Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT Nam Đàn 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT Nam Đàn 2

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lí do chọn đề tài

Chất lượng giáo dục là vấn đề luôn được xã hội quan tâm vì tầm quan

trọng của nó đối với sự nghiệp phát triển đất nước nói chung và sự nghiệp giáo

dục nói riêng. Chất lượng giáo dục cao mới đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ

đào tạo, góp phần đảm bảo nguồn nhân lực tốt cho công cuộc xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc.

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) nhấn

mạnh: chất lượng giáo dục được thể hiện trong bốn trụ cột “Học để biết; học để

làm; học để chung sống và học để tồn tại”. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng

giáo dục vừa là danh dự, vừa là lẽ sống của nhà trường các cấp trong xu thế

quốc tế hội nhập hiện nay.

Nâng cao chất lượng giáo dục là nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước

ta đặc biệt quan tâm và luôn là nội dung quan trọng trong văn kiện của các kỳ Đại

hội Đảng. Đặc biệt, trong các Nghị quyết của Đảng từ khi Việt Nam bước vào

công cuộc đổi mới đến nay, quan điểm giáo dục của Đảng luôn thể hiện rõ tính

nhất quán, phát triển, xem giáo dục là “quốc sách hàng đầu” nhằm nâng cao dân

trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa và

hiện đại hóa đất nước.

pdf 92 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 870Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT Nam Đàn 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ển hình tiên tiến trong cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trên cơ sở 
đánh giá, bình bầu một cách khách quan, trung thực, có sức thuyết phục, tạo sự 
lan tỏa sâu rộng trong toàn trường. 
Song song với việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách 
Hồ Chí Minh”, Ban giám hiệu đã chỉ đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh 
toàn trường thực hiện tốt các cuộc vận động thi đua “dạy tốt, học tốt”, “Dân chủ, 
kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về 
đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích 
cực”, đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, được thực hiện thường xuyên, liên 
tục trong cả năm học. 
+ Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên: 
 Việc nhận thức được trách nhiệm, sự nỗ lực, ý thức của mỗi viên chức 
quản lý, người lao động đóng một vai trò hết sức quan trọng, bởi nó phát huy 
được sức mạnh của cả tập thể trong việc phấn đấu, hướng tới mục tiêu chung 
của nhà trường, đó là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao. Do đó, 
nhà trường đã quán triệt, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Ðảng, tư tưởng 
về thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh; chính sách, pháp luật của Nhà 
nước về thi đua, khen thưởng, trong đó chú trọng tuyên truyền Luật Thi đua, 
khen thưởng. Qua đó, nhằm làm chuyển biến nhận thức của cán bộ, giáo viên, 
nhân viên về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng 
cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của chính bản thân mình đối với công 
tác này. 
Các tổ chức đoàn thể (Công đoàn, Đoàn thanh niên) đã phối hợp vào cuộc 
một cách quyết liệt để công tác đánh giá, xếp loại, thi đua khen thưởng được 
thực hiện đồng bộ, sâu rộng, đạt kết quả và thường xuyên được duy trì; mỗi bộ 
phận cần xác định công tác thi đua khen thưởng là nhiệm vụ chính trị quan 
trọng; mỗi giáo viên, nhân viên cần xác định tư tưởng thi đua, phấn đấu hết 
mình trong từng nhiệm vụ, nâng cao chất lượng công tác về mọi mặt, hoàn thiện 
bản thân. 
39 
- Xây dựng quy chế, quy định để đánh giá mọi hoạt động của nhà trường: 
Để công tác thi đua, khen thưởng, thực chất, nhà trường đã xây dựng đầy 
đủ các quy chế, quy định để đảm bảo mọi hoạt động của nhà trường đều được 
đánh giá, ghi nhận, cụ thể: 
Xây dựng Quy chế quy định về đánh giá xếp loại, thi đua khen thưởng 
giáo viên, nhân viên. Quy chế này sẽ đánh giá hết sự nỗ lực, trách nhiệm cũng 
như phản ánh những tồn tại của GV, NV trong mọi mặt công tác từ việc thực 
hiện nề nếp làm việc, hiệu quả giảng dạy đến việc chuẩn bị hồ sơ, giáo án,... 
Xây dựng quy chế thi đua khen thưởng học sinh, qua đó đánh giá được sự 
cố gắng vươn lên trong học tập, rèn luyện của học sinh và đồng thời cũng là cơ 
sở để xếp loại hạnh kiểm học sinh. Quy chế cũng là căn cứ để đánh giá, xếp loại 
danh hiệu thi đua của các tập thể lớp. 
Bên cạnh các quy chế này thì Đoàn thanh niên, Công đoàn còn có các quy 
định để đoàn viên căn cứ thực hiện. 
 Để việc đánh giá, xếp loại được chính xác, đầy đủ thông tin thì nhà trường 
đã phân công cụ thể từng thành viên: 
Ngoài Hiệu trưởng là chủ tịch hội đồng thi đua khen thưởng, chỉ đạo 
chung thì Ban giám hiệu còn phân công một Phó Hiệu trưởng trực thi đua để 
làm đầu mối, giám sát, tập hợp số liệu. Để ghi chép đầy đủ các thông tin của các 
hoạt động thì các bộ phận đều có sổ sách ghi chép: Ban giám hiệu có sổ trực 
hàng ngày; Đoàn trường có sổ theo dõi, tổng hợp thi đua; Công đoàn có sổ nhật 
ký hoạt động; Thư ký hội đồng trường có sổ điểm danh hội họp; Tổ chuyên môn 
có sổ chấm công, theo dõi việc thực hiện quy chế chuyên môn (Hồ sơ, thao 
giảng, dạy thay,); Bảo vệ trường có sổ trực bảo vệ ghi chép: khách vào ra, các 
sự việc xảy ra trong ca trực, việc báo xe đạp của học sinh, việc đóng cửa sổ, cửa 
chính, cửa nhà xe đạp, việc tắt điện, tắt quạt của học sinh trước khi ra về. Hàng 
tuần các thông tin, số liệu liên quan đến vi phạm của học sinh được gửi cho 
BTV Đoàn trường để tổng hợp và báo cáo trong cuộc giao ban chủ nhiệm vào 
sáng thứ 7 hàng tuần và tổng hợp thi đua đọc trước Cờ; Các tồn tại của giáo 
viên, nhân viên được các bộ phận gửi cho Phó Hiệu trưởng trực thi đua và được 
dán công khai vào sáng thứ 3 tuần tiếp theo để mọi người biết, rút kinh nghiệm 
và là căn cứ để đánh giá, xếp loại thi đua cuối kỳ, cuối năm học. 
-Tích cực, chủ động phát hiện, bồi dưỡng và nhân điển hình tiên tiến: 
 Việc phát hiện, xây dựng, tôn vinh và nhân rộng nhân tố mới, những điển 
hình tiên tiến, gương “Người tốt, việc tốt” phải được đặc biệt coi trọng; quan 
tâm lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu để biểu dương, tôn vinh, 
khen thưởng kịp thời nhằm tạo động lực và đòn bẩy phấn đấu cho mọi người. 
 Phát hiện điển hình tiên tiến là việc làm hết sức công phu, đòi hỏi người 
lãnh đạo đơn vị phải đi sâu, đi sát với phong trào thi đua, tìm hiểu kỹ kinh 
40 
nghiệm và thành tích của từng tập thể, cá nhân trong phong trào thi đua. Phải 
thông qua phong trào thi đua để phát hiện ra những điển hình tiên tiến. Từ đó 
phải khen thưởng kịp thời đối với các cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến, việc 
khen thưởng không nhất thiết phải đến kỳ sơ kết, tổng kết mới đưa ra bình xét 
mà cần tiến hành thường xuyên, vì thực chất của việc khen thưởng có vai trò chủ 
yếu là động viên tinh thần, làm cho người được khen thưởng phấn khởi và các 
cá nhân, tập thể khác lấy đó làm hình mẫu để nổ lực vươn lên và do đó hiệu quả 
công việc đương nhiên sẽ tốt hơn. 
- Tổ chức thực hiện nghiêm túc quy chế đã đề ra: 
 Đây là khâu rất quan trọng, vì quy chế có hay đến mấy, hoàn chỉnh đến 
đâu nếu không được thực thi một cách nghiêm minh thì quy chế đó chỉ là hình 
thức. Quá trình đánh giá thi đua phải có sự chỉ đạo chặt chẽ từ trên xuống dưới, 
đảm bảo đúng nguyên tắc và đạt được các yêu cầu: Chính xác, dân chủ, kịp thời, 
công khai, xây dựng được tinh thần đoàn kết phấn khởi, nêu cao tính tự phê bình 
và phê bình, đánh giá đúng người, đúng việc, tránh chủ quan, đơn giản, tranh 
công, đổ lỗi. Phải chọn được tập thể và cá nhân xuất sắc, đồng thời khen thưởng 
đúng mức để động viên mọi người phấn đấu thực hiện tích cực hơn nữa. 
+ Đối với giáo viên, nhân viên: nhà trường coi trọng việc bồi dưỡng 
chuyên môn, nghiệp vụ, khuyến khích giáo viên tự học, tự bồi dưỡng, đề ra quy 
chế chặt chẽ đối với các tổ chuyên môn, quy định giáo viên phải thực hiện việc 
soạn bài nghiêm túc trước khi lên lớp, đảm bảo đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách, 
đảm bảo giờ giấc giảng dạy, thực hiện nghiêm chỉnh sinh hoạt tổ chuyên môn 
theo hướng đổi mới, tiến hành dự giờ thăm lớp, tổ chức thao giảng theo phương 
pháp phát huy năng lực học sinh, tham gia hội thi giáo viên giỏi cấp trường, tích 
cực viết sáng kiến kinh nghiệm, chăm lo bồi dưỡng học sinh giỏi, ra bài tập và 
theo dõi việc học tập ở nhà của học sinh, hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa 
học kỹ thuật, tư vấn để học sinh chọn nghề, thi đại học, đảm bảo việc kiểm tra, 
đánh giá học sinh theo đúng tiến độ, khách quan, minh bạch, ứng xử thân thiện, 
thương yêu học sinh, tham gia tốt các hoạt động giáo dục trong nhà trường. 
+ Đối với học sinh: Phải thực hiện đúng nội quy, quy chế của nhà trường, 
đi học đúng giờ, trang phục nghiêm túc, làm bài, học bài trước khi đến lớp, trung 
thực trong học tập, có ý thức giúp đỡ bạn bè, tích cực tham gia hoạt động học 
tập ở trên lớp, đạt điểm cao trong học tập, trong kỳ thi học sinh giỏi cấp trường, 
cấp tỉnh, có thói quen tự học, chủ động, sáng tạo, có ý thức tìm tòi và độc lập 
giải quyết vấn đề, tích cực, tự giác tham gia các hoạt động lao động, văn nghệ, 
thể dục, thể thao do Đoàn trường tổ chức, tích cực tham gia nghiên cứu khoa 
học kỹ thuật, có tinh thần trách nhiệm cao trong việc chăm sóc và phát huy giá 
trị các di tích lịch sử, văn hoá điạ phương, có ý thức bảo vệ môi trường, cảnh 
quan nhà trường và nơi công cộng, lễ phép, kính trọng thầy cô và cán bộ, nhân 
viên trong trường, lễ phép với cha mẹ và người lớn tuổi. 
41 
 Nhờ những biện pháp trên, công tác đánh giá thi đua, khen thưởng của 
nhà trường trong những năm qua đạt được những kết quả đáng kể và có tác dụng 
rất lớn trong việc giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, 
học sinh, động viên thầy và trò ra sức giảng dạy, học tập, rèn luyện, thúc đẩy 
mạnh mẽ phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, kỷ luật kỷ cương trong toàn trường. 
Trao thưởng cho giáo viên có thành tích cao trong công tác 
2.2. Kết quả đạt được khi thực hiện các giải pháp. 
2.2.1. Công tác quản lý, tổ chức: 
- Từ năm học 2015-2016 đến nay, trường THPT Nam Đàn 2 luôn đảm 
bảo cơ chế Chi bộ lãnh đạo, Ban giám hiệu nhà trường quản lý, phối hợp tốt với 
các tổ chức đoàn thể trong trường; thực hiện tốt quy chế dân chủ, phát huy 
quyền làm chủ trong trường học, cán bộ, giáo viên, nhân viên được tham gia 
đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch, nội quy, quy chế, quy định liên quan đến 
các hoạt động của nhà trường; sử dụng tài chính, tài sản đúng mục đích, thu chi 
rõ ràng phục vụ tốt các hoạt động giáo dục. 
- Phân công nhiệm vụ đối với cán bộ quản lý rõ ràng; bố trí giáo viên, 
nhân viên hợp lý, bảo đảm nguyên tắc phù hợp năng lực, điều hòa định mức lao 
động, cân đối giữa các tổ, nhóm chuyên môn; Xây dựng đội ngũ cốt cán và đào 
tạo bồi dưỡng cán bộ rất hiệu quả: Từ năm 2016 đến nay đã tham mưu cho lãnh 
đạo Sở bổ nhiệm, điều động 4 Phó Hiệu trưởng là cán bộ cốt cán từ trường 
THPT Nam Đàn 2 ( 02 đ/c được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng tại chỗ, 01đ/c 
được điều động làm Phó Hiệu trưởng trường THPT Thái Lão, 01đ/c được điều 
42 
động làm Phó Hiệu trưởng trường THPT Đặng Thai Mai) và 01 đ/c đã học xong 
trung cấp chính trị, 03 đồng chí học xong lớp Quản lý giáo dục; việc bổ sung 
quy hoạch cán bộ theo hướng dẫn của cấp trên một cách nghiêm túc; hoàn thành 
kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên theo từng năm học; 
thường xuyên nhắc nhở, uốn nắn và điều chỉnh kịp thời để mỗi cán bộ, giáo viên 
tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi 
mới: từ 2015 đến nay có thêm 07 đ/c đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 05 đồng chí 
hoàn thành chương trình thạc sỹ. Quản lý học sinh đạt hiệu quả cao. Các loại hồ 
sơ, sổ sách thực hiện lưu trữ theo đúng quy định. Toàn trường thực sự là một tập 
thể đoàn kết, thống nhất. 
2.2.2. Công tác chính trị tư tưởng, đạo đức và an ninh trường học 
- Ban lãnh đạo nhà trường đã tổ chức các hội nghị phổ biến đầy đủ, kịp 
thời và niêm yết công khai các văn bản, chỉ thị mới của Đảng, Nhà nước và của 
ngành; phổ biến và niêm yết đầy đủ các nội quy, quy chế, quy định của nhà 
trường để cán bộ, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh tìm hiểu. 
- Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên được học tập, nghe báo cáo các 
Nghị quyết của Đảng, chính sách, Pháp luật của Nhà nước, các chuyên đề về tư 
tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, về an ninh quốc phòng, 
an toàn giao thông, thời sự,; cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường luôn 
chấp hành nghiêm túc đường lối của Đảng và Pháp luật của Nhà nước, có đạo 
đức lối sống trong sáng, luôn tích cực hoàn thành nhiệm vụ chính trị của nhà 
trường; nhiều giáo viên nhiệt tình, năng nổ, thương yêu học sinh, xứng đáng là 
tấm gương sáng cho học sinh noi theo. 
- Học sinh được học tập và tham gia các hoạt động nhằm bồi dưỡng đạo 
đức, rèn luyện kỹ năng sống do Đoàn trường phối hợp với giáo viên chủ nhiệm 
và Hội cha mẹ học sinh tổ chức; học sinh chăm ngoan, lễ phép, kính trọng cha, 
mẹ, thầy, cô và người lớn tuổi, tỷ lệ học sinh được xếp hạnh kiểm khá, tốt chiếm 
đa số, học sinh cá biệt, yếu, kém về đạo đức đã giảm nhiều so với trước. 
- Nhờ sự chỉ đạo sát sao, sự giám sát, rèn dũa của thầy cô nên sự ngăn 
nắp, gọn gàng, sạch sẽ của học sinh trường THPT Nam Đàn 2 đã thành thói 
quen, ý thức của học sinh đã thay đổi hẳn, tạo thành nếp sống văn minh: chỉ cần 
một vỏ kẹo hay mẫu giấy rơi ra thì các em học sinh nhặt bỏ ngay vào thùng rác 
gần đó; hàng tháng chấm vệ sinh phòng học 01 lần, nên cánh cửa, trần nhà, song 
cửa sổ, nền nhà không một vết bụi, vết bẩn; bàn ghế trong lớp học được học sinh 
sắp xếp ngay ngắn, thẳng cả hàng ngang và hàng dọc, trong phòng trang bị đầy 
đủ giá để nước, để khăn lau tay lau bảng, đồng hồ treo tường được treo đúng 1 
vị trí đó là chính giữa ở bức tường cuối lớp, trên bàn giáo viên luôn có lọ hoa 
tươi thắm, tạo nên lớp học ngăn nắp, thân thiện. 
- Trong những năm qua Ban an ninh nhà trường phối hợp Đoàn trường, 
Công an huyện, công an xã đảm bảo an ninh trật tự trong nhà trường, không có 
các tệ nạn xã hội, xử lý mang tính giáo dục những vụ việc mâu thuẫn, gây gổ 
giữa học sinh với nhau, có hộp thư góp ý và đường dây nóng kịp thời tiếp nhận, 
43 
xử lý những phản ánh về nhà trường, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cán bộ, giáo 
viên, nhân viên và học sinh toàn trường. Hàng năm đều được đánh giá là đơn vị 
điển hình về an ninh trường học, đạt danh hiệu đơn vị văn hóa cấp huyện. 
2.2.3. Công tác dạy và học 
- Tất cả giáo viên được tham gia tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ, do 
Sở hoặc nhà trường tổ chức, mời giáo viên cốt cán tập huấn theo chuyên đề; 
các tổ, nhóm sinh hoạt chuyên môn theo hướng đổi mới; đảm bảo giờ giấc 
dạy học và sinh hoạt chuyên môn, giáo viên soạn bài theo hướng đổi mới 
trước khi đến lớp; nhiều giáo viên khai thác các thiết bị dạy học, sử dụng 
thành thạo công nghệ thông tin trong giảng dạy, các giờ thực hành, thí 
nghiệm được thực hiện nghiêm túc. 
- Giáo viên tham gia thao giảng, dự giờ đầy đủ theo đúng quy chế chuyên 
môn của nhà trường; thực hiện việc kiểm tra, đánh giá, chấm điểm bài thi của 
học sinh nghiêm túc; giáo viên có đầy đủ hồ sơ, giáo án, theo quy định; nhiều 
giáo viên tham gia công tác bồi dưỡng nhiệt tình và đạt hiệu quả tốt; công tác thi 
giáo viên giỏi cấp trường thực hiện nghiêm túc, chất lượng; công tác dạy nghề 
đã được quan tâm; công tác dạy thêm đã đi vào nề nếp. 
- Học sinh chăm ngoan hơn, làm bài và học bài đầy đủ trước khi đến lớp, 
học sinh trốn học, bỏ học giảm nhiều so với những năm trước, chất lượng giáo 
dục có sự chuyển biến tích cực: 
Số học sinh bỏ học giảm hẳn: từ 25 em bỏ học trong năm học 2013-2014 
đến nay hàng năm chỉ còn dưới 05 em. 
Kết quả thi học sinh giỏi tỉnh có sự vượt bậc: Năm học 2016-2017 xếp 
thứ 15/64 trường bảng A trong tỉnh, năm học 2017-2018 xếp thứ 14/63 trường, 
năm học 2018-2019 xếp thứ 21/ 64 trường. 
Số học sinh đậu vào các trường Đại học chất lượng cao tăng nhiều: Năm 
học 2017-2018 lớp 12C1 do cô giáo Phạm Thị Thu Hà chủ nhiệm có 41/41 em 
đậu Đại học; Năm học 2018-2019 lớp 12C1 do cô giáo Trần Thị Thủy chủ 
nhiệm có 40/40 em đậu Đại học. Trong số đó có nhiều em đậu vào các trường 
Đại học tốp đầu như Đại học Bách khoa Hà Nội, ĐH Y Hà Nội, ĐH trường 
Ngoại thương, Học viện Quân y, Học viện Kỷ thuật Quân sự, ... 
Từ năm 2015 đến năm 2019 chi bộ đã tổ chức kết nạp Đảng cho 36 em 
học sinh là những học sinh ưu tú của trường. 
2.2.4. Công tác xã hội hóa giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất 
- Nhờ thực hiện những biện pháp đúng đắn, công tác xã hội hóa giáo dục 
của nhà trường trong những năm qua đã đạt được hiệu quả cao, nhà trường nhận 
được sự quan tâm, ủng hộ về cả vật chất và tinh thần của Uỷ ban nhân dân tỉnh, 
Ủy ban nhân dân huyện Nam Đàn, Sở Giáo dục và Đào tạo, các doanh nghiệp, 
các cá nhân, cựu học sinh,... cụ thể là: 
+ Nguồn kinh phí từ cấp trên hỗ trợ xây dựng CSVC của nhà trường từ 
2015 đến 2019: 8 tỷ 300 triệu đồng 
44 
+ Nguồn kinh phí đóng góp tự nguyện từ cha mẹ học sinh từ năm học 
2015-2016 đến năm học 2019-2020: 3 tỷ 700 triệu đồng 
+ Nguồn kinh phí ủng hộ của cựu học sinh từ năm 2015 đến 2019: 2 tỷ 
250 triệu đồng 
+ Cựu học sinh Trần Tuấn Lộc tặng hiện vật cho nhà trường trị giá 6 tỷ 
550 triệu đồng ( năm 2016 tu sửa căng tin 100 triệu đồng, năm 2017 tặng 01 dãy 
nhà 2 tầng 10 phòng học trị giá 6 tỷ đồng; năm 2018 tặng một bộ loa máy 200 
triệu đồng; năm 2019 tặng 240 bộ bàn ghế học sinh trị giá 250 triệu đồng). 
- Cũng từ nguồn kinh phí trên Nhà trường đã tiến hành làm mới, tu sửa, 
bổ sung một số trang thiết bị tạo cảnh quan nhà trường khang trang, đầy đủ hơn 
tạo điều kiện thuận lợi cho công tác dạy và học của thầy và trò nhà trường, cụ 
thể là đã: Làm mới phòng truyền thống với đầy đủ tư liệu, hiện vật; Thay mới 
hệ thống đường điện đảm bảo an toàn; Mua sắm bàn ghế mới cho 30 phòng 
học, phòng họp hội đồng và các phòng chức năng khác; Làm mới nhà vệ sinh 
GV, nhà vệ sinh học sinh, nhà để xe đạp; Sân trường được lát gạch sạch sẽ; 
Xây mới nhà học 03 phòng học bộ môn với đầy đủ trang thiết bị hiện đại; 
Xây mới 01 dãy nhà học 2 tầng 10 phòng học; Làm sân học TD, GDQP gồm: 
01 sân cỏ nhân tạo, 02 sân bóng rổ, 01 sân bóng chuyền; Lắp mới hệ thống 
loa phát thanh trong toàn trường và 01 bộ loa dùng cho các hoạt động văn 
hóa, văn nghệ; Trang bị được 12 máy chiếu và ty vi ở 12 phòng học và phòng 
làm việc để phục vụ công tác dạy và học; trang bị 09 máy điều hòa cho các 
phòng họp, phòng chờ giáo viên. 
2.2.5. Phong trào thi đua và công tác thi đua, khen thưởng 
- Việc thực hiện nghiêm túc và có kế hoạch các cuộc vận động thi đua 
trong trường học đã dấy lên phong trào thi đua sôi nổi trong toàn trường, chất 
lượng dạy học của giáo viên và học sinh được nâng lên, đa số giáo viên thực 
hiện đúng quy chế chuyên môn, hăng say tự học, vận dụng phương pháp mới 
vào giảng dạy, có trách nhiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi; chất 
lượng học sinh đại trà được cải thiện theo hướng thực chất, nhiều học sinh chăm 
ngoan, học giỏi, xây dựng môi trường dạy học thân thiện, nhà trường xanh, sạch, 
đẹp, nề nếp kỷ cương được thực thi nên nhận được sự tin tưởng của cha mẹ học 
sinh và nhân dân trong vùng. 
- Thực hiện tốt công tác đánh giá xếp loại cán bộ, giáo viên, nhân viên. 
Việc thi đua, khen thưởng được tiến hành dân chủ, khách quan, minh bạch thông 
qua hội đồng thi đua, đảm bảo chính xác, từ đó động viên khích lệ cán bộ, giáo 
viên, nhân viên trong công tác. 
- Công tác kiểm tra nội bộ được duy trì thường xuyên nên kịp thời khắc 
phục, chấn chỉnh các tồn tại, thiếu sót trong các lĩnh vực chuyên môn, cơ sở vật 
chất, tài chính, hồ sơ sổ sách, giải đáp kịp thời các ý kiến, phản ánh của phụ 
huynh và học sinh cũng như cán bộ, giáo viên, nhân viên. 
45 
- Việc đánh giá thi đua, khen thưởng đối với học sinh được thực hiện 
đúng quy chế theo nguyên tắc khách quan, trung thực, nhiều cá nhân và tập thể 
lớp đạt kết quả cao trong học tập và rèn luyện. 
* Một số kết quả đối với giáo viên, nhân viên, học sinh 
- Giáo viên 
Năm học 
2015-2016 
Năm học 
2016-2017 
Năm học 
2017-2018 
Năm học 
2018-2019 
Tổng số GV 75 75 75 73 
Tổng số GVDG cấp 
Trường 
14 36 29 39 
Tổng số GVDG cấp 
tỉnh 
11 11 11 13 
GV có trình độ thạc sỹ 
30 31 33 33 
- Học sinh: 
 Năm học 
2015-2016 
Năm học 
2016-2017 
Năm học 
2017-2018 
Năm học 
2018-2019 
Tổng số 1258 1242 1199 1174 
Lưu ban 4 1 2 4 
Bỏ học 14 10 8 4 
Tổng số học sinh tốt 
nghiệp 
397/400=99,25% 394/394=100% 412/419=98,32% 386/399= 96,74 % 
Tổng số học sinh giỏi 
cấp tỉnh 
13/28 20/28 19/28 19/28 
Tỷ lệ thi đỗ vào các 
trường ĐH, CĐ 
56,42% 69,35% 60% 60% 
46 
Năm học 
Học lực Hạnh kiểm 
Loại giỏi 
(%) 
Loại 
khá 
(%) 
TB, 
(%) 
Yếu 
( %) 
Loại 
Tốt 
(%) 
Loại 
khá 
(%) 
TB, 
(%) 
Yếu 
2015-2016 
(1258 hs) 
200 
(15,89) 
709 
(56,35) 
 338 
(26,86) 
11 
(0,9) 
1034 
(82,19) 
186 
(14,78) 
31 
(2,46) 
7 
(0,57) 
2016 -2017 
(1243 hs) 
352 em 
(28,31%) 
623 em 
(50,12) 
244 em 
(19,63) 
24 em 
(1,94) 
959 em 
(77,15) 
200 em 
(16,09) 
76 em 
(6,1) 
8 em 
(0,6) 
2017 -2018 
(1197 hs) 
274 
( 22, 89) 
665 
 ( 55,56) 
240 
( 20,05) 
5 
( 0,42) 
970 
( 81,04) 
172 
( 14,37) 
42 
( 3,51) 
0 
2018 -2019 
(1174 hs) 
364 
( 31) 
550 
( 46,84) 
254 
(21,63) 
6 
( 0,53) 
960 
( 81,77) 
155 
( 13,2) 
52 
( 4,42) 
7 
(0,61) 
Nhìn vào bảng số 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_chat_lu.pdf