Giải pháp thứ hai: Thiết kế các hoạt động để tất cả các học sinh đều được tham gia và phát huy sở trường của cá nhân học sinh.
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy HS chỉ nhớ được 5% nội dung kiến thức khi đọc tài liệu, 15% khi nghe thầy giảng, quan sát có thể ghi nhớ được 20%, thông qua thảo luận với nhau HS nhớ được 55%, nhưng nếu HS tham gia trực tiếp vào hoạt động thì có khả năng nhớ tới 75%. Bởi lẽ đó chúng ta thấy rằng, việc học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động là việc thực sự cần thiết.
Sau khi vận động được phụ huynh học sinh ủng hộ việc xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong năm học, tôi tiến hành thiết kế các hoạt động để cho tất cả các em đều được tham gia như hoạt động múa hát tập thể, thi nghi thức đội, thể dục nhịp điệu và các trò chơi tập thể. Bên cạnh đó tôi hình thành cụ thể các hoạt động trên cơ sở năng khiếu, sở trường của từng em tôi phân từng nhóm học sinh có cùng ý tưởng, sở thích với nhau và đặt tên cho nhóm mình. Sau đó cho các em lựa chọn các hoạt động sao cho phù hợp và đúng với sở thích của từng em cho các em được bộc lộ hết khả năng vốn có của mình. Thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo hình thành cho học sinh những năng lực, kỹ năng sống, phẩm chất tốt đẹp.
Việc các em được tham gia đầy đủ vào cả quá trình sẽ giúp hình thành và rèn luyện các phẩm chất năng lực cần thiết: Năng lực tổ chức và hoạt động, năng lực giao tiếp, năng lực tổ chức và quản lý cuộc sống, năng lực khám phá và sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề.
người. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động tập thể trong giờ học, tại trường và bên ngoài trường học trên tinh thần tự chủ, phát triển kỹ năng cá tính của từng học sinh. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có nội dung đa dạng, phong phú và tích hợp kiến thức, kỹ năng. Thông qua các hoạt động giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp và trong học tập góp phần nâng cao chất lượng dạy- học. Đồng thời tạo điều kiện cho học sinh quan sát, suy nghĩ và tham gia các hoạt động thực tiễn, qua đó khơi gợi sự tò mò, hứng thú từ đó các em tích cực nghiên cứu, tìm ra những giải pháp mới trên cơ sở kiến thức đã học trong nhà trường và những gì đã trải qua trong thực tiễn hoạt động. Qua đó hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, giá trị, kĩ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại. Điều đó khiến tôi trăn trở làm thế nào để học sinh được thể hiện mình, được bày tỏ, được rèn luyện các kĩ năng cần thiết, làm sao để học sinh có thể linh hoạt, sáng tạo khi gặp vấn đề cần giải quyết trong học tập cũng như cuộc sống. Trong năm học 2019-2020, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công dạy lớp 4E, đầu năm nhận lớp tôi nhận thấy số lượng học sinh tham gia vào các sân chơi, các hoạt động trải nghiệm với số lượng ít và hiệu quả mang lại không cao bởi lẽ số lượng học sinh được chọn tham gia ít, đa số là các em thường xuyên tham gia; số đông các học sinh khác chỉ là người cổ vũ. Đó cũng chính là lí do số đông học sinh nhút nhát, không dám chủ động tự tin trong giao tiếp và học tập. Chính vì vậy, tôi luôn băn khoăn lựa chọn giải pháp nào để học sinh được tham gia, được thể hiện mình, được rèn luyện sự năng động, sáng tạo tự tin của tất cả các học sinh trong lớp. Hiểu được như vậy, tôi đã nghiên cứu thực trạng và cơ sở lý luận về tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Tiểu học. Từ kết quả nghiên cứu tôi mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp tổ chức hiệu quả các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Tiểu học” cụ thể như sau: Giải pháp thứ nhất: Thực hiện tốt công tác xã hội hóa bằng cách tuyên truyền vận động: Đầu tiên tôi giới thiệu cho phụ huynh và học sinh hiểu về mục đích, các hình thức, cách tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Từ đó phụ huynh phần nào hiểu được vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho con em mình. Sau đó tôi cho học sinh cả lớp thảo luận, lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp với nội dung; từ đó các em nắm được các bước cơ bản cần thực hiện, trách nhiệm của từng cá nhân khi tham gia hoạt động. Tôi lập kế hoạch tuyên truyền vận động toàn thể cha mẹ học sinh ủng hộ các hoạt động của nhà trường, của lớp học. Tôi đã lên kế hoạch cụ thể rồi tuyên truyền cho phụ huynh. Tôi nêu rõ mục đích, ý nghĩa, những quyền lợi mà các em học được hưởng từ các hoạt động trải nghiệm. Xây dựng hoạt động theo chủ điểm từng tháng. Ví dụ như: Tháng 10: Múa hát chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam; Tháng 11: Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, Tháng 12: Ngày Quân đội nhân dân Việt Nam; thảo luận và thống nhất với phụ huynh để lựa chọn thời gian thích hợp tổ chức đi trải nghiệm thực tế. Việc này sẽ tạo tâm thế sẵn sàng thực hiện cho học sinh và lập kế hoạch cụ thể cũng như sự chuẩn bị một cách chu đáo nhất. Giải pháp thứ hai: Thiết kế các hoạt động để tất cả các học sinh đều được tham gia và phát huy sở trường của cá nhân học sinh. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy HS chỉ nhớ được 5% nội dung kiến thức khi đọc tài liệu, 15% khi nghe thầy giảng, quan sát có thể ghi nhớ được 20%, thông qua thảo luận với nhau HS nhớ được 55%, nhưng nếu HS tham gia trực tiếp vào hoạt động thì có khả năng nhớ tới 75%. Bởi lẽ đó chúng ta thấy rằng, việc học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động là việc thực sự cần thiết. Sau khi vận động được phụ huynh học sinh ủng hộ việc xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong năm học, tôi tiến hành thiết kế các hoạt động để cho tất cả các em đều được tham gia như hoạt động múa hát tập thể, thi nghi thức đội, thể dục nhịp điệu và các trò chơi tập thể. Bên cạnh đó tôi hình thành cụ thể các hoạt động trên cơ sở năng khiếu, sở trường của từng em tôi phân từng nhóm học sinh có cùng ý tưởng, sở thích với nhau và đặt tên cho nhóm mình. Sau đó cho các em lựa chọn các hoạt động sao cho phù hợp và đúng với sở thích của từng em cho các em được bộc lộ hết khả năng vốn có của mình. Thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo hình thành cho học sinh những năng lực, kỹ năng sống, phẩm chất tốt đẹp. Việc các em được tham gia đầy đủ vào cả quá trình sẽ giúp hình thành và rèn luyện các phẩm chất năng lực cần thiết: Năng lực tổ chức và hoạt động, năng lực giao tiếp, năng lực tổ chức và quản lý cuộc sống, năng lực khám phá và sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề... Giải pháp thứ ba: Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ngoài lớp học: * Hoạt động câu lạc bộ (CLB): Với mục đích nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực, phát huy trí thông minh, óc sáng tạo, sự khéo léo theo khả năng của cá nhân mỗi học sinh. Tôi đã tổ chức những nhóm học sinh có cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu, và đặt tên cho CLB đó ví dụ: CLB thể dục thể thao; CLB văn hóa nghệ thuật; CLB võ thuật;.... * Sân khấu tương tác Trong các giờ học, tôi thường sử dụng cho học sinh diễn kịch dựa trên các tình huống sẵn có, trong đó vở kịch chỉ có phần mở đầu đưa ra tình huống, phần còn lại được sáng tạo bởi những người tham gia tự tiếp tục diễn tiếp hoặc cả lớp tham gia và tùy chọn phần kết cho vở kịch, nhằm tăng cường nhận thức, thúc đẩy để học sinh đưa ra quan điểm, suy nghĩ và cách xử lí tình huống thực tế gặp phải trong bất kì nội dung nào của cuộc sống. * Tham quan, dã ngoại Qua việc tổ chức tham quan, dã ngoại sẽ giúp các em: Bồi dưỡng lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống lịch sử, Tôi đã kết hợp với phụ huynh học sinh tổ chức cho học sinh Tham quan Viện bảo tàng Vĩnh Phúc; Trang trại giáo dục Era House; Trải nghiệm tại Thành phố hướng nghiệp Kiz citi (Hà Nội); Tổ chức đến thăm và vệ sinh các khu vực đền chùa, nghĩa trang tại địa phương Đây là một hoạt động tất cả các học sinh đều rất hứng thú, các em tham gia nhiệt tình, được bộc lộ hết những khả năng, óc sáng tạo, sự linh hoạt trong từng hoạt động. Qua đó các em được quan sát trực tiếp, được tham gia trải nghiệm và thực hành các công việc. Từ đó hình thành ước mơ, định hướng về nghề nghiệp trong tương lai. * Tổ chức và tham gia các cuộc thi: Nhằm thi đua giữa các cá nhân, nhóm, tổ trong lớp mình tôi luôn cho các em tham gia hoạt động tích cực để vươn lên đạt được mục tiêu mong muốn thông qua việc tìm ra người thắng cuộc nhằm đáp ứng nhu cầu về vui chơi giải trí cho học sinh; Tôi thường xuyên tổ chức các cuộc thi trong lớp như: Thi vẽ, thi viết chữ đẹp, thi tìm hiểu về nhân vật lịch sử, thi đố vui, thi giải ô chữ, thi tiểu phẩm, thi thời trang, thi kể chuyện, Thông qua các cuộc thi sẽ thu hút tài năng và sự sáng tạo của học sinh; phát triển khả năng hoạt động tích cực và tương tác của học sinh, góp phần bồi dưỡng cho các em động cơ học tập tích cực, kích thích hứng thú trong quá trình nhận thức. Giúp các em tự tin hơn khi đã cố gắng, nỗ lực hết khả năng của mình, các em sẽ năng động và sáng tạo hơn. * Tổ chức hoạt động xã hội: Ngoài việc tham gia các hoạt động trong nhà trường, tôi phát động cho các em tham gia các hoạt động xã hội để các em hiểu được trách nhiệm của mình đối với các vấn đề của xã hội theo đúng lời dạy của Bác: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”, đồng thời các em là một trong những tuyên truyền viên tích cực và hiệu quả về công cuộc bảo vệ môi trường đến với mọi người như ông, bà, bố, mẹ và những người xung quanh. Sau khi tham gia các hoạt động sẽ giúp học sinh có ý thức hành động vì cộng đồng; phần nào có ý thức, trách nhiệm với xã hội. Tôi đã tổ chức công tác xã hội với chủ đề: “Vì môi trường quanh ta”. Tôi phát động và cho học sinh thực hiện vệ sinh và có thói quen giữ gìn vệ sinh trong và ngoài lớp học. Hàng tuần vào tiết sau tiết sinh hoạt lớp tôi chia các tổ cho các em tổng vệ sinh toàn bộ lớp học, khu vực xung quanh lớp học, chăm sóc các bồn cây, chậu cây cảnh của lớp. Đồng thời hướng dẫn các em tuyên truyền đến người thân về việc giữ vệ sinh môi trường nơi mình sinh sống. * Tổ chức và tham gia các hoạt động nhân đạo: Qua các hoạt động học sinh biết cảm thông, chia sẻ tình yêu thương và giá trị vật chất của mình đến những người xung quanh có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống từ đó giáo dục các giá trị cho học sinh như: đồng cảm, tiết kiệm, tôn trọng, chia sẻ, cảm thông, yêu thương, Với tinh thần tương thân tương ái, tôi đã phát động các phong trào kịp thời và đầy ý nghĩa như: Phong trào ủng hộ người nghèo, ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam; ủng hộ đồng bào miềm Trung, Tây Nguyên + Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Áp dụng trong các hoạt động trải nghiệm cho học sinh tất cả các khối trong các trường Tiểu học. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: Sau khi áp dụng các giải pháp trên, với sự nỗ lực của bản thân tôi, sự phối hợp của phụ huynh và các em học sinh. Tôi đã thu được kết quả về hiệu quả khi tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh lớp 4E như sau: + 01 giải nhất môn bơi lội cấp Tỉnh. + 02 giải nhất môn bơi lội cấp trường + Giải nhất môn cờ vua nữ nhóm 4-5 cấp Huyện. + Giải nhất trang trí lớp học cấp trường. + Giải nhất môn kể chuyện theo sách cấp trường. + Giải nhất cấp trường thi sắp mâm cỗ trung thu. 100% số học sinh đã chung tay ủng hộ đồng bào miền Trung, Tây Nguyên và đã ủng hộ được 1.166.000 đồng và nhiều quần áo, sách vở. Tôi đã thu được kết quả về hiệu quả khi tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh lớp 4E như sau: Đối tượng, nội dung Trước khi áp dụng giải pháp Sau khi áp dụng giải pháp Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Tham gia tích cực. 5 13,9% 29 80,6% Tham gia hoạt động. 15 41,7% 7 19,4% Không tham gia 16 44,4% 0 0 Qua bảng thống kê cho thấy số học sinh tham gia hoạt động tích cực đã
Tài liệu đính kèm: