Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp dạy học môn Mĩ thuật cho học sinh lớp Một theo phương pháp mới

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp dạy học môn Mĩ thuật cho học sinh lớp Một theo phương pháp mới

Giải pháp thứ 4: Xây dựng bầu không khí lớp học thân thiện, tạo hứng

thú học tập cho học sinh thông qua các hoạt động thi đua, trò chơi.

Giải pháp này nhằm mục đích: Tăng cường sự tham gia một cách hứng

thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục với thái độ tự giác, chủ động và ý

thức sáng tạo. Học sinh cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa

gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự trải nghiệm của chính bản

thân trong các hoạt động tập thể. Để thực hiện giải pháp cần:

a. Xây dựng bầu không khí học tập thân thiện: Phong trào này cũng đã

được Bộ Giáo dục - Đào tạo triển khai trong toàn ngành từ những năm gần đây,

được xác định gồm 5 nội dung. Đó là:

- Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn.

- Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở

mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập.

- Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.

- Tổ chức các hoạt động tập thể, vui tươi, lành mạnh.

- Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch

sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương.

Do đó muốn xây dựng môi trường học tập thân thiện thì cũng phải thực

hiện tốt các nội dung trên, nhưng ở phạm vi lớp học và tùy tình hình học sinh,

cơ sở vật chất mà giáo viên tổ chức cho phù hợp. Trước hết giáo viên cần thể

hiện phong cách giao tiếp thực sự tôn trọng học sinh. Tất cả bề ngoài hình thức

như dáng đi, đứng, cử chỉ, điệu bộ, thái độ, ngôn ngữ đều phải thể hiện được

sự thân thiện. Luôn giao tiếp thân thiện với học sinh trong mọi tình huống.

pdf 34 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 4277Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp dạy học môn Mĩ thuật cho học sinh lớp Một theo phương pháp mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
háp mới thì hình thức tổ chức lớp học thay đổi, 
chủ yếu là thực hành theo nhóm, giáo viên sẽ mất nhiều thời gian cho việc sắp 
xếp, ổn định chỗ ngồi cho học sinh, rất khó khăn trong việc quản lý trật tự lớp 
học. Hoạt động theo nhóm nhiều lợi thế nhưng nếu không được tổ chức một 
cách khoa học thì vấn đề trật tự lớp học sẽ vượt ra khỏi tầm kiểm soát của giáo 
viên. Vì học nhóm, các em ngồi đối diện nhau hoặc thành vòng tròn nên hay nói 
chuyện, đùa giỡn trong giờ học. Hầu hết giáo viên dạy bộ môn cho học sinh lớp 
Một đều gặp khó khăn ở đầu năm học. Nề nếp lớp chưa ổn định, học sinh không 
quen ngồi lâu trong khuôn khổ. Giữ trật tự đã khó, để các em tham gia vào hoạt 
động học tập theo hướng dẫn của giáo viên còn khó hơn. 
 - Bảy quy trình dạy – học mĩ thuật chủ yếu là đề cao khả năng tự học của 
học sinh, nhưng để thực hiện được một quy trình các em phải chuẩn bị rất nhiều 
vật dụng như : giấy A0, A4, giấy bồi, kẽm, băng keo, hộp giấy, vật dụng tìm 
đượcĐiều này quả là khó khăn cho cả giáo viên và học sinh, vì bản thân các 
em chưa thể tự chuẩn bị được mà phải có sự hỗ trợ từ phía phụ huynh. Với “vị 
trí” của môn học như hiện nay thì sự nhiệt tình của phụ huynh có được như 
mong muốn? Nhiều em hoàn cảnh khó khăn có được hộp màu và vở vẽ đã là 
may mắn. Mặt khác, học sinh lớp Một rất khó khăn trong việc sử dụng kéo, 
chưa biết cách cầm kéo (ở quy trình Vẽ theo nhạc) hay uốn dây thép, bồi giấy 
(Quy trình Tạo hình bằng dây thép). Khi thực hiện giảng dạy theo những quy 
trình này, giáo viên thường mất rất nhiều thời gian để hướng dẫn, hỗ trợ các em, 
thậm chí hết tiết học mà nhiều em vẫn chưa hoàn thành được sản phẩm. 
3/. Thực trạng việc dạy và học bộ môn Mĩ thuật lớp Một ở trường Tiểu học 
Minh Thạnh: 
 Qua những đợt tập huấn do Sở Giáo dục và phòng Giáo dục tổ chức, đại đa 
số giáo viên đều nắm được các bước thực hiện một quy trình mĩ thuật, giáo viên 
có thể trải nghiệm phương pháp mới cùng các đồng nghiệp. Hiện nay ở các 
trường Tiểu học hầu hết đã có đủ giáo viên được đào tạo chuyên dạy môn Mĩ 
Một số giải pháp dạy học môn Mĩ thuật cho học sinh lớp Một theo phương pháp 
mới 
Giáo viên thực hiện: Đỗ Thị Mỳ Trang 10 
thuật. Có thể nói năng lực giáo viên không còn là vấn đề phải bàn cãi. Do vậy 
chất lượng giảng dạy luôn được giáo viên quan tâm, đầu tư đúng mức. Tuy 
nhiên việc dạy bộ môn Mĩ thuật vẫn còn rất nhiều bất cập do nhiều yếu tố khác 
nhau, chưa đạt được kết quả như mục tiêu giáo dục đề ra.. Qua quá trình tập 
huấn và dạy thử nghiệm, chúng tôi nhận thấy tính ưu việt của dự án là lấy học 
sinh làm trung tâm, đồng thời xây dựng quy trình tương tác và tích hợp các 
phân môn cho từng nội dung học tập, nhưng áp dụng vào giảng dạy như thế nào 
thì hầu hết còn rất mơ hồ. Khi tiến hành áp dụng, cũng như nhiều giáo viên 
chuyên trách khác không tránh được những khó khăn vướng mắc, lúng túng khi 
thực hiện. Về nội dung các chủ đề giáo viên có thể xây dựng dựa trên chương 
trình hiện hành nhưng khó khăn lớn là việc tổ chức các quy trình. Bên cạnh đó 
vẫn còn khá nhiều điểm giáo viên băn khoăn, lúng túng, không biết thực hiện 
như thế nào cho đúng tinh thần đổi mới, cho đạt hiệu quả. Ví dụ như: - Khi 
giáo viên được dự giờ, thao giảng, hội giảngcó nhất thiết phải thực hiện đầy 
đủ các bước như khi dạy theo phương pháp trước đây? Bởi có khi tiết được dự 
giờ là tiết thực hiện tiếp quy trình mà các em đang thực hiện. 
Vậy thực tế quá trình giảng dạy bộ môn Mĩ thuật cho học sinh lớp Một ở 
trường Tiểu học Minh Thạnh diễn ra như thế nào? Có đạt mục tiêu giáo dục 
môn học như dự án hỗ trợ giáo dục Tiểu học (SAEPS) đã đề ra hay không? 
Như đã nêu ở trên, dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới sẽ rèn luyện 
cho học sinh rất nhiều kỹ năng, phát huy được trí tưởng tượng của các em. Các 
hoạt động học tập trên lớp hoàn toàn do học sinh chủ động: chủ động hợp tác, 
chủ động tư duy sáng tạo, chủ động phân tích đánh giáNếu dạy theo phương 
pháp cũ, giáo viên chỉ cần chuẩn bị một số tranh, ảnh hoặc mẫu vậtdùng cho 
một tiết dạy là đủ. Khi lên lớp cứ theo trình tự các hoạt động ở các tiết là xong. 
Nhưng khi dạy theo phương pháp mới đòi hỏi giáo viên phải có kế hoạch dạy 
học xuyên suốt và liên kết giữa các tiết trong cùng một chủ đề, không tiết nào 
giống tiết nào.Việc thay đổi hoàn toàn cả về nội dung chương trình lẫn phương 
pháp, hình thức tổ chức lớp học cũng đã gây nhiều tranh luận giữa các giáo viên 
chuyên trách và các thầy cô ở Bộ về trong buổi tập huấn. Nhiều ý kiến cho rằng 
Một số giải pháp dạy học môn Mĩ thuật cho học sinh lớp Một theo phương pháp 
mới 
Giáo viên thực hiện: Đỗ Thị Mỳ Trang 11 
hay thì có hay nhưng không phù hợp điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, 
điều kiện kinh tế của gia đình học sinhdo phải có phòng chức năng riêng, học 
sinh phải chuẩn bị nhiều vật dụng để phục vụ cho việc học (mà vấn đề đồ dùng 
học tập này ở Đan Mạch là do nhà trường đầu tư, có sẵn tại lớp). 
Qua thực tế giảng dạy bộ môn Mĩ thuật cho học sinh lớp Một, bản thân tôi 
cũng gặp không ít khó khăn về vấn đề đồ dùng học tập này. Mỗi em được trang 
bị một hộp màu sáp, một vở vẽ khổ A4, 1 bịch giấy màu. Nếu thực hiện quy 
trình Vẽ cùng nhau, Vẽ biểu cảm thì không có gì đáng bàn, nhưng còn các quy 
trình khác thì sao? Dây kẽm, giấy bồi, keo, các vật dụng khácthì phải làm thế 
nào để có? Yêu cầu phụ huynh mua cho các em là điều còn khó hơn khi yêu cầu 
phụ huynh đóng các loại quỹ. Lý do: phần lớn phụ huynh cho rằng Mĩ thuật là 
môn phụ nên con em họ học được gì, học như thế nào cũng chẳng đáng quan 
tâm. Chính vì vậy, hầu hết các chủ đề đều áp dụng quy trình Vẽ cùng nhau hoặc 
Vẽ biểu cảm là chính, còn các quy trình khác không thể thực hiện được vì lý do 
trên. 
Mặt khác đối với học sinh lớp Một, nhận thức của các em chủ yếu là nhận 
thức cảm tính. Các em vẽ hình thường còn quá nhỏ, không tự tin khi thể hiện 
(khi vẽ biểu đạt, tạo ngân hàng hình ảnh), bố cục trống trải (khi vẽ cùng nhau), 
tạo hình bằng đất nặn, xé dán hình chưa phong phú dẫn đến sản phẩm đạt được 
không đẹp mắt, khó biểu đạt nội dung chủ đề. Mặt khác do chất liệu bút chì dễ 
tẩy xoá nên nhiều học sinh quá lạm dụng tẩy, làm cho bài vẽ bị bẩn, thường bị 
rách giấy, hình vẽ thiếu tự nhiên. Các bài vẽ, các sản phẩm của học sinh còn 
mang tính sao chép, na ná giống nhau, chưa có nhiều sáng tạo hay ý tưởng đột 
phá. Khi vẽ màu thường đơn điệu, không có đậm nhạt, vẽ màu không gọn. 
Trong khi có thể nói các em rất thích học Mĩ thuật, thích vẽ, thích xem tranh, 
thích được sáng tạo nhưng các giờ học vẫn đại đa số vẫn chưa thực sự thoải 
mái, chưa thật sự là “không gian của sự sáng tạo”. Các em vẽ thường bị gò bó, 
công thức, đôi khi rập khuôn, sự suy nghĩ, tìm tòi chưa được giải phóng, hiện 
tượng bắt chước, lặp lại từ cách vẽ hình, vẽ màu, cách tìm chủ đề cho vẫn còn 
chung chung...Nhưng nếu giáo viên thiếu quan sát hay quản lý lớp là các em 
Một số giải pháp dạy học môn Mĩ thuật cho học sinh lớp Một theo phương pháp 
mới 
Giáo viên thực hiện: Đỗ Thị Mỳ Trang 12 
thường nói chuyện riêng, đùa giỡn, làm ảnh hưởng đến lớp học bên cạnh, nhất 
là khi làm việc nhóm. 
II/. NĂM GIẢI PHÁP DẠY HỌC MÔN MĨ THUẬT CHO HS 
LỚP MỘT THEO PHƢƠNG PHÁP MỚI: 
Như vậy phải giảng dạy Mĩ thuật cho học sinh lớp Một và áp dụng phương 
pháp của Đan Mạch như thế nào cho phù hợp và đạt mục tiêu giáo dục? Như lời 
bà Kirsren Fugl, chuyên gia tư vấn Đan Mạch đã nêu tại các buổi tập huấn cho 
giáo viên khi thực hiện phương pháp mới của dự án “Các em học sinh khi tới 
trường giống như những cây non có rễ cứng cáp và đầy tiềm năng. Giáo viên 
chỉ đóng vai trò là những người thúc đẩy, biết cần phải thêm chất xúc tác gì vào 
nước tưới để giúp những cây non đó phát triển”. Cũng chính từ thông điệp này, 
qua quá trình giảng dạy bộ môn Mĩ thuật cho học sinh lớp Một trường Tiểu học 
Minh Thạnh, tôi đã nghiên cứu, thực hiện và rút ra một số giải pháp cơ bản giúp 
giáo viên phần nào thực hiện có hiệu quả việc đổi mới như sau: 
1/. Giải pháp thứ 1: Giáo viên, học sinh chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, phù hợp 
với mỗi chủ đề: 
 *Vật liệu: 
- Sách Mĩ Thuật lớp 1. 
- Chì, tẩy, giấy màu, đất nặn, kéo, hồ... 
- Bút dạ, bút sáp, chì màu, giấy A4... 
- Vậy, để có sự chuẩn bị đầy đủ đồ dùng của GV và HS thì cần có sự đồng 
thuận, ủng hộ, đầu tư của Ban giám hiệu nhà trường; của các đồng chí GV chủ 
nhiệm, các bậc cha mẹ học sinh, các em học sinh với GV bộ môn. 
 2/. Giải pháp thứ 2: Giáo viên bộ môn Mĩ thuật cần nghiên cứu kĩ chủ 
đề dạy, xây dựng, thiết kế cho mình kế hoạch dạy học chi tiết, xuyên suốt 
chủ đề, phù hợp với đối tƣợng học sinh và đặc điểm địa phƣơng. 
 Để thực hiện tốt giải pháp này thì người giáo viên phải nghiên cứu xem 
chủ đề này được dạy trong thời gian bao lâu (mấy tiết học)? Mục tiêu của chủ 
Một số giải pháp dạy học môn Mĩ thuật cho học sinh lớp Một theo phương pháp 
mới 
Giáo viên thực hiện: Đỗ Thị Mỳ Trang 13 
đề? chủ đề dạy về cái gì? Đối tượng dạy ? Vật liệu, đồ dùng là những gì (Đài, 
loa, bản nhạc,...hay vật liệu nào có ở địa phương? Dựa vào sách Dạy Mĩ thuật 
để làm căn cứ thiết kế kế hoạch dạy học cho phù hợp điều kiện địa phương và 
học sinh. 
Ví dụ: Thiết kế kế hoạch dạy học: 
Mĩ thuật – Lớp 1 
Chủ đề 6: ÔNG MẶT TRỜI VUI TÍNH 
Thời gian: 2 tiết 
Nội dung: Sử dụng sách Dạy Mĩ thuật lớp 1 
TUẦN 13. LỚP 1. Ngày dạy: 13, 15 tháng 11 năm 2018 
 Chủ đề 6 : ÔNG MẶT TRỜI VUI TÍNH ( Tiết 1) 
I. MỤC TIÊU: 
 - Nhận ra và nêu được hình dạng và màu sắc của mặt trời. 
 - Phát huy được trí tưởng tượng trong quá trình thể hiện hình ảnh để vẽ 
mặt trời và vẽ màu theo ý thích. 
 - Yêu thích môn học. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 * GV: Tranh, ảnh thiên nhiên có hình ảnh Ông mặt trời màu sắc đẹp. 
 * HS: Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 
* Ổn định tổ chức. 
* Kiểm tra đồ dùng học tâp. 
* Hoạt động khởi động. 
- HS im lặng. 
- HS đặt đồ dùng học tập lên bàn. 
Một số giải pháp dạy học môn Mĩ thuật cho học sinh lớp Một theo phương pháp 
mới 
Giáo viên thực hiện: Đỗ Thị Mỳ Trang 14 
* Cả lớp hát đầu giờ. 
1 / HĐ 1: Tìm hiểu . 
- Giới thiệu chủ đề : ( Ông mặt trời vui 
tính ). 
- Giáo viên cho học sinh quan sát các 
hình ảnh mặt trời trong hình và trả lời 
câu hỏi ? 
+ Hình dáng màu sắc của mặt trời như 
thế nào ? 
+ Hình ảnh, màu sắc của thiên nhiên 
xung quanh mặt trời như thế nào ? 
- Giáo viên cho học sinh quan sát hình 
6.2 (SGK/25) để tìm hiểu về: 
+ Các đường nét, hình vẽ có trong mỗi 
bức tranh. 
+ Sự khác nhau của các hình vẽ và màu 
sắc. 
+ Cách thể hiện khuôn mặt vui vẻ, ngộ 
nghĩnh của mặt trời. 
* Cũng cố dặn dò : 
- Chuẩn bị tiết sau. 
- HS hát . 
- HS lắng mghe. 
- Học sinh quan sát hình 
- Học sinh trả lời. 
- Học sinh trả lời. 
- Học sinh cảm nhận. 
- HS lắng mghe. 
Một số giải pháp dạy học môn Mĩ thuật cho học sinh lớp Một theo phương pháp 
mới 
Giáo viên thực hiện: Đỗ Thị Mỳ Trang 15 
TUẦN 14. LỚP 1. Ngày dạy: 20, 22 tháng 11 năm 2018 
Chủ đề 6: ÔNG MẶT TRỜI VUI TÍNH ( Tiết 2) 
I. MỤC TIÊU: 
 - Phát huy được trí tưởng tượng trong quá trình thể hiện hình ảnh để vẽ 
mặt trời và vẽ màu theo ý thích. 
 - Giới thiệu nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của 
bạn. 
 - Yêu thích môn học. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 * GV: Tranh, ảnh thiên nhiên có hình ảnh Ông mặt trời màu sắc đẹp. 
 * HS: Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 
* Ổn định tổ chức. 
* Kiểm tra đồ dùng học tâp. 
* Hoạt động khởi động. 
* Cả lớp hát đầu giờ. 
2 / HĐ 2: Cách thực hiện. 
- Giáo viên cho học sinh tham khảo các 
bước vẽ mặt trời trong hình 6.3(SGK/ 25). 
- Giáo viên hướng dẫn các bước vẽ. 
- Giáo viên : Để vẽ mặt trời, em có thể 
tưởng tượng mặt trời với nét mặt vui vẻ, 
ngộ nghĩnh. 
- HS im lặng. 
- HS đặt đồ dùng học tập lên bàn. 
- HS hát . 
- Học sinh quan sát các bước vẽ. 
- Học sinh chú ý. 
Một số giải pháp dạy học môn Mĩ thuật cho học sinh lớp Một theo phương pháp 
mới 
Giáo viên thực hiện: Đỗ Thị Mỳ Trang 16 
- Em có thể vẽ các hình ảnh rồi trang trí 
bằng các nét đậm, nét nhạt hoặc vẽ màu. 
- Em vẽ màu theo ý thích nhưng cần chí ý 
đậm, nhạt để bài vẽ sinh động. 
- GV cho học sinh tham khảo một số bức 
tranh vẽ mặt trời trong hình 6.4 
3/ HĐ 3: Thực hành. 
- GV gợi ý hướng dẫn 
4 / HĐ 4: Trưng bày, giới thiệu sản 
phẩm. 
- GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm. 
* Vận dụng sáng tạo. 
- GV cho học sinh tham khảo hình 6.6 cách 
tạo hình ông mặt trời. 
- GV đánh giá sản phẩm của HS. 
* Cũng cố dặn dò : 
- Chuẩn bị tiết sau. 
- Học sinh chú ý. 
- HS quan sát để có thêm ý tưởng tạo 
sản phẩm. 
- HS thực hành. 
- HS lắng mghe. 
- HS trưng bày sản phẩm theo nhóm 
- Đại diện nhóm giới thiệu chia sẻ về 
sản phẩm của nhóm mình. 
- HS tham khảo sách Mĩ thuật. 
- HS tự đánh giá SP của mình 
- HS lắng Nghe. 
 Sau khi áp dụng biện pháp kết quả đạt được là: Lớp học sinh động với 
những tranh luận từ thực tế, sản phẩm đa dạng và phong phú. Học sinh rất thích 
thú khi được làm việc với một chủ đề liên quan đến kinh nghiệm sẵn có của bản 
thân và những gì các em đã biết. 
3/. Giải pháp 3: Áp dụng linh hoạt 7 quy trình Mĩ thuật mới phù hợp với 
khả năng nhận thức của học sinh và điều kiện cơ sở vật chất của nhà 
trƣờng, địa phƣơng. 
Chương trình dạy Mĩ thuật, phương pháp mới hiện nay thực hiện theo 7 
quy trình sau: 
Một số giải pháp dạy học môn Mĩ thuật cho học sinh lớp Một theo phương pháp 
mới 
Giáo viên thực hiện: Đỗ Thị Mỳ Trang 17 
 Quy trình 1. Vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện: vẽ kí họa dáng 
(người/ vật). 
 Quy trình 2. “Vẽ biểu cảm”: Vẽ theo mẫu (chân dung/ vật thể). 
 Quy trình 3. Trang trí và vẽ tranh qua Âm nhạc (hay Quy trình Vẽ theo 
âm nhạc): Vẽ trang trí làm bìa sách, bưu thiếp, giấy mời, tranh biểu cảm mới,  
 Quy trình 4. Xây dựng cốt truyện: Hình ảnh các nhân vật được xé, cắt 
dán, tạo hình 3D để tạo một chủ đề có cốt truyện. 
 Quy trình 5. Tạo hình 3D – tiếp cận theo chủ đề: (Tạo hình từ vật tìm 
được). 
 Quy trình 6. Điêu khắc - Nghệ thuật tạo hình không gian: (Nghệ thuật 
sắp đặt/ hoạt cảnh/ biểu diễn và sắm vai) 
 Quy trình 7. Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn: Tạo hình các 
con rối và tạo ra một buổi trình diễn ấn tượng. 
 Những quy trình dạy - học mĩ thuật này không phải là công thức cố định 
mà chúng ta phải làm theo. Những quy trình này tạo cảm hứng cho giáo viên và 
nó còn có thể điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện thực 
tế tại địa phương.Trong các quy trình dạy - học mĩ thuật sáng tạo, giáo viên phải 
luôn chỉ ra cho học sinh thấy rằng sẽ có vô vàn cách thức biểu đạt khác nhau 
chứ không phải chỉ có một cách duy nhất. Giáo viên có thể phát triển khả năng 
của học sinh ở các mức độ khác nhau trong các quy trình này như khả năng trải 
nghiệm, sáng tạo, biểu đạt, giao tiếp và đánh giá. Với bất kì quy trình dạy - học 
mĩ thuật nào, giáo viên cũng cần quan tâm đến việc dẫn dắt học sinh trao đổi, 
thảo luận trong suốt quy trình với các hoạt động học như thế nào và trưng bày 
tác phẩm hoàn thành ra sao. Cùng lúc với việc phát triển những khả năng nói 
trên, học sinh cũng có thể phát triển các giác quan, các kỹ năng sống, các năng 
lực hợp tác, kinh nghiệm và khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự học và tự 
đánh giá. Giáo dục mĩ thuật giúp học sinh có khả năng khám phá ra năng lực 
của mình thông qua các phương tiện khác nhau cũng như trải nghiệm những 
Một số giải pháp dạy học môn Mĩ thuật cho học sinh lớp Một theo phương pháp 
mới 
Giáo viên thực hiện: Đỗ Thị Mỳ Trang 18 
niềm vui thích khi tạo ra những sản phẩm, những biểu đạt mang tính độc lập và 
đặc sắc của mình. 
 Sau khi áp dụng giải pháp kết quả đạt đựơc là: Đa số hầu hết học sinh đều 
biết chủ động trong quá trình học tập, tự tin trước lớp, giao tiếp tiến bộ, năng 
lực sáng tạo, biểu đạt có tiến bộ rõ rệt. 
4/. Giải pháp thứ 4: Xây dựng bầu không khí lớp học thân thiện, tạo hứng 
thú học tập cho học sinh thông qua các hoạt động thi đua, trò chơi. 
 Giải pháp này nhằm mục đích: Tăng cường sự tham gia một cách hứng 
thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục với thái độ tự giác, chủ động và ý 
thức sáng tạo. Học sinh cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa 
gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự trải nghiệm của chính bản 
thân trong các hoạt động tập thể. Để thực hiện giải pháp cần: 
 a. Xây dựng bầu không khí học tập thân thiện: Phong trào này cũng đã 
được Bộ Giáo dục - Đào tạo triển khai trong toàn ngành từ những năm gần đây, 
được xác định gồm 5 nội dung. Đó là: 
 - Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn. 
 - Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở 
mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập. 
 - Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. 
 - Tổ chức các hoạt động tập thể, vui tươi, lành mạnh. 
 - Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch 
sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương. 
 Do đó muốn xây dựng môi trường học tập thân thiện thì cũng phải thực 
hiện tốt các nội dung trên, nhưng ở phạm vi lớp học và tùy tình hình học sinh, 
cơ sở vật chấtmà giáo viên tổ chức cho phù hợp. Trước hết giáo viên cần thể 
hiện phong cách giao tiếp thực sự tôn trọng học sinh. Tất cả bề ngoài hình thức 
như dáng đi, đứng, cử chỉ, điệu bộ, thái độ, ngôn ngữ đều phải thể hiện được 
sự thân thiện. Luôn giao tiếp thân thiện với học sinh trong mọi tình huống. 
Một số giải pháp dạy học môn Mĩ thuật cho học sinh lớp Một theo phương pháp 
mới 
Giáo viên thực hiện: Đỗ Thị Mỳ Trang 19 
 b. Tăng cường tổ chức các trò chơi lồng ghép vào quá trình học tập: Nếu 
giáo viên biết phối hợp nhịp nhàng giữa nhiệm vụ của hoạt động học với sự 
thỏa mãn nhu cầu chơi, giao tiếp của các em "Học mà chơi, chơi mà học" thì 
các em sẽ hăng hái, say mê học tập và một điều tất yếu là kết qủa học tập của 
các em sẽ được nâng lên. Đây cũng là một phương pháp dạy học phát huy tính 
tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trên cơ sở khai thác đặc điểm tâm 
sinh lý của học sinh. 
 * Cách thực hiện: Tôi thường lồng ghép tổ chức các trò chơi vào phần 
kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh và phần giới thiệu bài mới: 
 VD: Chủ đề 6: Ông Mặt Trời vui tính 
- Phần giới thiệu bài mới: Cô mời cả lớp đứng lên – Cô và trò cùng hát 
múa bài: “Ông mặt trời” 
- Khi học sinh hoàn thành sản phẩm, tôi thường cho học sinh trình bày bài 
theo nhóm tổ. Tổ nào có nhiều bài hoàn thành tốt thì các bạn tuyên dương. 
 Kết quả sau khi áp dụng giải pháp: Học sinh hăng hái phát biểu và thích 
được phát biểu, thích tham gia nhận xét, đánh giá, hứng thú tham gia trò chơi 
học tập. Đặc biệt các em tập trung trong học tập hơn, không còn hiện tượng nói 
chuyện riêng, làm việc riêng trong giờ học. 
5/. Giải pháp thứ 5: Thực hiện “ Đánh giá thƣờng xuyên” trong dạy- học 
Mĩ thuật: 
 - Đánh giá thường xuyên luôn gắn liền với nội dung, phương pháp dạy 
học và đối tượng học sinh, đảm bảo yêu cầu về chuẩn kiến thức kĩ năng, mục 
tiêu giáo dục môn học/cấp học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học 
sinh. 
 - Song song với vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, việc thực 
hiện Đánh giá thường xuyên trong quá trình học sẽ giúp học sinh khẳng định 
những điều đúng và rút kinh nghiệm, sửa chữa thậm chí phải thay đổi để hoàn 
chỉnh, phù hợp với yêu cầu bài học/chủ đề hay chuẩn kiến thức kĩ năng và thái 
độ. 
Một số giải pháp dạy học môn Mĩ thuật cho học sinh lớp Một theo phương pháp 
mới 
Giáo viên thực hiện: Đỗ Thị Mỳ Trang 20 
 5.1. Xác định nội dung đánh giá 
5.1.1. Đánh giá khả năng chiếm lĩnh nhận thức, mức độ nhận thức của học 
sinh: 
Theo tiến trình hoạt động của từng bài học/ chủ đề dạy học, là một chuỗi 
hành động theo quy trình giúp học sinh tiếp thu thẩm mĩ, sẽ có những kiến thức 
đã học, đã biết và kiến thức mới cần tiếp cận phát triển, để học sinh vận dụng 
giải quyết từng nội dung vấn đề theo nhi

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_day_hoc_mon_mi_thuat.pdf