Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường Mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường Mầm non

Giải pháp 3: Giáo dục lễ giáo cho trẻ mọi lúc mọi nơi

 Khi thực hiện giáo dục lễ giáo cho trẻ tôi cũng luôn chú ý lồng ghép vào các hoạt động trong ngày của trẻ như: Giờ đón trẻ- trả trẻ, giờ ăn, giờ ngủ.

 Qua giờ đón trẻ- trả trẻ: Tôi rất ân cần chuẩn mực trong việc xưng hô với bố mẹ trẻ để luôn làm gương cho trẻ. Nhắc nhở các con tự cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định, chào cô, chào tạm biệt ông bà, bố mẹ để vào lớp học. Khi trẻ ra về nhắc trẻ từ tốn, không vội vàng, xô đẩy nhau, chào bố mẹ và xin phép cô ra về. Dặn trẻ về nhà ngoan, nghe lời ông bà, bố mẹ.

 Qua giờ ăn: Cô mời trẻ và gợi ý để trẻ mời cô, mời các bạn cùng ăn cơm. Nhắc nhở trẻ ăn gọn gàng, khôn để cơm rơi vãi, nhặt rác bỏ vào thùng rác đúng nơi qu định. Khi chia đồ ăn cho trẻ hướng đãn trẻ biết cầm bằng 2 tay, biết nói “ Con xin cô”, biết giúp đỡ cô lau dọn bàn ghế, cất đồ dùng đúng nơi qui định sau khi ăn xong

 Qua giờ ngủ: Tôi luôn hướng dẫn trẻ biết tự đi vệ sinh trước, tự lấy đồ dùng cá nhân như gối, chăn trước khi đi ngủ. Hướng dẫn trẻ nằm đúng vị trí giường ngủ của mình theo ký hiệu, khi ngủ không cười đùa nói chuyện làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của các bạn.

 Giải pháp 4: Tuyên truyền, phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để giáo dục lễ giáo cho trẻ.

 Người ta thường nói: “ Bài học đầu tiên mà đứa trẻ học được chính là ở gia đình và cha mẹ chính là những người thầy đầu tiên của trẻ” Vì vậy cha mẹ trẻ cần nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng trong việc giáo dục lễ giáo cho trẻ.

 Vì vậy ngay từ khi nhận lớp tôi luôn sau đó trao đổi với cha mẹ trẻ qua các buổi học phụ huynh, qua giờ đón trẻ- trả trẻ, qua điện thoại, qua zalo để biết được đặc điểm tâm sinh lý của các con. Tôi cũng yêu cầu phụ huynh phải trung thực về vấn đề sức khỏe và điều kiện sống, tính cách đặc biệt của trẻ. Có như vậy tôi mới có những biện pháp giáo dục tích cực và hiệu quả.

Tiếp đó tôi mạnh dạn trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo đối với trẻ mầm non, nhất là trong tình hình hiện nay, nhiều nền văn hóa và trò chơi giải trí đã ảnh hưởng một phần không nhỏ về hành vi văn minh của trẻ.

Tôi cũng trao đổi với phụ huynh không nên nuông chiều con quá mức, phải dạy trẻ biết phân biệt được đâu là đúng – đâu là sai. Dạy trẻ cho tính tự lập, dành thời gian gần gũi con cái, tìm hiểu nhu cầu mong muốn, sở thích của con. Dần dần cha mẹ sẽ nắm bắt được tâm lý của con và sẽ có những biện pháp phù hợp để giáo dục con cái mà không cần đến đòn roi.

Mặt khác ở lớp tôi có 80% các bậc phụ huynh làm nghề kinh doanh, ít có thời gian đưa đón con hàng ngày cũng không có thời gian để giáo dục lễ giáo cho con vì vậy tôi đã đưa ra yêu cầu là hàng tháng sẽ có kế hoạch học tập và sinh hoạt như việc rèn luyện lễ giáo cho trẻ do cô lập ra. Kế hoạch này sẽ được dán ở bản tuyên truyền của lớp hoặc gửi vào nhóm Zalo của lớp để tất cả các phụ huynh cùng nắm được từ đó cùng cô có những biện pháp giáo dục phù hợp và hiệu quả hơn

 

docx 12 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 25Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hức đúng đắn về tầm quan trọng của việc giáo dục lễ giáo cho trẻ vì hiện nay mỗi gia đình chỉ sinh từ 1 – 2 con, thì trẻ này càng được nuông chiều thái quá
Ngày nay khoa học ngày càng phát triển song song là sự ra đời của công nghệ thông tin và trẻ tiếp cận rất nhanh như: Máy tính bảng ( Ipad); Smartphone; Máy tính; TiviTrò chơi điện tử, siêu nhânĐã và đang làm cho trẻ không muốn tiếp xúc giao tiếp với mọi người xung quanh.
Công tác tuyên truyền tới các phụ huynh chưa tích cực và thiếu chặt chẽ. Một số giáo viên chú tâm vào việc giáo dục lễ giáo cho trẻ
Đặc biệt hơn đó là kỹ năng giáo dục lễ giáo cho trẻ của một số giáo viên còn hạn chế.
Từ những khó khăn trên tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá đúng khả năng của trẻ để có phương hướng phấn đấu đạt được kết quả cao trong giảng dạy nên ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá trẻ
Bảng khảo sát chất lượng trẻ đầu năm
Sĩ số
Các chỉ tiêu đánh giá
Kết quả
Đạt
Chưa đạt
26 trẻ
Kỹ năng giao tiếp chào hỏi lễ phép
16/26= 61,5%
10/26= 38,5%
Kỹ năng đoàn kết, chia sẻ với người thân và bạn bè
16/26= 61,5%
10/26= 38,5%
Hoàn thành công việc được giao
15/26= 57,7%
11/26= 42,3%
Biết giúp đỡ bố mẹ, cô giáo, bạn bè việc vừa sức
16/26= 61,5%
10/26= 38,5%
Qua đó tôi thấy việc giáo dục lễ giáo cho trẻ còn rất kém, với kết quả trên bản thân tôi thấy cần phải tìm ra các giải pháp giáo dục lễ giáo để từ đó nâng dần kết quả phát triển toàn diện của trẻ. Vì thế tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau:
Giải Pháp 1: Giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua việc xây dựng lớp học hạnh phúc.
Năm 2019 Bộ Giáo Dục- Đào Tạo triển khai cuộc vận động “ Xây dựng trường học hạnh phúc” với trọng tâm là “ Trường học hạnh phúc- Giáo viên hạnh phúc- Học sinh hạnh phúc” với 3 tiêu chí cốt lõi : YÊU THƯƠNG- AN TOÀN- TÔN TRỌNG. Từ cuộc vận động trên bản thân rất tâm huyết và coi đây là một hoạt động mang tính chất mũi nhọn, tiên phong, góp phần tích cực trong việc xây dựng thành công “ Trường học hạnh phúc”. Để xây dựng được trường học hạnh phúc thì trước hết phải xây dựng được lớp học hạnh phúc.
Lớp học hạnh phúc chính là nơi hàng ngày trẻ được học tập và vui chơi, trải nghiệm. Ngay từ đầu năm học khi được phân công giảng dạy lớp 4 tuổi A tôi đã chú trọng trong việc trang trí lớp học theo quan điểm “ Lấy trẻ làm trung tâm”.trang trí lớp sao cho vừa tầm với của trẻ, các hình ảnh trang trí ở các góc phải gần gũi, màu sắc phù hợp với độ tuổi mầm non.
Ngay cửa ra vào tôi tôi đã tìm tòi trang trí các hình ảnh yêu thương như: Bắt tay, trái tim, ôm nhauMỗi sang khi trẻ vừa đến lớp, trẻ có thể chọn cho mình một biểu tượng và thể hiện hành động với biểu tượng phù hợp đó.
Trước đây chúng ta áp dụng cách giáo dục áp đặt gây nên những trở ngại trong học tập của trẻ. Vì vậy tôi luôn cởi mở, hòa đồng, chia sẻ trong mối quan hệ giữa cô và trẻ. Tôi luôn coi trẻ như những người bạn của mình ở trên lớp, hỏi ý kiến của trẻ về vấn đề giải quyết như vậy thể hiện sự tôn trọng trẻ.
Từ những việc trên đã giáo dục trẻ những kỹ năng chào hỏi, biết lễ phép yêu thương cô giáo, bạn bè, học được cách tôn trọng mọi người, biết cách sắp xếp đồ dung đồ chơi đúng vị trí. Và đặc biệt trẻ sẽ mong muốn được đi học vì đây là nơi man lại hạnh phúc cho trẻ.
Giải pháp 2: Giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua các hoạt động học tập, hoạt động vui chơi và hoạt động ngoài trời.
Đối với trẻ lứa tuổi mầm non thì trẻ “ Học mà chơi, chơi mà học” vì vậy các hoạt động học tập và vui chơi được tổ chức một cách thường xuyên luôn thu hút được sự chú ý và thích thú của trẻ.Vì vậy lồng ghép nội dung giáo dục lễ giáo cho trẻ vào các môn học và hoạt động vui chơi sẽ có nhiều ưu thế hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi có văn hóa.
Ví dụ qua hoạt động học:
+ Qua tiết làm quen với văn học câu chuyện: “ Ba Cô Tiên” Trẻ được nghe kể chuyện, được đàm thoại về nội dung câu chuyện: Cha mẹ là người sinh ra, nuôi chúng ta khôn lớn và trưởng thành vì vậy là con cái chúng ta phải luôn hiếu thảo, yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ cha mẹ những công việc vừa sức.
+ Qua tiết âm nhạc : nội dung trọng tâm dạy hát bài “ Tập rửa mặt” sau khi dạy trẻ hát, đàm thoại về nội dung giai điệu của bài hát cô sẽ hỏi: Buổi sán ngủ dạy các con phải làm gì? Vì sao lại phải đánh rang rửa mặt? Qua đó giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh cho cơ thể luôn sạch sẽ để được mọi người yêu mến. 
Ví dụ qua hoạt động góc.
+) Ở góc phân vai: Trò chơi bác sĩ
Tôi hướng dẫn trẻ đóng vai bác sĩ, biết thăm hỏi bệnh nhân ân cần:
+Cháu đau ở đâu? Đau ra sao?
+ Trẻ đóng vai bác sĩ phát thuốc cho bệnh nhân uống thuốc này mấy lần.
+ Trẻ đóng vai bệnh nhân nhận thuốc, nhận đơn thuốc bằng 2 tay và nói lời cảm ơn đối với bác sĩ.
+) Qua trò chơi bán hàng: Yêu cầu người mua hàng và người bán hàng phải nói nhẹ nhàng dủ câu:
+Bác mua gì đấy ạ?
+ Bác bán cho tôi quả cam.
Sau khi trẻ chơi xong nhắc nhở trẻ thu dọn đồ chơi cất len giá gọn gàng ngay ngắn. 
Qua hoạt động góc trẻ mạnh dạn dần, thành thạo hơn trong giao tiếp, trong ứng xử, chào hỏi đối với mọi người xung quanh mình. Trẻ sẽ không nói trống không. Biết nói và trả lời đầy đủ câu, biết xưng hô chuẩn mực đối với cô và bạn. Trong khi chơi nếu trẻ làm việc gì sai đối với bạn, tôi nhắc nhở trẻ phải biết xin lỗi cô, xin lỗi bạn, ai cho gì nhận bằng hai tay và nói lời cảm ơn. Ngoài ra giáo dục trẻ đoàn kết với bạn, không tranh giành đồ chơi với bạn, gặp chuyện gì báo cho cô biết.
Ví dụ: Qua hoạt động ngoài trời: Hoạt động có mục đích là quan sát cây xanh.
Cô hướng dẫn và cùng đàm thoại với trẻ.
+ Khi đi quan sát các con phải đi như thế nào?
+ Muốn cây xanh tươi tốt và phát triển ta phải làm gì?
+Khi ăn quả chúng ta phải nhớ tới ai?.....
Sau khi đàm thoại tôi giáo dục trẻ biết di theo hàng, không chen lấn, xô đẩy bạn, biết yêu quí kính trọng những người lao động, trước khi ăn quả phải rửa tay sạch và gọt vỏ, không vuwats vỏ, hạt bừa bãi mà phải để vào đúng nơi qui định. Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh lớp, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè, mọi người xung quanh.
Giải pháp 3: Giáo dục lễ giáo cho trẻ mọi lúc mọi nơi 
	Khi thực hiện giáo dục lễ giáo cho trẻ tôi cũng luôn chú ý lồng ghép vào các hoạt động trong ngày của trẻ như: Giờ đón trẻ- trả trẻ, giờ ăn, giờ ngủ.
	Qua giờ đón trẻ- trả trẻ: Tôi rất ân cần chuẩn mực trong việc xưng hô với bố mẹ trẻ để luôn làm gương cho trẻ. Nhắc nhở các con tự cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định, chào cô, chào tạm biệt ông bà, bố mẹđể vào lớp học. Khi trẻ ra về nhắc trẻ từ tốn, không vội vàng, xô đẩy nhau, chào bố mẹ và xin phép cô ra về. Dặn trẻ về nhà ngoan, nghe lời ông bà, bố mẹ.
	Qua giờ ăn: Cô mời trẻ và gợi ý để trẻ mời cô, mời các bạn cùng ăn cơm. Nhắc nhở trẻ ăn gọn gàng, khôn để cơm rơi vãi, nhặt rác bỏ vào thùng rác đúng nơi qu định. Khi chia đồ ăn cho trẻ hướng đãn trẻ biết cầm bằng 2 tay, biết nói “ Con xin cô”, biết giúp đỡ cô lau dọn bàn ghế, cất đồ dùng đúng nơi qui định sau khi ăn xong
	Qua giờ ngủ: Tôi luôn hướng dẫn trẻ biết tự đi vệ sinh trước, tự lấy đồ dùng cá nhân như gối, chăntrước khi đi ngủ. Hướng dẫn trẻ nằm đúng vị trí giường ngủ của mình theo ký hiệu, khi ngủ không cười đùa nói chuyện làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của các bạn. 
	Giải pháp 4: Tuyên truyền, phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để giáo dục lễ giáo cho trẻ.
	Người ta thường nói: “ Bài học đầu tiên mà đứa trẻ học được chính là ở gia đình và cha mẹ chính là những người thầy đầu tiên của trẻ” Vì vậy cha mẹ trẻ cần nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng trong việc giáo dục lễ giáo cho trẻ.
	Vì vậy ngay từ khi nhận lớp tôi luôn sau đó trao đổi với cha mẹ trẻ qua các buổi học phụ huynh, qua giờ đón trẻ- trả trẻ, qua điện thoại, qua zalođể biết được đặc điểm tâm sinh lý của các con. Tôi cũng yêu cầu phụ huynh phải trung thực về vấn đề sức khỏe và điều kiện sống, tính cách đặc biệt của trẻ. Có như vậy tôi mới có những biện pháp giáo dục tích cực và hiệu quả. 
Tiếp đó tôi mạnh dạn trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo đối với trẻ mầm non, nhất là trong tình hình hiện nay, nhiều nền văn hóa và trò chơi giải trí đã ảnh hưởng một phần không nhỏ về hành vi văn minh của trẻ.
Tôi cũng trao đổi với phụ huynh không nên nuông chiều con quá mức, phải dạy trẻ biết phân biệt được đâu là đúng – đâu là sai. Dạy trẻ cho tính tự lập, dành thời gian gần gũi con cái, tìm hiểu nhu cầu mong muốn, sở thích của con. Dần dần cha mẹ sẽ nắm bắt được tâm lý của con và sẽ có những biện pháp phù hợp để giáo dục con cái mà không cần đến đòn roi.
Mặt khác ở lớp tôi có 80% các bậc phụ huynh làm nghề kinh doanh, ít có thời gian đưa đón con hàng ngày cũng không có thời gian để giáo dục lễ giáo cho con vì vậy tôi đã đưa ra yêu cầu là hàng tháng sẽ có kế hoạch học tập và sinh hoạt như việc rèn luyện lễ giáo cho trẻ do cô lập ra. Kế hoạch này sẽ được dán ở bản tuyên truyền của lớp hoặc gửi vào nhóm Zalo của lớp để tất cả các phụ huynh cùng nắm được từ đó cùng cô có những biện pháp giáo dục phù hợp và hiệu quả hơn
1.2 Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến có khả năng áp dụng rộng rãi cho trẻ 4- 5 tuổi trong các trường mầm non và đã áp dụng tại trường mầm non Tiên Hường năm học 2020- 2021
2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau:
Qua thực tiễn nghiên cứu đề tài "Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi trong trường mầm non”. Sau gần một năm áp dụng một số giải pháp trên để dạy trẻ tôi thấy trẻ có kỹ năng giao tiếp tốt, trẻ có ý thức nề nếp, lễ phép, đoàn kết, biết giúp đỡ yêu thương bạn bè trong lớp. 
Kết quả mà tôi thu được như sau :
Kết quả khảo sát trẻ trước khi áp dụng sáng kiến(9/2020)
Sĩ số
Các chỉ tiêu đánh giá
Kết quả
Đạt
Chưa đạt
26 trẻ
Kỹ năng giao tiếp chào hỏi lễ phép
16/26= 61,5%
10/26= 38,5%
Kỹ năng đoàn kết, chia sẻ với người thân và bạn bè
16/26= 61,5%
10/26= 38,5%
Hoàn thành công việc được giao
15/26= 57,7%
11/26= 42,3%
Biết giúp đỡ bố mẹ, cô giáo, bạn bè việc vừa sức
16/26= 61,5%
10/26= 38,5%
Kết quả khảo sát trẻ sau khi áp dụng sáng kiến(01/2021)
Sĩ số
Các chỉ tiêu đán

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giao_duc_le_giao_cho.docx