Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 3 trong môn tiếng Anh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 3 trong môn tiếng Anh

PHẦN I. MỞ ĐẦU

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Tiếng Anh là một ngôn ngữ quốc tế, có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh

vực như: ngoại giao, kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ, giáo dục vv. .

Trong chiến lược dạy học ngoại ngữ, việc dạy học Tiếng Anh nói chung và dạy

học Tiếng Anh ở trường Tiểu học nói riêng đang đặt ra những nhiệm vụ mới,

đòi hỏi người giáo viên phải quán triệt sâu sắc mục đích, đối tượng, nguyên tắc,

chương trình, phương pháp dạy và học ngoại ngữ cũng như không ngừng phấn

đấu nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ nghiệp vụ sư phạm. Hơn thế nữa, để

hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, người giáo viên không thể không có lòng yêu

nghề, yêu trò, thường xuyên đầu tư suy nghĩ, đề xuất sáng kiến và những kỹ

thuật lên lớp hiệu quả.

Là một giáo viên dạy Tiếng Anh tiểu học, tôi luôn trăn trở là làm thể nào để dạy

cho học sinh hiểu và nắm chắc kiến thức chứ không phải chỉ truyền đạt kiến

thức có sẵn trong sách giáo khoa, sách giáo viên một cách dập khuôn, máy móc.

Chính vì vậy, bản thân tôi thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn,

nghiệp vụ, đặc biệt là trau dồi phương pháp giảng dạy, từ đó đúc rút ra những

bài học, những phương pháp truyền đạt kiến thức đơn giản nhất, dễ hiểu nhất tới

học sinh, giúp các em hiểu và khắc sâu kiến thức. Vẫn biết rằng không có một

phương pháp nào có thể hiệu quả cho tất cả mọi đối tượng học sinh, trong mọi

hoàn cảnh khác nhau, ở những lứa tuổi khác nhau, song qua quá trình thực tế

giảng dạy môn Tiếng Anh tại Trường tiểu học tôi đã đúc rút được “Một số biện

pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 3 trong môn tiếng

Anh”với mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé của mình trong việc đổi

mới phương pháp dạy học Tiếng Anh cho học sinh tiểu học

pdf 28 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 4077Lượt tải 11 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 3 trong môn tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h, tôi đã đưa ra được những 
phương pháp dạy học phù hợp nhằm giúp học sinh chủ động, tích cực và hứng 
thú với việc học Tiếng Anh 
1. Phương pháp TPR (Total Physical Response - Vận động toàn thân) 
Tiến sỹ James J. Asher cha đẻ của phương pháp TPR đã nghiên cứu và phát 
triển TPR trong hơn 50 năm và nó được mệnh danh là phương pháp học ngoại 
ngữ ưu việt nhất hiện nay. Bậc Tiểu học ( Từ 6-10 tuổi) là bậc học đầu tiên trẻ 
được tiếp cận chính thức với việc học Tiếng Anh – ngôn ngữ thứ hai. Học điều 
mới luôn được trẻ đón nhận một cách thích thú. Nhiệm vụ của người giáo viên 
là làm sao cho những thích thú ban đầu đó luôn kéo dài và chuyển thành hứng 
thú. Trẻ yêu thích Tiếng Anh sẽ là nền tảng vững chắc để học tốt ngôn ngữ này. 
“Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 3 trong môn tiếng Anh” 
 8/25 
Để làm được điều này chúng ta cần hiểu rõ về đặc trưng tâm lí trẻ: 
1. Trẻ cảm thụ ngôn ngữ thông qua nghe. 
2. Học thông qua việc làm và chơi. 
3. Trẻ thích học ngôn ngữ thành tiếng, thích bắt chước và tạo ra những 
tiếng động, âm thanh buồn cười. 
4. Trẻ không có lí do để học Tiếng Anh. 
5. Trẻ rất dễ hào hứng nhưng cũng rất dễ chán nếu một hoạt động bị lặp đi 
lặp lại nhiều lần. 
6. Trẻ có thể học từ những kinh nghiệm và những hoạt động trực tiếp. 
Ví dụ 1: Trong phần khởi động bài khi cho các em hát bài “The way we go to 
school” : 
Giáo viên nên cho học sinh đứng dậy thay vì chỉ ngồi im tại chỗ, học sinh vừa 
hát vừa làm động tác đi bộ, đi xe đạp các em rất hứng thú và hào hứng bước 
vào bài học mới. Hơn nữa còn kích thích được sự sáng tạo của các em và góp 
phần làm cho giờ học thêm ấn tượng để từ đó các em ghi nhớ bài sâu hơn. 
“Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 3 trong môn tiếng Anh” 
 9/25 
Ví dụ 2: Trong Unit 18: Khi dạy các từ chỉ các hoạt động như: 
 read cook 
 dance play the piano 
Giáo viên vừa phát âm các từ vừa minh họa động tác - Học sinh nhìn, lắng 
nghe. Tiếp đó học sinh nghe, làm theo và nhắc lại. Tiếp theo giáo viên thực hiện 
hành động - học sinh phát âm từ. Tiếp theo giáo viên đọc to từ - học sinh thực 
hiện hành động. Quá trình trên sẽ giúp học sinh nhớ từ mới rất nhanh và sâu cho 
dù giáo viên không cần dùng một từ Tiếng Việt nào. 
TPR có thể dùng hiệu quả trong rất nhiều bài học ví dụ như khi dạy các từ: 
 dog cat rabbit 
“Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 3 trong môn tiếng Anh” 
 10/25 
hay khi dạy minh họa các từ chỉ thời tiết: 
cloud sunny 
rainy windy 
 hoặc các câu mệnh lệnh. 
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy giáo viên nên áp dụng phương pháp 
TPR càng nhiều càng tốt bởi vì các em luôn thấy hào hứng và thoải mái. Điều 
này giúp các em tiếp thu bài học một cách tự nhiên và hiệu quả. 
2. Sử dụng các đồ dùng trực quan 
Theo tôi tất cả các phương tiện dạy học như máy vi tính, đĩa CD, máy 
chiếu và các phương tiện trực quan như tranh, ảnh, đồ vật thật... đều có thể gây 
hứng thú và tạo sự chú ý đặc biệt cho học sinh trong học tập. Giáo viên có thể sử 
dụng đồ dùng trực quan trong suốt quá trình dạy học, từ lúc giới thiệu ngữ liệu 
đến lúc thực hành. Bởi lẽ các phương tiện đó giúp học sinh ghi nhớ một các 
nhanh chóng và vững chắc những kiến thức, kĩ năng. Giáo cụ trực quan rất đa 
dạng, nêú biết khai thác sẽ trở nên rất đơn giản, dễ chuẩn bị nhưng lại có hiệu 
quả cao. Với các chủ đề gần gũi với cuộc sống thường ngày của sách giáo khoa 
Tiếng Anh 3, giáo viên có thể giới thiệu từ mới hay tình huống thông qua các 
phương tiện trực quan như hình ảnh hay đồ vật thật. 
“Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 3 trong môn tiếng Anh” 
 11/25 
Ví dụ 1: Khi dạy Unit 8, để dạy các từ như: 
a rubber: một cái tẩy 
a schoolbag: cái cặp sách 
a ruler: một cái thước 
a pencil: một cái bút chì 
Giáo viên có thể chỉ vào các đồ vật thật có ở trong lớp và giới thiệu: 
“This is my book”. 
 Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào đồ vật và đoán nghĩa của từ. 
Phương pháp này cho các em hứng thú học tập và sự tập trung cao vì các từ giáo 
viên giới thiệu là những đồ vật rất gần gũi với các em hằng ngày và dễ đoán 
nghĩa đối với các em. 
“Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 3 trong môn tiếng Anh” 
 12/25 
Qua đó GV dạy cấu trúc câu: “This is my book” để học sinh thực hành nói 
sẽ dễ dàng hơn và HS sẽ nhớ câu và từ được lâu hơn. 
Bên cạnh những đồ vật, bản thân của người giáo viên cũng là “một đồ dùng 
trực quan”, người giáo viên còn là một diễn viên, có thể dùng cử chỉ, điệu bộ, 
nét mặt hay hành động của mình để minh hoạ tình huống, trình bày nghĩa của từ, 
nhóm từ. 
Ví dụ 2: Khi dạy Unit 12 để dạy các từ như: 
living room 
bathroom 
kitchen 
bedroom 
dining room 
“Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 3 trong môn tiếng Anh” 
 13/25 
Không phải lúc nào cũng có thể sử dụng đồ vật thật ở trường nên giáo viên 
có thể sử dụng tranh ảnh để thay thế. Trong bộ sách Tiếng Anh 3 hình ảnh đưa 
ra để giới thiệu rất đẹp và sống động rất giống với hình ảnh thật trong cuộc sống. 
Vì vậy, trong khi giảng dạy giáo viên không những chỉ biết khai thác và sử dụng 
một cách tối đa mà còn phải sử dụng một cách linh hoạt và sáng tạo. Đây là cách 
dạy nhẹ nhàng nhưng đem lại hiệu quả rất cao phù hợp với đối tượng học sinh 
tiểu học. 
Ngoài việc sử dụng các đồ dùng trực quan để giới thiệu từ mới, chủ đề hay 
tình huống của bài, giáo viên có thể sử dụng chúng để củng cố bài học, tổ chức 
trò chơi nhằm giúp cho học sinh khắc sâu kiến thức. 
Qua thực tế giảng dạy trên lớp, tôi thấy các giáo cụ trực quan luôn làm giờ 
học sôi nổi, đạt hiệu quả cao và gây hứng thú đối với học sinh trong giờ học. 
3. Sử dụng các trò chơi trong giảng dạy 
 “ Đối với trẻ em, mọi chỗ đều là chỗ chơi, mọi giờ đều là giờ chơi, mọi thứ 
đều là đồ chơi và mọi người đều là bạn chơi” 
 Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp học 
sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực. Giúp học sinh rèn luyện, củng 
cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tính lũy qua hoạt động 
chơi. Trò chơi học tập rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ 
sử dụng trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui mà 
hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn. 
Ví dụ 1: Để củng cố vốn từ vựng đã học trong giáo viên có thể sử dụng trò 
chơi “Board race - chạy đua lên bảng” 
Cách chơi: Chia học sinh thành 2 đội mỗi đội khoảng tám học sinh đứng 
xếp thành từng hàng. Giáo viên yêu cầu mỗi đội lên bảng viết các từ vựng chỉ đồ 
dùng học tập đã học. Mỗi lượt lên bảng mỗi đội chỉ được phép một người, khi 
người đứng trước lên viết xong một từ và chạy về cuối hàng thì người kế tiếp 
chạy lên bảng viết thêm từ, đội nào viết được nhiều từ đúng và nhanh hơn sẽ 
thắng. 
“Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 3 trong môn tiếng Anh” 
 14/25 
Ví dụ 2: Để luyện đơn vị ngôn ngữ: Hi/Hello. I’m______. What’s your 
name? 
Giáo viên có thể cho học sinh tham gia trò chơi “Onion ring” 
Chia lớp thành nhiều nhóm mỗi nhóm khoảng 10 học sinh đứng thành 2 
hàng đối diện nhau luyện, một hàng các học sinh đứng im tại chỗ, một hàng lần 
lượt các học sinh sau khi thực hiện hội thoại theo mẫu: 
HS1: Hello, I am ___. What’s your name? 
HS2: Hi, My name is _____. 
thì bước sang phải một bước để tiếp tục thực hiện đoạn hội thoại với một bạn 
khác cứ như vậy đến bạn cuối cùng trong hàng. 
 Ngoài các trò chơi trên, chúng ta có thể áp dụng các loại trò chơi khác như: 
 Rub out and remember: xóa phần từ đã giới thiệu trên bảng và yêu cầu 
học sinh tái tạo lại ở trên bảng. 
 Slap the board: viết phần từ vừa giới thiệu hoặc dán tranh thể hiện từ 
trên bảng. Yêu cầu học sinh vỗ vào phần từ hoặc tranh khi nghe giáo 
viên đọc từ đó(từ trên bảng bằng tiếng Anh thì đọc bằng tiếng Việt và 
ngược lại) 
 What and where: Viết từ vừa giới thiệu vào các vòng tròn trên bảng, 
cho học sinh đọc và xóa dần các từ, sau đó yêu cầu học sinh viết lại từ 
đúng vị trí cũ của nó. 
 Jumbed words: Giáo viên viết các từ với các chữ cái xáo trộn, sau yêu 
cầu học sinh viết lại từ cho đúng. 
 Word square: Giáo viên chuẩn bị ô chữ có chứa các từ đã giới thiệu, 
yêu cầu học sinh khoanh tròn các từ mà các em tìm thấy. 
 Netword: Học sinh viết mạng từ theo chủ điểm. 
 Bingo: Học sinh chọn 5 từ trong số các từ mà giáo viên gợi ý trên 
bảng, sau khi nghe giáo viên đọc, học sinh nào có 5 từ trước nhất thì 
hô to “Bingo”. 
“Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 3 trong môn tiếng Anh” 
 15/25 
 Guesing game: 1 học sinh viết từ vào 1 tờ giấy hoăc sử dụng hình ảnh 
từ, sau đó dùng các từ khác miêu tả, diễn đạt từ dó cho các học sinh 
khác đoán. 
 Matching: một cột giáo viên viết từ, còn cột thứ 2 viết khái niệm hoặc 
định nghĩa không theo thứ tự của cột thứ nhất, sau yêu cầu học sinh 
nối từ với khái niệm hoặc định nghĩa của chúng. 
 Ordering: giáo viên yêu cầu học sinh viết các từ vào vở, sau đó giáo 
viên đọc một đoạn văn ngắn có chứa các từ đó, học sinh nghe và đánh 
dấu thứ tự theo trình tự đọc. 
Và một số trò chơi khác như : Find someone who ... Noughts and crosses, 
Slap the board, Pastimes, Go fishing, Guessing games, Who is quicker?,... để 
cho giờ học thêm sinh động và thu hút sự chú ý của học sinh. Việc sử dụng các 
trò chơi này vào từng giai đoạn hợp lí trong một tiết dạy sẽ nâng cao hiệu quả 
hơn rất nhiều. 
5. Sử dụng các bài hát, bài thơ trong giảng dạy. 
 Qua một thời gian giảng dạy môn Tiếng Anh ở trường Tiều học,tôi nhận 
thấy tâm lí ở lứa tuổi này hầu hết các em đều rất thích ca hát hoặc đọc thơ có 
nhịp điệu. Đặc biệt nếu các em có thể hat một bài hát ằng ngôn ngữ Tiếng Anh 
thì không chỉ mang lại niềm hứng khởi trong học tập mà kiến thức ngôn ngữ còn 
được khắc sâu mãi mãi trong trí não các em. Nếu người giáo viên biết vận dụng 
khéo léo các bài hát, bài thơ trong quá trình giảng dạy thì tiết học luôn diễn ra 
nhẹ nhàng, sôi nổi và tự nhiên. Các em được tiếp xúc và làm quen với nhịp điệu 
Tiếng Anh rất tự nhiên thông qua các bài hát. Có thể có nhiều giáo viên không 
có khả năng ca hát nhưng chúng ta có thể khắc phục điều này bằng cách tải các 
bài hát từ Internet về và cho học sinh nghe. Người giáo viên có thể khéo léo lồng 
ghép các mẫu câu vào các nốt nhạc gần gũi với học sinh, qua đó các em nhớ 
mẫu câu nhất nhanh và lâu. Ngoài các bài hát có sẵn trong SGK, GV có thể soạn 
các bài hát dựa theo các giai điệu quen thuộc của các bài hát Tiếng Việt. 
Ví dụ 1: Khi dạy các em giới thiệu bạn: This is ___. She’s my friend. 
Chúng ta vẫn có thể dựa vào giai điệu của bài hát “Kìa con bướm vàng”: 
“Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 3 trong môn tiếng Anh” 
 16/25 
This is Linda. This is Linda. 
She’s my friend. She’s my friend. 
Come and sing a song now. Come and sing a song now. 
La la .la. 
Ví dụ 2: Khi dạy về mầu sắc (colours) chúng ta có thể cho học sinh hát bài: 
“What color is this?” dựa theo bài hát “Chú ếch con”. 
What color is this? 
It is orange. 
What color is this? 
It’s black and white. 
What color is this? 
It is yellow. 
What color is this? 
It is purple. 
What color is this? 
It is purple. 
Ví dụ 3: Khi dạy về chủ đề gia đình (Family) chúng ta có thể cho học sinh 
hát bài: “Who is she?” dựa theo bài hát “Trái đất này là của chúng mình”. 
Who is she? 
She’s my mother. 
Who is he? 
He’s my father. 
Who is she? 
She is my mother. 
Who is he? 
He is my father. 
Who is she? Who is she? 
She’s my mother. 
She’s my mother. 
Who is he? Who is he? 
He’s my father. 
Một lưu ý quan trọng: khi cho các em hát, giáo viên nên cho các em vận động 
“Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 3 trong môn tiếng Anh” 
 17/25 
thay vì ngồi im tại chỗ khi đó lớp học sẽ rất sôi nổi, tất cả các em đều bị cuốn 
vào bài học kể cả những học sinh hàng ngày rất rụt rè. Thêm vào đó, giáo viên 
có thể tải về các bài nhạc beat để học sinh hát theo nhạc, điều này sẽ làm cho các 
em hứng thú hơn khi hát và việc tiếp thu bài học của các em sẽ hiệu quả hơn. 
6. Một số biện pháp khác phát huy hứng thú,tích cực của học sinh 
đồng thời giúp các em ghi nhớ và vận dụng được kiến thức thong qua các 
hình thức kiểm tra phù hợp. 
 Chú trọng vào việc dạy từ vựng: 
 Sử dụng linh hoạt các kĩ năng giới thiệu từ thông dụng là; 
 1. Giới thiệu từ thông qua các vật dụng trực quan . 
- Vật thật: doll, ball (unit twelve) 
- Tranh ảnh: a dog, a cat, a bird, a fish..(unit eleven) 
Với sách giáo khoa lớp 3 mới hiện nay có nhiều tranh ảnh đẹp, giáo viên có thể 
tận dụng để giới thiệu từ vựng cho học sinh. 
 2. Giới thiệu từ thông qua hành động của giáo viên: 
- close your book, please (unit six).. 
- open your book, please (unit six) .. 
 3. Giới thiệu từ thông qua ngữ cảnh: 
 Giúp học sinh hiểu các sử dụng từ được học và sử dụng đúng trong từng tình 
huống giao tiếp. 
- good morning (unit four) 
 4. Giới thiệu từ thông qua từ đồng nghĩa và trái nghĩa: 
 Là một cách kết hợp vừa giới thiệu từ mới vừa ôn luyện được từ đã học. 
- Big >< small (unit five).. 
 5.Giới thiệu từ thông qua các ví dụ: 
 Kĩ năng này giúp học sinh có tập hợp từ theo chủ điểm. 
- Miss, Mr, Mrs 
 6. Giới thiệu từ bằng phương pháp dịch nghĩa: 
 Kĩ năng này giúp giáo viên giới thiệu từ mới một cách ngắn gọn, không tốn 
thời gian, nhất là với các từ có nghĩa trừu tượng. 
“Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 3 trong môn tiếng Anh” 
 18/25 
- What : gì, cái gi? (unit three) 
- He,she.(unit four) 
 Nói tóm lại sử dụng kĩ năng giới thiệu từ vựng chính là cách tiếp cận với sự 
lĩnh hội kiến thức của học sinh một cách gần nhất, dễ dàng nhất, giúp học sinh 
thu nhận kiến thức nhanh hơn, hứng thú với bài học hơn. Và để đạt được hiệu 
quả cao trong phần giới thiệu từ vựng ngoài việc lựa chọn các kĩ năng giới thiệu 
từ phù hợp, giáo viên còn phải thực hiện phần phát âm từ một cách chuẩn mực, 
trình bày từ đúng chính xác và rõ ràng trên bảng để học sinh nhận biết từ được 
dạy ở mọi góc độ khách quan. 
 Sử dụng các hình thức kiểm tra phong phú, đa dạng 
Kiểm tra từ vựng của học sinh cũng là một phần quan trọng trong quá 
trình dạy học. Nó xác định xem học sinh nắm được từ ở mức độ nào. Việc kiểm 
tra thường diễn ra dưới 2 cấp độ đơn giản và hoàn thiện. 
- Kiểm tra đơn giản: 
Kiểm tra đơn giản là việc kiểm tra từ vựng riêng lẻ, kiểm tra ngay sau khi hoàn 
thành việc giới thiệu từ vựng. Các hoạt động kiểm tra ở từng bài giảng thường 
được giáo viên nêu ra dưới dạng các trò chơi khiến học sinh thích thú, say mê 
với bài học, kích thích sự ganh đua trong học tập. 
Ví dụ như: 
 Rub out and remember: xóa phần từ đã giới thiệu trên bảng và yêu cầu 
học sinh tái tạo lại ở trên bảng. 
 Slap the board: viết phần từ vừa giới thiệu hoặc dán tranh thể hiện từ 
trên bảng. Yêu cầu học sinh vỗ vào phần từ hoặc tranh khi nghe giáo 
viên đọc từ đó(từ trên bảng bằng tiếng Anh thì đọc bằng tiếng Việt và 
ngược lại) 
 What and where: Viết từ vừa giới thiệu vào các vòng tròn trên bảng, 
cho học sinh đọc và xóa dần các từ, sau đó yêu cầu học sinh viết lại từ 
đúng vị trí cũ của nó. 
 Jumbed words: Giáo viên viết các từ với các chữ cái xáo trộn, sau yêu 
cầu học sinh viết lại từ cho đúng. 
“Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 3 trong môn tiếng Anh” 
 19/25 
 Word square: Giáo viên chuẩn bị ô chữ có chứa các từ đã giới thiệu, 
yêu cầu học sinh khoanh tròn các từ mà các em tìm thấy. 
 Netword: Học sinh viết mạng từ theo chủ điểm. 
 Bingo: Học sinh chọn 5 từ trong số các từ mà giáo viên gợi ý trên 
bảng, sau khi nghe giáo viên đọc, học sinh nào có 5 từ trước nhất thì 
hô to “Bingo”. 
 Guesing game: 1 học sinh viết từ vào 1 tờ giấy hoăc sử dụng hình ảnh 
từ, sau đó dùng các từ khác miêu tả, diễn đạt từ dó cho các học sinh 
khác đoán. 
 Matching: một cột giáo viên viết từ, còn cột thứ 2 viết khái niệm hoặc 
định nghĩa không theo thứ tự của cột thứ nhất, sau yêu cầu học sinh 
nối từ với khái niệm hoặc định nghĩa của chúng. 
 Ordering: giáo viên yêu cầu học sinh viết các từ vào vở, sau đó giáo 
viên đọc một đoạn văn ngắn có chứa các từ đó, học sinh nghe và đánh 
dấu thứ tự theo trình tự đọc. 
Các kĩ năng kiểm tra ở mỗi giờ dạy khác nhau để tạo ra sự mới mẻ không gây 
nhàm chán cho học sinh. Song ta cũng cần chú ý đến đối tượng học sinh, hay 
chính là trình độ nhận thức của học sinh nhanh hay chậm để đảm bảo việc kiểm 
tra được thực hiện thường xuyên và với mọi học sinh. Đối với các học sinh khá, 
tiếp thu nhanh giáo viên sử dụng các kĩ năng thường mang tính chất yêu cầu học 
sinh tái tạo lại phần từ đã học như: rub out and remember, slap the board, what 
and where. Đối với học sinh yếu tiếp thu chậm hơn thì sử dụng các cách kiểm 
tra mang tính gợi mở từ như: jumbed word, word square, matching. 
- Kiểm tra hoàn thiện: 
 Bên cạnh việc kiểm tra đơn giản, còn có kiểm tra hoàn thiện. Kiểm tra hoàn 
thiện được thực hiện sau khi phần từ vựng được thực hành, ôn luyện và củng cố 
trong các giờ thực hành nói, viết, giờ luyện kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. hình 
thức kiểm tra này thường diễn ra dưới dạng kiểm tra nói hoặc viết. Giáo viên có 
thể thực hiện ngay trong phần “warm up” của bài dạy hoặc dưới dạng kiểm tra 
bài cũ, kiểm tra 10 phút, kiểm tra 40 phút hoặc kiểm tra học kì. 
“Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 3 trong môn tiếng Anh” 
 20/25 
 Ví dụ: 
- Gapfill: học sinh điền từ vào chỗ trống để hoàn thiện một câu hoặc một đoạn 
văn. 
- Choose the best answer: Học sinh chọn đáp án đúng nhất trong các đáp án 
gợi ý. 
- Put words in the right order: học sinh sắp xếp các từ xáo trộn thành câu hoàn 
chỉnh. 
- Chain game: học sinh làm việc trong nhóm, người sau bổ sung thêm ý vào 
câu của người trước. 
- Dictation: học sinh nghe và chép chính tả. 
- Noughts and crosses: học sinh thực hiện kiểm tra từ vựng dưới dạng các mẫu 
câu thực hành giao tiếp. 
- Pyramid : học sinh viết các câu theo chủ điểm dưới hình thức tổ chức từ cá 
nhân đến nhóm nhỏ, nhóm lớn để dần bổ xung ý cho nhau. 
Mục đích của việc kiểm tra hoàn thiện này nhằm kiểm tra học sinh có hiểu và sử 
dụng đúng từ trong các tình huống giao tiếp cụ thể không, và bên cạnh đó còn 
nhằm giúp học sinh xây dựng được vốn từ vựng đầy đủ và phong phú, việc kiểm 
tra có thể thực hiện theo từng yêu cầu cụ thể hoặc tổng hợp chung trong bài 
kiểm tra 40 phút hoặc kiểm tra học kì. 
- Kiểm tra nghe: gapfill, choose the best answer, dictation.. 
- Kiểm tra nói: Chain game, noughts and crosses.. 
- Kiểm tra đọc: Gapfill, choose the best answer.. 
- Kiểm tra viết: Put words in the right order, write sentences from the 
words given, Pyramid. 
 Khơi gợi trí tò mò, ham hiểu biết của học sinh 
 Đối với lứa tuổi học sinh tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 3, sự tò mò muốn 
khám phá nhiều hơn nữa những vật xung quanh, những vốn từ vựng mà mình 
chưa biết rất lớn nên các em dễ bị lôi cuốn vào những vấn đề mà chúng quan 
tâm. 
Các đơn vị bài học trong sách Tiếng Anh 3 có chủ đề rất gần gũi, sát thực 
“Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 3 trong môn tiếng Anh” 
 21/25 
với học sinh, phù hợp với trình độ, tâm lý lứa tuổi, nhu cầu, sở thích cũng như 
vốn sống của các em như: những đồ dùng học tập, các con vật, những câu mệnh 
lệnh trong lớp, những từ giới thiệu bạn bè, những người trong gia đình... Tất cả 
các chủ đề này đều gây hứng thú cho học sinh và khêu gợi tính tò mò rất cao. Vì 
vậy giáo viên phải biết cách đưa ra các tình huống để lôi cuốn các em vào chủ 
đề của bài cũng như những hoạt động trên lớp. 
Ví dụ: Khi dạy bài về Family members 
Giáo viên có thể dùng một tấm ảnh gia đình của mình và giới thiệu với cả 
lớp bằng tiếng Anh “This is my mother. This is my father”... Sau đó

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_huy_tinh_tich_cu.pdf