pháp này phù hợp với việc hình thành kĩ năng hợp tác với bạn bè cho 
học sinh có biểu hiện tăng động học hòa nhập. Giáo viên thiết kế các trò chơi 
trong các hoạt động học tập hay vui chơi. Tổ chức chơi trong nhóm, tổ hay cả 
lớp với sự tham gia tích cực của trẻ chậm phát triển trí tuệ. Đặc biệt chú ý thiết 
kế các trò chơi mang tính hợp tác như trò chơi tiếp xúc. Khi học sinh tham gia 
cần theo dõi, động viên và hướng dẫn nếu học sinh thường thực hiện sai. Giáo 
viên có thể sử dụng biện pháp này thường xuyên trong các giờ lên lớp hoạt động 
ngoại khóa. 
a.3 Xây vòng bạn bè 
Mục tiêu: Tạo cho học sinh mối quan hệ bạn bè ấm áp, những người bạn sẽ 
giúp học sinh mau chóng hòa nhập với nề nếp sinh hoạt, cách ứng xử phù hợp 
trong trường lớp. Hơn nữa, học sinh cảm thấy an tâm, vui vẻ khi có bạn bè sẽ là 
điều kiện quan trọng tiếp thu các kiến thức văn hóa cũng như việc học và luyện 
tập các kĩ năng xã hội cần thiết. 
Nội dung: Giáo viên có thể thành lập nhóm bạn sẵn sàng giúp đỡ trò có 
biểu hiện tăng động. Những em này biết quý mến bạn, không ngại khó và có ý 
thức trách nhiệm khi được giáo viên phân công. Các em là những người thường 
xuyên cùng tham gia vào mọi hoạt động của lớp và của trường. 
Ý nghĩa giáo dục: Việc thiết lập cho học sinh có biểu hiện tăng động những 
mối quan hệ tích cực với bạn bè là điều kiện quan trọng để học sinh học tập và 
trưởng thành. 
Tổ chức thực hiện : 
 Trước hết, giáo viên nên xây vòng bạn bè theo hình thức đôi bạn: Giáo 
viên nên giúp đỡ và tạo điều kiện để học sinh có được ít nhất một người bạn 
thân nhất trong lớp, thường tham gia cùng trong nhiều hoạt động và giúp học 
 “Một số kĩ năng tạo cơ hội cho trẻ có biểu hiện tăng động hội nhập với môi trường giáo dục” 
13/21 
sinh đạt được những thành công nên chọn học sinh có khả năng học tập tốt, tính 
tình điềm đạm, biết giúp đỡ người khác và có mối thiện cảm với bạn bè. Bắt đầu 
có thể là từ phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, phong trào này giúp bạn vượt khó. 
Từ đó, học sinh có cơ hội được bạn bè giúp đỡ và tìm được một người bạn thân 
để cùng thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trường lớp. 
- Vòng bạn bè theo nhóm – tạo cho trò nhóm bạn để cùng thực hiện các 
nhiệm vụ học tập và các kĩ năng xã hội mang lại hiệu quả. 
- Vòng bạn bè theo hình thức cả lớp: Giáo viên xây dựng ý thức chia sẻ với 
những bạn khó khăn cho mọi học sinh. Khuyến khích cả lớp thi đua học tập, rèn 
luyện và đoàn kết tốt, tạo nhiều tấm gương tốt qua đó học sinh có biểu hiện tăng 
động có thể học tập, bắt chước. 
Sử dụng vòng bạn bè trong rèn luyện kĩ năng thực hiện nội quy. Các bạn 
trong “ vòng tay bạn bè” luôn cố gắng thực hiện đầy đủ và thật tốt các kĩ năng 
nội quy trường lớp, khuyến khích nhau xây dựng nhóm chăm ngoan, luôn hoàn 
thành các nhiệm vụ của học sinh ngoan. 
b. Nhóm biện pháp hình thành kĩ năng học đường chức năng 
b.1. Điều chỉnh mục tiêu dạy học 
Mục tiêu: Đặc điểm nhận thức của học sinh có biểu hiện tăng động mang 
tính trực quan, cụ thể, khó lĩnh hội kiến thức đòi hỏi tư duy logic, trừu tượng. 
Do đó, học sinh gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình hình thành các kĩ năng 
học đường chức năng, đặc biệt là kĩ năng Tiếng Việt chức năng và Toán chức 
năng. Chính vì vậy cần điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học phù hợp 
với nhận thức của học sinh có biểu hiện tăng động, giúp các em nhanh chóng 
hình thành được các kĩ năng học đường chức năng cơ bản liên quan đến các môn 
học. Đây là nền tảng cơ bản giúp các em học hòa nhập được các lớp trên. 
Nội dung: Mục tiêu tiết học cho từng học sinh có biểu hiện tăng động rất đa 
dạng trong phạm vi, mức độ nhuần nhuyễn trong từng giờ học so với mục tiêu 
chung của cả lớp. Cụ thể là học sinh có biểu hiện tăng động phải nắm bắt cùng 
một nội dung nhưng ở những mục tiêu nhận thức khác nhau, đòi hỏi thời gian 
không giống nhau, cách thể hiện những gì nắm bắt được khác nhau. 
Ý nghĩa giáo dục: Việc điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học sẽ giúp 
học sinh có biểu hiện tăng động có hứng thú học tập và học tập có hiệu quả trên 
cơ sở sử dụng tối đa kiến thức và các kĩ năng hiện có để lĩnh hội những kiến 
thức và kĩ năng mới; tránh được sự bất cập giữa kiến thức, kĩ năng và kinh 
 “Một số kĩ năng tạo cơ hội cho trẻ có biểu hiện tăng động hội nhập với môi trường giáo dục” 
14/21 
nghiệm sống hiện có của học sinh và yêu cầu lĩnh hội của nội dung dạy học phổ 
thông; nâng cao tính phù hợp giữa cách học của học sinh và phương pháp giảng 
dạy của giáo viên; phát triển tích cực các giác quan, tinh thần và hành vi của học sinh. 
Tổ chức thực hiện: Để tiến hành một tiết học, giáo viên cần chuẩn bị kĩ nội 
dung bài học và xác định mục tiêu cho cả lớp cũng như mục tiêu cho học sinh có 
biểu hiện tăng động. 
b.2. Sử dụng các phương pháp đặc thù cho học sinh có biểu hiện tăng động 
Mục tiêu: Giúp học sinh dễ dàng tiếp nhận thông tin, hình thành được các 
kĩ năng học đường chức năng trong thời gian ngắn, tham gia vào quá trình học 
tập có hiệu quả nhất. 
Nội dung: Các phương pháp đặc thù cho học sinh có có biểu hiện tăng 
động; phương pháp học bằng các bước nhỏ, dạy học bằng các biểu tượng, dạy 
học củng cố, nhắc đi nhắc lại, làm mẫu, ... 
Ý nghĩa giáo dục: Các phương pháp này giúp cho học sinh có biểu hiện 
tăng động dễ dàng tiếp nhận thông tin theo đặc điểm riêng của các em nhanh 
chóng hình thành được các kĩ năng học đường chức năng cơ bản một cách nhẹ 
nhàng, hiệu quả mang trong học tập. Phương pháp dạy học đặc thù có ý nghĩa 
quan trọng nhằm phục hồi chức năng cho học sinh có biểu hiện tăng động. 
Tổ chức thực hiện: 
- Dạy học bằng các bước nhỏ; 
- Dạy học bằng biểu tượng, trực quan; 
- Dạy học củng cố, nhắc đi nhắc lại; 
b.3.Rèn kĩ năng học đường chức năng thông qua trò chơi học tập 
Mục tiêu: Trò chơi học tập là một phương tiện quan trọng trong quá trình 
dạy học Tiểu học. Thông qua trò chơi học tập, học sinh có biểu hiện tăng động 
lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng học đường chức năng theo một cách thức 
tự nhiên, không có chủ định từ trước. 
Nội dung: Mỗi một môn học có những trò chơi học tập tương ứng với nội 
dung nhận thức và kĩ năng học đường chức năng cần hình thành cho học sinh. 
 “Một số kĩ năng tạo cơ hội cho trẻ có biểu hiện tăng động hội nhập với môi trường giáo dục” 
15/21 
Ví dụ : Môn Đạo đức chơi trò chơi sắm vai; môn Tiếng Việt chơi thử làm 
phát thanh viên tài năng 
Ý nghĩa giáo dục: Ở trò chơi học tập có sự tự nguyện và bình đẳng giữa các 
học sinh, mọi học sinh đều có vị trí, nhiệm vụ như nhau khi tham gia trò chơi. 
Và quan trọng hơn, khi chơi học sinh cảm nhận được một cách trực tiếp kết quả 
hành động của mình. Kết quả này mang lại niềm vui vô hạn, thúc đẩy tính tích 
cực, mở rộng củng cố và phát triển vốn hiểu biết ở các em. 
Tổ chức thực hiện: Để thực hiện biện pháp này, giáo viên cần có kĩ năng 
thiết kế và tổ chức trò chơi học tập cho học sinh có biểu hiện tăng động. Trò 
chơi học tập có cấu trúc 4 phần như sau mà giáo viên cần nắm rõ: 
- Xác định nhiệm vụ nhận thức; 
- Xác định hành động chơi; 
- Xác định luật chơi; 
- Kết quả; 
c. Nâng cao nhận thức cho phụ huynh của học sinh có biểu hiện tăng 
động về vai trò của họ trong chăm sóc, giáo dục trẻ. 
Mục tiêu: Nhằm giúp gia đình học sinh nhận thức đúng đắn về vai trò của 
họ trong việc chăm sóc, giáo dục con. Từ đó, gia đình trẻ sẽ hợp tác tích cực với 
nhà trường trong việc giáo dục con nói chung và hình thành kĩ năng thực hiện 
nội quy nói riêng ngay từ đầu năm học. 
Nội dung: Tuyên truyền cho phụ huynh học sinh về tầm quan trọng việc 
đưa trẻ vào nề nếp của nhà trường đối với việc học tập của trẻ; về những khó 
khăn mà trẻ sẽ gặp phải trong giai đoạn đầu làm quen với môi trường lớp học do 
ảnh hưởng biểu hiện tăng động gây nên; về vai trò của gia đình trong việc hình 
thành kĩ năng thực hiện nội quy trường lớp cho học sinh ... 
Ý nghĩa giáo dục: Nhờ sự chuẩn bị trước về mọi mặt của cha mẹ giúp trẻ 
không bị sốc tâm lý khi làm quen với nề nếp sinh hoạt của nhà trường. 
Tổ chức thực hiện: Nhà trường sẽ tuyên truyền cho gia đình học sinh. 
 “Một số kĩ năng tạo cơ hội cho trẻ có biểu hiện tăng động hội nhập với môi trường giáo dục” 
16/21 
 d. Phối hợp với gia đình lên kế hoạch hỗ trợ học sinh có biểu hiện tăng động 
Mục tiêu: Để việc hình thành kĩ năng học đường đạt hiệu quả cao, trẻ có 
biểu hiện tăng động cần sự hỗ trợ nhất là ở gia đình. Chính vì vậy, giáo viên chủ 
nhiệm cần phối hợp chặt chẽ với gia đình lên kế hoạch hỗ trợ học sinh có biểu 
hiện tăng động đạt hiệu quả. 
 Nội dung: Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn gia đình cách hỗ trợ học sinh 
có biểu hiện tăng động khi ở nhà. 
Ý nghĩa giáo dục: Học sinh có cơ hội rèn luyện kĩ năng học đường chức 
năng ở mọi nơi, mọi lúc. Đây là một trong những yếu tố giúp học sinh nhanh 
chóng hội nhập vào cộng đồng. 
Tổ chức thực hiện: Lập kế hoạch, phân công hỗ trợ cho học sinh có biểu 
hiện tăng động. 
Chẳng hạn như: 
-Tìm thiểu sở thích, tính tình của từng trò để tìm ra cách giáo dục tốt nhất, có 
hiệu quả nhất cho các con. Thường xuyên trao đổi với cha mẹ của các con để hiểu 
khi ở nhà thì các con thường như thế nào, thích ăn cái gì, thích chơi trò gì và ở nhà 
thì cha mẹ dạy con như thế nào. Không phủ nhận được rằng có nhiều cha mẹ khi con 
mắc hội chứng tăng động phó thác hoàn toàn con mình cho nhà trường, cho cô giáo. 
Cũng có nhiều người sẵn sàng bỏ ra rất nhiều thì giờ trong ngày để chăm sóc con, 
thậm chí có người phải nghỉ việc ở nhà để có đủ thời gian lo cho đứa con tội nghiệp 
của mình, nhưng họ lại không biết phải làm sao! Thường thì họ dùng thời gian đó để 
đưa con đi hết trung tâm này đến cơ sở nọ, với tâm lý, có bệnh thì phải vái tứ 
phương! Hoặc “vật lộn” với con qua một số kỹ thuật mà họ được hướng dẫn hay tự 
mày mò tìm kiếm một cách không đầy đủ. Nhưng rồi thời gian trôi đi, sự nỗ lực của 
họ không đem lại sự cải thiện như mong muốn về con, 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_ki_nang_tao_co_hoi_cho_tre_co_b.pdf