Một môi trường học tập tốt có hiệu quả là môt trường gây hứng thú cho trẻ, phát huy được trí tưởng tượng, sáng tạo cho trẻ. Chính vì vậy tôi luôn cố gắng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn trang trí xung quanh lớp. Ví dụ cắt những chú sâu chú cá dán lên tường bằng nhám, treo những hình bàn tay. cho trẻ đếm và có thể học các môn khác. Việc gắn bằng nhám giúp cho tôi dễ dàng thay đổi hình ảnh theo chủ đề hơn nữa vừa làm trò chơi cho trẻ gắn số hoặc thay đổi vị trí của đồ dùng.
Tôi xây dựng góc toán phong phú, nhiều chủng loại sắp xếp bố trí đồ chơi gọn gàng, đồ chơi luôn để ở tư thế “mở” để kính thích trẻ hứng thú hoạt động, đồ dùngđồ chơi phải đảm bảo thuận tiện cho thao tác sử dụng, được xắp xếp sao cho dễ lấy, dễ cất và đặc biệt có thể sử dụng vào các môn học và các hoạt động khác. Góc toán phải được bố trí thật nổi, thật đẹp mắt, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, lại vừa đảm bảo tính chính xác.
- Chính những việc làm tưởng như rất đơn giản này đã góp phần hình thành ở trẻ sự say mê tìm tòi, tính cẩn thận trong công việc và củng cố thêm phần kiến thức về toán cho trẻ.
- Vào các giờ hoạt động góc, tôi tổ chức cho trẻ sưu tầm và vẽ, cắt, dán hình ảnh trong sách báo có liên quan đến bộ môn toán để làm “sách”, “tập san” và làm các quyển sách có dạng các hình đã học.
* Ví dụ: Khi học số 3 thuộc chủ đề thế giới thực vật thì trẻ sẽ cắt, vẽ, xé 3 cây, 3 bông hoa, 3 quả v.v. vào trang “sách” và viết số tương ứng, đến hết chủ đề này, lại sang chủ đề khác ở bài khác trẻ lại sưu tập tiếp dần dần trẻ có bộ sưu tập về môn toán rất phong phú.
- Cho trẻ sưu tập các hộp có dạng các hình khối sau đó cô cùng trẻ sẽ trang trí các chi tiết vào hình khối cho ngộ nghĩnh thành hình người, hình con vât lật đật, và trưng bày ở lớp với các hình học cũng thế như vậy trẻ sẽ rất thích thú và ghi nhớ được các hình khối.
b.3. Giải pháp 3: Sáng tạo, đổi mới trong hình thức dạy trẻ môn làm quen toán học.
* Lựa chọn và đưa trò chơi vào giờ học toán:
Với trẻ lứa tuổi mẫu giáo, chơi là một hoạt động chủ đạo. Hoạt động chơi quyết định sự hình thành, phát triển tâm lý và nhân cách cho trẻ. Chơi là một hoạt động độc lập, tự do, tự nguyện của trẻ mẫu giáo. Qua trò chơi trẻ rèn luyện được tính độc lập của mình. Tính sáng tạo của trẻ cũng được thể hiện từ một trong hoạt động chơi. Mầm mống sự sáng tạo của trẻ bắt đầu được thể hiện trong hoạt động chơi. Ngoài tính sáng tạo còn thể hiện khi trẻ biết phối hợp các biểu tượng đó biết vào trò chơi và tự mình điều khiển chúng.
Trò chơi toán học là một dạng của trò chơi học tập. Trẻ phải giải quyết nhiệm vụ học tập dưới hình thức chơi nhẹ nhàng, thoải mái, làm trẻ dễ dàng vượt qua những khó khăn trở ngại nhất định. Trẻ tiếp nhận nhiệm vụ học tập như nhiệm vụ chơi, do đó tính tích cực của hoạt động nhận thức trong lúc chơi được nâng cao. Trong một chừng mực nào đó, trò chơi học tập vừa là phương tiện dạy học, vừa là hình thức dạy học cho trẻ. Trò chơi học tập được sử dụng trong quá trình dạy học nhằm tích cực hơn hoạt động nhận thức cho trẻ.
Chính vì vậy các giờ học toán và các hoạt động khác tôi luôn cố gắng suy nghĩ tham khảo sách, tìm hiểu một số trò chơi mới để áp dụng vào giờ học nhằm thay đổi không khí hoạt động chống sự chán nản, mệt mỏi, tạo cho trẻ có hứng thứ hoạt động.
số Các chỉ tiêu đánh giá Kết quả Số lượng Phần trăm (%) 32 trẻ Số trẻ có hứng thú tham gia hoạt động làm quen với toán 15/32 trẻ 46,8 % Số trẻ thích chơi với đồ dùng chưa chú ý đến bài giảng của cô 8/32 trẻ 25 % Số trẻ có tham gia học toán nhưng chưa thoải mái và tự tin 7/32 trẻ 21,8 % Số trẻ không thích tham gia học toán 2/32 trẻ 6,25 % Số phụ huynh quan tâm trao đổi với giáo viên về việc học tập của các cháu 20/32 trẻ 62,5 % Để trẻ tích cực, hứng thú và học tốt môn làm quen với toán tôii đã sử dụng một số giải pháp sau: b. Đề xuất các giải pháp b.1. Giải pháp 1: Tự tạo đồ dùng, đồ chơi toán học Muốn có một giờ bé làm quen với toán đạt kết quả cao ngoài việc cần có đủ các đồ dùng cơ bản như: vở bé làm quen với toán, bút chì, sáp màu, hộp bé học toán, thẻ số, các khối hình. Thì việc tự tạo đồng dùng, đồ chơi toán học đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích hứng thú của trẻ khi học toán. Nhận thức được điều ấy, tôi đã phối hợp với phụ huynh và học sinh trong lớp sưu tầm nguyên vật liệu phế thải như: Vải von, lon bia, nắp chai, len sợi, bọt biển, hột hạt, sỏi... tự làm một số đồ dùng từng tiết học. Trong quá trình thực hiện tôi nhận thấy trẻ rất thích học toán bằng chính những đồ dùng trẻ tự làm. Vì vậy ngoài giờ học tôi đã cho trẻ làm đồ dùng cho mình. Ví dụ: Chủ để giao thông, tôi cho trẻ gấp thuyền, gấp máy bay cho giờ học toán và hoạt động góc. b.2. Giải pháp 2: Xây dựng môi trường toán học cho trẻ hoạt động Một môi trường học tập tốt có hiệu quả là môt trường gây hứng thú cho trẻ, phát huy được trí tưởng tượng, sáng tạo cho trẻ. Chính vì vậy tôi luôn cố gắng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn trang trí xung quanh lớp. Ví dụ cắt những chú sâu chú cá dán lên tường bằng nhám, treo những hình bàn tay... cho trẻ đếm và có thể học các môn khác. Việc gắn bằng nhám giúp cho tôi dễ dàng thay đổi hình ảnh theo chủ đề hơn nữa vừa làm trò chơi cho trẻ gắn số hoặc thay đổi vị trí của đồ dùng. Tôi xây dựng góc toán phong phú, nhiều chủng loại sắp xếp bố trí đồ chơi gọn gàng, đồ chơi luôn để ở tư thế “mở” để kính thích trẻ hứng thú hoạt động, đồ dùngđồ chơi phải đảm bảo thuận tiện cho thao tác sử dụng, được xắp xếp sao cho dễ lấy, dễ cất và đặc biệt có thể sử dụng vào các môn học và các hoạt động khác. Góc toán phải được bố trí thật nổi, thật đẹp mắt, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, lại vừa đảm bảo tính chính xác. - Chính những việc làm tưởng như rất đơn giản này đã góp phần hình thành ở trẻ sự say mê tìm tòi, tính cẩn thận trong công việc và củng cố thêm phần kiến thức về toán cho trẻ. - Vào các giờ hoạt động góc, tôi tổ chức cho trẻ sưu tầm và vẽ, cắt, dán hình ảnh trong sách báo có liên quan đến bộ môn toán để làm “sách”, “tập san” và làm các quyển sách có dạng các hình đã học. * Ví dụ: Khi học số 3 thuộc chủ đề thế giới thực vật thì trẻ sẽ cắt, vẽ, xé 3 cây, 3 bông hoa, 3 quả v.v... vào trang “sách” và viết số tương ứng, đến hết chủ đề này, lại sang chủ đề khác ở bài khác trẻ lại sưu tập tiếp dần dần trẻ có bộ sưu tập về môn toán rất phong phú. - Cho trẻ sưu tập các hộp có dạng các hình khối sau đó cô cùng trẻ sẽ trang trí các chi tiết vào hình khối cho ngộ nghĩnh thành hình người, hình con vât lật đật, và trưng bày ở lớp với các hình học cũng thế như vậy trẻ sẽ rất thích thú và ghi nhớ được các hình khối. b.3. Giải pháp 3: Sáng tạo, đổi mới trong hình thức dạy trẻ môn làm quen toán học. * Lựa chọn và đưa trò chơi vào giờ học toán: Với trẻ lứa tuổi mẫu giáo, chơi là một hoạt động chủ đạo. Hoạt động chơi quyết định sự hình thành, phát triển tâm lý và nhân cách cho trẻ. Chơi là một hoạt động độc lập, tự do, tự nguyện của trẻ mẫu giáo. Qua trò chơi trẻ rèn luyện được tính độc lập của mình. Tính sáng tạo của trẻ cũng được thể hiện từ một trong hoạt động chơi. Mầm mống sự sáng tạo của trẻ bắt đầu được thể hiện trong hoạt động chơi. Ngoài tính sáng tạo còn thể hiện khi trẻ biết phối hợp các biểu tượng đó biết vào trò chơi và tự mình điều khiển chúng. Trò chơi toán học là một dạng của trò chơi học tập. Trẻ phải giải quyết nhiệm vụ học tập dưới hình thức chơi nhẹ nhàng, thoải mái, làm trẻ dễ dàng vượt qua những khó khăn trở ngại nhất định. Trẻ tiếp nhận nhiệm vụ học tập như nhiệm vụ chơi, do đó tính tích cực của hoạt động nhận thức trong lúc chơi được nâng cao. Trong một chừng mực nào đó, trò chơi học tập vừa là phương tiện dạy học, vừa là hình thức dạy học cho trẻ. Trò chơi học tập được sử dụng trong quá trình dạy học nhằm tích cực hơn hoạt động nhận thức cho trẻ. Chính vì vậy các giờ học toán và các hoạt động khác tôi luôn cố gắng suy nghĩ tham khảo sách, tìm hiểu một số trò chơi mới để áp dụng vào giờ học nhằm thay đổi không khí hoạt động chống sự chán nản, mệt mỏi, tạo cho trẻ có hứng thứ hoạt động. * Trò chơi : “Trang trại bác nông dân có gì?” - Chuẩn bị: Một bản vẽ các đối tượng và các ô vuông để trẻ gắn số. Tranh vẽ trang trại của bác nông dân trong đó có các loại: ngôi nhà, cây ăn quả, luống rau, các con vật nuôi như: vịt, chó, chim bồ câu... - Tiến hành: cô và trẻ trò chuyện về công việc, sản phẩm của bác nông dân. Cho trẻ xem tranh và hỏi trẻ: Trong tranh có những con gì? Có những cây gì? Ngoài ra còn có những đối tượng nào khác? Cho trẻ đếm từng loại xem mỗi loại có bao nhiêu, lấy chữ số tương ứng gắn vào bảng. * Các hình thức vào bài gây hứng thú cho trẻ học toán: ** Hình thức xây dựng mô hình quan sát và đàm thoại. Ví dụ: Tiết nhận biết số 4. - Xây dựng mô hình quan sát gồm có 4 ô tô, tàu hỏa nhiều toa,thuyền, cây xanh, hoa... - Trẻ được học đồ dùng tự tạo rất hứng thú. - Vào lớp tôi cho trẻ vừa hát vừa đi đến mô hình quan sát và đàm thoại tại mô hình. Hình thức này có thể áp dụng với nhiều bài dạy khác nhau - Với mỗi bài thay đổi con vật đồ dùng khác để trẻ không cảm thấy nhàm chán và sắp xếp cho phù hợp với yêu cầu của từng loại tiết học. ** Hình thức vào bài thông qua bài hát: + Khi dạy bài đếm đến 5 nhận biết các nhóm có 5 đối tượng nhận biết số 5 vào lớp tôi cho trẻ hát bài “Tập đếm” cô giới thiệu: “Cô và các cháu vừa hát bài hát có nội dung đếm đến mấy (học sinh trả lời) . Đôi bàn tay giúp chúng ta làm được tất cả mọi việc từ học tập đến chơi các trò chơi, nhưng các cháu nhớ chơi xong phải rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, cả trước khi ăn cơm và sau khi đi vệ sinh”. + Trẻ được nghe được nhìn thực tế và được động viên, trẻ vào học nhẹ nhàng kết quả giờ học cao qua đó còn có tác dụng với nội dung giáo dục vệ sinh. Ví dụ với bài: Nhận biết phân biệt khối vuông khối chữ nhật, tôi cho trẻ hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân” các cô các chú công nhân xây dựng nhà cửa trường lớp cho chúng ta ở, chúng ta học bằng những viên gạch như những khối chữ nhật qua đó lồng nội dung giáo dục cho trẻ có lòng yêu quý người lao động, không những thế sau tiết học trẻ còn rất thích chơi xếp nhà bằng những khối đã học. ** Hình thức vào bài theo nội dung chuyện kể: + Cô không trực tiếp kể mà thâu vào băng đài một đoạn câu chuyện có liên quan đến nội dung bài dạy sau đó vào lớp bật lên cho trẻ nghe. Ví dụ: Nhận biết số 3... Tôi ghi đoạn băng: “Hôm nay được nghỉ, thỏ anh lên rừng hái cho mẹ 3 chiếc nấm hương, thỏ em ra đồng bứt cho mẹ 3 bông hoa đồng tiền thật đẹp, đường hơi xa các con phải đi cẩn thận nhé”. Trích trong chuyện “Ai đáng khen nhiều hơn”. Tôi hướng luôn trẻ vào nội dung bài dạy, trẻ được đếm lại giúp thỏ xem có đúng 3 bông hoa, 3 cây nấm không? Trẻ thích có hứng thú học và giờ học đạt kết quả cao. ** Hình thức vào bài thông qua nội dung bài thơ: Khi dạy bài xác định vị trí phía trên phía dưới, phía trước phía sau của đối tượng, tôi cho trẻ đọc bài thơ “Ảnh Bác” “Nhà em treo ảnh bác Hồ Bên trên là một lá cờ đỏ tươi...” Qua bài thơ vừa có tác dụng trẻ hiểu thêm về biểu tượng của toán xác định vị trí đồng thời còn lồng được nội dung giáo dục, trẻ có tính cần cù lao động tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình. “ Trồng rau quét bếp đuổi gà...”. ** Hình thức tạo hứng thú cho trẻ học toán thông qua ngày lễ ngày hội: Trong năm học có những ngày lễ hội: 8/3, 20/10, 20/11, 22/12, 19/5... Tôi đều tận dụng để gây hứng thú cho trẻ giúp trẻ được tập luyện thường xuyên. VD: Ngày 8/3 là ngày lễ hội của các bà các mẹ, cho trẻ làm bưu thiếp tặng bà tặng mẹ. Tôi cho trẻ vẽ số bông hoa để nhận biết chữ số đã học khi vẽ xong cuối giờ tôi cho trẻ mang về nhà tặng mẹ, trẻ rất thích và hứng thú học tốt hơn ở giờ sau. b.4. Giải pháp 4: Cho trẻ làm quen với toán ở mọi lúc, mọi nơi Chúng ta không chỉ tạo môi trường toán học cho trẻ ở trong lớp học mà còn tạo cho trẻ bất kỳ thời điểm nào có thể. Toán học không phải là cái gì đó thật cứng nhắc khô khan, chỉ là số, là hình mà toán học có thể là bất kỳ thứ gì ở xung quanh trẻ. Ví dụ: Khi cho trẻ đi tham quan, đi dạo, ta có thể hỏi trẻ “có bao nhiêu luống rau, có bao nhiêu cây quả .luống rau này có hình gì, quả này có dạng gì. v.v... hoặc khi đén giờ ăn trẻ xếp đĩa và khăn cho mỗi bàn, trẻ phải biết lấy đủ số đĩa cho mỗi bàn, từ đó có thể tận dụng mọi cơ hội để có thể hình thành các biểu tượng về toán cho trẻ. Ví dụ : khi hoạt động góc “bán hàng” khi trẻ đi mua và bán phải đếm số hàng, đưa số tiền đúng với yêu cầu của người bán ở góc xây dựng yêu cầu, trẻ xây mô hình ngôi nhà của bé, yêu cầu phía trước ngôi nhà có gì, phía sau có gì v.v.. môi trường toán học cho trẻ là rất phong phú, nếu chúng ta biết tận dụng vào toán học cho trẻ thì rất có hiệu quả, trẻ vừa học vừa chơi. Trẻ học mà không biết mình đang học. Thường xuyên tạo tình huống gợi mở dẫn dắt để trẻ có thể xem xét, quan sát và phát hiện những biểu tượng mới cụ thể để trẻ xác định phía trên - phía dưới; phải - trái; trước - sau. Ví dụ: Khi dạy trẻ xác định phía trên - phía dưới tôi treo lồng đèn ở trên cao và để có thể nhìn thấy trẻ phải ngẩng đầu lên. Cô hỏi trẻ: lồng đèn ở phía nào của con? Tại sao con biết nó ở phía trên? Trẻ trả lời: Con phải ngẩng đầu lên con mới nhìn thấy chiếc lồng đèn. Sau một thời gian thực hiện các Giải pháp trên, các cháu có nhiều tiến bộ về kỹ năng đếm và nhận biết số lượng, về hình dạng, kích thước cũng như về định hướng khô
Tài liệu đính kèm: