Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh trung học cơ sở nhận biết tên nốt nhạc trên khuông nhạc

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh trung học cơ sở nhận biết tên nốt nhạc trên khuông nhạc

Đối với các em học sinh âm nhạc là một trong những môn học góp phần

giáo dục thẫm mĩ cho các em. Âm nhạc gợi mở bao điều mới lạ, dẫn dắt các

em tới sự tưởng tượng phong phú và làm giàu tâm hồn trí tuệ các em Tuy

nhiên không phải tất cả các em đều có năng khiếu về âm nhạc do đó để giáo

dục âm nhạc cho các em được tốt đòi hỏi người giáo viên phải biết v ận dụng

vào tình hình thực tế của các em, tình hình thực tế của nhà trường đồng thời

lựa chọn được một số phương pháp giảng dạy phù hợp với học sinh kích

thích sự tư duy sáng tạo của các em, từ đó tạo cho các em tình yêu âm nhạc.

Từ mục tiêu giáo dục và những lí do chung của môn âm nhạc nói trên,

bản thân tôi nhận thấy đó là hướng đi và là một phương pháp giáo dục đúng

đắn mang tính đặc thù của việc giáo dục cái hay, cái đẹp, giáo dục tình cảm,

thẩm mĩ âm nhạc góp phần hình thành nhân cách toàn diện của con người

mới. Qua giảng dạy bộ môn Âm nhạc tôi nhận thấy: Các em học sinh lớp 6

nhận biết nốt nhạc còn chậm, chưa đọc đúng cao độ của các nốt nhạc, hơn

nữa phân môn tập đọc nhạc có vẻ hơi khô khan, trừu tượng và ít gây được sự

hứng thú trong học tập. Với những lí do trên tôi chọn đề tài: “Một số giải

pháp giúp học sinh trung học cơ sở nhận biết tên nốt nhạc trên khuông

nhạc” Đặc biệt là giúp các em học sinh lớp 6 nhận biết nhanh tên nốt và vị trí

nốt nhạc trên khuông nhạc từ đó giúp các em học tốt phân môn tập đọc nhạc

và có nhiều hứng thú trong tiết học Âm nhạc

pdf 33 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 834Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh trung học cơ sở nhận biết tên nốt nhạc trên khuông nhạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iều hạn chế 
về nhận biết nốt nhạc, các em đọc nốt nhạc chậm, không nhớ được vị trí của 
các nốt nhạc trên khuông nhạc. Điều này gây khó khăn cho việc học tập đọc 
nhạc làm cho các em chán nản và tìm các đối phó bằng cách các em nghe cô 
giáo đọc mẫu rồi ghi tên nốt nhạc bên dưới hoặc học thuộc lòng bài tập đọc 
nhạc một cách máy móc. 
 - Do thời lượng học âm nhạc khá ít (1tiết/tuần) nên giáo viên không có 
nhiều thời gian để luyện tập cho các em. Sĩ số trung bình của mỗi lớp đều trên 
35 em do đó giáo viên gặp nhiều khó khăn để hướng dẫn cụ thể cho từng em 
và khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động giảng dạy. 
2.2.2. Về phía học sinh : 
 a. Thuận lợi: 
 - Hầu hết các em đều yêu thích môn âm nhạc và khả năng lĩnh hội kiến 
thức về âm nhạc của học sinh cũng rất nhanh và nhạy bén. Đặc biệt, trong 
phân môn học Tập đọc nhạc, học sinh cảm nhận giai điệu và sắc thái của bài 
Tập đọc nhạc khá tốt. 
 b. Khó khăn: 
 - Phần lớn học sinh là con em nông thôn và lao động tự do nên các em ít 
được quan tâm đến việc học tập. Vì vậy, với môn âm nhạc cũng không ngoại 
lệ. Hơn nữa, không chỉ với phụ huynh, mà chính các em cũng cho rằng môn 
8 
âm nhạc là “môn phụ” nên không cần quan tâm, từ đó việc học môn âm nhạc 
nói chung và Tập đọc nhạc nói riêng cũng bị sao nhãng. 
2.3. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 
2.3.1. Hướng dẫn học sinh một số kí hiệu ghi nhạc 
Ở cấp 1 các em đã được giới thiệu một số kiến thức về nhạc lí căn bản 
như khuông nhạc, khóa son và một số hình nốt nhạc đơn giản. Lên lớp 6, 
ngay từ đầu năm học tôi củng cố lại kiến thức cho các em ôn lại một số kí hiệu 
ghi nhạc, thường xuyên kiểm tra, chấm chữa bài cho các em. Để các em có tiền đề 
vững chắc, có thể đọc được tên các nốt nhạc trên khuông nhạc và học tốt các 
bài tập đọc nhạc tôi đã giảng rất kĩ cho các em, hướng dẫn các em cách ghi 
chép các kí hiệu cụ thể đồng thời kiểm tra, sửa sai kịp thời cho các em. 
- Khuông nhạc: Khuông nhạc có 5 dòng kẻ được tính từ dưới lên trên. 
Hướng dẫn học sinh kẻ khuông nhạc bằng bút chì để tránh bị lem, dòng kẻ 
này cách dòng kẻ kia một ô li. 
- Khóa son: Hướng dẫn học sinh viết khóa son. Khóa son đặt ở đầu khuông nhạc. 
- Giới thiệu cho các em một số hình nốt nhạc đơn giản như: 
Trắng chấm dôi trắng đen chấm dôi đen móc đơn dấu lặng đen 
- Trong chương trình âm nhạc lớp 6 các em được là quen với khuông nhạc, 
khóa son, bảy nốt nhạc đồ, rê, mi, pha, son, la, si. 
9 
2.3.2. Hướng dẫn học sinh nhận biết tên các nốt nhạc theo nhóm 
- Giúp các em đọc nốt nhạc nhanh hơn tôi đã chia các nốt nhạc thành ba nhóm: 
 Nhóm hai nốt nằm dưới khuông nhạc 
 Nhóm ba nốt nằm trên dòng kẻ số 1,2,3 
 Nhóm ba nốt nằm trong khe 1,2,3. 
Việc chia nhóm giúp các em phân biệt rõ vị trí của các nốt nhạc từ đó nhớ tên 
nốt nhạc tốt hơn. Trước khi vào tiết học nhạc tôi đều yêu cầu các em ôn lại 
nhóm các nốt nhạc, yêu cầu các em nêu vị trí nốt và tên nốt của bài tập đọc 
nhạc. Khi học xong bài tập đọc nhạc tôi hướng dẫn các em chép bài tập đọc 
nhạc đã học vào vở để giúp các em nhớ nốt nhạc nhanh hơn. 
 Vở ghi nhạc của em Uyên Phi lớp 6A 
10 
Những em chép nốt nhạc đúng và đẹp được tôi khích lệ, tuyên dương và 
trưng bày bài của các em ở góc sản phẩm của lớp. 
 Bài của các em được trưng bày ở góc sản phẩm của lớp 
Học sinh tập chép nốt nhạc trên lớp và ở nhà 
2.3.3. Hướng dẫn học sinh đọc nốt nhạc bằng tay 
Tôi hướng dẫn các em sử dụng bàn tay của mình để đọc nhạc. Sử dụng 
bàn tay trái tượng trưng cho khuông nhạc: 5 ngón tay tượng trưng cho 5 dòng 
kẻ, 4 kẻ tay tượng trưng cho 4 khe, bắt đầu từ ngón tay út là dòng kẻ số 1. 
Ngón áp út là dòng kẻ số 2. Ngón giữa là dòng kẻ số 3. Ngón trỏ là dòng kẻ 
số 4. Ngón cái là dòng kẻ số 5. Tương tự như vậy khe giữa ngón út và ngón 
11 
áp út là khe số 1. Khe giữa ngón đeo nhẫn và ngón giữa là khe số 2.Khe giữa 
ngón giữa và ngón trỏ là khe số 3. Khe giữa ngón trỏ và ngón cái là khe số 4. 
Khuông nhạc bàn tay trái 
Hướng dẫn học sinh đọc nhạc kết hợp với sử dụng đôi tay: Tay trái làm 
khuông nhạc, tay phải làm nốt nhạc. Tôi cũng hướng dẫn học sinh đọc nhạc 
theo nhóm: 
 Nhóm hai nốt nằm dưới khuông nhạc gồm nốt đồ và rê. Tôi yêu cầu các em 
vừa thực hiện bằng tay vừa đọc: Nốt đồ nằm dưới khuông nhạc có nét gạch 
ngang. Nốt rê nằm dưới khuông nhạc. 
Nốt đồ Nốt rê 
 Nhóm ba nốt nằm trên dòng kẻ 1,2,3 gồm nốt mi, son, si. Tôi hướng dẫn học 
sinh dùng tay phải nắm lấy ngón út tượng trưng cho nốt mi nằm trên dòng kẻ 
số 1, tay phải nắm ngón áp út tượng trưng cho nốt son nằm trên dòng kẻ số 2, 
tay phải nắm ngón giữa tượng trưng cho nốt si nằm trên dòng kẻ số 3. 
12 
Nốt mi Nốt son Nốt si 
 Nhóm ba nốt nằm trong khe số 1,2,3 gồm nốt pha, la, đố. Tôi hướng dẫn học 
sinh duỗi thẳng bàn tay phải đưa vào khe số một tượng trưng cho nốt pha, 
duỗi thẳng bàn tay phải đưa vào khe số hai tượng trưng cho nốt la, duỗi thẳng 
bàn tay phải đưa vào khe số ba tượng trưng cho nốt đố. 
 Nốt pha Nốt la Nốt đố 
 Học sinh lớp 6B thực hành đọc nhạc bằng tay 
Phương pháp đọc nhạc bằng tay các em có thể học bất kì lúc nào rảnh 
vì nó rất linh hoạt. Tôi khuyến khích các em trước khi đi ngủ nên sử dụng hai 
13 
bàn tay mình đọc nhạc khoảng năm lần, điều này sẽ giúp các em đọc nốt nhạc 
nhanh hơn và các em sẽ yêu thích giờ tập đọc nhạc hơn. 
Với học sinh khối 6 những kiến thức đã được học sẽ được giáo viên 
củng cố và nâng cao hơn cho các em, việc đọc tên các nốt nhạc trên khuông 
nhạc của học sinh khối 6 sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. 
Nhận thấy các em có sự tiến bộ rõ rệt trong việc đọc tên các nốt nhạc 
tôi đã chia sẻ kinh nghiệm này cho Giáo viên âm nhạc trong trường và Giáo 
viên bộ môn âm nhạc đã ứng dụng những kinh nghiệm trên vào tiết dạy của 
mình, nhận được sự hưởng ứng tích cực của học sinh đem lại hiệu quả cao 
trong giờ học môn âm nhạc. 
2.4. Kết quả đạt được 
 Có thể nói rằng môn âm nhạc ở trường phổ thông có vị trí quan trọng 
trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Ngày nay với nội dung chương trình đổi mới 
phương pháp dạy học, người giáo viên phải không ngừng học hỏi để nâng cao 
trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài những môn học chính thì môn học âm 
nhạc giúp cho học sinh phát triển thị hiếu thẩm mỹ, nghệ thuật, nâng cao dần 
một bước về tiếp xúc với âm nhạc, tạo đà cho sự giáo dục và phát triển toàn 
diện về nhân cách cho học sinh. Việc dạy môn âm nhạc ở trường Trung học 
cơ sở nói chung và phân môn Tập đọc nhạc nói riêng trong quá trình đổi mới 
ngày nay là vô cùng cần thiết. Tất cả các giáo viên đứng lớp, giáo viên 
chuyên biệt và các cấp chỉ đạo cần hiểu rõ điều này để môn âm nhạc ngày 
càng phát huy tác dụng, góp phần vào sự nghiệp đào tạo các mầm non tương 
lai cho đất nước. 
Từ thực trạng dạy phân môn Tập đọc nhạc trong trường Trung học cơ 
sở, từ kiến thức được học trong nhà trường và từ thực tế giảng dạy, bản thân 
tôi đã đúc rút ra một kinh nghiệm: phần lớn các yếu tố làm cho học sinh 
phát huy được tính sáng tạo đều phụ thuộc vào vai trò của giáo viên. 
 Những cách thức, những cung bậc gây hứng thú sáng tạo cho học sinh 
trong học tập đọc nhạc là hết sức phong phú. Mỗi người có một phương pháp, 
biện pháp của riêng mình. Với những phương pháp dạy trên, trong những năm 
14 
qua đối với việc học tập đọc nhạc ở trường Trung học cơ sở Nguyễn Chí 
Thanh, tôi thấy kết quả chất lượng được nâng lên rõ rệt, các em đã biết trình 
bày hoàn chỉnh một bài Tập đọc nhạc, nhận biết rõ các nốt nhạc trên khuôn 
nhạcDo đó trong giờ học có nội dung tập đọc nhạc rất sôi nổi và thoải mái, 
các em thi đua nhau trả lời câu hỏi của giáo viên, tự giác xung phong lên trình 
bày bài tập đọc nhạc trước lớp, đem lại cho các em lòng tự tin, sự hứng thú, 
say mê trong học tập, tình cảm thầy- trò luôn gắn bó, gần gũi. Việc học tốt 
trong giờ học chính khóa cũng giúp thầy- trò trường Trung học cơ sở Nguyễn 
Chí Thanh thành công trong các giờ học ngoại khóa. 
 Bên cạnh đó, từ việc hứng thú học tập với phân môn tập đọc nhạc, thông 
qua nội dung, ý nghĩa của các bài tập đọc nhạc, đã tạo cho các em niềm tin 
trong sáng, tình cảm lành mạnh về quê hương đất nước, về mái trường, thầy 
cô, bạn bè, môi trường sống xung quanh các em. Có thể nói, bộ môn âm nhạc 
cũng góp một phần tạo nên nhân cách con người trong thời kì mới thông qua 
cái hay, cái đẹp trong mỗi câu hát, mỗi nốt nhạc. 
 Sau khi áp dụng phương pháp dạy học sinh đọc nốt nhạc theo nhóm và 
đọc nốt nhạc bằng tay tôi nhận thấy các em đã có sự tiến bộ rõ rệt. Phương 
pháp này giúp các em xác định vị trí nốt nhạc và tên nốt nhạc nhanh và chính 
xác hơn, tránh được tình trạng học vẹt. Qua việc kiểm tra giữa kì I và cuối kì I 
các em đã đạt được kết quả như sau: 
Trước khi thực hiện giải pháp, biện pháp 
Lớp Số Học 
sinh 
Số học sinh nhận biết 
được nốt nhạc trên 
khuông nhạc giữa kì I 
Tỷ lệ Ghi chú 
6A 33 8 Học sinh 24% 
6B 35 4 Học sinh 11% 
6C 34 9 Học sinh 26% 
6D 35 6 Học sinh 17% 
15 
 Khi thực hiện giải pháp, biện pháp thì số lượng học sinh hoàn thành tốt các 
bài tập đọc nhạc tăng lên đáng kể : 
Lớp Số học 
sinh 
Số học sinh nhận biết 
được nốt nhạc trên 
khuông nhạc cuối kì I 
Tỷ lệ Ghi chú 
6A 33 30 Học sinh 91% 
6B 35 29 Học sinh 88% 
6C 34 30 Học sinh 91% 
6D 35 32 Học sinh 97% 
 Các em đều đạt yêu cầu khi thực hiện bài tập đọc nhạc trong đó tỉ lệ 
học sinh hoàn thành tốt các bài tập đọc nhạc trong tiết học âm nhạc đã tăng 
lên đáng kể sau khi thực hiện giải pháp: 
 - Lớp 6A hoàn thành tốt tăng 22 em 67 % 
 - Lớp 6B hoàn thành tốt tăng 25 em 77 % 
 - Lớp 6C hoàn thành tốt tăng 21 em 65% 
 - Lớp 6D hoàn thành tốt tăng 26 em 80% 
Đa số học sinh hứng thú với cách học mới thu hút học sinh nhưng cũng 
đòi hỏi học sinh phải có kiến thức âm nhạc tốt, kĩ năng nhận biết nốt nhạc tốt, 
thực hiện bài tập đọc nhạc thuần thục. Tuy kết quả chưa cao nhưng cũng đáng 
khích lệ. Tôi hy vọng ở học kì II các em có nhiều thời gian củng cố, ôn tập và 
tiếp xúc với bài tập đọc nhạc nhiều hơn thì chắc chắn tỉ lệ các em đọc được 
nốt nhạc sẽ cao hơn học kì I. 
16 
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
3.1. Kết luận 
Môn học âm nhạc ở trường Trung học cơ sở mỗi tuần chỉ có một tiết, 
thật ít ỏi nhưng các em được làm quen với: Học hát, Tập đọc nhạc, nhạc lí, 
âm nhạc thường thức là một tác động lớn vào thế giới tinh thần của các em. 
Đối với lớp 6 việc học Tập đọc nhạc của các em đã chuyển sang một giai 
đoạn mới không chỉ đòi hỏi sự tỉ mỉ mà còn nhận biết những nốt nhạc, gõ 
phách, các kí hiệu sử dụng trong bài Tập đọc nhạc. Tuy gặp khá nhiều khó 
khăn nhưng nếu người giáo viên có tâm huyết sẽ lựa chọn được những 
phương pháp phù hợp với học sinh, giúp các em nắm bắt kiến thức mới nhanh 
hơn đồng thời gây được sự hào hứng trong giờ học âm nhạc. Với những 
phương pháp dạy trên được áp dụng đi vào từng tiết dạy tôi thấy Học sinh học 
phân môn Tập đọc nhạc có chiều hướng tốt, có nhiều hứng thú hơn với môn 
học. Đề tài “Một số giải pháp giúp học sinh Trung học cơ sở nhận biết tên 
nốt nhạc trên khuông nhạc” đã giúp kết quả học tập của các em tốt hơn, các 
em mạnh dạn hơn, tự tin hơn khi thực hiện bài tập. 
3.2. Kiến nghị: 
 Trên đây là giải pháp của tôi về “Một số giải pháp giúp học sinh 
Trung học cơ sở nhận biết tên nốt nhạc trên khuông nhạc” để các đồng 
nghiệp tham khảo, những phương pháp cơ bản về cách dạy và học tập đọc 
nhạc đặc biệt là phương pháp dạy thực hành áp dụng cho học sinh và đa phần 
các học sinh trong tập thể rất thích hoạt động sáng tạo. Các em hứng thú học 
âm nhạc hơn, thực hành tự tin hơn và có tiến bộ rõ rệt. Tôi rất mong được sự 
góp ý trao đổi của các bạn đồng nghiệp cũng như của những người yêu thích 
môn âm nhạc, để tìm ra được những phương pháp tối ưu nhất nhằm giúp học 
sinh có hứng thú và ham mê học âm nhạc nói chung và tập đọc nhạc nói riêng 
từ đó giáo dục thẩm mĩ âm nhạc cho các em, giúp các em hiểu được cái hay, 
cái đẹp trong cuộc sống. 
 Để thực hiện đào tạo các em học sinh trở thành những người phát triển 
toàn diện về: Đức - Trí - Thể - Mĩ ngoài việc người thầy phải có năng lực thực 
17 
sự ra thì việc khách quan, ngoại cảnh, khuôn viên, môi trường là những điều tác 
động lớn đến các em. 
Do đó để tạo điều kiện cho việc dạy - học của thầy trò thuận lợi, bản 
thân tôi là người đứng lớp dạy bộ môn âm nhạc cần kiến nghị một số vấn đề sau: 
* Về phía nhà trường: 
- Thường xuyên quan tâm, giúp đỡ giáo viên và học sinh. 
- Trang bị thêm một số trang thiết bị và tài liệu tham khảo để phục vụ 
cho việc giảng dạy bộ môn. 
- Đầu tư xây dựng phòng học chức năng để học sinh có không gian hoạt 
động nghệ thuật 
 * Về phía Phòng Giáo dục & Đào tạo: 
- Tổ chức nhiều đợt tập huấn, chuyên đề về bộ môn để Giáo viên âm 
nhạc có điều kiện giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy. 
 Nam Dong, Ngày 01 tháng 03 năm 2021 
Xác nhận của đơn vị Tác giả 
 Nguyễn Thị Hoàng Vi 
18 
4. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1/ Âm nhạc - Tác giả và tác phẩm / NXB Âm nhạc- Trần Cường. 
2/ Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Âm nhạc. Tác giả Hoàng 
Long (chủ biên)- Lê Anh Tuấn- Lê Minh Châu. NXB Giáo dục. Năm 2008 
3/ Phương pháp dạy học âm nhạc / NXB Giáo dục - Ngô Thị Nam. 
4/ Phương pháp dạy học âm nhạc của tác giả Hoàng Long, Hoàng Lân- NXB 
Bộ giáo dục và Đào tạo năm 2007 
5/ Hướng dẫn tổ chức trò chơi Âm nhạc. Tác giả Lê Đức Sang. NXB Đại học 
sư phạm. Năm 2004 
6/ Giáo dục học / NXB Giáo dục. 
7/ Một số tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học. 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
--------------- 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 
Kính gửi 1: Hội đồng sáng kiến huyện Cư Jút 
Hội đồng sáng kiến tỉnh Đăk Nông 
1. Tôi (chúng tôi) Là tác giả (các đồng tác giả) đề nghị xét công nhận sáng 
kiến, gồm có: 
STT Họ và tên 
Ngày, tháng, 
năm sinh 
Nơi công tác 
(hoặc nơi 
thường trú) 
Chức danh 
Trình độ 
chuyên 
môn 
Tỷ lệ (%) đóng góp 
vào việc tạo ra sáng 
kiến (ghi rõ đối với 
từng đồng tác giả 
(nếu có) 
 1 Nguyễn Thị 
Hoàng Vi 
 10/06/1981 Trường THCS 
Nguyễn Tất 
Thành 
 Giáo Viên ĐHSP 
GDCD 
 100 % 
2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu 
tư tạo ra sáng kiến) 2 : Nguyễn Thị Hoàng Vi. 
3. Mô tả sáng kiến 3 : 
3.1. Tên sáng kiến: 
“Một số giải pháp giúp học sinh trung học cơ sở nhận biết tên nốt nhạc trên 
khuông nhạc” 
3.2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 4 : 
- Hoạt động chuyên môn 
3.3. Đánh giá hiện trạng các giải pháp trước khi áp dụng giải pháp mới 5 
- Phần lớn học sinh là con em nông thôn và lao động tự do nên các em ít 
được quan tâm đến việc học tập. Vì vậy, với môn âm nhạc cũng không ngoại 
lệ. Hơn nữa, không chỉ với phụ huynh, mà chính các em cũng cho rằng môn 
âm nhạc là “môn phụ” nên không cần quan tâm, từ đó việc học môn âm nhạc 
nói chung và Tập đọc nhạc nói riêng cũng bị sao nhãng và các em không chú 
ý học nhạc cũng như ghi nhớ các nốt nhạc trên khuông. 
3.4. Mục đích giải pháp mới: 
- Giúp học sinh dễ dàng nhận biết và ghi nhớ các nốt nhạc trên khuông nhạc. 
3.5. Nội dung cơ bản của giải pháp 6: 
Ở cấp 1 các em đã được giới thiệu một số kiến thức về nhạc lí căn bản 
như khuông nhạc, khóa son và một số hình nốt nhạc đơn giản. Lên lớp 6, 
ngay từ đầu năm học tôi củng cố lại kiến thức cho các em ôn lại một số kí hiệu 
ghi nhạc, thường xuyên kiểm tra, chấm chữa bài cho các em. Để các em có tiền đề 
vững chắc, có thể đọc được tên các nốt nhạc trên khuông nhạc và học tốt các 
bài tập đọc nhạc tôi đã giảng rất kĩ cho các em, hướng dẫn các em cách ghi 
chép các kí hiệu cụ thể đồng thời kiểm tra, sửa sai kịp thời cho các em. 
Phương pháp đọc nhạc bằng tay các em có thể học bất kì lúc nào rảnh vì nó 
rất linh hoạt. Tôi khuyến khích các em trước khi đi ngủ nên sử dụng hai bàn 
tay mình đọc nhạc khoảng năm lần, điều này sẽ giúp các em đọc nốt nhạc 
nhanh hơn và các em sẽ yêu thích giờ tập đọc nhạc hơn. 
Với học sinh khối 6 những kiến thức đã được học sẽ được giáo viên 
củng cố và nâng cao hơn cho các em, việc đọc tên các nốt nhạc trên khuông 
nhạc của học sinh khối 6 sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. 
3.6. Các bước thực hiện giải pháp 7: 
- Hướng dẫn học sinh một số ký hiệu ghi nhạc. 
- Hướng dẫn học sinh nhận biết tên các nốt nhạc theo nhóm. 
- Hướng dẫn học sinh đọc nốt nhạc bằng tay. 
3.7. Về khả năng áp dụng của sáng kiến 8: 
 Có thể nói rằng môn âm nhạc ở trường phổ thông có vị trí quan trọng 
trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Ngày nay với nội dung chương trình đổi mới 
phương pháp dạy học, người giáo viên phải không ngừng học hỏi để nâng cao 
trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài những môn học chính thì môn học âm 
nhạc giúp cho học sinh phát triển thị hiếu thẩm mỹ, nghệ thuật, nâng cao dần 
một bước về tiếp xúc với âm nhạc, tạo đà cho sự giáo dục và phát triển toàn 
diện về nhân cách cho học sinh. Việc dạy môn âm nhạc ở trường Trung học 
cơ sở nói chung và phân môn Tập đọc nhạc nói riêng trong quá trình đổi mới 
ngày nay là vô cùng cần thiết. Tất cả các giáo viên đứng lớp, giáo viên 
chuyên biệt và các cấp chỉ đạo cần hiểu rõ điều này để môn âm nhạc ngày 
càng phát huy tác dụng, góp phần vào sự nghiệp đào tạo các mầm non tương 
lai cho đất nước. 
3.8. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
Đa số học sinh hứng thú với cách học mới thu hút học sinh nhưng cũng 
đòi hỏi học sinh phải có kiến thức âm nhạc tốt, kĩ năng nhận biết nốt nhạc tốt, 
thực hiện bài tập đọc nhạc thuần thục. 
3.9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiến theo ý kiến của tác giả 9: 
 - Với những phương pháp dạy trên, trong những năm qua đối với việc học 
tập đọc nhạc ở trường Trung học cơ sở Nguyễn Chí Thanh, tôi thấy kết quả 
chất lượng được nâng lên rõ rệt, các em đã biết trình bày hoàn chỉnh một bài 
Tập đọc nhạc, nhận biết rõ các nốt nhạc trên khuôn nhạcDo đó trong giờ 
học có nội dung tập đọc nhạc rất sôi nổi và thoải mái, các em thi đua nhau trả 
lời câu hỏi của giáo viên, tự giác xung phong lên trình bày bài tập đọc nhạc 
trước lớp, đem lại cho các em lòng tự tin, sự hứng thú, say mê trong học tập, 
tình cảm thầy- trò luôn gắn bó, gần gũi. Việc học tốt trong giờ học chính khóa 
cũng giúp thầy- trò trường Trung học cơ sở Nguyễn Chí Thanh thành công 
trong các giờ học ngoại khóa. 
3.10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu 
(nếu có) 10: 
- Nhận thấy các em có sự tiến bộ rõ rệt trong việc đọc tên các nốt nhạc 
tôi đã chia sẻ kinh nghiệm này cho Giáo viên âm nhạc trong trường và Giáo 
viên bộ môn âm nhạc đã ứng dụng những kinh nghiệm trên vào tiết dạy của 
mình, nhận được sự hưởng ứng tích cực của học sinh đem lại hiệu quả cao 
trong giờ học môn âm nhạc. 
3.11. Ngày, nơi và những người đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu hoặc 
áp dụng thử: 
- Ngày áp dụng sáng kiến lần đầu hoặc áp dụng thử: học kì I năm học 2018- 
2019 
- Nơi áp dụng sáng kiến lần đầu hoặc áp dụng thử 11: Trường THCS Nguyễn 
Chí Thanh 
- Danh sách những người đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu hoặc áp dụng 
thử (nếu có): 
STT Họ và tên 
Ngày tháng 
năm sinh 
Nơi công tác 
(hoặc nơi 
thường trú) 
Chức danh 
Trình độ 
chuyên 
môn 
Nội dung công việc 
 hỗ trợ 
 1 Ngô Thị 
Hoàng Yến 
 18/05/1980 THCS 
Nguyễn Tất 
Thành 
Giáo viên Đại học Sư 
phạm 
GDCD 
Thực hiện giải pháp 
giúp học sinh nhận biết 
nốt nhạc trên khuông 
nhạc 
3.12. Tài liệu kèm theo (nếu có): 
....................................................................................................................... 
4. Những thông tin yêu cầu được bảo mật (nếu có): 
....................................................................................................................... 
Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng 
sự thật, không sao chép hoặc vi phạm bản quyền của tác giả khác và hoàn 
toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. 
 Nam Dong, ngày 01 tháng 03 năm 2021

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_trung_h.pdf