Báo cáo tóm tắt Sáng kiến Quản lý và nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu ở trường THPT Số 2 Văn Bàn

Báo cáo tóm tắt Sáng kiến Quản lý và nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu ở trường THPT Số 2 Văn Bàn

- Khi tổ chức kiểm tra để chọn vào những học sinh khá vào các đội tuyển học sinh được tự chọn môn theo ý thích riêng của mình, nên thường dẫn đến tình trạng có môn nhiều học sinh tham gia, có môn có ít hoặc không có học sinh nào tham gia, các em vào đội tuyển nhưng cũng không phát huy được năng khiếu riêng của mình.

- Về nội dung bồi dưỡng: Nhà trường chưa xây dựng được nội dung chương trình dành riêng cho HSG nên mỗi GV tham gia bồi dưỡng HSG phải tự nghiên cứu, sưu tầm tài liệu và tự soạn giáo án, các chuyên đề nâng cao và chuyên sâu phù hợp với khả năng nhận thức của HS dựa trên nội dung chương trình và chuẩn kiến thức kỹ năng đối với từng môn học do Bộ GD&ĐT quy định, trong đó nhấn mạnh đến việc khắc sâu kiến thức trọng tâm, kỹ năng học và làm bài của HS, lồng ghép tài liệu nâng cao vào bài dạy phù hợp với đối tượng học sinh. Do đó những giáo viên chưa từng bồi dưỡng không tiếp cận được với công tác này, học sinh nếu không được bồi dưỡng thì không biết tự học bằng tài liệu nào.

- Một thực tế hiện nay là nhiều giáo viên chưa đủ trình độ chuyên môn tương xứng với chương trình dạy cho học sinh giỏi, nhất là các giáo viên trẻ mới ra trường. Một lý do quan trọng làm giáo viên không đủ năng lực là họ đã hình thành một thói quen chỉ cần truyền thụ vừa đủ kiến thức giúp học viên hoàn thành Chương trình THPT với mức độ trung bình. Từ đó kiến thức chuyên môn ngày càng cùn mằn, không đảm đương được chức năng mới là bồi dưỡng HSG, học sinh năng khiếu.

 

doc 9 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 16/08/2023 Lượt xem 294Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo tóm tắt Sáng kiến Quản lý và nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu ở trường THPT Số 2 Văn Bàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả) (nếu có)
1
Đào Anh Đức
1982
THPT Số 2 Văn Bàn
Phó Hiệu trưởng
ĐHSP Sinh học
100%
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Quản lý và nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu ở trường THPT Số 2 Văn Bàn
- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Không
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến hệ thống một số giải pháp giúp cho cán bộ quản lý trường học nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu ở trường THPT số 2 huyện Văn Bàn. 
	- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Tháng 9/2013
- Mô tả bản chất sáng kiến: Sáng kiến tập trung đánh giá những ưu điểm, tồn tại trong công tác quản lý, tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu ở trường THPT Số 2 huyện Văn Bàn, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu ở trường, các giải pháp tập trung vào các nội dung cơ bản sau:
+ Quán triệt và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng HSG, học sinh năng khiếu 
+ Xây dựng kế hoạch của nhà trường và hướng dẫn các nhóm bộ môn lập kế hoạch tổ chức phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu theo từng năm học. 
+ Xây dựng nội dung, trương trình bồi dưỡng.
+ Xây dựng đội ngũ giáo viên có năng lực phù hợp với yêu cầu thực tiễn đòi hỏi trong công tác bồi dưỡng HSG, học sinh năng khiếu và lựa chọn giáo viên bồi dưỡng các đội tuyển. 
+ Xây dựng chế tài hợp lý để đãi ngộ thỏa đáng những giáo viên tham gia bồi dưỡng và những học sinh tham dự các kỳ thi chọn HSG, học sinh năng khiếu các cấp. 
+ Xây dựng các biện pháp phát hiện và tuyển chọn HSG, học sinh năng khiếu 
- Những thông tin cần được bảo mật: Không
	- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Lào Cai hướng dẫn công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu và hướng dẫn thực hiện các khoản chi các hoạt động chuyên môn ở trường THPT.
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Sau khi triển khai áp dụng các giải pháp trên trong năm học 2013-2014, kết quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi học sinh năng khiếu đã có những chuyển biến đáng kế, nhiều giáo viên đã tự giác, tích cực hơn trong công tác bồi dưỡng, một số giáo viên lần đầu tham gia dạy đội tuyển cũng đã thu được những thành quả nhất định (MTCT Toán, MTCT Vật lí). Một số bộ môn đã xây dựng được truyền thống tốt, luôn chủ động, tích cực trong công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinh, nhiều năm có học sinh dự thi và đạt giải các kỳ thi, cuộc thi chọn HSG cấp tỉnh (Ngữ văn, Địa lí, Lịch sử, MTCT Toán), đặc biệt trong năm học 2013-2014 số học sinh thi và đạt giải trong các kỳ thi, cuộc thi chọn học sinh giỏi, thi olympic, thi khoa học kỹ thuật  cấp tỉnh tăng nhiều so với những năm học trước.
	- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu: Theo nhận định trong báo cáo tổng kết năm học của nhà trường, năm học 2013-2014 lĩnh vực bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu đã có những chuyển biến mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, một số bộ môn (ngữ văn, lịch sử, địa lí, MTCT Toán) đã xây dựng được truyền thống của mình trong công tác này.
	- Danh sách những người tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu: Không
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
	Văn Bàn, ngày 22 tháng 5 năm 2014
	 Người nộp đơn
	 (Ký và ghi rõ họ tên)
Đào Anh Đức
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: Quản lý và nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu ở trường THPT Số 2 Văn Bàn
Mã số: .
1. Tình trạng giải pháp đã biết: 
- Hằng năm, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Sở GD&ĐT Lào Cai, nhà trường đã xây dựng kế hoạch, và hướng dẫn các nhóm bộ môn xây dựng kế hoạch và triển khai khảo sát để lựa chọn đội tuyển dự thi cấp tỉnh và phân công giáo viên bồi dưỡng. Đối với khối 10 và 11 hàng năm nhà trường đều tổ chức thi để khảo sát chất lượng vào tháng 4 hàng năm. Tuy nhiên ở một số bộ môn công tác này chưa được tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên quan tâm, việc bồi dưỡng mang tính tự phát (sắp thi thì bồi dưỡng), chưa có kế hoạch mang tính lâu dài, Công tác kiểm tra của các tổ chuyên môn, lãnh đạo nhà trường chưa được chú trọng.
- Khi tổ chức kiểm tra để chọn vào những học sinh khá vào các đội tuyển học sinh được tự chọn môn theo ý thích riêng của mình, nên thường dẫn đến tình trạng có môn nhiều học sinh tham gia, có môn có ít hoặc không có học sinh nào tham gia, các em vào đội tuyển nhưng cũng không phát huy được năng khiếu riêng của mình.
- Về nội dung bồi dưỡng: Nhà trường chưa xây dựng được nội dung chương trình dành riêng cho HSG nên mỗi GV tham gia bồi dưỡng HSG phải tự nghiên cứu, sưu tầm tài liệu và tự soạn giáo án, các chuyên đề nâng cao và chuyên sâu phù hợp với khả năng nhận thức của HS dựa trên nội dung chương trình và chuẩn kiến thức kỹ năng đối với từng môn học do Bộ GD&ĐT quy định, trong đó nhấn mạnh đến việc khắc sâu kiến thức trọng tâm, kỹ năng học và làm bài của HS, lồng ghép tài liệu nâng cao vào bài dạy phù hợp với đối tượng học sinh. Do đó những giáo viên chưa từng bồi dưỡng không tiếp cận được với công tác này, học sinh nếu không được bồi dưỡng thì không biết tự học bằng tài liệu nào. 
- Một thực tế hiện nay là nhiều giáo viên chưa đủ trình độ chuyên môn tương xứng với chương trình dạy cho học sinh giỏi, nhất là các giáo viên trẻ mới ra trường. Một lý do quan trọng làm giáo viên không đủ năng lực là họ đã hình thành một thói quen chỉ cần truyền thụ vừa đủ kiến thức giúp học viên hoàn thành Chương trình THPT với mức độ trung bình. Từ đó kiến thức chuyên môn ngày càng cùn mằn, không đảm đương được chức năng mới là bồi dưỡng HSG, học sinh năng khiếu. 
- Từ năm học 2012-2013 trở về trước, ngoài việc khen thưởng động viên giáo viên có thành tích cao trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, tuy nhiên chế độ đãi ngộ khác còn chưa thỏa đáng, do đó chưa kích thích được giáo viên chủ động trong công tác này.
- Hàng năm nhà trường và các tổ chuyên môn đã có kế hoạch và phân công cụ thể giáo viên dạy bồi dưỡng, tuy nhiên việc đánh giá hiệu quả công tác này cuối năm học chưa được chú trọng, chưa gắn hiệu quả với đánh giá xếp loại công chức cuối năm học và xét các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 
2.1. Mục đích của các giải pháp:
+ Cải tiến những biện pháp tổ chức các lớp dạy bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường để tăng sức thu hút học sinh tham gia học bồi dưỡng.
+ Nâng cao năng lực chọ giáo viên để đảm bảo được công tác dạy bồi dưỡng cho học sinh giỏi, học sinh năng khiếu.
+ Nâng cao chất lượng học bồi dưỡng của học sinh trong các đội tuyển học sinh giỏi của trường qua việc dạy học phân hóa trình độ học sinh.
+ Xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng để tất cả các giáo viên đều có thể tiếp cận với công tác này, một mặt vừa bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên, mặt khác nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng, đồng thời thuận tiện cho công tác kiểm tra, giám sát hoạt động dạy bồi dưỡng của giáo viên.
+ Xây dựng chế tài đãi ngộ hợp lý để kích thích tính tự giác, chủ động của giáo viên trong công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu trong nhà trường.
2.2. Nội dung những giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:
2.2.1. Quán triệt và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng HSG, học sinh năng khiếu 
- Đội ngũ CBQL, GV phải nắm chắc và thông suốt các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước ta về vấn đề đào tạo và bồi dưỡng nhân tài. Quán triệt mục tiêu “dân trí, nhân lực, nhân tài” vào kế hoạch của nhà trường. Đồng thời phải cụ thể hoá nghị quyết, chính sách và từng hoạt động của trường. 
- Quán triệt việc nhận thức tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng HS giỏi là biện pháp đầu tiên vô cùng quan trọng, nó quyết định việc tổ chức bồi dưỡng HSG đúng hướng và đạt hiệu quả. 
- Thường xuyên sinh hoạt chính trị để làm cho cán bộ giáo viên hiểu và nhận thấy được chất lượng giảng dạy và năng lực của giáo viên dùng thước đo chính xác nhất là chất lượng học sinh, đặc biệt là HSG, học sinh năng khiếu.
- Đưa các nội dung, biện pháp và các hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi cũng như việc nâng cao kiến thức chuyên môn để bồi dưỡng học sinh vào các buổi sinh hoạt chuyên môn. 
- Thường xuyên nêu gương các thầy cô trong và ngoài nhà trường đã tích cực và đạt những kết quả cao trong công tác bồi dưỡng HSG, học sinh năng khiếu.
- Nhà trường cần quán triệt đầy đủ sâu sắc các hệ thống văn bản, chính sách liên quan đến công tác bồi dưỡng HSG, đồng thời tham mưu với cấp trên hỗ trợ nguồn kinh phí cho hoạt động chuyên môn.
- Găn nhiệm vụ này với công tác đánh giá xếp loại giáo viên và công tác thi đua khen thưởng. Từ năm học 2009-2010 nhà trường đã có có chế độ khen thưởng rất thỏa đáng cho những giáo viên có thành tích trong công tác này, do đó phần nào đã kích lệ được sự cố gắng, nỗ lực của các thầy cô. 
2.2.2. Xây dựng kế hoạch của nhà trường và hướng dẫn các nhóm bộ môn lập kế hoạch tổ chức phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu theo từng năm học. 
- Bồi dưỡng học sinh giỏi là một quá trình lâu dài, không phải sắp đến kỳ thi HSG giáo viên mới tập trung học sinh để bồi dưỡng, luyện cách làm bài thi liên tục vài tuần để học sinh có đủ khả năng làm bài thi và đoạt giải là đạt yêu cầu. Có thể với cách này mang đến vài kết quả nhất định, tuy nhiên nó không phù hợp với ý nghĩa, mục đích của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và không có tính lâu dài. 
- Ngay từ lớp đầu cấp, nhà trường đã có kế hoạch giao trách nhiệm cho giáo viên bộ môn phát hiện những học sinh có khả năng có thể phát triển được và phải có báo cáo cụ thể với Lãnh đạo nhà trường. Những năm học sau nhà trường bắt đầu bố trí thời gian và giáo viên để thực hiện công tác bồi dưỡng theo từng giai đoạn. Bên cạnh kế hoạch phân công chuyên môn, nhà trường cũng lên kế hoạch cho các bộ phận khác cùng phối hợp, hỗ trợ như GVCN lớp liên hệ chặt chẽ với giáo viên bộ môn nắm bắt tình hình học tập của học sinh đồng thời báo cáo kết quả học tập với phụ huynh; bộ phận kế toán văn phòng lên kế hoạch dự trù kinh phí, thực hiện thanh toán chế độ đúng thủ tục theo quy định của tài chính; phụ huynh quản lý chặt chẽ việc học tập ở nhà, tạo điều kiện cho con em theo học ở trường.
- Đối với các tổ chuyên môn khi xây dựng kế hoạch cần chú ý việc phân công cụ thể giáo viên nào bồi dưỡng học sinh nào, bồi dưỡng phần kiến thức nào. Chú trọng công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra đánh giá đối với giáo viên giảng dạy. Gắn kết quả bồi dưỡng với việc đánh giá xếp loại và bình xét thi đua giáo viên. 
2.2.3. Xây dựng nội dung, trương trình bồi dưỡng.
- Việc xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng HSG, học sinh năng khiếu sẽ giúp cho công tác bồi dưỡng được thực hiện bài bản hơn, là điều kiện để những giáo viên chưa bao giờ bồi dưỡng có thể tiếp cận công tác này, những học sinh không được giáo viên bồi dưỡng cũng có thể có được 1 cuốn tài liệu làm định hướng để tự ôn tập.
- Xây dựng tài liệu bồi dưỡng HSG, học sinh năng khiếu còn là cơ hội tốt để bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ. Để xây dựng được 1 cuốn tài liệu đòi hỏi giáo viên phải tìm tòi, nghiên cứu, phải trao đổi lẫn nhau  từ đó năng lực chuyên môn của giáo viên sẽ được nâng lên.
- Việc xây dựng tài liệu bồi dưỡng nên bắt đầu từ những bộ môn đã bồi dưỡng và có kết quả, nên phân công cho 1 nhóm giáo viên cùng xây dựng 1 tài liệu, trong đó giao cho 1 giáo viên nòng cốt làm chịu trách nhiệm, như thế tất cả giáo viên đều phải làm việc, đều được tìm tòi, nghiên cứu và tránh được sự ỉ nại, trông chờ. 
2.2.4 Xây dựng đội ngũ giáo viên có năng lực phù hợp với yêu cầu thực tiễn đòi hỏi trong công tác bồi dưỡng HSG, học sinh năng khiếu và lựa chọn giáo viên bồi dưỡng các đội tuyển. 
- Để xây dựng được đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn tốt, có thể đảm đương nhiệm vụ dạy bồi dưỡng học sinh giỏi thì nhà trường cần tập trung và các biện pháp sau:
+ Từng bước xây dựng tài liệu, nội dung chương trình bồi dưỡng HSG, học sinh năng khiếu để tất cả giáo viên trong nhà trường đều có thể được tiếp cận với công việc này. 
+ Thực hiện đầy đủ chế độ bồi dưỡng thỏa đáng cho giáo viên trên cơ sở quy định tài chính hiện hành và vận dụng linh hoạt các nguồn kinh phí khác cũng như hỗ trợ từ nguồn xã hội hóa giáo dục. Có vậy người được phân công mới yên tâm và phấn khởi khi nhận nhiệm vụ. 
+ Mạnh dạn cử giáo viên tham dự cuộc thi chọn GV giỏi cấp tỉnh, cử giáo viên đi giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ các đơn vị khác trong và ngoài tỉnh để giáo viên có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ những giáo viên có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, có bề dày thành tích trong công tác bồi dưỡng HSG, học sinh năng khiếu, qua đó cũng thúc đẩy tinh thần làm việc, tinh thần cống hiến của GV.
+ Động viên, khen thưởng kịp thời đối với những giáo viên có thành tích trong công tác này, “một trăm tiền công không bằng một đồng tiền thưởng”, “một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”. Được xã hội đánh giá đúng công lao, người giáo viên sẽ cảm thấy vinh dự và từ đó họ sẽ tự hoàn chỉnh mình thông qua việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tăng cường phối hợp với đồng nghiệp để cùng thực hiện tốt nhiệm vụ. 
- Việc phân công giáo viên bồi dưỡng các đội tuyển HSG, học sinh năng khiếu cần chú ý đến những giáo viên Phải là giáo viên có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt , có trình độ năng lực chuyên môn và sư phạm giỏi , phải có trách nhiệm cao, nhiệt tình say mê với công việc, có kiến thức và hiểu biết sâu rộng, có kinh nghiệm và phương pháp dạy phù hợp, thầy phải biết tạo cho các em động cơ thái độ học tập đúng đắn tạo niềm say mê yêu thích và niềm hứng thú trong học tập cho các em
2.2.5. Xây dựng chế tài hợp lý để đãi ngộ thỏa đáng những giáo viên tham gia bồi dưỡng và những học sinh tham dự các kỳ thi chọn HSG, học sinh năng khiếu các cấp. 
- Trong bối cảnh xã hội nước ta hiện nay đang trên con đường hướng đến một nền kinh tế thị trường, tư tưởng người giáo viên cũng có ít nhiều thay đổi. Để thực hiện việc tổ chức bồi dưỡng HSG trong nhà trường không thể hô hào suông theo kiểu như thời bao cấp, vận động giáo viên làm việc theo tinh thần xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, giáo viên nói chung và giáo viên trong nhà trường nói riêng đều làm việc quá giờ theo quy định, do vậy khi phân công một giáo viên làm thêm việc nào đó thì phải thanh toán kinh phí theo chế độ hiện hành. Để thực hiện chế độ cho giáo viên phải làm đúng theo thủ tục tài chính. 
- Vận dụng Quyết định 67/2012-QĐ-UBND ngày 28/12/2012 của UBND tỉnh Lào Cai, bắt đầu từ năm học 2013-2014 nhà trường đã cụ thể hóa chế độ hỗ trợ cho giáo viên bồi dưỡng các đội tuyển từ nguồn kinh phí nhà nước cấp, đó cũng là một trong các động lực thúc đẩy giáo viên tích cực hơn trong công tác bồi dưỡng. 
 - Bên cạnh việc hỗ trợ kinh phí bồi dưỡng cho giáo viên, bằng nguồn kinh phí từ quỹ khuyến học nhà trường đã chi hỗ trợ ăn ở cho tất cả các học sinh dự thi các kỳ thi chọn HSG, học sinh năng khiếu, thi KHKT  qua đó học sinh và gia đình học sinh yên tâm hơn khi tham gia các đội tuyển của nhà trường.
- Cùng với việc hỗ trợ kinh phí thì việc khen thưởng động viên kịp thời giáo viên và học sinh có thành tích trong công tác bồi dưỡng hoặc khi xét các danh hiệu thi đua và đề xuất khen thưởng các cấp cũng chú ý hơn đến giáo viên và học sinh có thành tích cao trong công tác này, đây cũng là động lực tốt giúp cho công tác phát hiện, bồi dưỡng HSG, học sinh năng khiếu ngày càng thu được hiệu quả cao. 
2.2.6. Xây dựng các biện pháp phát hiện và tuyển chọn HSG, học sinh năng khiếu 
a. Phát hiện học sinh giỏi 
- Thông qua các tiết dạy, dựa trên nền kiến thức học sinh đại trà, giáo viên theo dõi sự nhạy bén của học sinh đối với môn học thông qua những câu trả lời trên lớp, quan tâm đến những học sinh có nhận thức tư duy thể hiện tính linh hoạt, sáng tạo mềm dẻo khi giải quyết nhiệm vụ học tập 
- Kết hợp với ra đề kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh, phỏng vấn để tìm ra những học sinh: Thông minh, trí tuệ; có khả năng sáng tạo, tinh thần say mê ham học. 
b. Các biện pháp nhằm tuyển chọn HSG 
- Xây dựng các căn cứ cơ bản để tuyển chọn HSG: 
+ Căn cứ vào thành tích học tập ở trường của HS như tốc độ tiếp thu kiến thức của tiết học. Điểm học lực môn học đạt loại Giỏi. 
+ Căn cứ vào sự lựa chọn của GV phụ trách lớp. 
+ Căn cứ vào sự sáng tạo, trí tuệ của cá nhân 
+ Căn cứ vào đức tính: kiên trì, tò mò ham hiểu biết, luôn hoàn thành mọi công việc được giao, sự tôn trọng, độc lập trong công việc. 
+ Căn cứ vào sự lựa chọn của bạn bè, gia đình 
- Tổ chức các hoạt động tuyển chọn: Để lựa chọn HSG cho đội tuyển, phương pháp phổ biến hiện nay là phương pháp ra đề thi theo truyền thống. Trong quá trình bồi dưỡng đội tuyển đi thi HSG vòng trường tổ chức cho các em thi vòng xét duyệt để chọn HS có đủ điều kiện đạt kết quả cao trong kỳ thi và lập danh sách chính thức cho đội tuyển HSG để bồi dưỡng. Có thể bổ sung vào danh sách này những HSG của các lớp khác mà qua quá trình dạy học phát hiện thêm. 
c. Các biện pháp bồi dưỡng và phát triển học sinh giỏi 
- Để HS được chuẩn bị tốt nhất khi tham gia các kì thi HSG, nhà trường phải đảm bảo cho các em được học đầy đủ những kiến thức cơ bản của chương trình giáo dục theo chuẩn kiến thức kỹ năng và kiến thức nâng cao. 
- Thành lập các nhóm biên soạn tài liệu giảng dạy các môn Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý và Tiếng Anh gồm tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn, GV cốt cán. 
- Tiến hành thẩm định trong tổ chuyên môn, ban giám hiệu, khi cần có thể xin ý kiến thẩm định của các giáo viên có kinh nghiệm ở các đơn vị khác.
- Khi tổ chức bồi dưỡng cần xắp lịch cụ thể trên thời khóa biểu, những giáo viên được phân công bồi dưỡng phải được ưu tiên khi xếp thời khóa biểu và lịch tham gia các hoạt động khác.
- Trong quá trình bồi dưỡng giáo viên khảo sát thường xuyên chất lượng đội tuyển để có những điều chỉnh kịp thời về nội dung, phương pháp giảng dạy. Chú trọng việc giao bài, giao tài liệu để học sinh tự học, tự nghiên cứu. 
3. Khả năng áp dụng của giải pháp: 
- Những giải pháp đề cập trong sáng kiến có thể nghiên cứu áp dụng trong công tác quản lý tại các nhà trường trong tỉnh, đặc biệt các trường chưa có nhiều thành tích trong công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu như trường THPT Số 2 huyện Văn Bàn.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: 
- Sau khi triển khai áp dụng các giải pháp trên trong năm học 2013-2014, kết quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi học sinh năng khiếu đã có những chuyển biến đáng kế, nhiều giáo viên đã tự giác, tích cực hơn trong công tác bồi dưỡng, một số giáo viên lần đầu tham gia dạy đội tuyển cũng đã thu được những thành quả nhất định (MTCT Toán, MTCT Vật lí). Một số bộ môn đã xây dựng được truyền thống tốt, luôn chủ động, tích cực trong công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinh, nhiều năm có học sinh dự thi và đạt giải các kỳ thi, cuộc thi chọn HSG cấp tỉnh (Ngữ văn, Địa lí, Lịch sử, MTCT Toán), đặc biệt trong năm học 2013-2014 số học sinh thi và đạt giải trong các kỳ thi, cuộc thi chọn học sinh giỏi, thi olympic, thi khoa học kỹ thuâ

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_quan_ly_va_nang_cao_chat_luong_cong_ta.doc