Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tạo hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tạo hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học

Giải pháp 4: Đưa ra nhiệm vụ học tập cần thiết và phù hợp.

 - Đối với bất kì một môn học nào thì việc hiểu được học sinh của mình đang ở mức độ nào là điều rất cần thiết. Môn Tiếng Anh cũng vậy, giáo viên cần nắm rõ được trình độ hiện tại của học sinh để đưa ra những nhiệm vụ phù hợp và liên quan đến bài học nhất có thể. Để các em có thể thực hiện một cách nghiêm túc, tránh gây cảm giác chán nản cho học sinh vì bài tập yêu cầu quá cao vượt ngoài khả năng của các em quá nhiều. Giáo viên cũng chủ động hướng dẫn để các em hiểu yêu cầu bài tập trước khi bắt tay vào làm. Như vậy, các em học sinh sẽ thích thú hơn trong giờ học Tiếng Anh, không còn cảm giác lo sợ vì ngôn ngữ mới này.

Giải pháp 5: Hướng dẫn học sinh các cách học Tiếng Anh ở nhà để giúp các em cải thiện môn học và bớt sợ hãi với ngôn ngữ mới.

 - Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ. Học sinh rất dễ tiếp cận với nguồn thông tin từ chiếc điện thoại thông minh, hay những chiếc máy tính. Vì vậy việc giới thiệu cho học sinh và phụ huynh một số trang web học Tiếng Anh hay là điều thực sự hữu ích. Học sinh có thể vừa học vừa chơi thông qua các trang web giáo dục bổ ích. Ví dụ như:

Teacher.scholastic.com  starfall.com

learneglishkids(BC) Kênh youtube: super simple songs

 - Hình thành cho học sinh thói quen ôn từ vựng ở nhà. Bằng các thi đua giữa các đội nhóm về từ vựng trên lớp thường xuyên. Hướng dẫn các con dùng vở ghi từ vựng ôn tập và thường xuyên kiểm tra vở ghi từ.

 

docx 11 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 09/01/2025 Lượt xem 32Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tạo hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n chất của sáng kiến.
+ Về nội dung của sáng kiến: 
	Từ thực tế giảng dạy tại trường học dưới đây tôi xin phép được đưa ra một số giải pháp mà mình đã tìm hiểu và đưa vào áp dụng khá hiệu quả. 
Giải pháp 1: Nâng cao sự tập trung nghe giảng và tham gia tích cực vào tiết học cho học sinh tiểu học. 
* Giáo viên sắp xếp vị trí ngồi linh hoạt, phù hợp cho học sinh. 
	Tùy theo những mục đích và các hoạt động khác nhau trong tiết học, giáo viên cần linh hoạt trong việc sắp xếp vị trí ngồi cho học sinh. Dưới đây là một số những ví dụ: 
	- Học sinh ở bậc tiểu học còn là lứa tuổi vui chơi. Bởi vậy trong lớp học sẽ có những học sinh hiếu động và dễ mất tập trung. Các em nên được ngồi gần vị trí quan sát của giáo viên nhất, hoặc được xếp ngồi với một học sinh ngoan, trầm tính hơn. Điều này sẽ giúp dung hòa sự hiếu động và cá tính của học sinh. 
	- Bên cạnh đó giáo viên cũng có thể xếp học sinh khá, giỏi cạnh những học sinh chậm tiến bộ hơn để các em có thể kèm cặp lẫn nhau và hỗ trợ lẫn nhau trong học tập. 
	- Xếp học sinh theo nhóm đối tượng: học sinh giỏi, khá, trung bình theo các dãy khác nhau. Từ đó giáo viên có thể phân nhiệm vụ và các hoạt động của tiết học theo năng lực của từng nhóm. Tạo cho các em sự tự tin nhất có thể khi tham gia tiết học. 
* Giáo viên tích cực, học sinh tích cực. 
	Thật dễ có thể nhận thấy rằng để có một tiết học thành công thì vai trò của thầy cô góp một phần không nhỏ. Một giáo viên luôn nhiệt huyết, vui tươi, và tận tình sẽ tạo lên một môi trường học tập tích cực. Từ đó học sinh cũng có thêm hứng thú, sự yêu thích môn học hơn. Một môi trường học tập không gò bó, học sinh có thể đưa ra ý kiến và được khuyến khích trao đổi, tương tác với giáo viên, giáo viên là người lắng nghe và luôn tạo động lực. Đấy cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc thu hút sự yêu thích của học sinh đối với môn học. Qua quá trình dạy học tôi nhận thấy rằng khi tôi tạo được một môi trường tích cực cho lớp học, học sinh cũng đáp lại tôi bằng một thái độ học tập tích cực hơn rất nhiều. 
* Giáo viên tạo môi trường thi đua tích cực cho học sinh. 
	Đối với học sinh thì hình thức thi đua, khen thường là việc thực sự hữu dụng. Điều này không chỉ giúp các em học sinh tập trung hơn vào tiết học mà còn tạo nên một môi trường học tập vui vẻ, nâng cao tinh thần làm việc theo đội, nhóm. 
	Giáo viên có thể chia đội theo tổ để cho các con thi đua, đội nào tích cực xây dựng bài, đọc bài tốt, nhớ từ, ít mất trật tự được ghi điểm. Cuối giờ giáo viên tổng kết điểm và khen đội chiến thắng đồng thời động viên đội khác cố gắng tiết học sau. Học sinh sẽ tự hình thành tâm lí cố gắng trong các tiết học tiếp sau đó. Như vậy chỉ qua hình thức đội nhóm thi đua đã hỗ trợ rất nhiều trong việc thu hút sự chú ý tập trung của học sinh vào tiết học. 
Giải pháp 2: Sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực kết hợp với các trò chơi trong giảng dạy. 
	Việc áp dụng các trò chơi và sử dụng các giáo cụ trong giảng dạy môn Tiếng Anh không phải là tạo nên một lớp học ồn ào mà chính xác là tạo nên một lớp học sôi nổi “ vừa học, vừa chơi”. Những kĩ thuật dạy học gắn với việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi là cách thức thúc đẩy khả năng tư duy và vận dụng kiến thức vừa học của học sinh vào các trò chơi đó. Từ đó khuyến khích các em tích cực chủ động hơn trong hoạt động học tập của mình. 
	* Một số kĩ thuật dạy Tiếng Anh- trò chơi giúp học sinh ghi nhớ từ vựng.
 Throw the balls 
- Trò chơi này thường được áp dụng trong 5 phút warm up đầu tiết học hoặc kiểm tra từ vựng sau khi học xong. 
- Luật chơi: 
+ Giáo viên viết lên bảng các từ mới. Mỗi từ được viết trong một hình tròn hoặc một đám mây( hình do giáo viên tự sáng tạo). Cho học sinh đọc lại một lượt từ trước khi tham ra trò chơi. 
+ Gọi từng cặp chơi lên bảng và phát mỗi bạn một quả bóng ném dính. Giáo viên sẽ đọc từ và học sinh sẽ tung bóng vào từ mình nghe được. Học sinh ném bóng chính xác sẽ ghi được điểm. Ai là người có nhiều lần ném bóng chính xác hơn sẽ chiến thắng. 
 Who’s faster? 
- Trò chơi “Ai nhanh hơn?” này có thể dễ dàng biến tấu cách chơi theo những mục đích khác nhau. Ở đây tôi áp dụng trong việc kiểm tra từ vựng như sau: 
- Luật chơi: 
+ Giáo viên gọi lên bảng 6-8 bạn. Chia đều thành hai đội chơi. 
+ Giáo viên đưa ra thời gian giới hạn ( 1-2 phút) và khuyến khích từng học sinh của mỗi đội thay phiên nhau lên viết từ vựng theo chủ điểm đã học. (Hai đội tham gia cùng lúc). Trong thời gian hai đội thi giáo viên có thể mở một đoạn nhạc để tăng thêm sự hào hứng cho học sinh. 
+ Sau thời gian giới hạn, tất cả học sinh dừng lại. Giáo viên cùng cả lớp kiểm tra đáp án. Đội nào có nhiều từ vựng đúng hơn thì chiến thắng. 
Broken eggs
- Luật chơi:
+ Giáo viên gọi lên bảng 2 học sinh. 
+ Giáo viên chuẩn bị các mảnh trứng vỡ. Tùy vào mục đích của tiết dạy mà từ vựng ở mỗi mảnh trứng sẽ khác nhau ( ví dụ: 1 nửa trứng là từ Tiếng Anh- một nửa là nghĩa Tiếng Việt hoặc mỗi nửa trứng là một từ để ghép lại thành một cụm từ ví như Stand- up)
+ Học sinh sẽ có thời gian giới hạn để ghép được thành những quả trứng hoàn chỉnh và chính xác. 
Remembering pictures. ( What’s the missing picture?)
- Trò chơi nhớ tranh áp dụng rất tốt đối với lứa tuổi tiểu học. Do các em lứa tuổi này nhớ hình rất tốt. 
- Luật chơi: 
+ Giáo viên đưa ra 3-4 bức tranh về từ vựng. Gọi từng học sinh lên bảng tham gia trò chơi. Học sinh nhìn kĩ các bức tranh trong vòng 10s sau đó nhắm mắt lại. Giáo viên lấy đi một bức tranh bất kì. Ra ra hiệu cho học sinh mở mắt ra đoán bức tranh đã bị mất đi và đọc to tên bức tranh ấy( đọc từ bằng Tiếng Anh). 
+ Người đoán đúng sẽ nhận được stickers khích lệ. 
 Using real objects
- Sử dụng đồ vật thật trong tiết học sẽ tăng khả năng ghi nhớ từ vựng và giúp học sinh dễ hình dung được từ vựng đang học. 
- Một số cách sử dụng vật thật trong tiết học
+ Sử dụng vật thật học sinh có. Cho học sinh chơi trò chơi liên quan đến vật thật. Giáo viên sẽ đọc tên đồ vật và học sinh sẽ tìm nhanh đồ vật mình có dơ lên thật nhanh. Trò chơi này nên thi theo các tổ chơi. Tổ nào có nhiều bạn lấy đồ vật đúng và nhanh nhất sẽ chiến thắng và ghi điểm. 
Ví dụ: Trong bài học về đồ dùng học tập( School things) trong SGK lớp 3. Giáo viên sẽ gọi tên các đồ dùng học tập bằng Tiếng Anh, học sinh sẽ nhanh chóng tìm đồ vật và dơ lên thật nhanh. Không khí lớp học sẽ vui nhộn hơn rất nhiều. 
+ Giáo viên chuẩn bị đồ vật thật và cho học sinh tham gia cho chơi mò vật đoán từ. Đồ vật sẽ được đặt trong hộp. Học sinh đưa tay vào lấy một đồ vật và đọc tên 
của đồ vật ấy. Sau đó lấy đồ vật ra để kiểm tra đáp án. 
	* Một số kĩ thuật dạy Tiếng Anh- trò chơi giúp học sinh ghi nhớ mẫu câu.
Magic wheel
- Giáo viên chuẩn bị trên phần mềm powerpoint hoặc sử dụng spin( giáo cụ học tập- vòng quay may mắn) 
- Chia lớp ra làm hai đội. Đại diện mỗi đội sẽ lên quay Magic wheel để lấy sao ( stars). Quay magic wheel xong học sinh phải trả lời câu hỏi tương ứng để nhận số sao đã quay được. Kết thúc trò chơi đội nào ghi được nhiều điểm hơn đội đó chiến thắng. 
Sentence arranging 
- Giáo viên chuẩn bị một số mẫu câu cần ôn tập và viết vào các tấm bìa màu sắc( có nam châm lá phía sau). Mỗi tấm bìa nhỏ hình vuông( hình tùy thuộc vào giáo cụ mà giáo viên chuẩn bị) ghi một từ. 
- Gọi 4-8 học sinh lên bảng chia đều thành hai đội. Giáo viên gắn các từ đã chuẩn bị lên bảng. Và yêu cầu học sinh sắp xếp câu trong thời gian giới hạn. Đội nào có nhiều đáp án chính xác và nhanh hơn đội đó chiến thắng. Kết thúc trò chơi giáo viên cho cả lớp đọc lại các mẫu câu. 
Giải pháp 3: Kích thích sự hứng thú với môn học cho học sinh bằng songs, chants.
* Học Tiếng Anh qua bài hát ( songs)
	- Việc sử dụng các bài hát sẽ làm các em học sinh cuốn hút và hòa mình vào tiết học.
+ Áp dụng bài hát ngay phần Warm up đầu giờ để làm tăng không khí lớp học, hay dùng các bài hát làm cách tính giờ khi học sinh tham gia trò chơi khởi động (warm up) đầu giờ. 
+ Một số bài hát tôi thường áp dụng trong phần Warm up:
 8 Các bài hát trong SGK để học sinh vừa ôn lại mẫu câu vừa tạo không khí thoải mái trước bài học mới. 
 8 Hello	8 A ram sam sam	8 Finger famliy
 8 Tiger Boo	8 Baby sharks	8ABC song
 8Bingo	8 Hokey Pokey	
* Học Tiếng Anh qua bài chants. 
- Những bài chants cũng có tác dụng khá tốt trong việc ôn lại bài vào cuối tiết học. Thay vì phần nhắc nhớ từ vựng hay mẫu câu khô khan. Bài chants sẽ giúp học sinh vừa ôn lại được kiến thức của bài học vừa tạo không khí lớp học sôi nổi hơn. 
- Một số bài chants được sử dụng trong lớp học: 
8 Hello 	8 What’s your name? 	8 How old are you?
8 Who’s that?	8 Is your school new?	8 Look! Look! Look!
Giải pháp 4: Đưa ra nhiệm vụ học tập cần thiết và phù hợp. 
	- Đối với bất kì một môn học nào thì việc hiểu được học sinh của mình đang ở mức độ nào là điều rất cần thiết. Môn Tiếng Anh cũng vậy, giáo viên cần nắm rõ được trình độ hiện tại của học sinh để đưa ra những nhiệm vụ phù hợp và liên quan đến bài học nhất có thể. Để các em có thể thực hiện một cách nghiêm túc, tránh gây cảm giác chán nản cho học sinh vì bài tập yêu cầu quá cao vượt ngoài khả năng của các em quá nhiều. Giáo viên cũng chủ động hướng dẫn để các em hiểu yêu cầu bài tập trước khi bắt tay vào làm. Như vậy, các em học sinh sẽ thích thú hơn trong giờ học Tiếng Anh, không còn cảm giác lo sợ vì ngôn ngữ mới này. 
Giải pháp 5: Hướng dẫn học sinh các cách học Tiếng Anh ở nhà để giúp các em cải thiện môn học và bớt sợ hãi với ngôn ngữ mới. 
	- Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ. Học sinh rất dễ tiếp cận với nguồn thông tin từ chiếc điện thoại thông minh, hay những chiếc máy tính. Vì vậy việc giới thiệu cho học sinh và phụ huynh một số trang web học Tiếng Anh hay là điều thực sự hữu ích. Học sinh có thể vừa học vừa chơi thông qua các trang web giáo dục bổ ích. Ví dụ như:
8Teacher.scholastic.com	8 starfall.com
8learneglishkids(BC) 	8Kênh youtube: super simple songs
	- Hình thành cho học sinh thói quen ôn từ vựng ở nhà. Bằng các thi đua giữa các đội nhóm về từ vựng trên lớp thường xuyên. Hướng dẫn các con dùng vở ghi từ vựn

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_tao_hung_thu_hoc_tien.docx