Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện đạt hiệu quả cao trong công tác chủ nhiệm lớp

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện đạt hiệu quả cao trong công tác chủ nhiệm lớp

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc hiện nay, việc đào

tạo thế hệ trẻ trở thành những ngƣời lao động có ích cho xã hội là việc làm cấp

bách và cần thiết, đòi hỏi sự dày công của ngƣời giáo viên, bởi yêu cầu ngày

càng cao của xã hội. Bên cạnh đó những tệ nạn xã hội đang tồn tại và diễn ra

ngay trƣớc mắt các em nó cũng chính là động lực lôi cuốn các em vào những

thói hƣ tật xấu. Do đó, đòi hỏi ngƣời giáo viên phải có trình độ, có năng lực

phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, yêu thƣơng tận tụy với học sinh.

Muốn vậy phải qua cả một quá trình lâu dài và có sự kết hợp của nhiều ngành,

nhiều bộ phận có liên quan. Trong đó, giáo dục đóng vai trò quan trọng vì mọi

kiến thức, hành vi và phẩm chất đạo đức đƣợc hình thành ở Nhà trƣờng đặc biệt

là cấp Tiểu học. Hơn nữa giáo viên Tiểu học là ngƣời đại diện cho Nhà trƣờng

trực tiếp giảng dạy và giáo dục các em học sinh, ngoài việc cung cấp kiến thức,

văn hoá còn dạy các em về nề nếp, cách sống, cách làm ngƣời và làm chủ tƣơng

lai của đất nƣớc.

Từ nhận thức trên, ngƣời giáo viên chủ nhiệm lớp hết sức quan trọng

trong việc hƣớng dẫn, chỉ đạo lớp và đào tạo thế hệ trẻ theo mục đích giáo dục

toàn diện. Ngƣời giáo viên chủ nhiệm lớp đóng vai trò quan trọng: Vừa là thầy

dạy học vừa là ngƣời cha, ngƣời mẹ và cũng có lúc phải là ngƣời bạn tốt nhất

của các em. Từ đó có thể uốn nắn các em đi theo quỹ đạo của mình. Giáo viên

có chỉ đạo, quản lí lớp tốt thì mới dẫn đến việc giảng dạy tốt. Khi mọi hoạt động

của lớp đã đi vào nề nếp thì việc học tập của các em chắc chắn sẽ tốt hơn. Trải

qua hơn mƣời năm trong nghề tôi làm công tác chủ nhiệm, lƣơng tâm của nhà sƣ

phạm đã mách bảo tôi phải cố gắng phấn đấu, nỗ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ

đƣợc giao. Là một giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi hiểu hơn ai hết về vai trò và

trách nhiệm của mình. Các em học sinh Tiểu học ngây thơ, hồn nhiên trong

trắng nhƣ tờ giấy trắng. Tôi vô cùng tự hào khi mình đƣợc là ngƣời đầu tiên cầm

bút viết lên tờ giấy trắng đó. Niềm tự hào bao giờ cũng đi đôi với trách nhiệm

đối với các em, với giáo dục và với xã hội. Với tôi có lẽ không có bằng khen,

giấy khen nào có ý nghĩa hơn sự tiến bộ, sự trƣởng thành của học sinh, sự tin

tƣởng của cha mẹ các em. Sự trƣởng thành của các em chính là niềm vui, niềm

hạnh phúc của mỗi ngƣời thầy nhƣ chúng tôi.

Chính vì vậy mà tôi luôn cố gắng để làm tốt công tác chủ nhiệm với mong

muốn góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục. Với những kinh

nghiệm của bản thân và nhiệm vụ đƣợc giao, cùng các lí do trên, tôi đã mạnh

dạn đƣa ra xây dựng và thực hiện Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp

thực hiện đạt hiệu quả cao trong công tác chủ nhiệm lớp” để nâng cao chất

lƣợng đào tạo đáp ứng yêu cầu của giáo dục hiện nay, góp phần thực hiện nhiệm

vụ năm học của Nhà trƣờng.

pdf 30 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 609Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện đạt hiệu quả cao trong công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 của từng tuần, tôi luôn đƣa ra dự kiến thời gian thực 
hiện từng kế hoạch cụ thể, biện pháp thực hiện và kết quả thực hiện. 
Kế hoạch chủ nhiệm càng khoa học thì khả năng thực hiện càng cao và vì 
vậy mà bản kế hoạch này có khả năng quyết định to lớn đối với hiệu quả công 
tác chủ nhiệm của tôi. 
2. Biện pháp 2: Tổ chức các hoạt động trên lớp học. 
2.1. Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp và bồi dƣỡng những phần tử tích cực: 
Muốn cho ngôi nhà vững vàng, chịu đựng đƣợc gió bão thì cái móng nhà 
phải vững chắc. Lớp học cũng vậy, phải có ban cán sự lớp vững mạnh thì mọi 
hoạt động, mọi phong trào chắc chắn sẽ thực hiện tốt. Qua một tuần tìm hiểu, ổn 
định, bƣớc tiếp theo tôi thực hiện ngay việc bình chọn ban cán sự lớp. Vì đây là 
lực lƣợng nòng cốt cùng giáo viên chủ nhiệm đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện 
nề nếp học tập của các bạn trong năm học. Để đƣợc ban cán sự “Đầu tàu gƣơng 
mẫu”, tôi đƣa ra tiêu chuẩn lựa chọn là: những em học lực phải đạt giỏi - khá, 
năng lực và phẩm chất tốt, hăng hái tham gia các hoạt động, các phong trào ở 
lớp, ở trƣờng với tinh thần tự giác, có trách nhiệm cao và điều đặc biệt là những 
em này luôn đƣợc bạn bè tín nhiệm, yêu thƣơng. Để xây dựng đội ngũ cán bộ 
lớp giáo viên chủ nhiệm tiến hành những công việc sau: 
- Lựa chọn những phần tử tích cực phân công vào các chức danh trong đội 
ngũ cán bộ lớp. 
- Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí trong đội ngũ cán bộ lớp. 
- Làm rõ nội dung công tác của từng cán bộ lớp và hƣớng dẫn cụ thể về 
phƣơng pháp công tác. Trong đó, cần lƣu ý hƣớng dẫn các kỹ năng công tác cơ 
bản nhƣ: cách ghi chép trong sổ ghi chép công tác, kỹ năng điều hành một buổi 
Một số biện pháp thực hiện đạt hiệu quả cao trong công tác chủ nhiệm lớp 
11/29 
sinh hoạt lớp, kỹ năng trình bày thuyết phục, vận động, kỹ năng tổ chức hoạt 
động tập thể,  
- Hƣớng dẫn cho cán bộ lớp tổng kết, khái quát kinh nghiệm qua từng 
thành công hay thất bại trong hoạt động thực tiễn. 
- Thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động của cán bộ lớp, giúp các em 
khắc phục khó khăn, động viên kịp thời những cố gắng của các em. 
- Xây dựng, củng cố và bảo vệ uy tín của cán bộ lớp trƣớc tập thể. 
- Không bao che khuyết điểm. Tuyệt đối tránh tạo ra sự đối lập giữa cán 
bộ lớp với các thành viên trong lớp. 
Việc tổ chức bình chọn đƣợc thực hiện công khai bằng cách cho các em 
bỏ phiếu tín nhiệm. Sau khi có trong tay danh sách ban cán sự lớp tôi tiến hành 
họp và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng em theo đúng khả năng của mình. 
Biết đƣợc nhiệm vụ cụ thể của ban cán sự, khi có thắc mắc hay trao đổi về vấn 
đề gì liên quan đến hoạt động nào thì các bạn trong lớp sẽ trực tiếp gặp gỡ với 
bạn phụ trách công việc đó nhanh hơn, tiện lợi hơn. 
+ Lớp trƣởng ( Phú Trọng): Chịu trách nhiệm bao quát chung các hoạt 
động của lớp, điều khiển chung toàn lớp trong giờ tập trung sinh hoạt, kiểm diện 
hàng ngày, tổng hợp các báo cáo hoạt động của tổ trong tuần nộp cho GVCN. 
+ Lớp phó học tập ( Yến Nhi): Nắm tình hình chung phần chuẩn bị bài, 
truy bài đầu giờ của các tổ hàng ngày, tổng kết điểm thi đua trong tuần. 
+ Lớp phó kỷ luật (Phƣơng Linh): Quản lý việc thực hiện nội quy lớp, 
trƣờng, ý thức kỷ luật của học sinh,  
+ Lớp phó văn thể mỹ (lớp phó phong trào) (Phƣơng Anh): Chịu trách 
nhiệm giờ hát của lớp, cùng các bạn tham gia các tiết mục văn nghệ, tham gia 
các phong trào của lớp,  
+ Lớp phó lao động (Minh Sơn): Chịu trách nhiệm về việc vệ sinh, lao động. 
+ Các cán sự bộ môn ( Xuân, Trinh, Khánh Ly, Hà Chi ): Hỗ trợ lớp phó 
học tập trong phạm vi môn học mình phụ trách nhất là trong các hoạt động trau 
dồi kiến thức và giúp bạn học tốt bộ môn. 
+ Sao đỏ lớp (Trang, Huyền): Theo dõi tình hình thực hiện nội quy, quy 
định của nhà trường đề ra hàng tuần, ghi nhận tính điểm, cuối tuần tổng kết, 
xếp hạng. 
+ Tổ trƣởng (An, Lâm, Quốc Đạt, Hoà), tổ phó (Huy, Bảo Anh, Mai, 
Quyên): Chịu trách nhiệm chung về nề nếp và học tập trong tổ của mình. 
+ Nhóm trƣởng (Thế Luân, Trang, Tiến Đạt, Quỳnh Chi): Là những thành 
viên có học lực và năng lực quản lý tốt nhất trong nhóm của mình (Nhóm 4 
Một số biện pháp thực hiện đạt hiệu quả cao trong công tác chủ nhiệm lớp 
12/29 
thành viên, đƣợc chia ra từ tổ). Nhóm trƣởng có trách nhiệm hƣớng dẫn điều 
hành các hoạt động nhóm trong từng giờ học. 
Sau đó hằng ngày, hàng tuần, hàng buổi học ban cán sự lớp sẽ tiến hành 
công việc nhƣ sau: 
+ Đầu giờ (trƣớc giờ truy bài đầu giờ): kiểm tra những việc nhƣ sau: Soạn 
sách vở theo đúng thời khóa biểu, mang đầy đủ đồ dùng học tập, đi học đúng 
giờ, tổ trƣởng chấm điểm thi đua trong tuần theo quy định nhƣ sau: (vi phạm 
một nội dung trừ 2 điểm). 
+ Trong giờ học: theo dõi các bạn trong tổ thái độ học tập, phát biểu xây 
dựng bài, đạt kết quả cao trong học tập thì đƣợc cộng điểm thƣởng nhƣ sau: 
Đƣợc khen nhiều lần một môn thì đƣợc cộng 5 điểm tốt, phát biểu xây dựng bài 
cộng 1 điểm/lần, nói chuyện trong giờ học thì bị trừ 2 điểm/lần. 
Giáo viên chủ nhiệm chỉ đóng vai trò cố vấn cho các em, định hướng 
cho các em hoạt động cùng các em tháo gỡ những vướng mắc khi thực hiện 
công việc. 
2.2. Xây dựng nề nếp lớp học: 
Trong học tập không những chỉ chú trọng rèn luyện cho học sinh bằng 
nhiều hình thức khác nhau mà còn chú trọng khâu nề nếp ngay từ đầu năm nhƣ 
truy bài đầu giờ, trật tự nghe giảng trong giờ học, trong lớp tổ tự quản kiểm tra 
bài tập về nhà của các bạn trong tổ  Vì nề nếp tốt là cực kì quan trọng, nó góp 
một phần lớn quyết định kết quả học tập của học sinh. Chính vì thế ngay từ đầu 
năm học giáo viên phải quán triệt nề nếp bằng cách: 
- Cho cả lớp học nội quy lớp học, và mọi quy định của giáo viên. Nội quy 
của nhà trƣờng. 
 - Giáo viên hƣớng dẫn các em làm quen với kí hiệu của giáo viên để tập 
trung sự chú ý của học sinh trong khi nghe giảng bài. 
Ví dụ: Phía trên tay trái góc bảng ghi rõ lớp, sĩ số học sinh, dƣới sĩ số là 
các kí hiệu ở góc bảng: +, B, V, S. 
Chỉ vào + là cả lớp trật tự lắng nghe giáo viên giảng bài. 
Khi viết kí hiệu B là cả lớp lấy bảng con cá nhân làm bài. 
Khi viết kí hiệu S là học sinh mở sách, kí hiệu V là lấy vở ra để ghi hoặc 
làm bài tập tại lớp. Sau khi học sinh làm xong thì giáo viên xoá các kí hiệu đó 
đi, học sinh sẽ cất sách hoặc vở đi. 
- Thƣờng xuyên giáo dục các em có nề nếp tốt trong mọi hoạt động, sinh 
hoạt ngoài giờ. 
Ví dụ: Bắt đầu có trống báo là các em có mặt đầy đủ ở lớp để lớp trƣởng, 
lớp phó, tổ trƣởng kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà sau đó các em ngồi vào truy 
Một số biện pháp thực hiện đạt hiệu quả cao trong công tác chủ nhiệm lớp 
13/29 
bài dƣới sự chỉ đạo của lớp trƣởng, tổ chức cho các em đi vào nề nếp truy bài, 
tuy giáo viên không có mặt ở lớp các em vẫn làm tốt. 
 - Không phó mặc cho cán bộ lớp, giáo viên phải kiểm tra đột xuất 1, 2 bài 
của học sinh trong mỗi tổ. Áp dụng biện pháp này đỡ tốn thời gian, không chiếm 
mất giờ dạy mà còn rèn cho học sinh tính tự giác cao, đồng thời hạn chế việc 
mất trật tự của các em khi chƣa vào học. 
- Giao quyền tự quản cho Ban cán sự lớp trong những hoạt động mà các 
em đã đƣợc hƣớng dẫn để phát huy tính năng động cho học sinh (thể dục giữa 
giờ, sinh hoạt đội, nhặt rác, ). 
- Tuyên dƣơng, nhắc nhở kịp thời với những cá nhân tiến bộ và chƣa tiến 
bộ trong việc thực hiện nề nếp chung của lớp. Ví dụ: Đi học đúng giờ, nghỉ học 
phải xin phép. Các em đi học mặc đồng phục, vệ sinh cá nhân, để dép đúng nơi 
quy định,  Từ đó tạo cho các em sự tự giác biết tự lo cho bản thân, tự giác học 
tập, thi đua để tạo thành tích giữa các thành viên trong lớp và thi đua giữa các 
khối lớp trong toàn trƣờng. 
Khi kết hợp chặt chẽ những hoạt động trên thì nề nếp lớp học sẽ đi vào 
khuôn khổ và điều đó sẽ là một phần quan trọng giúp giáo viên tiến hành các 
hoạt động học tập dễ dàng hơn. 
2.3. Xây dựng nề nếp xếp hàng vào lớp và khi ra về: 
Nề nếp này phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên theo từng buổi học. Đây là 
nề nếp mang tính trật tự, kỉ luật cần đƣợc duy trì suốt năm học. Để làm tốt công 
tác này, tôi đã tiến hành từng bƣớc nhƣ sau: 
- Tôi quy định khi các em xếp hàng vào lớp các em đứng thành 4 hàng 
ứng với 4 tổ (tổ trƣởng đứng đầu, tổ phó đứng cuối). 
- Tôi cho các em đánh số thứ tự cho mình trong buổi xếp hàng đầu tiên và 
yêu cầu học sinh phải nhớ số thứ tự. 
- Khi xếp hàng ra về các em xếp thành hàng đôi: Lớp trƣởng đi đầu hàng, 
tiếp theo là thành viên tổ 1 và thành viên tổ hai, ở hàng hai là lớp phó sẽ dẫn đầu 
tổ 3 , tổ 4 và phía sau là thành viên tổ. 
- Mỗi khi xếp hàng vào lớp các em chỉ cần nhớ số thứ tự và vị trí của 
mình mà vào ngay hàng ngũ. Cũng nhƣ khi ra về ban cán sự lớp đi xen kẽ nhƣ 
vậy để nhắc nhở các bạn đi cho ngay ngắn, không chen lấn, xô đẩy, đùa giỡn 
gây mất trật tự, ảnh hƣởng đến thi đua của lớp. Bắt đầu từ tháng 11 về sau các 
em đã quen dần và đi vào nề nếp. 
Khi việc xếp hàng đã đi vào nề nếp thì thời gian tiến hành sẽ rất nhanh, 
tốn ít thời gian và không gây mất trật tự trƣớc lớp học. 
Một số biện pháp thực hiện đạt hiệu quả cao trong công tác chủ nhiệm lớp 
14/29 
2.4. Xây dựng nề nếp chuẩn bị tập vở : 
Thƣờng ngày các em thƣờng phải mang tất cả đồ dùng học tập mà các em 
có đến lớp, đôi lúc cặp không còn chỗ chứa, rất nặng nề so với thể trạng của các 
em. Nhƣng bên cạnh đó còn một số em lại quên mang sách vở đã gây khó khăn 
cho việc dạy - học. Vì thế tôi từng bƣớc hƣớng dẫn các em mang sách, vở đúng 
theo quy định phân môn và thời khóa biểu. 
- Ghi thời khóa biểu dán ngay góc học tập ở nhà. 
- Sách vở học để ngay ngắn, không vứt lung tung. Bao và ghi nhãn vở 
đầy đủ. 
- Cuối mỗi buổi học trƣớc khi về nhà tôi dành vài phút để hƣớng dẫn các 
em đem theo sách, vở gì cho ngày mai và gọi học sinh nhắc lại. 
- Dặn học sinh tối học bài xong phải chuẩn bị sách, vở và đồ dùng học tập 
cho ngày mai. Tránh sáng dậy trễ các em lúng túng nên soạn không đầy đủ . 
- Vào đầu buổi học các tổ trƣởng kiểm tra lại, nếu em nào thực hiện 
không đúng tôi sẽ hƣớng dẫn lại, sai phạm nhiều lần sẽ báo phụ huynh nhờ sự 
giúp đỡ. Với các bƣớc thực hiện nhƣ trên cho đến học kì một thì các em đã có 
thói quen chuẩn bị sách vở đúng theo quy định, các em cảm thấy thoải mái 
không còn lo sợ khi đến lớp mà quên mang sách, vở nên việc học tập diễn ra nhẹ 
nhàng hơn. 
2.5. Xây dựng nề nếp học tập: 
Tổ chức có kế hoạch hoạt động học tập cho học sinh nhằm nâng cao kết 
quả học tập là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của giáo viên chủ 
nhiệm. Kết quả hoạt động học tập không những thể hiện ở kết quả nắm tri thức, 
kỹ năng, kỹ xảo mà còn thể hiện ở kết quả phát triển năng lực của trí tuệ, năng 
lực tƣ duy sáng tạo ở học sinh. 
- Mỗi ngày tôi đều đến lớp sớm (15 phút) dành thời gian để quan tâm tới 
các em, tạo cho các em sự gần gũi, tin cậy, hƣớng dẫn các em truy bài. Khi tôi 
gần gũi với các em thì các em không còn e dè, các em đã biết hoạt động học tập 
ở trƣờng là vì thích hơn là vì nghĩa vụ. 
- Tôi yêu cầu các em viết cụ thể thời gian biểu ở nhà của mình. 
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh qua việc kiểm tra bài cũ. 
- Hƣớng dẫn cha mẹ học sinh quản lý học sinh học tập ở nhà (có góc học 
tập ở nhà và thời gian biểu cho học sinh). 
Tôi tích cực đổi mới phƣơng pháp dạy và học phù hợp với đối tƣợng học 
sinh mình phụ trách, để tăng cƣờng tính tự học của học sinh, thƣờng xuyên sử 
dụng tranh ảnh, đồ dùng học tập mang tính minh họa cao để tạo hứng thú học 
tập cho các em. 
Một số biện pháp thực hiện đạt hiệu quả cao trong công tác chủ nhiệm lớp 
15/29 
Tạo cho học sinh có thói quen tự lực, không dựa dẫm vào bạn khi làm bài 
ở lớp, khi kiểm tra. Trong các kì kiểm tra học sinh làm bài nghiêm túc, không có 
hiện tƣợng quay cóp, gian lận. 
Hoạt động nhóm trong tiết Hoạt động tập thể 
 Phân loại học sinh để có kế hoạch phụ đạo và bồi dƣỡng: 
* Đối với học sinh hoàn thành tốt và hoàn thành về Kiến thức- Kĩ 
năng: Trong các tiết dạy, tôi đƣa ra từ 1 đến 2 câu hỏi với yêu cầu cao hơn, 
dạng các câu hỏi sao ( * ) hoặc các bài tập nâng cao. Để ra các câu hỏi này, tôi 
luôn nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy, tìm hiểu ở các tài liệu có liên quan nhằm 
mục đích hƣớng dẫn, kích thích học sinh tự tìm ra kiến thức mới, mở rộng tầm 
hiểu biết của học sinh. 
* Đối với học sinh chƣa hoàn thành về Kiến thức- Kĩ năng: Các em 
chán học do bị mất căn bản ở lớp dƣới. Học sinh cảm thấy việc học rất nặng nề. 
Qua tìm hiểu theo dõi trong quá trình giảng dạy tôi nắm đƣợc những kiến thức 
do học sinh bị hổng. Tôi đƣa ra bài tập dễ, sử dụng câu hỏi nhỏ, đơn giản, phù 
hợp với sức học của mỗi em, gọi các em trả lời hoặc giải bài tập, đồng thời 
tuyên dƣơng kịp thời cũng nhƣ động viên giúp đỡ các em trong quá trình thực 
hiện các bài tập. Từ các bài tập dễ tôi nâng dần lên theo sự tiến bộ của học sinh. 
Bên cạnh đó, thành lập các đôi bạn cùng tiến, xếp cho học sinh khá giỏi ngồi 
gần bạn yếu, kém. Qua một thời gian tôi thấy các em yếu kém tiến bộ hẳn lên. 
Thƣờng xuyên trao đổi học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp để bổ sung 
phƣơng pháp phụ đạo và bồi dƣỡng cho bản thân nhằm nâng cao hiệu quả bồi 
dƣỡng và phụ đạo mà mình đã đặt ra. 
Một số biện pháp thực hiện đạt hiệu quả cao trong công tác chủ nhiệm lớp 
16/29 
Tạo cho học sinh thói quen và sự say mê đọc sách bằng cách khuyến 
khích các em đọc sách báo ở thƣ viện mỗi tuần 1 - 2 lần vào giờ ra chơi . 
Tôi cố gắng xây dựng ở các em những động cơ học tập, khích lệ các em 
vƣợt mọi trở ngại bằng sự quan tâm, nhắc nhở có sự khen thƣởng kịp thời. 
Với kết quả trên, tôi thấy sự nỗ lực rèn luyện của tôi cho các em đã dần có 
kết quả. Tập thể lớp đƣợc thầy cô bộ môn cũng nhƣ nhà trƣờng đánh giá ngoan 
và nề nếp. 
3. Biện pháp 3: Giáo dục về Phẩm chất và Năng lực. 
Trong quá trình giáo dục, công tác lớn đƣợc đặt ra đó là giáo dục cho học 
sinh những phẩm chất đạo đức theo mục tiêu giáo dục đã đề ra. Cụ thể, phải 
hình thành ở học sinh niềm tin đạo đức, ý thức chấp hành luật pháp, động cơ học 
tập tích cực, thái độ ứng xử đúng đắn, hệ thống xu hƣớng và tính cách tốt đẹp, 
 Kết quả giáo dục cần đạt đƣợc là học sinh tự giác biến những yêu cầu của xã 
hội thành hành vi và thói quen tƣơng ứng. Vì vậy, việc rèn luyện hành vi và đặc 
biệt rèn thói quen đạo đức cho học sinh là không thể thiếu trong công tác giáo 
dục học sinh mà giáo viên chủ nhiệm chính là ngƣời chịu trách nhiệm trƣớc nhà 
trƣờng. 
- Giáo dục học sinh chấp hành nội quy trƣờng, lớp, nghỉ học phải xin 
phép (thực hiện trong các giờ sinh hoạt lớp, phối hợp sinh hoạt dƣới cờ của Đội, 
ngay trong tiết học có liên quan). 
- Giáo dục học sinh hiểu ý nghĩa các ngày lễ lớn trong tháng, trong năm, 
có thái độ lễ phép với thầy cô, ngƣời lớn, gần gũi yêu mến bạn bè qua các buổi 
sinh hoạt tập thể, nghe kể chuyện (phối hợp với Đội, trong tiết dạy hàng ngày, 
hoạt động ngoài giờ lên lớp). 
Giải nhất Hội thi văn nghệ Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 
Một số biện pháp thực hiện đạt hiệu quả cao trong công tác chủ nhiệm lớp 
17/29 
- Xây dựng một tập thể đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè trong lớp khi 
gặp khó khăn nhƣ tham gia phong trào “Vƣờn cây mùa xuân”, “Lá lành đùm lá 
rách”. 
- Phát huy năng lực của cán bộ lớp, xây dựng lớp tự quản bằng cách giao 
việc cho các tổ trƣởng, lớp trƣởng tự quản lý một số hoạt động của tổ mình dƣới 
sự theo dõi của giáo viên. 
- Giáo dục học sinh biết thăm hỏi bạn bè trong lớp, trong trƣờng khi gặp 
khó khăn hoạn nạn. 
- Vận động học sinh tham gia ủng hộ các hoạt động nhân đạo từ thiện 
nhƣ: Giúp đỡ ngƣời khuyết tật, mua tăm tre ủng hộ ngƣời mù (100 gói tăm), 
tham gia phong trào heo đất tình thƣơng, công trình măng non, 
- Quan tâm giúp đỡ đến thành phần học sinh trong lớp đặc biệt là đối 
tƣợng học sinh ít đƣợc gia đình quan tâm, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Giáo 
viên luôn theo dõi, động viên kịp thời để các em phấn đấu vƣơn lên. 
Tóm lại, để việc giáo dục đạo đức cho các em không phải là giáo viên chỉ 
hƣớng dẫn, yêu cầu các em thực hiện mà chính bản thân giáo viên phải là tấm 
gƣơng sáng cho các em noi theo. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm còn phải biết 
phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, với Đội, với công tác đoàn,  để có kết quả 
giáo dục tốt hơn. 
4. Biện pháp 4: Tổ chức tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (tiết 
sinh hoạt lớp, các hoạt động ngoại khóa). 
Hàng tuần giáo viên chủ nhiệm tiến hành tiết sinh hoạt lớp vào tiết 4 sáng 
thứ 6. Tiết sinh hoạt rất quan trọng vì đây là thời gian giáo viên chủ nhiệm tiếp 
xúc, gần gũi nhất với học sinh. Thông qua buổi sinh hoạt lớp, các em đƣợc bộc 
lộ suy nghĩ của mình, từ đó giáo viên nắm bắt đƣợc nguyện vọng của các em, 
giải quyết kịp thời các vấn đề nảy sinh trong tuần. Giáo viên cần lắng nghe và 
thấu hiểu, có cách giải quyết thỏa đáng. Qua đó cũng tăng thêm mối quan hệ gần 
gũi, thân mật giữa giáo viên với học sinh. Tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ 
lên lớp cũng giúp cho các em có thêm tinh thần tập thể, sự đoàn kết gắn bó, biết 
cách hợp tác trong công việc góp phần xây dựng một tập thể lớp đoàn kết, có 
tinh thần tƣơng thân tƣơng ái. Tôi luôn chú ý đến tin thần và thái độ của các em 
khi tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhƣ: ca múa, thể dục, vui chơi giải 
trí, chơi các trò chơi dân gian để nắm bắt đƣợc khả năng cũng nhƣ đặc điểm 
của từng em, từ đó có biện pháp giáo dục thích hợp, tôi tổ chức cho các em tham 
gia đầy đủ vào các hoạt động từ thiện, các phong trào đền ơn đáp nghĩa, tổ chức 
cho các em tham gia một số hoạt động ngoại khóa nhƣ tham quan du lịch, tôi 
thƣờng tổ chức cho học sinh tham quan nhà tƣởng niệm, nghĩa trang liệt sỹ 
Một số biện pháp thực hiện đạt hiệu quả cao trong công tác chủ nhiệm lớp 
18/29 
Qua đó giúp các em hiểu thêm về truyền thống của quê hƣơng tạo cho các 
em có thêm lòng yêu quê hƣơng, yêu quý kính trọng và học tập tấm gƣơng của 
các danh nhân. 
Theo tôi, giáo viên chủ nhiệm là chỗ dựa tin cậy nhất cho các em khi gặp 
các khó khăn trong quá trình học tập cũng nhƣ trong cuộc sống, vì vậy buổi sinh 
hoạt lớp phải đạt đƣợc các mục tiêu sau: 
- Tạo cho học sinh một tâm lý thoải mái gần gũi sẵn sàng chia sẻ với giáo 
viên những vƣớng mắc khó khăn của mình trong quá trình học tập và cuộc sống. 
- Khích lệ động viên học sinh và chuẩn bị một tâm thế sẵn sàng học tập, 
sẵn sàng tiến bộ. 
- Hƣớng dẫn thêm kỹ năng sống, kỹ năng học tập. 
- Tự nhận ra các lý do nguyên nhân yếu kém của mình và sẵn sàng khắc 
phục sửa chữa. 
Vì vậy, ở tiết sinh hoạt chủ nhiệm tôi thực hiện đổi mới nội dung sinh 
hoạt lớp: tổng kết ƣu khuyết điểm đánh giá việc học tập của lớp cũng nhƣ đề ra 
những biện pháp khắc phục khuyết điểm, phát huy ƣu điểm, từ đó xây dựng 
phƣơng hƣớng cho tuần tới. Tiết sinh hoạt chủ nhiệm không nặng nề mà rất cần 
sự góp ý phê bình, góp ý chân tình trên tinh thần xây dựng làm cho tập thể lớp 
tốt hơn, điều cần nhất là làm cho các em cảm nhận đƣợc sự thân thiện, gần gũi. 
Ví dụ trong tiết sinh hoạt theo chủ đề: “Yêu quý mẹ và cô giáo”, tôi tiến 
hành như sau: 
* Hoạt động 1: Sơ kết tình hình của lớp trong tuần về mọi mặt (từ 3 đến 5 
phút). 
* Hoạt động 2: Đề ra kế hoạch tuần từ (từ 3 - 5 phút). 
* Hoạt động 3: Sinh hoạt theo chủ đề Yêu quý mẹ và cô giáo (25 - 30 
phút). 
- Cho học sinh đóng tiểu phẩm. 
- Học sinh thảo luận, tập xử lý tình huống để thấy đƣợc vai trò của mẹ và 
cô giáo, biết yêu quý kính trọng mẹ và cô giáo bằng những việc làm cụ thể nhƣ: 
chăm ngoan, vâng lời, phấn đấu giành nhiều thành tích tặng mẹ, tặng cô nhân 
ngày 20 – 10, Ngày Quốc tế Phụ nữ 8 - 3. 
Một số biện pháp thực hiện đạt hiệu quả cao trong công tác chủ nhiệm lớp 
19/29 
 Tiết Sinh hoạt tập thể: Chủ đề “Yêu quý mẹ và cô giáo” 
- Vui văn nghệ theo chủ đề. 
- Chia sẻ: Chia sẻ với học sinh qua trang nhật ký lớp. 
Mỗi tiết sinh hoạt lớp khác nhau tôi chuẩn bị phần nội dung chia sẻ khác 
nhau sao cho phù hợp, có tiết tôi cùng các em tâm tình, ƣớc mơ, kể chuyện từ 
sách hoặc những câu chuyện có ý nghĩa giáo dục. Ví dụ: Tôi kể cho các em 
nghe câu chuyện về m

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_thuc_hien_dat_hieu_qu.pdf