Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh ở trườngTHCS

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh ở trườngTHCS

PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Cơ sở lý luận của vấn đề.

Năm học 2016-2017 diễn ra trong dịp kỷ niệm 87 năm ngày thành lập

Đảng Cộng Sản Việt Nam, 86 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, là

năm ngành giáo dục tiếp tục triển khai mạnh mẽ các chủ trương của Đảng,

của nhà nước và của ngành, đặc biệt là thực hiện phong trào thi đua "Xây

dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đồng thời phát huy tính chủ

động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một

các phù hợp và hiệu quả.

Xuất phát từ tình hình thực tế của nhà trường và những vấn đề xã hội đang đề

cập trên tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu một số biện pháp tổ chức trò chơi dân

gian vào trong các hoạt động ngoại khoá nhằm tạo cho học sinh có một sân chơi

lành mạnh và lí thú, để cùng tham khảo và mong được sự tham gia góp ý của

bạn bè và các cấp lãnh đạo.

2. Thực trạng vấn đề.

Hiện nay, cán bộ quản lí của các trường THCS luôn chú trọng công tác bồi

dưỡng cho đội ngũ giáo viên thông qua các lớp bồi dưỡng trong dịp hè, trước

khi bước vào năm học mới. Các tổ chuyên môn cũng bám sát kế hoạch, chủ

động xây dựng và triển khai nhiều chuyên đề. Đặc biệt quan tâm đổi mới

phương pháp dạy học tích cực đối với từng bộ môn.

Trong những năm trở lại đây hoạt động công tác Đội trong nhà trường

luôn được đẩy mạnh và phát huy tốt trong các cuộc thi về phong trào luôn

giữ thứ hạng cao và là đơn vị dẫn đầu trong hoạt động Đội, là đơn vị dày

thành tích trong phong trào. Xong hưởng ứng phong trào “ Xây dựng

trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ GD& ĐT nói chung và

tiêu chí “ Phát triển trò chơi dân gian trong nhà trường” tôi mạnh dạn đưa

ra một số biện pháp và cách thức tổ chức trò chơi dân gian trong các giờ

hoạt động tập thể và ngoại khoá trong nhà trường đề nghị các đồng chí xây

dựng và góp ý.

pdf 16 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 1386Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh ở trườngTHCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 điểm của Đảng về đường lối phát triển GD&ĐT thể hiện ở 
Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII; Nghị quyết của hội nghị lần thứ 6, lần thứ 
9 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc 
lần thứ IX, X, Đại hội Đảng lần thứ XI trên cơ sở kế thừa những tư tưởng chỉ 
đạo có tầm chiến lược của các kỳ đại hội trước đó đã tiếp tục quan tâm đến 
GD&ĐT, với tinh thần chỉ đạo quyết liệt yêu cầu: Phải đổi mới và phát triển 
toàn diện, mạnh mẽ. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và 
phát triển nhanh Giáo dục và đào tạo. Những quan điểm định hướng phát triển 
giáo dục thể hiện trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI đã chứng tỏ tầm nhìn 
trong một giai đoạn mới, đặt hoạt động GD&ĐT gắn liền với xu thế phát triển 
chung của nhân loại và của quốc gia. Đó là nền tảng tư tưởng vững chắc để nền 
GD&ĐT Việt Nam có thể “Sánh vai với các cường quốc năm châu” như mong 
muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 
Từ năm học 2002 - 2003, Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức triển khai thực hiện 
chương trình, sách giáo khoa ở trường Trung học cơ sở theo tinh thần tích hợp, 
góp phần hình thành con người có trình độ học vấn. Đó là những con người có ý 
thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, quý trọng gia đình, bạn bè, có lòng yêu nước, 
yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng 
nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu cái ác. 
Chính vì vậy, công tác phong trào trong nhà trường đóng vai trò quan trọng 
vậy làm thế nào để phát huy vai trò của Đội đồng thời làm sao để tổ chức tốt các 
trò chơi dân gian từ đó thu hút được các em tham gia nhiệt tình vào phong trào 
của Đội đó là một quá trình đúc rút kinh nghiệm từ sự trải nghiệm thực tế. Đối 
với học sinh của trường THCS đa số các em ngoan thông minh và nhiệt tình 
trong phong trào hoạt động. Trong khi đó Chi bộ Đảng, BGH nhà trường luôn 
động viên, quan tâm kịp thời, các ban ngành đoàn thể luôn nhiệt tình ủng hộ 
phong trào của Đội, xuất phát từ tình hình thực tiễn, ngay từ đầu năm học các 
nhà trường đã có kế hoạch cụ thể bằng mọi biện pháp tổ chức các hoạt động 
mang tính giáo dục cao. 
SKKN một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh ở trườngTHCS 
 3/15
2. Mục đích viết SKKN 
 Với trách nhiệm của người giáo viên chủ nhiệm, tôi muốn đóng góp một số 
kinh nghiệm nhỏ mong được bổ sung thêm cho đội ngũ giáo viên tổng phụ trách 
đang làm công tác Đội trong toàn quận, một số biện pháp nhỏ không ngừng 
nâng cao chất lượng hoạt động Đội lên cao hơn. Tôi quyết định chọn SKKN một 
số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh ở trườngTHCS để giúp 
giáo viên chủ nhiệm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh từ đó 
góp phần phát huy tính năng động sáng tạo, nhiều trò chơi, sân chơi hấp dẫn 
nhằm thu hút các em học sinh tham gia và đưa chất lượng hoạt động Đội ngày 
càng cao hơn. 
SKKN một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh ở trườngTHCS 
 4/15
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
1. Cơ sở lý luận của vấn đề. 
Năm học 2016-2017 diễn ra trong dịp kỷ niệm 87 năm ngày thành lập 
Đảng Cộng Sản Việt Nam, 86 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, là 
năm ngành giáo dục tiếp tục triển khai mạnh mẽ các chủ trương của Đảng, 
của nhà nước và của ngành, đặc biệt là thực hiện phong trào thi đua "Xây 
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đồng thời phát huy tính chủ 
động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một 
các phù hợp và hiệu quả. 
Xuất phát từ tình hình thực tế của nhà trường và những vấn đề xã hội đang đề 
cập trên tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu một số biện pháp tổ chức trò chơi dân 
gian vào trong các hoạt động ngoại khoá nhằm tạo cho học sinh có một sân chơi 
lành mạnh và lí thú, để cùng tham khảo và mong được sự tham gia góp ý của 
bạn bè và các cấp lãnh đạo. 
2. Thực trạng vấn đề. 
 Hiện nay, cán bộ quản lí của các trường THCS luôn chú trọng công tác bồi 
dưỡng cho đội ngũ giáo viên thông qua các lớp bồi dưỡng trong dịp hè, trước 
khi bước vào năm học mới. Các tổ chuyên môn cũng bám sát kế hoạch, chủ 
động xây dựng và triển khai nhiều chuyên đề. Đặc biệt quan tâm đổi mới 
phương pháp dạy học tích cực đối với từng bộ môn. 
 Trong những năm trở lại đây hoạt động công tác Đội trong nhà trường 
luôn được đẩy mạnh và phát huy tốt trong các cuộc thi về phong trào luôn 
giữ thứ hạng cao và là đơn vị dẫn đầu trong hoạt động Đội, là đơn vị dày 
thành tích trong phong trào. Xong hưởng ứng phong trào “ Xây dựng 
trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ GD& ĐT nói chung và 
tiêu chí “ Phát triển trò chơi dân gian trong nhà trường” tôi mạnh dạn đưa 
ra một số biện pháp và cách thức tổ chức trò chơi dân gian trong các giờ 
hoạt động tập thể và ngoại khoá trong nhà trường đề nghị các đồng chí xây 
dựng và góp ý. 
 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề. 
3.1 Mèo đuổi chuột 
- Mục đích của trò chơi: 
Phát triển các cơ vận động, khả năng khéo léo, nhanh nhẹn khi vận động. 
-Chuẩn bị 
Sân trường (hoặc bãi cỏ mềm, bãi đất). 
SKKN một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh ở trườngTHCS 
 5/15
-Cách chơi 
Trẻ tham gia chơi nắm tay nhau thành một vòng tròn. Chọn hai trẻ, một trẻ 
làm mèo, một trẻ làm chuột. Chuột đứng trong vòng tròn, mèo đứng ngoài. Trò 
chơi bắt đầu bằng cuộc đối thoại giữa mèo và chuột. 
- Mèo nói: Ta là mèo đây. 
- Chuột nói: Ta là chuột đây. 
- Mèo nói: Ta sẽ bắt chuột. 
- Chuột nói: Bắt ta sao được. 
Lời thách cuối cùng của chuột, chính là dấu hiệu bắt đầu cuộc chơi. Lúc này 
mèo đuổi bắt chuột, chuột phải luồn lách chui qua vòng tròn để lẩn tránh không 
cho mèo bắt. Nếu mèo bắt được chuột, 2 trẻ đổi vai trò cho nhau. Nếu mèo 
không bắt được chuột, sau một thời gian chơi quy định sẽ thay 2 trẻ khác làm 
mèo và chuột. 
* Lưu ý: 
- Mèo không được chặn đầu đường chuột. 
- Mèo phải chạy, tìm theo đúng đường chuột chạy, không được bỏ sót 
những chỗ chuột đã đi qua. 
- Học sinh làm vòng tròn tạo điều kiện cho chuột chạy và gây khó khăn cho 
mèo đuổi bằng cách nâng tay lên, hạ tay xuống. 
3.2 Thả đỉa ba ba 
- Mục đích: 
Trò chơi thể hiện việc qua sông, qua bưng, ruộng...ngập nước. ở dưới nước 
có đỉa. Cả nhóm làm sao xuống nước mà đỉa không bắt được. 
- Cách chơi: 
 Trước hết vẽ hai đường song song cách nhau độ 2m (hay qui định khoảng 
trống nào đó) giả định là sông nước. Một em ra giữa vòng vừa hát vừa lấy tay ra 
đập nhịp vào vai các bạn: Từ "chịu" trúng em nào thì em ấy xuống sông làm 
"đỉa". Bọn trẻ đứa chạy đầu này, đứa băng qua sông góc nọ. "Ðỉa" rượt để bắt. 
Bọn trẻ lại hát bài hát ghẹo Sang sông / về sông / trồng cây / ăn quả / nhả hạt. 
"Ðỉa" rượt bên này thì bên kia xuống sông. "Ðỉa" quay lại bên kia thì lũ bên nọ 
lại réo lên: "ăn quả / nhả hạt" rồi ào xuống. Chẳng may ai bị "đỉa" vớ phải thì trở 
thành đỉa. 
SKKN một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh ở trườngTHCS 
 6/15
3.3 Trò chơi ô ăn quan 
- Mục đích : 
Trò chơi ô ăn quan không chỉ rèn luyện sự nhanh nhẹn, nhạy bén, khéo léo 
mà còn giúp trẻ em tính toán nhanh và chính xác. 
- Chuẩn bị : 
Vẽ một hình chữ nhật được chia đôi theo chiều dài và ngăn thành 5 hàng 
dọc cách khoảng đều nhau, ta có được 10 ô vuông nhỏ. Hai đầu hình chữ nhật 
được vẽ thành 2 hình vòng cung, đó là 2 ô quan lớn đặc trưng cho mỗi bên, đặt 
vào đó một viên sỏi lớn có hình thể và màu sắc khác nhau để dễ phân biệt hai 
bên, mỗi ô vuông được đặt 5 viên sỏi nhỏ, mỗi bên có 5 ô. 
- Cách chơi : 
Hai người hai bên, người thứ nhất đi quan với nắm sỏi trong ô vuông nhỏ 
tùy vào người chơi chọn ô, sỏi được rãi đều chung quanh từng viên một trong 
những ô vuông cả phần của ô quan lớn, khi đến hòn sỏi cuối cùng ta vẫn bắt lấy 
ô bên cạnh và cứ thế tiếp tục đi quan (bỏ những viên sỏi nhỏ vào từng ô liên 
tục). Cho đến lúc nào viên sỏi cuối cùng được dừng cách khoảng là một ô trống, 
như thế là ta chặp ô trống bắt lấy phần sỏi trong ô bên cạnh để nhặt ra ngoài. 
Vậy là những viên sỏi đó đã thuộc về người chơi, và người đối diện mới được 
bắt đầu. 
Đến lượt đối phương đi quan cũng như người đầu tiên, cả hai thay phiên 
nhau đi quan cho đến khi nào nhặt được phần ô quan lớn và lấy được hết phần 
của đối phương. Như thế người đối diện đã thua hết quan tất cả bọn trẻ cùng hô 
vang : 
Hết quan tàn dân, 
thu quân kéo về 
Hết ván, bày lại như cũ, ai thiếu phải vay của bên kia. Tính thắng thua theo 
nợ các viên sỏi. Quan ăn 10 viên sỏi. 
Chú ý : Cách chơi ô ăn quan được nói lên rất đơn giản nhưng người chơi ô 
ăn quan đã giỏi thì việc tính toán rất tài tình mà người đối diện phải thua cuộc vì 
không còn quan (sỏi) bên phần mình để tiếp tục cuộc chơi. 
3.4 Trò chơi nu na nu nống 
- Mục đích: 
SKKN một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh ở trườngTHCS 
 7/15
Thông qua trò chơi gián tiếp giúp các em nhận biết rõ hơn tầm quan trọng 
phải có bạn, có người chơi, người thân, niềm vui và nhiều điều kì lạ, bất ngờ 
trong khi tham gia trò chơi: đồng thời qua âm điệu, nhịp điệu của lời ca các em 
có thêm khả năng cảm nhận về tiết tấu và sự phát triển toàn diện về thể chất đặc 
biệt là sức nhanh và sự phản xạ. 
- Chuẩn bị: 
Sân chơi ở ngoài trời, bãi cỏ, vườn hoa như vậy niềm vui sẽ được tăng lên 
rất nhiều. 
- Cách chơi: 
Có thể chia làm nhiều nhóm, mỗi nhóm có khoảng 4-5 em và tất cả các em 
đều cùng chơi. Từng nhóm các em ngồi sát nhau thành một hàng ngang chân 
duỗi thẳng ra phía trước.tất cả cùng đọc lời ca: 
“Nu na nu nống 
Cá bống nằm trong 
Cái ong nằm ngoài 
Củ khoai chấm mật 
Phật ngồi phật khóc 
Con cóc nhảy ra 
Con gà ú ụ 
Bà mụ thổi xôi 
Ông tôi nấu chè 
Tè he ông rụt”. 
Khi bắt đầu đọc bài ca, một em được chỉ định cứ sau một tiếng lại đập nhẹ 
một cái vào chân bạn bên cạnh theo thứ tự tù trái sang phải (không được bỏ sót 
một chân ai). Đến tiếng cuối cùng: ‘‘Rụt” rơi vào chân ai thì người đó phải co 
một chân và đứng dậy nhảy lò cò một vòng quanh cả nhóm, rồi mới được phép 
ngồi xuống đầu hàng, cuộc chơi lại được tiếp tục. Chỉ có khác, lần tiếp lời ca 
thay đổi: 
“Nu na nu nống 
Đánh trống phất cờ 
Mở cuộc thi đua. 
SKKN một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh ở trườngTHCS 
 8/15
Chân ai sạch sẽ. 
Gót đỏ hồng hào. 
Không bẩn tí nào. 
Được vào đánh trống” 
Hoặc : 
‘‘Nu na nu nống 
Thằng Cống,cái Càng. 
Chân vàng chân bạc. 
Núc nác hoa sen. 
Thắp đèn nhà chứa. 
Hay múa ông bụt. 
Bụt ngồi bụt khóc. 
Con cóc nhảy ra. 
Con gà ú ụ. 
Bà mụ thổi xôi. 
Nhà tôi nấu chè 
Tè he chân rụt. 
Chả cụt mất chân” 
3.5 Trò chơi Tập tầm vông 
- Mục đích: 
Nhằm rèn luyện khả năng phán đoán, sự khéo léo, nhanh nhẹn. 
- Cách chơi: 
Bài đồng dao này phổ biến khắp Bắc, Trung, Nam nhại theo âm trống tầm 
vông / tâm vinh (gọi theo Nghệ An) tức trống cơm: 
Cách chơi hiện nay của trò này là hai nguời chơi ngồi đối mặt nhau, vừa 
hát vừa theo nhịp đập lòng bàn tay vào nhau: hoặc đập thẳng, hoặc đập chéo, 
hoặc một cao một hạ thấp, hoặc kết hoẹp nhiều cách khác nhau. Nói chung, cách 
chơi rất giống trò Thìa la thìa lảy đây. 
SKKN một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh ở trườngTHCS 
 9/15
3.6 Trò chơi nhún đu 
- Mục đích: 
Thể hiện tinh thần đoàn kết, tăng cường sự dẻo dai, khéo léo. 
- Cách chơi: 
 Chơi đu từ lâu đời đã trở thành trò chơi dân gian trong các lễ hội chốn làng 
quê. Đại Việt sử ký toàn thư có ghi: "Vào thời lý, hàng năm cứ đến mùa xuân, 
tháng giêng, con trai, con gái họp nhau đánh đu...". Chơi đu phổ biến nhất ở 
vùng châu thổ Bắc Bộ, mà chủ yếu là dọc đôi bờ sông Đuống. Trên đất Hà Nội, 
đó là ở các làng xã Cổ Loa, Dục Tú, Liên Hà, Ninh Hiệp, Kim Sơn, Vĩnh 
Quỳnh, Tứ Hiệp, Mễ Trì... 
Đu có nhiều loại, nhiều cách chơi, nhưng thông thường là đu bay. Gọi thế vì 
nó đưa người chơi bay bổng lên không trung, cao hàng chục mét, đến lúc toàn 
thân như nằm ngang song song với mặt đất. Cây đu-có nơi gọi là đàn đu - được 
dựng trên một vùng ruộng gần đình, đã gặt hái chỉ còn chân rạ, khô ráo, rộng, để 
người xem có thể quây cả bốn bề. Chọn tre đực bánh tẻ, trồng 4,6 hoặc 8 cột 
thành hai hàng theo thế hình vuông, chụm đầu lại nhau như gọng vó, kết cấu 
bằng những then ngang. Đỉnh đu cột, đặt ngang một đoạn tre thon thả rồi buộc 
chặt bằng dây thừng. Đó là xà đu, có hai cái gông để nối với tay đu. Tay đu phải 
tìm hai cây tre thuôn, róc nhẵn mấu, vừa tay nắm, độ dài vừa phải, cách mặt đất 
đủ cho người chơi nhảy được lên bàn đu. Đẻ bảo đảm an toàn cho người đu, cây 
đu phải làm rất cẩn thận, chắc chắn; tre đúng tuổi, non thì yếu, già lại kém đàn 
hồi, không được có đốt kiến phòng gẫy. Vì vậy trồng xong cây đu phải niêm 
phong lại, mời một già làng có kinh nghiệm kiểm tra chất lượng kỹ càng. Nếu 
thấy cây đu đã đủ tiêu chuẩn, cụ gỡ niêm phong, một hồi trồng vang lên, cụ chấp 
tay vái bà con rồi thay mặt cộng đồng lên khai đu, mở màn phấp phới gọi trai 
gái vào cuộc đua. 
Người chơi phải mặc áo hội hè, nai nịt gọn ghẽ. Con trai áo quan trang nhã, 
lưng thắt bao điều. Con gái áo tứ thân, chít khăn mỏ quạ giữ tóc khỏi bung, 
mang bao xanh hoa lý. 
Trong các ngày hội, các làng thôn thường trồng một vài cây đu ở giữa thửa 
ruộng gần đình để trai gái lên đu với nhau. 
Cây đu được trồng bởi bốn, sáu hay tám cây tre dài vững chắc để chịu đựng 
được sức nặng của hai người cùng với lực đẩy quán tính. Hai cây tre làm cần đu 
nhỏ vừa tay cầm. Lên đu có thể là một hay hai người. Càng nhún mạnh, đu càng 
lên cao, cần đu đưa lên vun vút, bên nọ sang bên kia. Cần đu lên ngang với ngọn 
SKKN một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh ở trườngTHCS 
 10/15
đu là hay nhất, nhiều khi đu bay ngang ngọn đu một vòng. Nhiều nơi treo giải 
thưởng ở ngang ngọn đu để người đu giật giải. 
3.7 Trò chơi kéo co 
- Mục đích: 
 Rèn kĩ năng phối hợp, giáo dục đoàn kết, tạo không khí vui vẻ 
- Đối tượng : Là phần thưởng cho các học sinh làm tốt phong trào học tập 
được bình bầu theo dõi từ các lớp đưa lên. 
- Địa điểm : Chơi trước toàn trường, ngay trên khán đài giờ chào cờ (hoặc 
hoạt động giữa giờ) 
- Chuẩn bị : Dây chão to (nếu có) hoặc dây vải mềm có đường kính 3cm 
dài khoảng 1m. 
- Cách chơi: 
Tục kéo co ở mỗi nơi có những lối chơi khác nhau, nhưng bao giờ số người 
chơi cũng chia làm hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên 
kia ngãvề phía mình. Có khi cả hai bên đều là nam, có khi bên nam, bên nữ. 
Trong trường hợp bên nam bên nữ, dân làng thường chọn những trai gái chưa vợ 
chưa chồng. 
Một cột trụ để ở giữa sân chơi, có dây thừng buộc dài hay dây song, dây tre 
hoặc cây tre, thường dài khoảng 20m căng đều ra hai phía, hai bên xúm nhau 
nắm lấy dây thừng để kéo. Một vị chức sắc hay bô lão cầm trịch ra hiệu lệnh. 
Hai bên ra sức kéo, sao cho cột trụ kéo về bên mình là thắng. Bên ngoài dân 
làng cổ vũ hai bên bằng tiếng "dô ta", "cố lên". 
Có nơi người ta lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co. Hai người đứng 
đầu hai bên nắm lấy tay nhau, còn các người sau ôm bụng người trước mà kéo. 
Ðang giữa cuộc, một người bên nào bị đứt dây là thua bên kia. Kéo co cũng kéo 
ba keo, bên nào thắng liền ba keo là bên ấy được. 
3.8 Trò chơi đấu vật 
- Mục đích: 
Rèn sức khỏe, sự dẻo dai, nhanh nhẹn. 
- Cách chơi: 
Đấu vật rất phổ biến ở nhiều hội xuân miền Bắc và miền Trung. Trong hội 
làng Mai Ðộng (Hà Nội) có thi vật ở ngay trước bãi đình làng. Các đô vật ở các nơi 
kéo về dự giải rất đông. Làng treo giải vật gồm nhất, nhì, ba và nhiều giải khác. 
SKKN một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh ở trườngTHCS 
 11/15
 Trong lúc vật, các đô vật cởi trần và chỉ đóng một cái khố cho kín hạ bộ. Cởi 
trần cốt để đôi bên không thể nắm áo, nắm quần nhau gây lợi thế cho mình 
được. Khố các đô vật phần nhiều bằng lụa, nhiều màu. Trước khi vào vật, 
hai đô vật lễ vọng vào trong đình. Cuộc thi bắt đầu, các đô vật lên lễ đài. 
Sau một hồi khua chân múa tay để rình miếng nhau, họ mới xông vào ôm 
lấy nhau. Họ lừa nhau, dùng những miếng để vật ngửa địch thủ. Với miếng 
võ nằm bò, có tay đô vật nằm lì mặc cho địch thủ đẩy mình, rồi bất thần họ 
nhỏm đứng dậy để phản công. Thường thì giải ba được vật trước, rồi đến 
giải nhì và sau cùng là giải nhất. Mỗi một giải vật xong, người chúng giải 
được làng đốt mựng một bánh. 
3.9 Trò chơi bịt mắt bắt dê 
- Mục đích: Góp phần giáo dục 
 Kỹ năng di chuyển, phán đoán(dùng thính giác là chính) và bắt trúng mục 
tiêu khi thị giác hạn chế(bị bịt mắt) 
 Sự nhanh nhẹn, khéo léo. 
 Tính chủ động và mạnh dạn. 
- Cách chơi: 
 Chọn khoảng sân rộng, bằng phẳng, sạch sẽ,thoáng mát.Lấy một chiếc 
khăn nhỏ, không nhìn qua được.Người chơi đứng xung quanh thành hàng 
rào(rộng khoảng từ 5 -7m)cùng vỗ tay cho các bạn chơi. 
 Chọn 2 người vào chơi.Một người làm dê, một người đi bắt dê.Cả 2 đều 
bịt mắt. 
 Giáo viên hướng dẫn đưa 2 bạn vào giữa vòng, đứng quay lưng vào nhau, 
cách một cánh tay.Quy định ai là người làm dê và ai là người đi tìm..Dê phải 
vừa đi vừa kêu, người đi tìm dê phải chú ý tiếng dê kêu để mà đuổi bắt. 
 Giáo viên hướng dẫn hô bắt đầu nhảy và đẩy 2 bạn sang 2 bên.Cuộc chơi bắt 
đầu, dê kêu, người đi bắt, các bạn xung quanh hò reo.Nếu bắt được dê thì thắng 
cuộc, chọn 2 bạn khác vào chơi lại từ đầu. 
4. Hiệu quả của SKKN. 
 SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh ở 
trườngTHCS ở trường THCS đã được áp dụng ở trường THCS , trong năm học 
SKKN một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh ở trườngTHCS 
 12/15
2015- 2016 và năm học 2016- 2017, các em có trình độ nhận thức môn học 
tương đối đồng đều. 
 Kết quả sau khi áp dụng SKKN: 
 Học sinh đã tích cực, chủ động trong giờ học. Bên cạnh việc hăng hái sôi 
nổi xây dựng bài, đa số các em đều nhiệt tình tham gia, chăm chú ghi chép cẩn 
thận nội dung kiến thức mà giáo viên truyền đạt. Nhiều em nắm vững và vận 
dụng thành thạo trong các giờ ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp. Đặc biệt các em đã 
có niềm say mê, yêu thích các trò chơi dân gian. 
- 100 % chi đội đạt chi đội vững mạnh 
- 100% đội viên đăng kí thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ Dạy. 
- 100% các Chi Đội tham gia thi kể chuyện về Bác Hồ. 
- 100% các Chị Đội tham gia xây dựng tủ sách “Bác Hồ với thiếu nhi”. 
- 100% các Chi Đội tham gia xây dựng 01 công trình măng non. 
- 90 % các bạn đạt danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ 
- Liên đội đạt danh hiệu Liên Đội mạnhTW Đoàn tặng bằng khen 
- Thông qua các hoạt động đó đã thúc đẩy phong trào thi đua và học tập 
rèn luyện phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi ,Đội viên tốt,cháu ngoan Bác 
Hồ 
- Góp phần giáo dục cho các em có tinh thần yêu quê hương đất nước biết 
được các vị anh hùng dân tộc và những trang sử vẻ vang của dân tộc ta. 
 - Tổ chức các hoạt động VHVN- TDTT nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn như: 
Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày thành lập QĐND Việt Nam 22/12. Kết quả 
Liên Đội đã tổ chức được 30 tiết mục văn nghệ, tổ chức tốt lễ mít tinh tiêu biểu 
cho các hoạt động này là các chi đội : 9A1, 9A2, 8A1, 8A2, 7A1 , 7A4 , 7A5 
,6A5 , 6A4 ,6A3..... 
-100% HS ký cam kết và thực hiện các cuộc vận động 
-100% các chi đội tham gia đầy đủ các hoạt động văn thể do Liên đội tổ 
chức. 
SKKN một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh ở trườngTHCS 
 13/15
-100% các Chi Đội hình thành và đi vào hoạt động hiệu quả mô hình 
“Giúp bạn vượt khó”.Đôi bạn cùng tiến 
-100% đội viên tham gia các hoạt động nhân đạo từ thiện. 
- 3 câu lạc bộ môn học( Ngoại ngữ, Toỏn, Văn học) 
-Triển khai thường xuyên và hiệu quả các nội dung trong chương trình 
“Rèn luyện đội viên 
-Tăng cường hoạt động tập huấn nghiệp vụ công tác đội cho đội ngũ cán bộ 
Đội và phụ trách chi. 
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra đánh giá, phát hiện bồi dưỡng nhân tố mới để 
bổ xung lực lượng. 
- Đẩy mạnh công tác tự quản: Thành lập đội sao đỏ, cờ đỏ, đội xung kích, 
đội an ninh măng non,nhằm phát huy ý thức tự giác và tinh thần tự quản của Đội 
viên. 
- Bồi dưỡng kết nạp Đội viên vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đảm bảo quy 
trình và chất lượng. 
- Tổ chức thi và 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_tro_choi_dan.pdf