Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tổ chức sinh hoạt hè đạt hiệu quả cao

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tổ chức sinh hoạt hè đạt hiệu quả cao

2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến

Giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường phổ thông từ xưa đến nay là một vấn

đề cấp thiết và vô cùng quan trọng. Bác Hồ cũng đã dạy: “Dạy cũng như học, phải biết chú

trọng cả đức lẫn tài, đạo đức là cái gốc của con người cách mạng; Đạo đức cũng là cái gốc của

con người phát triển toàn diện, mà nhà trường phổ thông có nhiệm vụ đào tạo”.

Sinh hoạt hè được xem là học kỳ thứ ba của học sinh, ngoài việc cung cấp những tri

thức khoa học mà còn hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh; tạo điều kiện cho các

em làm quen với những lĩnh vực khác nhau trong xã hội, giúp các em có cơ hội liên hệ kiến

thức thực tế với cuộc sống; có ý nghĩa trong hoạt động tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh

vì có nội dung phong phú, phạm vi rộng hơn.

Sinh hoạt hè còn mang lại hiệu quả cao trong trường phổ thông vì ở lứa tuổi này các em

rất thích hoạt động, có tính năng động tự lập, tự khẳng định mình trước tập thể. Nên sinh hoạt

hè là môi trường rất tốt để các em thể hiện khả năng của mình.

Để nâng cao chất lượng các hoạt động trong nhà trường thì một trong những việc làm

rất cần thiết là tìm ra nguyên nhân và các giải pháp để tổ chức sinh hoạt hè ngày càng hiệu quả

nhằm thu hút, phát huy tiềm năng trong học sinh, đồng thời giúp các em có sân chơi lành

mạnh, bổ ích, tránh xa các tệ nạn xã hội.

pdf 19 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 1934Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tổ chức sinh hoạt hè đạt hiệu quả cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mang lại hiệu quả cao trong trường phổ thông vì ở lứa tuổi này các em 
rất thích hoạt động, có tính năng động tự lập, tự khẳng định mình trước tập thể. Nên sinh hoạt 
hè là môi trường rất tốt để các em thể hiện khả năng của mình. 
Để nâng cao chất lượng các hoạt động trong nhà trường thì một trong những việc làm 
rất cần thiết là tìm ra nguyên nhân và các giải pháp để tổ chức sinh hoạt hè ngày càng hiệu quả 
nhằm thu hút, phát huy tiềm năng trong học sinh, đồng thời giúp các em có sân chơi lành 
mạnh, bổ ích, tránh xa các tệ nạn xã hội. 
3. Nội dung sáng kiến 
3.1. Tiến trình thực hiện 
Để các hoạt động hè thu hút, hiệu quả thì các hoạt động phù hợp với lứa tuổi, tâm tư 
nguyện vọng của học sinh. Sau khi tổ chức khảo khát học sinh, tôi tổ chức các hoạt động như: 
Lớp học làm người có ích, trò chơi dân gian, Liên hoan các nhóm nhảy, diển tiểu phẩm, văn 
nghệ, trò chơi Liên hoàn, ... cho học sinh. Tổ chức hoạt động vui chơi vừa có tính chất học tập 
vừa có tính chất giáo dục như tìm hiểu luật ATGT, phòng chống ma túy, sức khỏe sinh sản, 
các câu lạc bộ học tập, hái hoa dân chủ, ... nhằm tạo sân chơi bổ ích trong hè qua đó giúp cho 
các em thể hiện, phát huy năng khiếu, sở trường, tài năng khéo léo, sáng tạo của bản thân. 
Trong quá trình giáo dục, rèn luyện học sinh thì vấn đề kiểm tra đánh giá để nhắc nhở, 
điều chỉnh hành vi và xếp loại là rất quan trọng, qua đó mới động viên, khuyến khích được học 
sinh trong hoạt động tu dưỡng rèn luyện cũng như tự giáo dục. 
5 
Đây là nhiệm vụ chính của Đoàn trường, tôi lập kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể 
các thành viên. Khi tổ chức các hoạt động cần nắm các yêu cầu sau: 
- Hoạt động phong trào là hoạt động giáo dục, vì vậy bất kỳ một hoạt động nào dù lớn 
hay nhỏ đều phải xác định được mục tiêu giáo dục. Đây là yêu cầu quan trọng nhất mà người 
thiết kế cần nắm vững. 
- Thiết kế phải phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh THPT. Các em có thể 
thực hiện được một cách hào hứng, phấn khởi, đem lại hiệu quả cao và góp phần nâng cao kiến 
thức tự nhiên, xã hội mà các em học tập tại trường. 
- Thiết kế hoạt động phải trên cơ sở điều kiện kinh phí cần thiết cho công việc đặt ra để 
có hiệu quả cao mà ít tốn kém, tiết kiệm được thời gian, công sức và kinh phí. 
- Thiết kế hoạt động phải thể hiện được màu sắc của Đoàn, là sự vui chơi lành mạnh tức 
là học mà chơi, chơi mà học tạo nên những yếu tố bất ngờ, hấp dẫn, thu hút, lôi cuốn các em. 
Tham gia trò chơi sinh hoạt hè 
Để tổ chức một hoạt động tôi tiến hành các bước sau: 
- Bước 1: Công tác chuẩn bị. 
+ Tìm hiểu nghiên cứu kế hoạch và những chủ trương của Ban Chỉ đạo sinh hoạt hè cấp 
trên và nhiệm vụ của nhà trường, đồng thời nắm bắt những yêu cầu nguyện vọng của học sinh 
(qua khảo sát, các cuộc họp, mạng xã hội, ). 
+ Chú trọng đến các ngày lễ lớn, chủ điểm trong năm, những ngày truyền thống của đơn 
vị và của địa phương. Ví dụ: Ngày phòng chống ma túy, Viếng Dinh Nguyễn Hữu Cảnh, 
thương binh liệt sĩ,  
+ Chọn thành viên Ban Chỉ đạo hè có năng lực, trách nhiệm phụ trách các nội dung 
khác nhau sao cho phù hợp với sở trường và điều kiện của thành viên. Các thành viên chọn 
trong Ban Chấp hành Đoàn trường, Đội Thanh niên tình nguyện, câu lạc bộ sở thích,  
+ Chuẩn bị về cơ sở vật chất phục vụ tối đa cho các hoạt động đồng thời dự kiến thời 
gian, thời điểm phù hợp. 
6 
- Bước 2: Thiết kế nội dung, chương trình hoạt động. 
+ Thiết kế nội dung, chương trình hoạt động hè là công việc quan trọng và có tính quyết 
định. Nội dung tổng hợp và nội dung cho từng hoạt động cụ thể phải đảm bảo bám sát mục 
đích, yêu cầu đặt ra và phải có tính khả thi cao. 
+ Nội dung hoạt động phải chia thành các công việc cụ thể gắn với thời gian dự kiến. 
+ Xác định được những công việc thường xuyên, chủ yếu và trọng tâm. Tiến trình công 
việc gắn với địa điểm cụ thể. 
+ Khẳng định được tính thống nhất chung, tính riêng biệt. 
+ Có phương án 2 cho các nội dung. 
+ Có thể điều chỉnh kế hoạch trước, trong quá trình chỉ đạo thi công bản thiết kế 
sao cho phù hợp với tình hình. Chương trình và kế hoạch hoạt động được lập một cách 
khoa học, chi tiết đảm bảo đạt hiệu quả cao. Đặc biệt phải cương quyết chỉ đạo, tránh tình 
trạng đầu voi, đuôi chuột sẽ làm cho các em chán nản, thiếu tác dụng giáo dục. 
Liên hoan các nhóm nhảy 
- Bước 3: Tổ chức thực hiện. 
+ Sau khi đã làm tốt công tác chuẩn bị và thiết kế nội dung, chương trình và kế hoạch 
hoạt động thì tiến hành phổ biến vận dụng thực hiện. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện, tôi 
chịu trách nhiệm quán xuyến toàn bộ công việc, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, đánh giá để 
kịp thời động viên, tuyên dương cũng như nhắc nhở những công việc chưa làm được của cá 
nhân và tập thể. 
+ Các thành viên phụ trách từng phần việc phải chịu trách nhiệm tổ chức công việc 
được phân công và báo cáo kịp thời diễn biến để phối hợp thực hiện. 
+ Phải chỉ đạo một cách cương quyết nội dung, chương trình hoạt động trong thiết 
kế. Tuy nhiên, có thể có những phát sinh trong quá trình thực hiện vì vậy cần linh hoạt, sáng 
tạo để sử dụng và điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình. 
+ Thường xuyên hội ý với Ban Tổ chức để nắm bắt diễn biến các hoạt động, tạo mọi 
điều kiện về vật chất và tinh thần để thực hiện trọn vẹn nội dung và chương trình đề ra. 
7 
- Bước 4: Tổng kết đánh giá kết quả 
+ Thiết kế hoạt động và thực hiện cho đạt hiệu quả cao nhất và rút ra những bài học 
kinh nghiệm từ thực tiễn. Để giành thời gian thích đáng xem xét một cách nghiêm túc những 
mặt mạnh, mặt yếu, những ưu điểm, nhược điểm của cá nhân và của cả các tập thể là rất cần 
thiết. Rút kinh nghiệm để ban tổ chức và các em tự xem lại mình, tự đánh giá và làm bài học 
cho lần sau. Mặt khác, tổng kết đánh giá kết quả kịp thời để động viên, tuyên dương, khen 
thưởng cũng như nhắc nhở, phê bình những cá nhân, tập thể chưa tích cực, chưa tham gia tốt, 
đảm bảo thực hiện yêu cầu tất yếu của kế hoạch. 
+ Tổng kết đánh giá kết quả phải khách quan, vô tư và công bằng cả vấn đề tổ chức, yêu 
cầu giáo dục, nội dung, và các mối quan hệ với các đơn vị trong quá trình hoạt động. 
Tham quan khu di tích Địa đạo Củ Chi – TP Hồ Chí Minh 
3.2. Các giải pháp thực hiện 
Trong trường học ngoài việc đặt nền tảng và đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và 
phát triển toàn diện nhân cách của học sinh thì việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa cũng là 
một trong những biện pháp quan trọng góp phần xây dựng và phát triển học sinh toàn diện sau 
này. Bậc trung học phổ thông học sinh đang độ tuổi phát triển tâm sinh lý, chính vì vậy chúng 
ta cần xem trọng việc tổ chức các hoạt động cho học sinh để các em sẽ hoàn thiện mình hơn và 
trở thành một con người có ích cho xã hội. 
Để thực hiện được vấn đề này không phải dễ mà cần có một quá trình và dựa vào cả hệ 
thống chính trị của nhà trường. Là một giáo viên phụ trách công tác sinh hoạt hè, chúng ta cần 
phải biết sáng tạo, năng động, kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp để hoạt động hè đạt 
hiệu quả cao hơn. Và tôi xin đề xuất một số giải pháp sau: 
8 
3.2.1. Tổ chức khảo sát học sinh về các hoạt động hè 
Trước khi xây dựng kế hoạch hoạt động hè, vào đầu tháng 5 (cuối năm học) tôi khảo sát 
ngẫu nhiên khoảng 200 học sinh ở các khối, các lớp khác nhau để có cách nhìn khách quan, 
chính xác về hoạt động trong hè vừa qua và sắp tới về những mặt làm được, chưa làm được, 
nguyên nhân và tìm hướng giải quyết. 
Khi xây dựng phiếu khảo sát phải bám vào kế hoạch của cấp trên, tìm hiểu nhu cầu, tâm 
tư, nguyện vọng của học sinh, phát huy năng khiếu, sở trường của các em, ... để phong trào 
ngày càng thu hút, hiệu quả và đạt được mục tiêu mà Ban Chỉ đạo hè đề ra. 
Buổi Lễ mít tinh phòng chống ma túy năm 2018 
3.2.2. Xây dựng kế hoạch hoạt động, khen thưởng học sinh. 
Để mọi hoạt động hè được thực hiện một cách bài bản, khoa học, theo quy tắc chung thì 
việc xây dựng các tiêu chí, quy chế hoạt động là rất cần thiết. Trong đó phải cụ thể hoá được 
các quy định, quy tắc, tiêu chí về thi đua khen thưởng đối với học sinh để đảm bảo tính công 
bằng, khách quan trong hoạt động. 
Sau khi khảo sát học sinh, tôi nghiên cứu thật kỹ các kế hoạch Ban Chỉ đạo sinh hoạt hè 
cấp trên tham mưu với Ban Lãnh đạo trường ký ban hành cho tất cả giáo viên chủ nhiệm, học 
sinh toàn trường. Khi xây dựng kế hoạch phải căn cứ vào các tiêu chí sau: 
- Phải bám sát vào kế hoạch và hướng dẫn của Ban Chỉ đạo cấp trên. 
- Xác định mục tiêu của kế hoạch. Từ đó lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động phù 
hợp. Ví dụ: Tuyên truyền về tác hại ma túy thì mời công an huyện báo cáo, có phương tiện 
minh họa và tổ chức lễ mít tinh thì hiệu quả sẽ cao hơn là chỉ tuyên truyền miệng. 
9 
Buổi tuyên truyền về tác hại của ma túy 
- Căn cứ vào điều kiện thực tế và nhu cầu của học sinh tại đơn vị. 
- Phải đảm bảo nội dung một cách trình tự, khoa học. Phải có phần mở đầu và kết thúc, 
xác định đâu là khâu quan trọng nhất của toàn bộ hoạt động. Ví dụ: khi tổ chức hoạt động 
thường mở đầu bằng các tiết mục hoạt náo như hát, nhảy tập thể, trò chơi, ... nhằm làm nóng, 
sôi động bầu không khí trước khi bước vào nội dung chính thức. Khi hoạt động kết thúc có thể 
cho học sinh nói lên cảm nghĩ của bản thân khi tham gia hoạt động, qua hoạt động em học 
được những gì? Hoạt động nào mà em tâm đắc nhất? Cần bổ sung nội dung gì? ... Để từ đó có 
đánh giá chính xác hơn, rút kinh nghiệm cho các hoạt động sau này. 
- Tổ chức thực hiện sáng tạo theo một chủ đề, chủ điểm, một yêu cầu giáo dục nhất định 
của hoạt động. Xác định được thời điểm diễn ra các hoạt động trong hè, cụ thể hoá chương 
trình trong quá trình thiết kế. Ví dụ: Khi tổ chức các hoạt động ngoại khóa, vui chơi thường tập 
trung vào tháng 7 vì trong tháng 6 học sinh khối 12 đang ôn tập thi THPT quốc gia. 
- Thiết kế hoạt động phải phù hợp với đối tượng học sinh, về khả năng, trình độ và đặc 
biệt là sức khoẻ. Không tổ chức các hoạt động phản cảm, mang tính bạo lực, phản giáo dục,  
gây ảnh hưởng đến nhà trường. Ví dụ: tôi không tổ chức trò chơi buộc bong bóng vào chân và 
đạp cho bể, học sinh cuối cùng còn bong bóng thì chiến thắng, vì mang tính thắng thua và các 
em đang ở độ tuổi năng động nên rất dễ đạp vào chân bạn khác rất nguy hiểm. 
10 
- Trong các hoạt động phải mang tính lành mạnh, có ý nghĩa giáo dục các em trong mỗi 
một hoạt động, vừa tạo ra được một sân chơi bổ ích học mà chơi, chơi mà học gây hứng thú 
cho học tham gia nhiệt tình, tích cực. Ví dụ: tổ chức Hội thi đố vui ôn tập kiến thức học kỳ 2 
lồng ghép vào hoạt động ngoại khóa, có phần thưởng và hình phạt kèm theo để gây hứng thú 
cho học sinh vừa học vừa chơi đạt hiệu quả cao. 
Tiết mục hoạt náo đầu buổi 
Ngoài ra để khích lệ tinh thần các em tham gia, tôi cũng xây dựng quy chế khen thưởng 
các tập thể và cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Ban Chỉ đạo phân công. Quy chế khen 
thưởng này phải căn cứ vào kế hoạch, có thang điểm cụ thể và được triển khai rộng rãi đến học 
sinh để có sự công bằng, khách quan. 
3.2.3. Tuyên truyền đến các phụ huynh và học sinh về ý nghĩa của sinh hoạt hè. 
Đây là giảp pháp rất quan trọng vì giáo viên, học sinh và phụ huynh không hiểu, biết thì 
chắc chắn sẽ không đạt hiệu quả cao. 
Sau khi xây dựng kế hoạch hoạt động hè, tôi sẽ tuyên truyền kế hoạch, ý nghĩa đến toàn 
thể giáo viên, phụ huynh, học sinh và các ban ngành đoàn thể trong và ngoài trường. 
Công tác tuyên truyền, giáo dục phải đa dạng, phong phú phù hợp với từng đối tượng 
như tuyên truyền trong họp Ban Chấp hành Đoàn trường, họp các lớp trưởng, phát thanh học 
đường, sinh hoạt tổ chuyên môn, sinh hoạt chủ nhiệm, sinh hoạt dưới cờ, mạng xã hội, hoạt 
động ngoại khóa, ... 
11 
Buổi hoạt động hè 2018 
Để công tác tuyên truyền có hiệu quả cao thì cần phải có lực lượng và kênh tuyên 
truyền riêng cho hoạt hoạt động hè. Vào cuối năm học tôi thành lập các đội hình (như đội 
thanh niên tình nguyện, tiếp sức mùa thi, hoa phượng đỏ, câu lạc bộ sở thích, ..), các kênh 
tuyên truyền cho hoạt động sinh hoạt hè và các kênh này phải có sự tương các với nhau nhằm 
đạt hiệu quả cao nhất. Qua đó tôi thành lập các nhóm (group) trên facebook, Zalo để tạo thuận 
lợi cho việc tuyên truyền và liên lạc với nhau. 
3.2.4. Thành lập các đội hình chuyên như: Đội thanh niên tình nguyện, hoa phượng 
đỏ, tiếp sức mùa thi, câu lạc bộ sở thích,  
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và phát triển đội ngũ là điều quan trọng. Chính các các 
đội ngũ này là một trong những nhân tố giúp tổ chức các hoạt động hè hiệu quả, họ là cánh tay 
đắc lực, không thể thiếu trong việc tham mưu tổ chức việc thực hiện kế hoạch trường. Tuy 
nhiên việc bồi dưỡng và phát triển đội ngũ phải có kế hoạch, lộ trình cụ thể theo từng giai 
đoạn, tránh chồng chéo nhất là không được để ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học của nhà 
trường. 
Sau khi xây dựng kế hoạch hoạt động và tuyên truyền, tôi thành lập các đội hình chuyên 
về hoạt động và tuyên truyền mà tôi đề ra vì phải có lực lượng chuyên này mới có thể tổ chức 
các hoạt động và đồng thời giúp cho công tác tuyên truyền đạt hiệu quả cao nhất. Ví dụ: tổ 
chức Liên hoan các nhóm nhảy thì phải sử thành lập các nhóm nhảy hiện đại, nhảy dân vũ để 
thực hiện vì cần có năng khiếu và đam mê. Khi thực hiện Chương trình tiếp sức mùa thi thì 
chọn những học sinh năng động, hoạt bát, có trách nhiệm. Khi tham gia các hoạt động tình 
nguyện xã hội như Viếng Dinh Nguyễn Hữu Cảnh, Viếng nghĩa trang liệt sĩ, chăm sóc các 
công trình trên địa bàn huyện, các hoạt động đột xuất cần huy động học sinh thì tôi thành lập 
đội hình hoa phượng đỏ và đội thanh niên tình nguyện, đây là lực lượng thường trực nên tôi 
12 
chọn những học sinh nhiệt quyết, trách nhiệm và ưu tiên những học sinh trên địa bàn Thị trấn 
Chợ Mới. 
Đồng chí Quang Lê Hồng Chuyên – Phó Bí thư Tỉnh Đoàn An Giang tặng quà cho Đội 
Tiếp sức mùa thi THPT quốc gia 2018 
Trong công tác này, phải thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa để phát hiện 
sở trường của học sinh và định hướng để các em tham gia vào các các hoạt động sau này. 
Đồng thời tạo ra lực lượng kế thừa, duy trì được các đội hình. Ví dụ: Các hoạt động thì khối 11 
có vai trò chủ đạo trong tổ chức các hoạt động, khối 12 chỉ tham gia vì các em chủ yếu dành 
nhiều thời gian cho việc học còn học sinh khối 10 mới vào trường nên chưa có nhiều kinh 
nghiệm nhưng các em này sẽ là lực lượng kế thừa cho năm học sau. 
13 
Đội Thanh niên tình nguyện trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 
3.2.5. Thành lập trang (fanfage), nhóm (group) trên mạng xã hội chuyên về hoạt 
động hè của Đoàn trường. 
Để phục vụ cho công tác tuyên truyền, ngoài lược lượng tuyên truyền thì cần phải có 
kênh tuyên truyền riêng cho các hoạt động hè và phải có một sự tương tác hai chiều giữa Ban 
Tổ chức với học sinh và giữa các học sinh với nhau. 
Trong thời đại mà mạng xã hội phát triển mạnh như hiện nay nên Fanpage Đoàn trường 
THPT Nguyễn Hữu Cảnh (là một trang được lập ra từ facebook) là lựa chọn hiệu quả nhất vì 
có các lợi ích sau: 
- Fanpage là nơi giúp cho Đoàn trường quảng bá các hoạt động sắp diễn ra tới học sinh 
và phụ huynh một cách nhanh chóng. 
- Fanpage giúp tương tác giữa giáo viên và học sinh, học sinh và học sinh được dễ dàng 
hơn. 
- Fanpage giúp quảng bá hình ảnh, hoạt động của Đoàn trường tới học sinh hiệu quả. 
- Fanpage có sự lan tỏa cực kỳ rộng, không chỉ những người thích trang của bạn biết mà 
những người bạn của người đó cũng biết đên hoạt động của bạn thông qua tương tác của người 
thích trang của bạn. Nếu có một lượng fanpage lớn thì độ lan tỏa của nó càng lớn. 
- Thông qua quảng cáo Fanpage (quảng cáo facebook cho fanpage) Đoàn trường sẽ tiếp 
cận và có được nhiều và nhiều đối tượng hơn. 
- Fanpage là nơi tạo niềm tin, sự uy tín về hoạt động của Đoàn trường với học sinh. 
14 
Trang Đoàn trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 
Để thuận lợi cho việc trao đổi thông tin giữa các thành viên Ban Chỉ đạo sinh hoạt hè, 
các đội hình chuyên,... tôi lập các nhóm Zalo cho từng nhóm, từng hoạt động để nhắn tin và 
gửi tin nhắn thoại. Ngoài ra Zalo cũng được tích hợp thêm hàng tá công cụ hữu ích giúp người 
dùng kết nối với bạn bè, tìm kiếm và chia sẻ thông tin tiện lợi hơn. 
3.2.6. Phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, các bộ phận nhà 
trường và các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương. 
Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất đó là việc huy động sức mạnh tổng hợp của 
mọi thành viên, của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, phát huy sức mạnh và sự 
nhiệt tình, sáng tạo của từng giáo viên trong nhà trường, trong đó tổ chức Đoàn có vai trò nòng 
cốt. 
Phối hợp các đợn vị bạn tổ chức Ngày hội Sáng tạo trẻ 2018 
15 
Xây dựng kế hoạch phối hợp với các tổ chức ngoài nhà trường như chính quyền địa 
phương và Ban đại diện cha mẹ học sinh. Với sự kết hợp giữa nhà trường và các tổ chức khác 
trong và ngoài nhà trường trong hoạt động dạy học sẽ giúp các em học sinh được hưởng một 
nền giáo dục đầy đủ nhất, toàn diện nhất. Gia đình giúp các em dưỡng tâm, dưỡng sức, nhà 
trường giúp các em dưỡng trí, dưỡng lực, xã hội giúp các em trưởng thành, có kỹ năng sống, 
có cơ hội để khẳng định mình. 
Buổi ký kết phối hợp giữa Nhà trường với Công an Huyện và Thị trấn Chợ Mới 
Để thực hiện tốt giải pháp này, tôi mời các Chi Đoàn kết nghĩa trên địa bàn (như Đoàn 
Thị trấn Chợ Mới, Đoàn Công an huyện Chợ Mới, Chi Đoàn trung tâm văn hóa thể dục thể 
thao huyện, Chi Đoàn trung tâm y tế huyện Chợ Mới) cùng ký kế hoạch phối hợp thực hiện 
các hoạt động sinh hoạt hè ở địa phương. 
3.2.7. Tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm. 
Trong mỗi hoạt động hè thì vấn đề tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm là rất quan 
trọng. Qua đó mới thấy được những nào làm được, chưa làm được, tìm ra nguyên nhân hạn chế 
để có biện pháp tổ chức cho những lần sau được hoàn thiện hơn. 
16 
Khen thưởng các tập thể, cá nhân đạt thành tích cao 
Vào đầu tháng 8 (cuối đợt sinh hoạt hè) tôi họp Ban Chấp hành Đoàn trường mở rộng 
(mời thêm các thành viên Ban Tổ chức, Đội trường các đội hình mà tôi thành lập trong hè) 
tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm các hoạt động trong hè. Đồng thời chia sẽ những cách 
làm hay, ý nghĩa và đề xuất những tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc hoạt động hè để tham 
mưu với Ban Chỉ đạo sinh hoạt hè tuyên dương, khen thưởng nhằm khích lệ các em. Tập thể 
và cá nhân được đề xuất phải công khai, nêu được thành tích và thang điểm thi đua của tập thể, 
cá nhân đó. 
IV. Hiệu quả đạt được: 
Từ những giảp pháp nêu trên, trường tôi đã đạt được những kết quả đáng kể như sau: 
- Ban Chỉ đạo sinh hoạt hè được cấp trên công nhận và khen thưởng hoàn thành xuất 
sắc công tác sinh hoạt hè trường THPT huyện Chợ Mới. 
- Công tác huy động học sinh tham gia sinh hoạt hè tại trường hiệu quả hơn đáp ứng 
được yêu cầu của Ban Lãnh đạo và Đoàn cấp trên. 
- Học sinh chấp hành rất tốt các quy định trong sinh hoạt hè ở nhà trường. Tích cực 
tham gia các hoạt động phong trào học tập, lao động, thể thao, văn nghệ, ... 
Năm 
2016 2017 
2018 
(áp dụng sáng kiến) 
Số học sinh vắng 91 71 38 
Số lượng học sinh không tham gia sinh hoạt hè giảm qua các năm 
17 
Biểu

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_to_chuc_sinh_hoat_he.pdf