Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh Trung học cơ sở

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh Trung học cơ sở

1. Tóm tắt trình trạng giải pháp đã biết:

*Ưu điểm: Giải pháp chính mà nhà trường vẫn làm là: Ban Giám hiệu xây

dựng kế hoạch, phổ biến tới tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên; tổ nhóm chuyên

môn và giáo viên được giao nhiệm vụ căn cứ vào thực tiễn và chức năng nhiệm vụ

của mình xây dựng kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ; Ban Giám hiệu tổ chức kiểm

tra, đôn đốc, cùng với đó là việc tổ chức, quản lí nề nếp học sinh; xây dựng cơ chế

thi đua khen thưởng cụ thể, phù hợp để khích lệ giáo viên, học sinh; tổ chức khen

chê đúng người, đúng việc, đúng thời điểm nên chất lượng giáo dục toàn diện của

nhà trường dần đi vào ổn định.

*Hạn chế: Đây là biện pháp quản lí mang tính khuôn mẫu, chưa có tính sáng

tạo, linh hoạt và chưa huy động được tối đa các nguồn lực để đưa chất lượng giáo

dục của nhà trường có những thành công mới mang tính đột phá; để phát huy được

tối đa năng lực vốn có và kể cả những năng lực còn tiềm ẩn, cũng như ý thức, trách

nhiệm nghề nghiệp và khát khao muốn khẳng định, cống hiến ở mức cao nhất của

đội ngũ giáo viên, để đưa chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng khởi sắc,

bền vững, tạo được niềm tin chắc chắn đối với các thế hệ học sinh, phụ huynh học

sinh và các cấp lãnh đạo, quản lí. Vì vậy, chất lượng giáo dục về cơ bản chưa có sự

đột phá, tạo được những bước ngoặt có tính chất thay đổi diện mạo về chất lượng

giáo dục của nhà trường. Và vì thế, dấu ấn quản lí, lãnh đạo chưa được khẳng định

và phát huy được hết năng lực tổ chức, quản lí, điều hành của mình

pdf 14 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 1674Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. 
- Khả năng áp dụng, nhân rộng: 
 Hoàn toàn có thể áp dụng, nhân rộng vì những điều kiện hiện có của các 
trường: CSVC, nhân lực, tài chính... đều có thể đáp ứng được. 
- Hiệu quả, lợi ích thu được áp dụng giải pháp (hiệu quả kinh tế, xã hội): 
 Chất lượng học sinh giỏi của trường từ cấp huyện, thành phố tăng cả về số 
lượng, chất lượng; chất lượng các môn học được ổn định và ngày càng được nâng 
lên; học sinh được trang bị thêm nhiều kỹ năng mà trong chương trình giáo dục 
chính khóa không chuyển tải được hết; chất lượng học sinh đạt điểm bình quân vào 
lớp 10 hai môn Ngữ văn, Toán được cải thiện rõ rệt. Quan trọng hơn, học sinh 
được trang bị và rèn luyện thêm nhiều kĩ năng còn thiếu hụt để từng bước hoàn 
thiện bản thân, tự tin hơn trong giao tiếp, trong thể hiện năng lực bản thân, giúp 
các em có thể chủ động phòng tránh các mối nguy hiểm, biết chia sẻ, tương tác 
trong các hoạt động trong và ngoài nhà trường. 
Nhân dân tin tưởng vào nhà trường, vào đội ngũ lãnh đạo và cán bộ giáo 
viên nhà trường; nhà trường bước đầu đã thu hút được sự quan tâm của những học 
sinh và phụ huynh học sinh không phải trên địa bàn xã Lập Lễ. Sức ảnh hưởng và 
vị thế của nhà trường ngày càng được mở rộng, nâng cao. 
 CƠ QUAN ĐƠN VỊ Thủy Nguyên, ngày 20 tháng 3 năm 2017 
 ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Người viết đơn 
 Phạm Hồng Hải 
 - 4 -
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 
1. Tên sáng kiến: 
Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh Trung 
học cơ sở. 
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lí giáo dục trong trường THCS 
I. Mô tả giải pháp đã biết: 
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường nói chung và 
trong các trường THCS nói riêng vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ cấp bách và lâu 
dài. Đặc biệt, trong giai đoạn bùng nổ thông tin, yêu cầu về hội nhập và xu hướng 
đào tạo ra những học sinh – công dân toàn cầu đang là nhiệm vụ cấp thiết đối với 
các nhà trường, mà người đi tiên phong trong việc đổi mới tư duy, đổi mới cách 
làm giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trước hết là người cán bộ 
quản lí, đặc biệt là vai trò của người đứng đầu – Hiệu trưởng nhà trường. 
 Là một Hiệu trưởng trường THCS, điều tôi luôn băn khoăn, trăn trở và tôi 
nghĩ chắc cũng là suy nghĩ chung của nhiều đồng chí cán bộ quản lí các trường 
THCS trên địa bàn huyện Thủy Nguyên, đó là tìm ra những giải pháp hiệu quả 
nhất để nâng cao chất lượng các hội thi, kì thi của trường hàng năm như: Thi khảo 
sát chất lượng học kì, thi học sinh giỏi các cấp, thi vào lớp 10 THPT hệ công lập, 
thi HKPĐ các cấp, thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống 
trong thực tiễn, thi sáng tạo khoa học kĩ thuật... Hay như tổ chức các chủ đề dạy 
học tích hợp, liên môn; các cuộc thi trong nội bộ nhà trường như: Thi GVG trường, 
Thi GVCN giỏi, Thi ứng xử các tình huống sư phạm, thi về xử lí các tình huống để 
rèn kĩ năng sống cho học sinh, đặc biệt là các kì thi KSCL mỗi học kì, thi học sinh 
giỏi các cấp, do huyện và thành phố tổ chức với việc học sinh được đánh giá trong 
mối tương quan với học sinh của các trường trong cụm, huyện. Qua đó, kênh thông 
tin phản hồi là chất lượng của các kì thi này thông qua mặt bằng điểm số, số lượng 
và chất lượng các giải do học sinh nhà trường đạt được sẽ là chỉ số quan trọng để 
giúp người cán bộ quản lí nhà trường đưa ra phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm. 
Từ đó, đưa ra những giải pháp khắc phục, điều chỉnh hoặc đột phá, nhằm nâng cao 
chất lượng giáo dục toàn diện học sinh Hằng năm, nhà trường đều tổ chức khá 
 - 5 -
qui mô, bài bản tại trường, những kì thi do huyện và thành phố tổ chức hầu hết đều 
có học sinh tham gia nhưng kết quả đạt chưa cao. Đặc biệt, đối với các trường ở 
vùng xa như trường THCS Lập Lễ, hay như những trường THCS còn có nhiều khó 
khăn do qui mô trường lớp nhỏ, ít học sinh, hay như chất lượng đội ngũ không 
đồng đều, thì việc chọn học sinh ở từng khối lớp vào các đội tuyển dự thi cũng là 
một điều nan giải, khó khăn. 
 Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng công tác học sinh 
giỏi, để hướng tới đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao 
là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của trường phổ thông trong giai đoạn hiện 
nay. Trường THCS Lập Lễ cũng như các trường học khác trên địa bàn huyện luôn 
quan tâm đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Vì vậy, 
trường THCS Lập Lễ đã xác định, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho 
học sinh thì việc nâng cao chất lượng các hội thi, kì thi cũng không kém phần quan 
trọng. 
 Trong số các nội dung giáo dục trong nhà trường hiện nay, giáo dục văn hóa 
(học lực của học sinh) là một trong những trọng tâm. Hiện nay, học sinh ngoài 
SGK thì còn có rất nhiều loại sách tham khảo dùng cho học sinh trên thị trường, 
được cung cấp và đưa vào các nhà trường, trong đó có khá nhiều bài tập, khá nhiều 
kiến thức; điều đáng nói là có nhiều cuốn sách tham khảo chất lượng không đảm 
bảo. Nhiều giáo viên có tâm huyết cũng đã tìm hiểu, tham khảo đề thi các cấp, hệ 
thống bài tập, hệ thống kiến thức, kỹ năng rèn luyện năng khiếu trên các hệ 
thống thông tin đại chúng, như: sách, báo, internet, Giáo viên chủ nhiệm lớp 
nhiệt tình tham mưu, tranh thủ sự hỗ trợ từ nhiều phía để phối hợp nhịp nhàng với 
giáo viên trong việc bồi dưỡng học sinh tham gia các kì thi. Từ đó, giáo viên nhiệt 
tình hơn trong việc hướng dẫn học sinh học tập tích cực thông qua các hệ thống 
kiến thức, hệ thống bài tập, kỹ năng tập luyện từ đơn giản đến phức tạp. Dần dần, 
các em học sinh có hứng thú hơn trong học tập và có kỹ năng làm bài tốt trong các 
kì thi, cũng như được rèn kĩ năng tư duy, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ nói trong các 
hội thi dưới hình thức hùng biện, thuyết trình đạt hiệu quả. 
 - 6 -
 Bên cạnh đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề, cha mẹ học sinh 
hỗ trợ, đồng hành thường xuyên, liên tục, sát sao và có trách nhiệm. Học sinh tích 
cực, sự chỉ đạo, lãnh đạo của Ban giám hiệu nhà trường tâm huyết, trách nhiệm, 
quyết liệt, chất lượng đội ngũ nhà giáo từng bước được nâng lên, đáp ứng được yêu 
cầu cao của nhiệm vụ, thì kết quả đạt được đã có chuyển biến hẳn. Trong năm học 
2016 - 2017, chất lượng học sinh tham gia các kì thi của trường đạt kết quả cao so 
với các năm học trước. Tổng số học sinh giỏi cấp huyện tính đến 20/3/2017 của 
nhà trường đã đạt được 72 giải, chưa tính số học sinh giỏi các khối lớp 6,7,8, sẽ thi 
cấp huyện vào ngày 28/3 (trong đó, cả năm học 2015 – 2016, toàn trường mới có 
79 giải học sinh giỏi huyện – xếp thứ 10/36 chung cuộc về công tác học sinh giỏi). 
Hội khỏe Phù Đổng cấp huyện năm học 2016 – 2017, trường đã giành cờ Nhất 
toàn đoàn nội dung chạy Việt dã; xếp hạng chung cuộc toàn đoàn Hội khỏe Phù 
Đổng đã được xếp thứ 2/36 trường (thành tích cao nhất từ trước tới nay). Điều này 
minh chứng cho việc triển khai áp dụng các giải pháp mang tính đột phá của nhà 
trường như đã trình bày ở trên đã có hiệu quả rõ rệt. 
 Tuy nhiên, những giải pháp mà trường THCS Lập Lễ đã và vẫn đang làm 
cũng có một số ưu, nhược điểm nhất định, cụ thể là: 
*Ưu điểm: Trường THCS Lập Lễ trong năm học 2016 - 2017 đã chú trọng 
tới việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, thông qua nhiều biện 
pháp, giải pháp; trong đó đặc biệt chú trọng tới việc tổ chức các hoạt động dạy học 
theo chủ đề tích hợp, liên môn; các kì thi, hội thi để rèn kỹ năng cho học sinh và 
cũng đã thu được một số kết quả đáng khích lệ. Đặc biệt là chất lượng của các kỳ 
khảo sát chất lượng cuối kỳ, cuối năm học của các môn trong đó có các môn do 
Phòng GD – ĐT ra đề chung toàn huyện; các kì thi học sinh giỏi các môn văn hóa; 
Hội khỏe Phù Đổng các cấp từ trường, huyện, thành phố; thi tuyển sinh vào lớp 10 
THPT Công Lập hàng nămGiải pháp chính mà nhà trường vẫn làm là: Ban Giám 
hiệu xây dựng kế hoạch, phổ biến tới tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên; tổ nhóm 
chuyên môn và giáo viên được giao nhiệm vụ căn cứ vào thực tiễn và chức năng 
nhiệm vụ của mình xây dựng kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ; Ban Giám hiệu tổ 
chức kiểm tra, đôn đốc, cùng với đó là việc tổ chức, quản lí nề nếp học sinh; xây 
 - 7 -
dựng cơ chế thi đua khen thưởng cụ thể, phù hợp để khích lệ giáo viên, học sinh; tổ 
chức khen chê đúng người, đúng việc, đúng thời điểm, nên chất lượng giáo dục 
toàn diện của nhà trường dần đi vào ổn định. 
*Hạn chế: Các cuộc thi học sinh giỏi hiện nay còn quá nhiều, tạo áp lực quá 
lớn cho nhà trường và các em học sinh, tính sáng tạo, linh hoạt của các em cũng bị 
ảnh hạn chế và chưa huy động được tối đa các nguồn lực để đưa chất lượng giáo 
dục của nhà trường có những thành công mới mang tính đột phá. Giải pháp vẫn 
làm chưa tạo ra được sự gắn kết, trách nhiệm mang tính tự nguyện, dân chủ, tương 
tác, để phát huy được tối đa năng lực vốn có (kể cả những năng lực còn tiềm ẩn), 
cũng như ý thức, trách nhiệm nghề nghiệp và khát khao muốn khẳng định, cống 
hiến ở mức cao nhất của đội ngũ giáo viên, để đưa chất lượng giáo dục của nhà 
trường ngày càng khởi sắc, bền vững; tạo được niềm tin chắc chắn đối với các thế 
hệ học sinh, phụ huynh học sinh và các cấp lãnh đạo, quản lí. Do vậy, tôi nhận thấy 
rằng từ thế hệ lãnh đạo tiền nhiệm tới bản thân mình khi mới tiếp nhận nhiệm vụ 
đứng đầu đơn vị, Hiệu trưởng nhà trường mới chỉ giống như người diễn viên hoàn 
thành vai diễn của mình (tức là đóng “tròn vai” – là mới hoàn thành ở mức đạt yêu 
cầu với vai trò của nhà quản lí giáo dục). Để đưa nhà trường có những sự thay đổi 
về chất lượng giáo dục một cách căn bản, bền vững, tôi luôn xác định người Hiệu 
trưởng phải như những người diễn viên xuất sắc – tức là phải tạo ra được dấu ấn từ 
vai diễn của mình – có nghĩa là người Hiệu trưởng không chỉ làm tốt vai trò của 
một nhà quản lí giáo dục mà còn phải thực hiện tốt vai trò là một nhà lãnh đạo 
giáo dục đối với chính ngôi trường của mình. Bởi quản lí là tổ chức, vận hành bộ 
máy nhà trường theo những sự chỉ đạo, kế hoạch gần như đã thành khuôn thước, 
bắt buộc phải thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao của các cấp lãnh đạo; 
nhưng lãnh đạo lại là kỹ năng quan trọng của người Hiệu trưởng trong việc đưa ra 
quyết định định đột phá để mang lại những sự thay đổi tích cực, chất lượng hơn, 
hiệu quả hơn. Vì vậy, người Hiệu trưởng phải không ngừng suy nghĩ, trăn trở để có 
thể đưa ra được những quyết định đúng, tạo điểm nhấn cho sự thay đổi, đột phá. 
Do vậy, hạn chế lớn nhất của nhà trường trong những năm qua chính là chưa làm 
 - 8 -
nổi bật được yếu tố lãnh đạo trong nhiệm vụ quản lí nhà trường; và đó là lí do để 
cần phải có sự thay đổi. 
II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến 
II.0. Nội dung giải pháp mà tác giả đề xuất: 
Giải pháp chính mà tôi đề xuất như là một sáng kiến trong việc nâng cao 
chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường là: Chủ động phối hợp hiệu quả 
giữa Ban Giám hiệu – Giáo viên chủ nhiệm – Tổ nhóm chuyên môn - Giáo viên 
bộ môn – Ban đại diện cha mẹ học sinh – Học sinh – Công ty cổ phần đào tạo 
tài năng trẻ SKIDS – Công ty Anh ngữ quốc tế Toàn Lộc - Quyết định của Hiệu 
trưởng để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, đặc biệt là thông qua chất lượng 
các chủ đề dạy học tích hợp, liên môn; các kì thi, hội thi và hoạt động trải nghiệm, 
giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nhà trường. 
Cụ thể: Trên cơ sở kế hoạch năm học đã được bàn bạc, lấy ý kiến của đội 
ngũ cán bộ giáo viên (thông qua hội nghị ở các tổ chuyên môn và hội nghị Công 
chức – Viên chức), của học sinh (thông qua Đại hội Liên đội); của phụ huynh học 
sinh (thông qua cuộc họp với Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, trường); làm 
việc với Công ty đào tạo tài năng trẻ SKIDS để thảo luận và thống nhất chương 
trình giảng dạy hoạt động giáo dục kĩ năng sống gắn với trải nghiệm sáng tạo; 
làm việc với Công ty Anh ngữ quốc tế Toàn Lộc để đưa chương trình dạy tiếng 
Anh yếu tố người nước ngoài vào thực hiện từ năm học 2016 – 2017, nhà trường 
thực hiện công khai kế hoạch năm học; trong đó, các chỉ tiêu, giải pháp trọng 
tâm đều được thể hiện rõ, cụ thể tới từng nội dung để tất cả mọi người cùng biết, 
cùng tổ chức thực hiện, cùng giám sát và có điều chỉnh phù hợp về thời gian, chất 
lượng các công việc. 
Để thực hiện vấn đề này, tôi đã xây dựng và tập trung vào 05 vấn đề có tính 
mấu chốt, quan trọng sau đây: 
- Thứ nhất, chỉ đạo quyết liệt việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới 
sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, xây dựng trục sinh hoạt chuyên môn chặt chẽ giữa: 
Nhóm – Tổ - Trường – Cụm chuyên môn – Phòng GD - ĐT; và xác định đây là 
vấn đề then chốt có tính chất quyết định tới sự thay đổi phương pháp giảng dạy để 
 - 9 -
nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Do vậy, từ đầu năm học, tôi chỉ đạo các bộ 
phận xây dựng cụ thể kế hoạch theo từng chuyên đề trọng tâm của năm học; đưa ra 
cho tổ, nhóm, cụm chuyên môn thảo luận, thống nhất và triển khai thực hiện. Đánh 
giá: Chất lượng sinh hoạt chuyên môn có thay đổi tích cực, giáo viên tham gia tích 
chủ động, hiệu quả, phát huy được tinh thần trách nhiệm. Các hình thức sinh hoạt 
chuyên môn mới như: Hội thảo chuyên môn, tham gia sinh hoạt chuyên môn 
qua Trường học kết nối, xây dựng và triển khai các chủ đề dạy học (chủ đề tích 
hợp, chủ đề môn học, chủ đề liên môn) được phát huy tối đa. Do vậy, đến hết 
tháng 20/3/2017, chất lượng giáo dục của trường đã có những khởi sắc đặc biệt ấn 
tượng so với các năm học trước: Hội khỏe Phù Đổng tiếp tục trong nhóm dẫn đầu 
của huyện (xếp thứ 2 cấp THCS); thi học sinh giỏi đợt 1 cấp huyện tạm xếp thứ 
14/36; tổng số giải học sinh giỏi cấp huyện trường đã đạt được, chưa tính đợt thi 
lần 2 đối với khối 6,7,8 ngày 28/3 nhà trường đã đạt 72 giải, số lượng nhiều nhất từ 
trước tới nay. Trường có 01 giáo viên được bảo lưu giáo viên dạy giỏi cấp thành 
phố. Có 01 chủ đề dạy học tích hợp về đề tài rừng phòng hộ ngập mặn ven biển xã 
Lập Lễ được giải Nhì cấp huyện; có 01 giáo án E-learning đạt giải Nhất huyện; 
giải Nhì thành phố và tiếp tục gửi thi cấp Bộ; chất lượng giảng dạy được thể hiện 
qua kết quả học tập, rèn luyện của học sinh đang được nâng lên rõ rệt. Đặc biệt, 
học sinh đã được trải nghiệm thông qua việc tham gia cuộc thi Khoa học kỹ thuật 
dành cho học sinh trung học (vào tới vòng thi cấp thành phố và đạt giải khuyến 
khích), trải nghiệm thực tiễn để tham gia cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để 
giải quyết tình huống thực tiễn, được học kỹ năng sống do công ty SKIDS, học 
tiếng Anh yếu tố người nước ngoài do công ty Anh ngữ quốc tế Toàn Lộc phối hợp 
với nhà trường triển khai thực hiện. Một số hoạt động nhà trường đã cho học sinh 
trải nghiệm như: Tham quan các làng nghề truyền thống, các di tích lịch sử văn 
hóa, giao lưu với học sinh các trường bạn, tham gia các hoạt động thiện 
nguyện Thông qua các cuộc thi, hội thi, và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, 
tôi đã nhận thấy rõ sự biến đổi cả về lượng, cả về chất của chất lượng giáo dục nhà 
trường. 
 - 10 -
- Thứ hai, định hướng cho các lớp chủ nhiệm mỗi tháng mời Ban đại diện 
cha mẹ học sinh của lớp dự tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp và tiết sinh hoạt ít nhất 
01 lần/tháng để nắm bắt tình hình hình học sinh của lớp và cùng với giáo viên chủ 
nhiệm đưa ra các giải pháp để quản lí, giáo dục học sinh, nhất là giáo dục đạo đức 
học sinh. Mỗi tháng một lần, nhà trường lại tổ chức một hoạt động ngoại khóa 
ngay tại sân trường, có sự tham gia của toàn bộ học sinh, tổ chức dưới dạng các 
cuộc thi tìm hiểu về kiến thức của nhiều lĩnh vực, như: Tiếng Anh, Lịch sử, Địa lí, 
xã hội có sự tham gia ủng hộ, khích lệ của Ban đại diện cha mẹ học sinh. Đánh 
giá: Đây là cách làm khá hiệu quả, sự phối hợp này đã giúp cho cha mẹ học sinh 
nắm bắt được tình hình học tập, rèn luyện của con em mình thường xuyên hơn, có 
tác động kịp thời, nhất là với những học sinh còn lười học, chưa ngoan, nên tình 
hình giáo dục học sinh, nhất là giáo dục đạo đức học sinh đã có những chuyển biến 
căn bản. Đồng thời, khuyến khích được những học sinh có khả năng tổ chức, lãnh 
đạo để rèn kỹ năng sống, giúp các em phát huy và bộc lộ được tài năng để trưởng 
thành hơn trong học tập và cuộc sống. Đặc biệt, trong dịp nghỉ tết nguyên Đinh 
Dậu 2017 vừa qua, tôi tiếp tục đề nghị giáo viên không giao bài về nhà cho học 
sinh trong dịp nghỉ tết, thay vào đó đề nghị các em tham gia vào một số hoạt động 
trải nghiệm như: Quét dọn nhà cửa giúp bỗ mẹ, đi chợ sắm tết với bố mẹ, cùng bố 
mẹ về quê, thăm hỏi chúc tết họ hàng, tham gia hội xuân và làm các việc thiện 
nguyện Sau đó, các em sẽ viết một bài thu hoạch với nội dung: Một cử chỉ, một 
việc làm của bản thân mà em thấy có ý nghĩa trong dịp. Sau khi trở lại học, nhà 
trường thu bài, thành lập hội đồng thẩm định, đánh giá và tổ chức trao giải cho 
những bài viết hay, chân thực, ý nghĩa. Khảo sát cho thấy, học sinh rất phấn khởi 
vì đã được trải nghiệm, được cảm nhận và được sẻ chia để thấy tết nguyên đán cổ 
truyền của dân tộc trở nên có ý nghĩa hơn. Học sinh tiếp tục đề nghị năm tới 
Thứ ba, tôi đã bàn bạc và thống nhất với phụ huynh học sinh đưa hệ thống 
sổ liên lạc điện tử vào trong việc quản lí học sinh. Hệ thống này được kết nối hàng 
ngày với Ban giám hiệu – Giáo viên – Phụ huynh học sinh; tất cả những học sinh 
đi học muôn giờ, những học sinh nghỉ học, trốn tiết, học sinh có vấn đề bất thường, 
học sinh không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, xe máy điện đến trường; kết 
 - 11 -
quả học tập, rèn luyện của học sinh từng tuần, tháng, năm học đều được cập nhật 
liên tục, công khai, tạo ra một hệ thống quản lí thống suốt, liên tục, cập nhật, nên 
giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh, Ban Giám hiệu, Hiệu trưởng 
đều nắm bắt kịp thời các vấn đề của trường, lớp, học sinh và đưa ra ngay được các 
giải pháp để thực hiện. 
Thứ tư, căn cứ vào Quy chế chi tiêu nội bộ đã được phê duyệt, căn cứ vào kế 
hoạch đã được bàn bạc, thống nhất với phụ huynh học sinh toàn trường cũng như 
các nhà tài trợ, tôi đã xây dựng kế hoạch tài chính lấy trọng tâm là: Tài chính là 
động lực để nâng cao chất lượng giáo dục; con người là yếu tố then chốt để tạo 
nên sự thành công của nhà trường. Kế hoạch tài chính này công khai chi tiết đến 
từng đối tượng: Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên giảng dạy, học sinh; có cơ chế 
khen thưởng công khai, minh bạch nên đã tạo được sự đồng thuận cao. Khi nguồn 
lực đã được đầu tư đúng mục đích thì hiệu quả mà nó mang lại cũng rất đáng giá. 
Năm là, đặc biệt coi trọng hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp; giáo 
dục kỹ năng sống và hoạt động trải nghiệm sáng tạo; rèn kỹ năng giao tiếp tiếng 
Anh tự tin với người nước ngoài, bởi đây là những nội dung mà trong nhiều năm 
học trở lại đây, học sinh nhà trường luôn thiếu hụt, và chương trình giáo dục chính 
khóa cũng không đáp ứng được đầy đủ. Chúng tôi coi đây là mảnh ghép quan 
trọng để hoàn thiện việc giáo dục toàn diện cho học sinh, giúp các em hoàn toàn 
chủ động, tự tin trong mọi hoàn cảnh, mọi lĩnh vực. 
II.1. Tính mới, tính sáng tạo: 
Thay vì việc Ban Giám hiệu chủ động và quyết định hết mọi việc như cách 
hiện vẫn đang làm thì giải pháp mới mà tôi đưa ra là: Chủ động phối hợp hiệu quả 
giữa Ban Giám hiệu – Giáo viên chủ nhiệm – Tổ nhóm chuyên môn - Giáo viên 
bộ môn – Ban đại diện cha mẹ học sinh – Học sinh - Công ty cổ phần đào tạo tài 
năng trẻ SKIDS – Công ty Anh ngữ quốc tế Toàn Lộc – Quyết định của Hiệu 
trưởng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, đặc biệt thông 
qua các hội thi, kỳ thi và hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Trong đó, bồi dưỡng học 
sinh giỏi và kết quả kỳ thi vào lớp 10, học kỹ năng sống và trải nghiệm sáng tạo 
thông qua các hoạt động gắn với thực tiễn, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi chính 
 - 12 -
là các chỉ số quan trọng nhất, khách quan nhất để kiểm chứng cho sự phù hợp, 
thành công của giải pháp mới này. 
II.2. Khả năng áp dụng, nhân rộng: 
Đây là giải pháp hoàn toàn có khả năng áp dụ

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_g.pdf