Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh Lớp Một

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh Lớp Một

A. PHẦN MỞ ĐẦU

Môn tiếng Việt ở phổ thông vừa là bộ môn khoa học, vừa là phương tiện để

nắm chắc kiến thức các môn học khác, là công cụ để giao tiếp và tư duy, để

giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh. Ở bậc Tiểu học, môn tiếng Việt nhằm

trang bị cho các em công cụ giao tiếp, rèn luyện cho các em những kỹ xảo sử

dụng tiếng Việt trong các hoạt động: nghe - nói - đọc - viết.

Chữ viết là một hệ thống ký hiệu bằng đồ hình có chức năng cố định hoá

ngôn ngữ âm thanh, thay cho lời nói – chữ viết là phương tiện giao tiếp quan

trọng trong cuộc sống của chúng ta nói chung và trong học tập nói riêng. Nét

chữ là biểu hiện của nết người, là phản ánh ý thức rèn luyện tư duy vào óc

thẩm mĩ của người viết. Chữ viết có vai trò rất quan trọng đối với con người.

Chính vì thế, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “ Chữ viết là một sự biểu

hiện của nết người, dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp

phần rèn luyện các tính cận thận, tính kỷ luật và lòng tự trọng đối với mình

cũng như đối với thầy đọc bài, đọc vở của mình”. Chữ viết cần phải đúng,

đẹp. Chữ viết sai chính tả hiệu quả giao tiếp sẽ giảm, gây hiểu lầm trong giao

tiếp và hậu quả khó lường trước được.

Trẻ em đến tuổi đi học, thường bắt đầu quá trình học tập bằng việc học chữ.

Trẻ biết chữ mới có phương tiện để học tiếng Việt và các môn học khác. Chính

vì vậy các em phải được học chính tả

pdf 31 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 1796Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh Lớp Một", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỏ cũng như kỹ thuật viết chữ. Nhưng giáo viên 
chú ý không nên đi sâu phân tích - nhận diện. 
 Như vậy, qua các bước giới thiệu đó, phần nào học sinh đã biết về cỡ chữ 
nhỏ để rồi khi chuyển sang viết chính tả học sinh không còn bỡ ngỡ, lúng túng 
về độ cao các con chữ cũng như kỹ thuật viết. 
c.Tập chép và viết chính tả : 
 Khi chúng ta làm tốt việc giới thiệu chữ viết thường cỡ nhỏ kết hợp với sự 
bao quát, sự chỉ bảo nhiệt tình của giáo viên trong giờ chính tả, nhìn chung học 
sinh viết chính tả sẽ không bị lúng túng về cách viết chữ. Nhưng cũng không 
thể tránh khỏi một số trường hợp học sinh viết không đúng cỡ chữ, chữ chưa 
đều, chưa đẹp. Với những trường hợp này giáo viên cần phải hướng dẫn tỉ mỉ 
để các em viết đúng mẫu, có biện pháp để giúp các em khắc phục nhược điểm. 
Với những học sinh yếu, tôi đã áp dụng việc viết mẫu trong một số bài chính tả 
của những tuần đầu. Viết thật ngay ngắn và đẹp cho các em quan sát. Đến khi 
viết bài tôi yêu cầu các em nhìn theo mẫu rồi viết (lưu ý viết thật tròn trĩnh) kể 
cả trong bài tập chép hay nghe – viết tôi đều làm như vậy, tăng cường viết mẫu 
hướng dẫn vào buổi luyện tiếng Việt hay tiết hướng dẫn học. Chỉ sau một tuần 
làm như vậy, tôi thấy chữ viết của các em đã tiến bộ rõ rệt.. Vì đặc điểm của 
học sinh Tiểu học là rất hay bắt chước và bắt chước cũng rất nhanh. Hơn nữa ở 
lớp 1, các bài chính tả hầu như là tập chép nên tăng cường việc tri giác chữ viết 
bằng thị giác cho học sinh thì việc viết mẫu của giáo viên không những giúp 
cho các em viết đẹp mà còn giảm đáng kể tình trạng mắc lỗi. 
 Để làm tốt việc này, đồi hỏi mỗi giáo viên phải có ý thức luyện chữ và 
không phải chỉ ở giờ chính tả, tập viết mà tất cả các giờ học khác, đòi hỏi chữ 
viết trên bảng của giáo viên phải thật sự mẫu mực. 
d.Hướng dẫn trình bày bài chính tả 
“ Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp Một” 
11 
 Việc trình bày bài chính tả của học sinh ở những bài đầu khó khăn. Học 
sinh không biết cách trình bày như thế nào cho đúng chứ chưa nói gì trình bày 
cho đẹp, từ cách ghi tên bài viết rồi đến trình bày nội dung bài viết. 
 Chúng ta đã biết, học sinh Tiểu học, đặc biệt là đối với học sinh lớp 1 các 
em luôn luôn bắt chước và thậm chí bắt chước một cách máy móc do các em 
không hiểu bản chất của vấn đề, ví dụ về hiện tượng học sinh mắc lỗi cách 
trình bày xuống dòng như tôi đã trình bày ở phần thực trạng. Vậy làm thế nào 
để khắc phục tình trạng này? Ở đây tôi xin được trình bày cách làm mà tôi đã 
thực hiện và thấy có hiệu quả : 
 *Cách ghi thứ, ngày - tháng - ghi tên môn – ghi tên bài viết 
 Tôi luôn luôn chú ý đến cách trinh bày bảng của mình, đặc biệt trong giờ 
chính tả. Khi hướng dẫn học sinh viết vở, tôi đưa ra quy định chung cho học 
sinh của lớp mình như sau: 
+ Cách ghi thứ - ngày - tháng: chữ “Thứ” cách lề vở 1 ô 
+ Cách ghi tên phân môn: “Chính tả” cách lề 4 ô 
+ Cách ghi tên bài: 
-Tên bài có 2 chữ cách lề 4 ô 
-Tên bài có 3,4 chữ cách lề 3 ô 
-Tên bài có 5,6 chữ cách lề 2 ô 
-Tên bài có 7,8 chữ cách lề 1 ô 
 Cách ghi tên bài không phải là đến khi viết chính tả, giáo viên mới giới 
thiệu cho học sinh. Với tôi, ngay trong các bài học vần, trong các môn học 
“ Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp Một” 
12 
khác, khi ghi tên bài tôi luôn chú ý trình bày làm sao cho đúng, cho khoa học 
và đẹp mắt tức là viết đúng và trình bày cân đối trên bảng. Đặc biệt trong giờ 
học “mĩ thuật, thủ công” chúng ta giáo dục học sinh cái đẹp của hình ảnh, của 
cách trình bày (bố cục, khoảng cách), sự khéo léo, óc sáng tạo của học sinh. Vì 
thế, khi ghi tên bài vào vở tổng hợp, tôi kết hợp hỏi học sinh tại sao lại trình 
bày như vậy ? 
VD1: Khi dạy bài 10: “Vẽ quả” tôi trình bày bảng như sau: 
 Thứ ngàythángnăm 
 Mĩ thuật 
 Vẽ quả 
- Giáo viên chỉ và hỏi học sinh: Tại sao viết “Vẽ quả” ở vị trí như vậy? 
-Học sinh: Viết như vậy cho đẹp. 
VD2: Bài 24: Phân môn Thủ công. giáo viên trình bày bảng: 
 Thứ ngàythángnăm 
 Thủ công 
 Cắt, dán hình chữ nhật 
-Giáo viên hỏi: Tại sao không viết chữ “Cắt” vào sát lề hoặc vào giữa bảng ? 
-Học sinh: Viết như vậy không đẹp. 
 Giáo viên phải cho học sinh thấy được cái đẹp, ở đây không những chỉ về 
chữ viết mà còn cả về cách trình bày. Từ đó hình thành cho học sinh cách trình 
bày bài một cách khoa học và đẹp mắt. Cách trình bày đó, được tôi nhắc nhở 
xen kẽ trong các bài học của môn học khác. Đến khi viết chính tả, tôi chỉ cần 
lưu ý học sinh là các em có thể tự ước lượng và trình bày vào vở của mình (có 
thể chưa thật cân đối) và dần dần trở thành thói quen. Được thực hành nhiều 
lần, các em sẽ có kỹ năng trình bày bài đúng, đẹp và khoa học. Đối với những 
học sinh yếu, tôi sẽ chỉ và hướng dẫn các em ở một số bài đầu tiên về cách viết, 
viết cách lề khoảng mấy ô. Sau đó yêu cầu học sinh tự ước lượng, tự thực 
hành. 
 * Cách trình bày đoạn văn, đoạn thơ: 
 Nếu cứ để đến khi viết chính tả, giáo viên mới hướng dẫn học sinh cách trình 
bày một đoạn văn hay một khổ thơ, bài thơ thì thật là khó khăn trong một tiết 
học mà hiệu quả lại không cao, chắc chắn sẽ có nhiều em trình bày sai, đặc biệt 
là viết đoạn văn hay khổ thơ lục bát. 
 Vì vậy, trong các bài học vần, khi đưa ra đoạn văn, đoạn thơ ( khổ thơ ứng 
dụng ) tôi luôn chú ý cách trình bày đoạn ứng dụng đó trên bảng phụ hoặc 
bảng lớp giới thiệu cho học sinh hiểu cách trình bày từng bài đó. 
 Cụ thể : 
“ Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp Một” 
13 
 * Thơ: 
 VD1 : Dạy bài 89: iêp-ươp ( TV1 – Tập 2 ) Đoạn thơ ứng dụng : 
 -Ở đây, giáo viên giúp học sinh hiểu: 
 - Tất cả các chữ đầu mỗi dòng thơ phải viết hoa con chữ đầu tiên (chữ viết), in 
hoa con chữ đầu tiên (chữ in). 
 - Chữ đầu các dòng thơ phải thẳng đều nhau. 
 - Cuối đoạn thơ phải có dấu chấm. 
 VD2 : Dạy bài 88: ip – up ( TV1- Tập 2 ) 
Đoạn thơ ứng dụng: 
 Ở đây, giáo viên cũng phải giúp học sinh hiểu: 
 -Tất cả các chữ đầu mỗi dòng thơ phải được viết hoa con chữ đầu tiên (đối 
với chữ viết), in hoa (đối với chữ in) 
 - Cuối đoạn thơ có dấu chấm. 
“ Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp Một” 
14 
 Hơn nữa, ở đây giáo viên còn phải giúp học sinh nhận thấy số chữ ở từng 
dòng thơ và cách trình bày khác với bài trước. 
 +Dòng 6 chữ phải lùi vào so với lề vở 2 ô. 
 +Dòng 8 chữ phải lùi ra khoảng 1 ô so với dòng 6. 
 *Đoạn văn: giáo viên phải giúp học sinh thấy được: chữ đầu đoạn văn, chữ 
đầu câu phải viết hoa con chữ đầu tiên. cuối câu có sử dụng dấu câu “.”. Như 
vậy, ngay từ các bài học vần, giáo viên giới thiệu cho học sinh, cách trình bày 
cách viết hoa (viết hoa tên riêng ) cách ghi dấu chấm, cách ghi dấu phẩy hay 
cả cách ghi dấu chấm hỏi có trong bài. 
 Khi viết chính tả, tôi luôn luôn nhắc nhở học sinh những điều lưu ý trên 
trước khi viết bài. Khi sang viết chính tả bài đầu tiên, đó là bài trường em, học 
sinh phải chép một câu ở đoạn một và một câu trong đoạn hai của bài, học sinh 
không hiểu cách trình bày một bài viết có nhiều đoạn. Chính vì thế, ngay từ bài 
tập đọc, giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác định rõ đoạn 1, đoạn 2 của bài 
tập đọc. Sau đó giáo viên cho học sinh nhắc lại rõ từng đoạn, như thế học sinh 
cũng phần nào hiểu về cách trình bày hết đoạn 1 sang đoạn 2 ta phải xuống 
dòng, viết lùi vào 1 ô và viết hoa con chữ đầu tiên. 
 Trong những bài chính tả của những tuần đầu, tôi luôn luôn có bảng chép 
mẫu bài viết. VD: Khi dạy bài “Bàn tay mẹ” tôi chuẩn bị bảng như sau: 
Tôi viết trên bảng lớp. 
“ Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp Một” 
15 
3.Dạy theo nhóm đối tượng học sinh, kết hợp sử dụng một số“mẹo luật” 
chính tả. 
 Là giáo viên Tiểu học vừa làm công tác chủ nhiệm, vừa trực tiếp giảng dạy 
nên tôi hiểu rất rõ về học sinh cũng như chất lượng chữ viết của học sinh lớp 
mình. Để khắc phục những nhược điểm phát huy được mặt mạnh, tôi phải phân 
loại học sinh thành các nhóm theo các lỗi sai cơ bản học sinh hay mắc để trong 
các giờ học, đặc biệt là giờ luyện Tiếng Việt. Giáo viên thấy học sinh lớp mình 
yếu về mặt nào thì chủ động rèn cho học sinh về mặt đó. Giáo viên phải phân 
loại một cách rõ ràng: Em nào sai cách trình bày; Em nào sai khi đọc và viết l - 
n, r – gi – d, ch – tr ; sai các nét; sai cách viết dấu thanh thì phân riêng để có 
những bài tập phù hợp. 
 Đối với môn chính tả, nhược điểm chính của học sinh lớp 1 là viết sai các 
lỗi thông thường như: l-n, s-x, ch-tr, sai khoảng cách các con chữ, nét chữ 
chưa chuẩn, sai cách ghi dấu thanhvì vậy giáo viên cần lưu ý: 
 + Ngay từ những bài học vần đầu tiên cho đến khi học sinh viết chính tả, 
giáo viên cần luôn luôn chú ý đến từng nét chữ của học sinh. Giáo viên viết 
mẫu hướng dẫn học sinh, chữ viết của giáo viên phải rõ ràng chính xác và đẹp. 
Thế nhưng không phải em nào cũng viết được đúng, được đẹp như giáo viên 
hướng dẫn, có em viết đúng chữ nhưng sai nét: Nét chữ không bám dòng kẻ, 
nét chữ viết nghiêng không đều, sai cao, độ rộng giáo viên phải sửa từng nét 
chữ cho học sinh, dùng phấn, bút khác màu mực (màu đỏ) sửa cho các em, 
giúp các em có ý thức tự sửa sai trong các lần viết sau. Đối với học sinh khá, 
giỏi, giáo viên có thể cho học sinh tự nhận xét, sửa sai hoặc sửa sai khi giáo 
viên chỉ rõ cái sai đó. Điều này giáo viên phải chú ý sửa sai cho các em từ các 
bài tập viết phần học vần (gạch chân – sửa những nét học sinh hay mắc lỗi). 
Trước khi viết bài mới, giáo viên cho học sinh viết lại những lỗi viết sai chính 
tả của bài trước, giúp các em không bị mắc sai trong bài sau. Khi viết chính tả 
giáo viên có những nhận xét chung hoặc góp ý trực tiếp với học sinh, để học 
sinh thấy được những lỗi chính tả của mình cũng như cách sửa. 
 + Trong những bài đầu viết chính tả, còn nhiều học sinh hay mắc lỗi trình 
bày. Với những trường hợp này, trong giờ luyện Tiếng Việt, giáo viên cho học 
sinh viết một bài chính tả và giáo viên chú ý hướng dẫn cách trình bày. 
 + Với những học sinh hay mắc lỗi đọc – viết sai : l-n, r-gi-d, s-x  muốn sửa 
lỗi đọc- viết sai l- n, r- gi- d, s-x , giáo viên cần cho học sinh phát âm nhiều 
lần rồi phân tích trước khi viết. Ngoài ra, giáo viên kết hợp với môn “Âm 
nhạc” giúp học sinh đọc đúng, phát âm chuẩn. Từ việc đọc đúng, phát âm 
chuẩn các em sẽ viết đúng chính tả. 
“ Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp Một” 
16 
 VD: Bài tập chép “Trường em”. 
 Khi hướng dẫn học sinh viết : “Trường ” tôi cho học sinh đọc ( phát âm ) 
đúng. sau đó yêu cầu học sinh phân tích : trường = Tr + ương + thanh huyền. 
Cuối cùng mới yêu cầu học sinh viết : Trường. với cách làm như vậy học sinh 
sẽ không bị viết sai thành “chường” hay nhầm lẫn với chữ khác. 
 Để sửa lỗi chính tả này cho học sinh, giáo viên không chỉ thực hiên như trên 
mà phải biết thực hiện phối kết hợp với các biện pháp sửa lỗi khác để đạt hiệu 
quả tốt hơn. 
 + Luôn coi trọng các bài tập mang tính “củng cố qui tắc chính tả” để sửa các 
lỗi về âm – vần cho học sinh. 
 “Điền vần”, “Điền chữ” là những thao tác ôn lại cấu trúc của âm tiết. Khi đã 
đánh vần thành thạo, kết hợp quan sát tranh vẽ minh hoạ cụ thể trong bài, học 
sinh dễ dàng lựa chọn vần, chữ để điền đúng. Từ ngữ đi cùng hình ảnh trực 
quan giúp các em ghi nhớ từ tốt hơn. Vì vậy, giáo viên phải biết khai thác hợp 
lí, khoa học tranh vẽ trong SGK để giúp học sinh có kết quả học tập tốt hơn. 
Khi làm xong bài tập, tôi luôn cho học sinh đọc lại (chú ý cách phát âm) và cho 
học sinh phân tích tiếng, từ đó để học sinh nắm rõ cấu tạo của tiếng, từ giúp 
học sinh khi viết sẽ không nhầm lẫn. 
 VD: Điền chữ ch hay tr : 
 thi ạy anh bóng ( Tiếng Việt 1 – tập 2 trang 59 ) 
 Sau khi học sinh thực hành làm và chữa bài: thi chạy tranhbóng. 
giáo viên đưa ra kết luận: tranh bóng phải viết là tr, và nếu là ch 
ta sẽ có từ chanh trong quả chanh, cây chanh. viết là tranh trong 
từ tranh bóng, bức tranh, tranh giành. 
 Hay giáo viên vận dụng một số “mẹo luật” giúp học sinh ghi nhớ khi viết 
chính tả để giúp học sinh viết đúng giữa ch và tr. 
 Viết là ch với những từ chỉ đồ vật, những từ chỉ quan hệ thân thuộc trong 
gia đình chứ không bao giờ viết là tr. 
 VD: chăn, chiếu, chum, chai, 
 cha, chú, chị, cháu, 
 Hay trong chữ âm tiết có oa, oă, oe, uê thì âm tiết đó có thể âm đầu viết 
ch.( không viết tr ) 
* Giúp các em phân biệt giữa l-n: 
 Trong những âm tiết có êm đệm thì viết là l chứ không viết là n 
(trừ 2 tiếng noãn, noa nhưng rất ít dùng). do đó, khi gặp chữ âm tiết có hai hay 
ba chữ nguyên âm đi liền với o hay u đứng trước thì chữ phụ âm chỉ viết l: loa, 
loăn, luân, loe, luyện, 
“ Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp Một” 
17 
 Trong các bài tập có một âm tiết viết là l hay n yêu cầu điền tiếp âm đầu của 
tiếng nữa thì chắc chắn nó sẽ lặp lại là l hay n. 
VD: lo ắng no ..ê 
 *Ngay từ các bài học vần và sau những bài tập chính tả g- gh, ng-ngh, c-k, 
giáo viên cần cho học sinh thấy được: 
 + Viết là gh khi đứng trước các nguyên âm i, e, ê. 
 + Viết là g khi đứng trước các nguyên âm a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư. 
 + Viết là ngh khi đứng trước các nguyên âm i, e, ê. 
 + Viết là ng khi đứng trước các nguyên âm a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư. 
 + Viết là k khi đứng trước các nguyên âm i, e, ê. 
 + Viết là c khi đứng trước các nguyên âm a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư. 
 + Viết là “qu” khi đứng trước các nguyên đôi: ua, âu, yê.chỉ có riêng tiếng 
“cuốc” trong từ “con cuốc, cái cuốc” và tiếng “cuống” thì viết là “c”. 
 4.Dạy chính tả theo nguyên tắc tích hợp. 
 Môn chính tả là một phân môn trong bộ môn tiếng Việt, chính vì vậy không 
thể tách rời chính tả khỏi môn tiếng Việt cũng như không thể tách môn tiếng 
Việt ra khỏi các môn học khác. 
 Muốn viết đúng, viết đẹp trước hết các em phải đọc tốt, không phát âm 
ngọng. Từ đó, hình thành cho các em kĩ năng: nghe đúng - viết đúng, viết 
nhanh và viết đẹp. Đối với học sinh lớp 1 muốn vậy, giáo viên và học sinh phải 
thực hiện thật tốt ngay từ các bài học vần và trong các giờ học khác. 
 + Ở lớp 1, khi viết bài chính tả học sinh có 2 hình thức: tập chép hoặc 
nghe viết. 
 Yêu cầu của bài tập chép là tích hợp của các yêu cầu về nhiều mặt: tư thế 
ngồi viết, tay cầm bút, nét chữ, đánh vần, đọc trơn, hiểu bài, viết liền mạch. 
yêu cầu bài nghe – viết học sinh phải từ giọng của thầy cô mà nhớ lại cách viết 
các từ nghe được. 
 Như vậy, yêu cầu học sinh phải tự đánh vần, đọc trơn được các tiếng có 
trong bài tự chép, tự nhớ lại các tiếng khi nghe giáo viên đọc trong bài nghe – 
viết để viết được bài chính tả theo yêu cầu. nếu không học sinh không viết liền 
mạch được và sẽ có những lỗi viết không thành chữ, tương tự người lớn phải 
chép một bài viết bằng một tiếng nước ngoài mà mình không biết, chắc chắn 
vất vả và mắc nhiều lỗi. Do đó ngay từ các bài học vần giáo viên phải thật chú 
trọng rèn luyện kỹ năng đánh vần, đọc trơn (đọc đúng - đọc hay) và kỹ năng 
viết của học sinh. Đánh vần, đọc trơn tốt giúp học sinh viết chữ đúng. 
+ Học sinh lớp 1, các em luôn có thói quen bắt chước theo cô, các em luôn cho 
rằng cô làm gì cũng đúng, tất cả những hành vi, việc làm. Vậy giáo viên cần 
“ Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp Một” 
18 
làm gì để đáp lại sự mong mỏi, tin cậy đó của học sinh? 
+ Trong những lúc tiếp xúc với học sinh, trong mọi tiết học, đặc biết là trong 
giờ học tiếng Việt. Giáo viên là người đọc mẫu cho học sinh, vì vậy giáo viên 
phải đọc đúng, đọc hay để học sinh bắt chước theo (chú ý phát âm chuẩn). Có 
đọc đúng thì viết mới đúng. 
 Như vậy, mục đích của dạy học ở đây là trẻ em phát triển trên nhiều mặt 
chứ không chỉ nhằm lĩnh hội kiến thức. Khi dạy học, hoạt động tư duy của trẻ 
được khơi dậy, phát triển và coi trọng. đó chính là dạy học phát huy tính tích 
cực của học sinh. 
 Trong các giờ chính tả, giáo viên thường lạm dụng con đường giải thích 
cách viết, nhận xét luôn bài viết của học sinh. như vậy chưa phát huy tính tích 
cực của học sinh. Vì vậy, khi dạy chính tả giáo viên cần lưu ý: 
+ Với những tiếng khó viết trong bài, giáo viên nên để học sinh tự phát âm-
phân tích-viết bảng. Sau đó học sinh tự nhận xét, sửa sai cho nhau. giáo viên 
chỉ là người hướng dẫn rồi tổng kết. 
VD: Khi dạy bài chính tả nghe-viết “cái bống” học sinh cần nắm được 
tiếng viết khó trong bài như: khéo, gánh, ròng, 
 Để giúp các em viết đúng các chữ đó giáo viên cho học sinh theo dõi vào 
sách và phân tích âm tiết: chữ “khéo” gồm có chữ “kh” nối với chữ ghi vần 
“eo” và dấu thanh sắc: khéo = kh + eo + ( / ). 
Như vậy, học sinh đọc, phân tích, nhận diện rồi viết, học sinh sẽ ghi nhớ chữ 
viết và viết chính tả tốt hơn. 
+ Qua những bài tập chính tả để giúp học sinh hiểu nghĩa từ – ghi nhớ từ, nắm 
qui tắc chính tả, giáo viên không nên giảng từ thay học sinh mà giáo viên phải 
giúp học sinh dựa vào tranh vẽ, biết đưa từ vào văn cảnh cụ thể để hiểu nghĩa 
từ – ghi nhớ từ. Có như vậy việc ghi nhớ từ sẽ chính xác, lâu bền hơn. 
5. Thay đổi giọng đọc. 
Học sinh lớp 1, khi viết chính tả học sinh chủ yếu là tập chép. nhưng mỗi lần 
kiểm tra định kì (trong học kì II) học sinh đều phải nghe viết. Hơn nữa, trong 
các buổi học, đặc biệt giờ chính tả học sinh chỉ quen nghe giọng đọc của giáo 
viên chủ nhiệm, do đó trong các đợt kiểm tra định kì, giáo viên khác vào lớp 
đọc chính tả cho các em, các em không quen giọng đọc đó , các em sẽ mắc lỗi 
chính tả nhiều hơn. Để khắc phục tình trạng này, tôi đã có hình thức tổ chức 
dạy học như sau: 
 Cũng trong một số giờ học tiếng Việt, giáo viên đưa ra một số từ, câu. Sau 
đó, giáo viên gọi một học sinh có kỹ năng đọc tốt lên đọc cho cả lớp viết. 
Với hình thức như vậy, học sinh được nghe nhiều giọng đọc khác nhau, học 
“ Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp Một” 
19 
sinh làm quen với các giọng đọc, lúc đó học sinh sẽ không bỡ ngỡ với những 
giọng đọc không quen. 
 6 .Tổ chức “Đôi bạn giúp nhau tiến bộ” . 
 Ngoài ra, trong giờ học tôi còn tổ chức cho học sinh “đôi bạn giúp nhau 
tiến bộ” đối với học sinh của lớp. cụ thể: 
 + Những học sinh đọc – viết đúng l- n hoặc ch – tr,sẽ giúp đỡ bạn còn 
đọc, viết sai ( nếu ở gần nhà nhau càng tốt ). 
 + Học sinh viết chữ đẹp sẽ giúp bạn còn viết sai nét, sai chính tả. 
 Để việc thực hiện có hiệu quả, giáo viên chủ động xếp học sinh ngồi gần 
sinh ngồi gần nhau để học sinh tự sửa khi nói, khi viết cho nhau và cả khi trò 
chuyện cùng nhau hay lúc ra chơi. Xưa có câu “Học thày không tày học bạn” 
và “Thua thày một vạn không bằng thua bạn một li”. Chính vì vậy, khi giáo 
viên giúp học sinh hiểu rõ điều này trong học tập thì việc tổ chức cho học sinh 
cùng nhau học hỏi, cùng nhau thi đua, rèn luyện. Đó là việc làm tốt, nên làm. 
sau từng tuần, từng tháng, giáo viên tổng kết, tuyên dương từng em, từng “đôi 
bạn”. Nhận xét mang tính khuyến khích, động viên các em là chính. 
“ Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp Một” 
20 
 7. Chú ý tư thế ngồi và cách cầm bút. 
 Hiện nay, trong các trường học vẫn còn tồn tại không ít học sinh ngồi viết 
không đúng tư thế và cách cầm bút. Trách nhiệm đầu tiên và lớn nhất trong 
hiện trạng nói trên là những người dạy các em cầm bút tập viết lần đầu tiên. 
Các em ngồi không ngay ngắn và cầm bút không đúng kiểu mà không được 
uốn nắn ngay cho đến khi có cách ngồi và cách cầm bút đúng thì sau này rất 
khó sửa. 
 Luyện cho học sinh tư thế ngồi và cách cầm bút viết cho đúng không phải 
chỉ là việc làm ở đầu học kì I của lớp 1 mà là việc làm thường xuyên của giáo 
viên.Tay các em còn non, cầm bút không nhẹ nhàng như người lớn, nhưng nếu 
cầm sai mà được uốn nắn ngay thì cũng dễ sửa hơn người lớn. Lưng các em 
còn rất mềm ngồi viết không đúng sẽ dẫn đến bệnh cong vẹo cột sống và cận 
thị. 
 Chính vì vậy, ngay từ các buổi học đầu tiên của lớp 1, tôi hướng dẫn học 
sinh tỉ mỉ, cẩn thận về cách cầm phấn, cầm chì cũng như tư thế ngồi, cách để 
vở, 
*Tư thế ngồi của hs. 
 Nhiều giáo viên chỉ mải hướng dẫn, chú ý đến chữ của học sinh mà quên đi 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_viet_dung_chinh_t.pdf