Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy Tập làm văn lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy Tập làm văn lớp 3

Chương trình cải cách giáo dục dạy theo các biện pháp:

- Vận dụng các giác quan kết hợp với tưởng tượng và liên tưởng để quan sát (hình dáng, màu sắc, tên gọi .) hoàn cảnh xuất hiện. Chú ý tới các đặc điểm của vật đó.

- Nêu rõ mối quan hệ với con người.

- Trả lời câu hỏi và sắp xếp bài văn cho mạch lạc.

Chương trình 2000 cũng dạy theo biện pháp đó nhưng người giáo viên phải chú ý hướng dẫn một cách thống nhất mà trọn vẹn nhất là quan sát tranh các em nhìn thấy gì nói vậy. Làm sao cho các hình ảnh có trật tự đan xen lẫn nhau.

 

doc 18 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 8061Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy Tập làm văn lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g sinh hoạt, trong quá trình lĩnh hội các tri thức, khoa học .... Tập làm văn là thước đo đánh giá kết quả học tập và giảng dạy phân môn khác.
	Để làm được một bài văn hay theo đúng nghĩa là một văn bản sản sinh một nhân cách có sáng tạo là rất khó. Học sinh phải nắm chắc các kiến thức về thể loại, hệ thống các kĩ năng phân tích các vấn đề, tím ý, lập dàn ý .... Đặc biệt kiến thức về các kiểu bài tập làm văn, không chỉ dừng lại ở việc nắm vững từng thể loại văn mà học sinh cần phải có vốn văn học điều đó phải được tích luỹ trong quá trình lĩnh hội tri thức của từng phân môn cùng với khả năng quan sát tinh tế, giàu trí tưởng tượng, giàu tư duy hình tượng, vốn từ phong phú và điều quan trọng là các em được nói, được viết, được nhận xét và đánh giá kết quả.
	Kết quả học tập của học sinh phản ảnh chất lượng của một nền giáo dục. Muốn đạt được kết quả học tập cao, học sinh học tốt thì trước hết người giáo viên phải dạy tốt. Trên cơ sở tìm tòi, nắm vững nội dung chương trình, mục tiêu đào tạo, người giáo viến phải biết tổ chức, hướng dẫn và có phương pháp dạy học, biết tìm tòi, sáng tạo hình thức tổ chức và phương pháp dạy học thích hợp để hướng cho học sinh biết cách học và tự học tốt để lĩnh hội, chiếm lĩnh tri thức.
	Nhận thức rõ tầm quan trọng của phân môn Tập làm văn, đồng thời phấn đấu hoà nhập với sự đổi mới chung của ngành giáo dục. Bản thân không ngừng tìm tòi, sáng tạo, phát huy hết khả năng của chính minh nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Chính vì thế tôi quyết định chọn đề tài:
"Một số biện pháp dạy Tập làm văn lớp 3"
	II/- thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
	1- Thực trạng:
	Việc nghiên cứu đề tài: "Một số biện pháp dạy Tập làm văn lớp 3" để thấy sự thay đổi so với chương trình 165 tuần cả về nội dung, cấu trúc và phương pháp giảng dạy, đồng thời có sự thay đổi so sánh giữa các lớp trong cùng một chương trình để thấy được tính liên tục và sự kế thừa của các nội dung Tiếng Việt ở các lớp Tiểu học. Từ đó thấy được những ưu điểm, những bất hợp lí (nếu có) của bộ sách Tiếng Việt lớp 3 - chương trình 2000 và đề ra phương pháp dạy học phù hợp với mục đích, yêu cầu của từng bài học. Từ đó nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy và học Tập làm văn ở trường Tiểu học, thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra "Đào tạo con người phát triển toàn diện".
	Để việc dạy học tập làm văn có hiệu quả cần phải sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, các phương pháp đặc trưng của môn học. Phương pháp thực hành giao tiếp (nghe - nói - đọc - viết) trong các tình huống gia tiếp cụ thể.
	ở giai đoạn một - lớp 1, 2, 3 yêu cầu:
	- Đọc thông thạo hiểu được một văn bản ngắn.
	- Viết rõ ràng và đúng chính tả.
	- Nghe và nói chủ động, rành mạch.
	Với môn tập làm văn chủ yếu yêu cầu học sinh thực hành ngôn ngữ bằng chữ (thực hành ngôn ngữ viết), viết đoạn văn, viết văn bản ... và thực hành ngôn ngữ bằng lời (thực hành ngôn ngữ nói) gồm các hình thức luyện tập, luyện nghe, luyện nói, tập nói trong các hình thức giao tiếp, trong giờ tập làm văn nói ...
	Phân môn tập làm văn lớp 3 vẫn tiếp tục học một số kiểu bài của chương trình CCGD và thêm nhiều kiểu bài mới để phù hợp với mục tiêu đã đề ra và xu hướng phát triển của học sinh. Nội dung, kiến thức của các kiểu bài tập làm văn lớp 3 chương trình mới được cung cấp thông qua hệ thống các bài tập chứ không phải một đề bài cụ thể như chương trình CCGD.
	Khi thực hiện các kiểu bài tập làm văn lớp 3 chương trình 2000, tôi thấy điểm nổi bật của các kiểu bài đều hướng học sinh vào trung tâm. Trong các tiết học, giáo viên vẫn giữ đúng vị trí của người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động giao tiếp cũng như các trò chơi đóng vai (giờ học trả lời câu hỏi theo mẫu cho sẵn, tập giới thiệu về mình ...) của học sinh. Vì thế thông qua các hoạt động giao tiếp, hình thành ở học sinh tính bạo dạn, huy động ở học sinh vốn ngôn ngữ sáng tạo, luyện kỹ năng nói, viết, kỹ năng sản sinh văn bản đáp ứng mục tiêu của môn học đề ra.
	2- Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên:
	Từ thực trạng trên đối tượng khảo sát của tôi là học sinh lớp 3A - trường Tiểu học Hải Thanh B do tôi phụ trách và trực tiếp giảng dạy.
	Đây là lớp học 5 buổi/tuần và học theo chương trình mới. Toàn lớp tôi có 31 học sinh, trong đó có 16 em nam và 15 em nữ.
	Vào đầu năm học 2005-2006, tôi thấy nhìn chung chất lượng học sinh còn yếu, chưa cao. Đặc biệt là môn tập làm văn, học sinh chưa biết viết đủ ý trong câu, ngắt nghỉ cụm từ trong câu, dùng từ còn tối nghĩa, chữ còn xấu ...
Từ tình hình thực tế này tôi đã tạo ra một thế chủ động. Tôi bắt tay ngay vào việc để có biện pháp lựa chọn phương pháp giảng dạy, truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm thực hành cho học sinh.
Tôi bắt đầu kiểm tra phân loại học sinh. Qua khảo sát điều tra đối tượng cụ thể cho thấy:
Môn tập làm văn
Số lượng
%
Viết đủ ý, trọn câu
2
6,4
Viết không biết ngắt nghỉ cụm từ trong câu
7
22,6
Viết sai nhiều lỗi chính tả
10
32
Dùng từ tối nghĩa trong câu
6
19,5
Dùng từ trong câu chưa sát hợp
6
19,5
B- Giải quyết vấn đề
I/- Các giải pháp thực hiện dạy học tập làm văn lớp 3:
Hiện nay việc dạy các kiểu bài tập làm văn lớp 3 được thiết kế thành một số giải pháp chung như sau:
1- Giải pháp thứ nhất: Là hướng dẫn học sinh làm bài tập tức là trong một giờ tập làm văn lớp 3 đều đi vào thực hành một là nói, hai là viết. Không có tiết cung cấp lý thuyết mà chỉ qua thực hành học sinh tự rút ra những điều cần nhớ - cần biết. Vì vậy chương trình lớp 3 mới lại có rất nhiều dạng bài tập khác nhau.
Xét theo kĩ năng được rèn luyện có các loại sau: Bài tập về kỹ năng phục vụ học tập và đời sống hàng ngày như điền vào các từ in sẵn, viết thư, làm đơn, tổ chức họp và phát biểu trong cuộc họp, giới thiệu hoạt động của tổ, lớp và trường, ghi chép sổ tay .... bài tập kể chuyện (kể về một sự việc đơn giản) và bài tập miêu tả (tả sơ lược về người và vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh, bằng câu hỏi).
Xét theo mục đích có các loại bài tập sau: bài tập nhận diện, bài tập phân tích lới nói, bài tập tạo lập lời nói qua các bài tập mà các em nghe - hiểu được ý kiến của bản, có thể nêu ý kiến bổ sung nhận xét.
Xét về hình thức của bài tập có các loại bài tập sau: Trả lời câu hỏi, quan sát tranh và trả lời câu hỏi, đọc văn bản - trả lời câu hỏi.
Kể lại chuyện đã học hoặc đã được nghe, nói và viết theo mẫu cho sẵn nói và viết theo tình huống giao tiếp, kể hoặc tả theo yêu cầu.
Những bài tập đã có, nhưng làm sao để có cách hướng dẫn học sinh làm bài tập? Vì vậy người giáo viên phải:
Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập (bằng câu hỏi, bằng lời giải thích), chẳng hạn bài yêu cầu ta làm gì? Giáo viên giải thích cụ thể.
Người giáo viên còn giúp các em học sinh chữa một phần của bài tập hay làm mẫu hoặc hướng dẫn chi tiết cụ thể (một học sinh làm mẫu trên bảng lớp hoặc cả lớp làm bài vào vở hay bảng con). Qua đó, giáo viên quan sát, uốn nắm cho học sinh.
Ngoài ra giáo viên phải là người tổ chức cho học sinh trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những điểm ghi nhớ về tri thức.
2- Giải pháp thứ hai: Là phải đánh giá kết quả thực hành, luyện tập ở lớp và hướng dẫn hoạt động nối tiếp (ở ngoài lớp sau tiết học). Hướng dẫn học sinh nhận xét kết quả của bạn, tự đánh giá kết quả của bản thân trong quá trình luyện tập. Giáo viên tóm tắt, nhận xét chung (cần khen nhiều, biểu dương những em tốt). Yêu cầu, hướng dẫn học sinh thực hiện những hoạt động tiếp nối nhằm củng cố kết quả thực hành luyện tập ở lớp (viết bài ở nhà, thực hành giao tiếp ngoài lớp học, sử dụng kỹ năng đã học và thực tế cuộc sống).
Qua hai biện pháp trên, tôi thấy cái mới của chương trình nội dung và biện pháp chính là: Bài làm rất cụ thể, với đề tài nào là đưa các em thực hành luôn mà học sinh lại nắm được và hiểu bài. Giáo viên là người hướng dẫn, tổ chức hoạt động học của học sinh. Tuy nhiên trong khi hướng dẫn học sinh kể nếu có em gặp lúng túng vì quên chuyện thì giáo viên có thể nhắc nhẹ nhàng để các em có thể nhớ lại. Nếu có em kể thiếu chính xác thì giáo viên cũng không nên ngắt lời mà chỉ nhận xét khi các em kể xong.
Giáo viên phải động viên, khuyến khích các em kể tự nhiên, hồn nhiên như là kể trong gia đình, với bạn bè. Loại văn này đối với học sinh lớp 3 yêu cầu sáng tạo là kể một cách tự nhiên, lời kể đơn giản, sống động. Biết dựa vào chuyện trong chừng mực vừa thêm cụ thể. Các em chỉ cần kể với những tình tiết, nhân vật nguyên bản. Không khuyến khích học sinh thay những từ ngữ được chọn rất chính xác bằng từ ngữ khác, không coi việc học sinh kể học thuộc lòng là thiếu sáng tạo, kể một cách sinh động như sống với câu chuyện.
Ví dụ: Kể lại một việc tốt em đã làm để bảo vệ môi trường.
Giáo viên phải gợi ý: Trước hết các em phải kể cho các bạn cùng nhóm: Ai đã có việc làm giống bé Thu trong đoạn bài kết bài? Ai có việc làm khác để chăm sóc, bảo vệ con vật, cây cối, để giữ cho nhà, cho phố sạch sẽ?
Giáo viên hướng dẫn chia nhóm và kể cho nhau nghe việc đã làm (gợi ý: Sự việc bắt đầu như thế nào? Xảy ra ở đâu? lúc nào? diễn biến ra sao? Kết thúc thế nào? ....)
Nếu học sinh lúng túng chưa tìm ra được việc bản thân đã làm để bảo vệ môi trường. Giáo viên đưa ra một số tranh.
Với những biện pháp trên thì học sinh sẽ làm tốt hơn và đầy đủ, giáo viên phải quan sát nhiều hơn.
Để đánh giá được bài văn kể chuyện lớp 3 thì cách đánh giá kết quả thực hành luyện tập không chỉ phải có giáo viên mà chính bản thân học sinh cùng tham gia.
II/- Các biện pháp để tổ chức thực hiện dạy các kiểu bài tập làm văn lớp 3:
1- Biện pháp dạy văn kể chuyện:
Theo chương trình cải cách giáo dục biện pháp dạy văn kể chuyện là:
- Cho học sinh đọc nhiều lần câu chuyện phải kể. Nhớ kỹ những nhân vật chính và chi tiết nổi bật.
- Tóm tắt ngắn gọn nội dung câu chuyện.
- Dựa vào câu hỏi để kể theo trình tự câu chuyện, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện diễn biến và kết thúc câu chuyện.
- Liên kết các đoạn văn thành bài văn trọn vẹn diễn ý bằng lời văn của chính mình.
Chương trình 2000 có sự thay đổi. Giáo viên là người tổ chức điều khiển hoạt động học của học sinh theo các biện pháp dạy học sau:
- Giúp học sinh nắm được yêu cầu của bài và gợi ý theo câu hỏi sách giáo khoa (giáo viên viết lên bảng lớp những câu hỏi gợi ý làm điểm tựa cho học sinh nhớ chuyện).
+ Truyện tên là gì?
+ Truyện có những ai?
+ Diễn biến ra sao?
+ Kết quả thế nào?
- Học sinh dựa vào đó để kể lại bằng lời của mình.
- Học sinh viết bằng những lời mình kể ở trên thành một đoạn văn đúng về nội dung và nghữ pháp, có mối quan hệ và ý để tạo một đoạn văn thống nhất.
2- Biện pháp dạy văn miêu tả:
Chương trình cải cách giáo dục dạy theo các biện pháp:
- Vận dụng các giác quan kết hợp với tưởng tượng và liên tưởng để quan sát (hình dáng, màu sắc, tên gọi ....) hoàn cảnh xuất hiện. Chú ý tới các đặc điểm của vật đó.
- Nêu rõ mối quan hệ với con người.
- Trả lời câu hỏi và sắp xếp bài văn cho mạch lạc.
Chương trình 2000 cũng dạy theo biện pháp đó nhưng người giáo viên phải chú ý hướng dẫn một cách thống nhất mà trọn vẹn nhất là quan sát tranh các em nhìn thấy gì nói vậy. Làm sao cho các hình ảnh có trật tự đan xen lẫn nhau.
Cái khác thứ hai là hướng dẫn học sinh chia nhóm, từng em trình bày bài nói cho các bạn nghe và góp ý trước lớp để giáo viên và các ban nhận xét. Cần chú ý học sinh giúp các em biết cách dùng từ ngữ gợi tả và hình ảnh so sánh để miêu tả những gì các em định nói, viết. bước đầu các em được bộc lộ suy nghĩ tình cảm của bản thân đối với những gì em tả.
Văn miêu tả được đánh giá kết quả luyện tập thực hành của các em cần phải dựa vào bài làm cụ thể. Đó là sản phẩm của quá trình của các em tả, suy nghĩ những gì nó được thể hiện. Vì vậy cần phải nhận xét một cách chính xác, rõ ràng.
Đối với văn miêu tả chương trình 2000 khác hơn chương trình cũ đó là đề bài quan sát tranh và trả lời câu hỏi ở chương trình cũ chỉ có một đề, một tranh chung cho cả lớp. Nhưng chương trình 2000 thì phát triển tư duy khác hơn, rộng hơn cho các em tự do về tranh ảnh mà mình thích không ai giống ai. Tranh do các em tự chọn.
Ví dụ: Chương trình cũ: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: "Cây dừa nhà em" thì buộc học sinh tả thân, cành, lá .... Từng bộ phận của cây dừa. Còn chương trình 2000 thì sao? Nói về cảnh đẹp đất nước quê hương ..... Mỗi em một tranh và nói những điều có trong tranh ảnh.
Cái hay, cái mới là vậy nhưng người giáo viên phải biết kết hợp các biện pháp lại với nhau để có một bài văn miêu tả hay.
3- Biện pháp dạy văn viết thư:
Đây là một kiểu văn mới đối với học sinh lớp 3 chương trình 2000. Vì vậy biện pháp dạy học chủ yếu là hướng dẫn ngay vào luyện tập, thực hành qua cách giới thiệu bài tập đọc đã học giáo viên hướng dẫn gợi ý.
- Dòng đầu thư em viết như thế nào? (Nơi gửi, ngày .... tháng .... năm .....) giáo viên hướng dẫn học sinh đưa ra cụ thể.
- Em sẽ viết thư gửi ai? (Ông bà, anh chị, bạn bè ... ) em viết lời xưng hô với người thân như thế nào để thể hiện thái độ đúng mực? (học sinh tự nêu cụ thể). Giáo viên cần lưu ý cách xưng hô đối với ông bà khác với bạn bè. Đối với người thân cần phải xưng hô bộc lộ tình cảm quý mến và sự kính trọng. Đối với ban bè cần bộc lộ tình cảm và sự thân mật.
Trong phần nội dung, em sẽ hỏi thăm điều gì? Muốn báo tin cho người nhận thư? Ví dụ: (Thăm hỏi sức khoẻ, báo tin gì đó, hay kể lại một việc làm gì ... của mình).
Cuối thư em chúc người thân điều gì? muốn báo tin gì cho người thân? kết thúc lá thư em viết những gì? (lời chào - ký tên, học sinh tự nêu nôi dung cụ thể).
Ngoài những việc viết thư giáo viên còn phải hướng dẫn các em ghi phong bì thư, góc bên trái phía trên ghi gì? góc bên phải phía dưới ghi gì?
Giáo viên hướng dẫn cho các em, nếu em nào yếu, kém, giáo viên cần theo dõi hướng dẫn giúp đỡ. Sau khi học sinh viết xong giáo viên cho vài em xung phong đọc trước lớp để nhận xét, rút kinh nghiệm chung.
Bài đánh giá kết quả thực hành luyện tập ở lớp của bài văn viết thư cần phải:
- Hình thức trình bày cần đúng và đẹp (Vị trí ghi ngày, tháng, lời xưng hô, lời chào ....).
Từ ngữ diễn đạt đúng ý và thể hiện thái độ kính trọng với người trên, đặt câu đúng ngữ pháp, viết đúng chính tả ....
Đối với yêu cầu đánh giá của bài văn viết thư lớp 3 tôi thấy có nhiều ưu điểm. Qua đây học sinh có thể viết một bức thư ngắn cho ai đó mà chương trình cũ chưa có. Mặc dù đưa vào lớp 3 nhưng rất phù hợp với lứa tuổi, viết thư không yêu cầu nhiều về nôi dung mà hình thức là chủ yếu.
4- Biện pháp dạy văn thuyết minh:
Đây là biện pháp quan trọng nhất đối với mục tiêu mà chương trình 2000 đặt ra. Biện pháp ở đây là được thông qua nhiều bài học mang tính tình huống, phù hợp với nhiều tình huống mang tính tự nhiên. Các kỹ năng giao tiếp cùng đòi hỏi cao dần về mức độ, chẳng hạn như từ yêu cầu đọc trơn (lớp 1) nâng dần lên đọc thầm rồi đọc lướt nắm ý. Đó là từ yêu cầu giao tiếp đơn giản nâng cao lên yêu cầu giao tiếp chính thức.
Cũng như văn viết thư, viết đơn, biện pháp dạy học đưa các em vào thực hành ngay.
Thứ nhất là giáo viên cho học sinh xác định rõ nội dung hay chủ đề giao tiếp.
Ví dụ: Em cùng các bạn trong tổ tổ chức một cuộc họp. Nội dung cuộc họp là trao đổi về trách nhiệm trong cộng đồng.
	Chẳng hạn: - Tôn trọng luật đi đường.
	- Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.
Thứ hai người giáo viên phải là người tổ chức điều khiển hoạt động của học sinh tức là phải biết cách tổ chức họp. Cho các em giao tiếp trong từng nhóm. Mỗi bạn đóng vai tổ trưởng một lần nhưng mỗi một cuộc họp bàn khác nhau. Giáo viên hướng dẫn tổ trưởng nêu cho các em nội dung cần bàn. Mọi thành viên đều phát biểu ý kiến, tổ trưởng cùng kết luận và giao việc cho từng người.
Để đánh giá được bài văn giao tiếp của học sinh người giáo viên cần phải nắm được nội dung giao tiếp của tổ nhóm, cách thức tổ chức, hoạt động của thành viên trong tổ như thế nào? nói ra sao? cả lớp và giáo viên tính điểm thi đua. Đánh giá kiểu bài này cần phải nói một cách rõ ràng, rành mạch với thái độ đàng hoàng, tự nhiên và tự tin. Cũng như văn kể chuyện, giáo viên cần nhắc nhở các em về giọng điệu, cử chỉ .... nhưng không quá cứng nhắc.
Nhìn chung với những biện pháp cho từng kiểu bài thì học sinh hoạt động tích cực, chủ động nắm kiến thức mới. Đối với môn học này thì các em đi ngay vào thực hành. Vì vậy người giáo viên là người nói nhiều. Nhưng áp dụng biện pháp dạy học cho một tiết rõ ràng, cụ thể thì tiết tương tự các em làm bài được.
5- Biện pháp dạy văn nhật dụng (Viết đơn từ):
Đây là một kiểu bài mà tôi tâm đắc nhất đối với tất cả các kiểu bài. Vì sao vậy? Các em học hết lớp 1 có thể đọc thông, viết thạo. Ngoài ra chương trình 2000 lại có nhu cầu phục vụ bản thân. Vậy nên nhu cầu phục vụ sinh hoạt và bản thân trong học tập và cuộc sống nhiều hơn. Còn ở chương trình cải cách giáo dục các em học hết lớp 5 mà vẫn chưa biết viết lá đơn, đơn giản nhất là 
"Đơn xin nghỉ học", "Đơn xin kết nạp Đội" đó là những cái các em đã từng gặp và trải qua. Vì chương trình cải cách giáo dục mãi cuối lớp 5 mới đưa vào. Nếu giáo viên không hướng dẫn ngoài giờ thì học sinh đâu có biết viết. Bởi vậy tôi thấy chương trình 2000 đưa vào lớp 3 là rất phù hợp. Tất nhiên biện pháp chủ yếu là hướng dẫn cho các em thực hành qua các bài viết đơn, mẫu có sẵn. Trên cơ sở đó giáo viên giúp học sinh nắm vững nhu cầu đó của lá đơn. Phần nào trong đơn phải viết theo mẫu, phần nào không nhất thiết phải hoàn toàn theo mẫu. Vì sao? Mà học sinh của lớp 3 chương trình 2000 chủ yếu là biết điền lá đơn theo mẫu.
Cụ thể trình tự và các hình thức của lá đơn theo mẫu là:
- Mở đầu lá đơn phải viết Quốc hiệu và Tiêu ngữ:
	(Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - hạnh phúc)
- Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn
- Tên của đơn: "Đơn xin ...."
- Tên của người hoặc tổ chức nhận đơn
- Họ tên, ngày, tháng, năm sinh của người viết đơn, người viết là học sinh lớp nào?
- Trình bày lý do viết đơn
- Lời hứa của người viết đơn
- Chữ ký và họ tên của người viết đơn.
Trong các nội dung trên thì lý do viết đơn, bày tỏ nguyện vọng, lời hứa, là những nội dung không cần theo khuôn mẫu. Vì mỗi người có một lý do, nguyện vọng lời hứa riêng của mình miễn là thể hiện được những ý cần thiết.
Để đánh giá kết quả thực hành của một bài văn viết đơn theo mẫu thì học sinh phải viết đầy đủ nội dung lá đơn viết đúng theo mẫu, chỗ nào cần viết, chỗ nào không cần viết và viết như thế nào? Câu hỏi ngắn gọn, đúng ngữ pháp, đúng chính tả.
Với những yêu cầu và biện pháp như trên, học sinh sẽ viết tương đối đầy đủ và chính xác và nội dung và hình thức. Mặc dù có những lời văn, câu văn còn chưa ngắn gọn.
Thực tế chương trình 2000 tôi thấy các biện pháp dạy học được đưa ra phù hợp với lứa tuổi và rất thuận lợi cho việc giảng dạy của giáo viên.
C- Phần kết luận:
I/- kết quả nghiên cứu:
Khi tiến hành các biện pháp nêu ở trên vào việc giảng dạy phân môn tập làm văn để học sinh năm được các biện pháp học với 5 kiểu bài đã nêu cho học sinh lớp 3. Tôi thấy kết quả đạt được qua đợt khảo sát các kiểu bài như sau:
Môn tập làm văn
Số lượng
%
Viết đúng chính tả, đủ ý, trọn câu
19
61,6
Viết không biết ngắt nghỉ cụm từ trong câu
4
12,8
Viết sai nhiều lỗi chính tả
2
6,4
Dùng từ tối nghĩa trong câu
3
9,6
Dùng từ trong câu chưa sát hợp
3
9,6
Chính vì vậy, việc thay đổi chương trình hoàn toàn phù hợp với mục tiêu đề ra của chương trình Tiếng Việt Tiêu học nói chung và của phân môn Tập làm văn nói riêng. Các kiến thức được cung cấp dưới dạng hệ thống bài tập, học sinh sẽ tự làm bài tập dưới sự góp ý, hướng dẫn của giáo viên để tìm ra tri thức mới. Đây chính là cơ sở để học sinh phát triển năng lực cá nhân, hình thành thói quen giao tiếp một cách mạnh dạn, rõ ràng, lưu loát trước các mối quan hệ, trước các tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống.
Có thể khẳng định, đổi mới nôi dung và phương pháp dạy học luôn đặt trong mối quan hệ với mục tiêu, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đổi mới các hình thức tổ chức dạy học để nâng cao hiệu quả dạy học.
Việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học tập làm văn là một hướng đi đúng đắn và có tính khả thi cao, đảm bảo sự thống nhất về mục tiêu quan điểm, nhận thức, hành động thống nhất trình độ chuẩn phù hợp với thực tế nước ta trong nhữn

Tài liệu đính kèm:

  • doc24-3-2006 Sang kien kinh nghiem mot so bien phap day TLV lop 3.doc