Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh Lớp 1

II. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài:

Bậc Tiểu học là tiền đề cơ bản để đào tạo và dạy dỗ các thiếu nhi Việt

Nam trở thành người có ích , người công dân tốt của xã hội. Đặc biệt lớp 1 là

lớp nền tảng để các em học tốt các lớp và các cấp bậc học tiếp theo. Nếu ngay từ

khi bắt đầu cắp sách đến trường các con đã được dạy đọc đúng, viết đúng thì các

con sẽ rất tự tin và hứng thú học tập. Do đó các con mong muốn được đến

trường, để được học hỏi tiếp thu tri thức mới. Chính vì vậy, mục đích của đề tài

này, tôi nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân, những điểm còn hạn chế trong dạy

và học môn Tiếng Việt ở lớp 1 để từ đó tìm ra những biện pháp khắc phục nhằm

nâng cao chất lượng đọc đúng, đọc nhanh giúp học sinh học tập tốt ngay từ lớp

đầu cấp.

pdf 24 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 1163Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố - Dặn dò
V. Một số nguyên tắc và phương pháp dạy Học vần:
 1. Nguyên tắc dạy Học vần:
- Cần nắm vững những đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh lớp 1, khả năng tập
trung chú ý của các em chưa cao, tư duy chưa phát triển. Vì thế trong giờ học
vần cần phải thay đổi linh hoạt kiểu loại hoạt động trí tuệ hoặc xen kẽ những
khoảng giải lao vài ba phút cho các em chơi các trò chơi như: đọc thơ, quan sát
tranh, sử dụng hộp chữ rời ... Cách dạy này nhằm thoả mãn yêu cầu "học mà
chơi, chơi mà học" duy trì hứng thú ở trẻ .
- Cần coi trọng nguyên tắc “học sinh là chủ thể của hoạt động”. Theo nguyên
tắc này nên cho học sinh luyện tập nhiều trong khi học: đọc, viết ghép vần sử
dụng xen kẽ.
Giáo viên cũng cần lưu ý đúng mức đến tính vừa sức trong dạy vần, tránh lối
dạy nhồi nhét, quá tải. Có một thực tế là khi bước vào lớp, trẻ em không đồng
đều về trình độ. Có em đã biết đọc ít nhiều, có em đã nhận diện được một số
chữ, có em chưa biết gì ... Về tính cách, có em bạo dạn, có em nhút nhát... Do đó
giáo viên phải tìm hiểu thực trạng của lớp ngay từ đầu để có thể chia lớp thành
các nhóm và có cách dạy phù hợp với từng nhóm.
- Trong việc dạy vần, phải tạo mục đích, động cơ cho trẻ. Bài dạy phải quán triệt
tinh thần "từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng" nhằm phát huy tính tích
cực của trẻ. Ngoài ra không được quên yêu cầu giáo dục tư tưởng trong dạy vần.
Giáo viên khéo léo vận dụng những tư liệu mà sách giáo khoa cung cấp (hoặc
tranh ảnh ... ) để giúp các em có được vốn hiểu biết ban đầu về quê hương, đất
7/22
Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp 1
nước, con người, xã hội... Nếu dạy vần chỉ đạt tới kĩ thuật đọc, viết đơn thuần thì
kết quả sẽ rất đơn điệu.
 2. Phương pháp dạy học vần: 
* Phương pháp trình bày trực quan:
 - Phương pháp này đòi hỏi học sinh phải được quan sát vật thật, tranh ảnh tự
nhiên hay việc làm mẫu của giáo viên. 
- Cách dạy: Hướng dẫn học sinh xem tranh ảnh, vật thật hay mô hình gắn với
nội dung từ khoá, từ ngữ ứng dụng. Cho các em nghe giọng đọc nhìn khuôn
miệng của giáo viên khi phát âm, đánh vần mẫu.
- Tác dụng: phương pháp này được sử dụng nhiều trong bước giới thiệu bài mới,
bước luyện tập, giúp các em tiếp thu kiến thức mới nhanh hơn, cũng cố âm, vần
mới sâu sắc hơn. Giáo viên tiết kiệm được lời giảng mà giờ dạy vẫn sinh động. 
* Phương pháp phân tích tổng hợp:
- Phân tích trong dạy vần thực chất là tách các hiện tượng ngôn ngữ theo cấp độ:
từ - tiếng - vần (âm) 
- Tổng hợp là ghép các yếu tố ngôn ngữ đã tách đó trở lại dạng ban đầu.
- Các thao tác tách và ghép này phải được phối hợp nhuần nhuyễn, kết hợp đánh
vần tiếng với đọc trơn.
- Cách dạy:
 + Phương pháp này áp dụng khi giảng bài mới (ở tiết 1). Cho học sinh phân
tích từ - tiếng - âm (vần), khi các em đã nắm được âm (vần) mới thì tổng hợp trở
lại và đọc trơn (đọc xuôi và đọc ngược). 
Ví dụ: Dạy bài ươc - ươt
- Từ khoa là rước đèn, cầu trượt
- Tách tiếng rước, trượt. Hỏi tiếng mới trong hai từ trên. Sau khi học sinh phát
hiện được, lất bìa che các tiếng đã biết (đèn, cầu), chỉ để lại hai tiếng mới.
- Tách vần: ươc - ươt.
 + Dùng bìa che tiếng (đèn, cầu) hỏi tiếng mới học.
 + Che phụ âm đầu (r, tr) tách vần ươc, ươt dùng sơ đồ gạch ngang ươ-c ươ-t
(vần ươc, ươt do các âm ươ, ươ ghép với c và t, âm c - t đứng cuối vần).
 + Sau đó đọc tổng hợp lại: âm đến vần (ư-ơ-c -> ươc)
 + Vần đến tiếng (rờ - ươc – rươc - sắc - rước)
 + Tiếng đến từ (rước đèn)
Cuối cùng cho học sinh đọc trơn vần, tiếng và từ.
Tác dụng: Học sinh nắm được chắc bài học, tiếp thu kiến thức có hệ thống một
cách chủ động.
* Phương pháp hỏi đáp:
8/22
Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp 1
Phương pháp này được tiến hành trên cơ sở các câu hỏi của giáo viên và
sự trả lời của học sinh để cùng tìm ra tri thức mới.
Cách dạy:
- Khi soạn bài, giáo viên cần chuẩn bị trước một hệ thống câu hỏi.
- Các câu hỏi này tập trung hỏi về nội dung kiến thức của bài học.
- Hỏi để tự tìm từ khoá, tiếng khoá mới trong bài mới. 
- Hỏi để phân tích từ, tiếng và tổng hợp từ.
Tác dụng:
- Giúp học sinh tham gia vào việc tìm hiểu bài mới một cách tự giác tích
cực, chủ động. Nhờ đó các em nhanh chóng thuộc bài, hào hứng học tập, lớp
học sinh động.
- Giáo viên nắm được trình độ học tập của học sinh, từ đó phân loại học
sinh và có phương pháp phù hợp với đối tượng.
* Phương pháp luyện tập thực hành
Giờ học vần không có tiết lí thuyết vì vậy phương pháp này cần được
quán triệt một cách triệt để. Dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh tập vận
dụng tri thức đã học rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo và củng cố kiến thức.
Cách dạy:
- Chú ý cho các em được vận dụng tổng hợp các giác quan khi học, đọc
viết: mắt nhìn, miệng đọc, tai nghe, tay viết.
- Cho các em tập đọc, tập phân tích từ, tiếng, tập viết ngay sau khi học
bài mới. Với những bài dạy một âm, một vần cho học sinh tập viết ngay ở tiết
1.
Tác dụng :
- Phương pháp này giúp các em khắc sâu hơn những kiến thức vừa học
góp phần hình thành các kĩ năng đọc và viết kết hợp với nghe - nói một cách hệ
thống.
- Phát triển được những đặc trưng tâm lý lứa tuổi, nhất là phát triển quan
sát, tư duy phân tích...
* Phương pháp vui - học sử dụng trò chơi học tập:
Đó là một dạng hoạt động học tập được tiến hành thông qua các trò chơi
(chơi là phương tiện, học là mục đích). Thực chất trò chơi ở đây là trò chơi mục
đích.
Cách dạy:
- Trò chơi có thể tiến hành sau khi học sinh học bài mới (kết hợp luyện
tập) hoặc sau phần luyện tập. Tuỳ theo bài dạy và mục đích "chơi" giáo viên sử
dụng linh hoạt các trò chơi.
9/22
Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp 1
- Trò chơi có thể bằng vật thật (trực quan), học sinh sử dụng thao tác tay
chân, bằng biểu tượng, bằng lời ... Chẳng hạn: chơi đố chữ, thi tìm âm - vần vừa
học (chỉ đúng - nhanh), thi ghép vần, hái hoa dân chủ,
bốc thăm ...
 Tác dụng:
Giờ học sinh động, duy trì được hứng thú của trẻ. Các em được học tập
một cách chủ động tích cực.
VI. Thực hiện:
- Trẻ lớp 1 tiếp khu kiến thức bài học từ những hình ảnh trực quan sinh
động đến tư duy trừu tượng nên việc hướng dẫn các em học một bài học vần làm
sao để đạt kết quả tốt đòi hỏi người giáo viên phải có những tìm tòi, sáng tạo
phù hợp với tâm lý của các em.
* Quy trình lên lớp thông thường (ở dạng bài cơ bản) Phần: hướng dẫn
chung ở Sách giao viên Tiếng Việt 1 (tập l) đã nêu tóm tắt quy trình lên lớp đối
với giáo viên trong giờ dạy Tiếng Việt ở lớp 1. Dưới đây xin phân tích và lưu ý
thêm một số điểm để giáo viên có thể vận dụng sáng tạo khi lên lớp trong từng
bài cụ thể.
* Dạy bài âm - chữ ghi âm (học vần) mới.
Trong hai tiết lên lớp cho một bài dạy, ngoài những công việc thông lệ
như: ổn định tổ chức, nhắc nhở, tuyên dương, dặn dò ... có 2 bước lên lớp cơ
bản, cần được giáo viên vận dụng linh hoạt, sáng tạo: Kiểm tra bài cũ: Dạy bài
mới (thường phân bố như sau: tiết 1 : giới thiệu bài (l); Dạy âm - chữ ghi âm
(vần mới) (2); tiết 2: Luyện tập (3); Hướng dẫn học sinh học ở nhà (4).
1. Kiểm tra bài cũ.
 Thời gian từ 5 - 8 phút (tuỳ bài dạy)
- Nội dung kiểm tra:
 + Đọc chữ ghi âm (vần) - tiếng mới (hoặc tiếng mới từ khoá), từ ứng
dụng (2-3 từ) của bài kế trước đó. Có thể kiểm tra thêm phần luyện đọc ở nhà
hoặc một vài âm (vần hoặc tiếng) đã học có xuất hiện trong bài sắp dạy.
 + Viết: Chữ ghi âm (vần) - chữ ghi tiếng mới - từ khoá của bài kế
trước đó. Tuỳ điều kiện có thể viết nâng cao 1 đến 2 từ ứng dụng.
- Biện pháp tiến hành: Kiểm tra đọc trước đối với từng học sinh (đọc trên
bảng lớp hoặc bảng con viết sẵn, bài ghi chữ, đọc trong sách giáo khoa), kiểm
tra viết sau đối với cả lớp (viết bảng con hoặc kết hợp viết cả lớp đối với 2 - 3
học sinh). Nói chung giáo viên cần có nhiều biện pháp sáng tạo để đạt hiệu quả
cao nhất.
10/22
Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp 1
2. Dạy bài mới.
 Giới thiệu bài: (2 - 3 phút) có thể gợi ý về từ khoá và chú giải thêm về
nghĩa, nếu cần (qua tranh ảnh hay vật thật) rồi nêu tên bài mới, song cũng có thể
nêu ngay tên bài mới rồi gợi mở từ khoá để ghi lên bảng và dạy (ở bài dạy có
nhiều âm - vần).
* Dạy âm - chữ ghi âm hoặc vần:
 - Phân tích từ khoá, tiếng khoá để rút ra âm - chữ ghi âm hoặc vần mới,
giúp học sinh nhận dạng (phân tích) chữ ghi âm (vần) mới, tập phát âm (đánh
vần) mới học.
Tổng hợp âm - vần trở lại tiếng khoá giúp học sinh biết đánh vần và đọc
tiếng khoá, từ đó giúp học sinh có thể đọc trơn được các từ khoá.
Tiến hành xong, cho vài học sinh đọc "tổng hợp" lại (âm, vần - tiếng, từ).
* Củng cố âm - vần mới bằng hình thức nhận dạng, tái hiện chữ ghi âm
(vần) viết thường trên bảng con (có thể kết hợp cho 2 - 3 học sinh viết trên bảng
lớp hoặc cho học sinh sử dụng vở tập viết). Để thực hiện tốt khâu này, giáo viên
cần lưu ý viết mẫu (để học sinh tri giác "bắt chước"), hướng dẫn đôi điều cần
thiết về quy trình viết chữ, hình dáng chữ viết và cách viết các con chữ gần
nhau.
Tuỳ bài dạy cụ thể, giáo viên có thể cho học sinh tập viết ngay cả chữ ghi
tiếng mới, hoặc chuyển khâu này xuống kết hợp ở khâu viết chữ ghi tiếng.
- Dạy bài: âm - chữ ghi âm giáo viên cần lưu ý:
 + Khi rút ra chữ ghi âm (viết bằng chữ in thường), giáo viên có thể giới
thiệu ngay cả chữ viết thường trên dòng kẻ (như cách trình bày ở sách giáo
khoa) để học sinh nhận dạng và so sánh. Khi hướng dẫn học sinh viết bảng con,
giáo viên dùng "que chỉ bảng" (hoặc thước) tô lại chữ đã viết để học sinh quan
sát quy trình, nhận biết hình dáng chữ.
 + Trong sách giáo khoa, ngoài tranh minh hoạ từ khoá sau bài mới
thường có thêm phần tranh gợi từ với ba cách trình bày, trang không có từ ngữ
kèm theo, tranh có từ ngữ kèm theo nhưng in bằng hai cỡ chữ (to -nhỏ), tranh có
từ ngữ kèm theo in chữ to học sinh có thể đọc được. Tuỳ bài dạy cụ thể giáo
viên có thể dạy ở tiết 1 (sau khi tổng hợp xong từ khoá) hoặc tiết 2 ( phần luyện
tập trên bảng lớp). Cách dạy như sau: Tranh không có từ ngữ kèm theo, giáo
viên dùng tranh để gợi ý dẫn học sinh nêu tiếng trong đó có âm mới học (giáo
viên có thể viết vào cho học sinh kết hợp nhận dạng chữ ghi âm) sau đó cần xoá
ngay vì học sinh chưa đánh vần đọc được. Tranh có từ ngữ kèm theo: giáo viên
dùng tranh để gợi tiếng, từ cần thiết cho học sinh phát âm, sau đó ghi bảng (ghi
11/22
Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp 1
chữ in cỡ to ở sách giáo khoa) cho học sinh nhận dạng chữ ghi âm mới học và
đánh vần, đọc tiếng (từ) do giáo viên ghi.
 - Dạy bài 3 vần: giáo viên lưu ý dạy 3 vần và so sánh phân biệt ở tiết 1
(chuyển yêu cầu viết vần mới sang tiết 2) hoặc dạy 2 vần và so sánh phân biệt
tập viết bảng con ở tiết 1, vần thứ 3 dạy ở tiết 2. Những vần này thường điểm có
điềm giống hoặc gần gũi với nhau (ví dụ on, ôn, ơn) giáo viên chỉ cần dạy kĩ vần
đầu, các vần sau có thể lượt nhanh và chú ý gợi dẫn học sinh tự so sánh cấu tạo
các vần rồi đánh vần - đọc vần.
* Luyện tập:
Phần này bao gồm: Luyện đọc bài trên lớp, luyện đọc bài trong sách giáo
khoa và luyện viết chữ ghi tiếng vào bảng con.
Luyện đọc bài trên bảng lớp (khoảng 15 phút) và thực hiện theo trình tự
sau: giáo viên chép từ ngữ ứng dụng trên bảng - cho học sinh nhận biết chữ ghi
âm (vần) mới học, củng cố chữ ghi âm (vần) đã học. Giáo viên chỉ, học sinh đọc
hoặc học sinh chỉ bảng và đọc theo hướng dẫn của giáo viên hoặc học sinh tự
đánh vần nhẩm và đọc tiếng - giáo viên hướng dẫn học sinh đọc từ (hoặc câu
ngắn ở bài âm - chữ ghi âm).
Sau đó giáo viên mới đọc mẫu, kết hợp giải nghĩa từ cần thiết. Cuối cùng
cho vài học sinh đọc lại toàn bộ bài. nếu có điều kiện giáo viên có thể chọn thêm
từ ngữ ứng dụng mở rộng, chép bảng con cho học sinh luyện đọc theo cách trên.
Nội dung "luyện đọc bài trong sách giáo khoa" tương tự như đã ghi ở bảng lớp.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc theo thứ tự từ trên xuống, gồm: tên bài âm -
vần mới) - phần học âm chữ ghi âm, vần mới (chú ý đọc theo cách tổng hợp từ
dưới lên: âm, vần - tiếng khoá - từ khoá) - tiếng và từ ứng dụng (hoặc câu ngắn
ở bài âm - chữ ghi âm) và có thể thêm cả chữ ghi ở mục Luyện viết (kí hiệu * ở
sách giáo khoa). Sau đó giáo viên kết hợp hướng dẫn học sinh phần: luyện đọc ở
lớp và ở nhà (kí hiệu) theo cách: chép cả trên bảng lớp hoặc chọn một số tiếng,
từ cần luyện đọc - hướng dẫn học sinh nhận biết âm - vần, đánh vần tiếng, đọc
tiếng, đọc từ... Sau đó học sinh đọc lần lượt ở sách giáo khoa.
Các bước lên lớp cơ bản được tiến hành như sau:
- Nội dung cần kiểm tra: đọc - viết chữ ghi âm và tiếng có âm đã học ở bài
kế trước
- Phương pháp so sánh để tìm ra dấu hiệu nhận biết các chữ cái trong một
bài học vần chỉ là một khía cạnh nhỏ trong những phương pháp mà giáo viên
thao tác trên lớp.
Ví dụ: + Khi học sinh học bài học vần: âm d
12/22
Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp 1
Nét cong hở phải trước
- Giáo viên giảng: âm d gồm có hai nét d
 Nét sổ thẳng sau
- Âm d có thể ghép với những nguyên âm: a, o, ô, ơ, e, ê, i, u, ư để tạo
thành các tiếng hoặc các từ: da, do, dô, dơ, de, dê, di, du, dư.
- Tuy nhiên những tiếng: de, di chưa thể được coi là một từ mà nó phải
kết hợp với tiếng khác hoặc thanh điệu mới có thể tạo thành từ.
dè chừng
Ví dụ: d - e + ` => dè dè xẻn
ăn dè
dí dỏm
Ví dụ: d - i + ' => dí dí sát
bẹp dí 
 + Khi dạy bài âm b
Nét sổ thẳng trước
- Giáo viên giảng: âm b gồm có hai nét 
Nét cong hở phải sau=>b
- Âm b có thể ghép với những nguyên âm: a, o, ô, ơ, e, ê, i, u, ư để tạo
thành các tiếng hoặc các từ: ba, bo, bô, bơ, be, bê, bi, bu, bư.
Giáo viên cũng có thể cho các em ghép những tiếng và từ trên với các
thanh điệu để tạo thành từ mới hoặc cũng có thể kết hợp với tiếng hoặc từ khác.
Ví dụ: ba + ba  ba ba : chỉ con ba ba
be + bé  be bé : nhỏ
bi + bô  bi bô : tiếng của em bé đang tập nói
- Nhưng sau khi học sinh học xong bài âm d và âm b giáo viên cần cho
học sinh biết cách so sánh để tìm ra sự giống và khác nhau giữa hai âm này.
- Cô hỏi : âm d và âm b có gì giống nhau?
- Học sinh trả lời : âm d và âm b cùng có nét cong hở và nét sổ thẳng.
- Cô hỏi tiếp : Vậy chúng có gì khác nhau?
- Học sinh có thể nhận biết ngay và trả lời: âm d và âm b khác nhau về vị
trí các nét. Cụ thể là:
13/22
Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp 1
- Âm d có nét cong hở - phải trước, nét sổ sau:
C -  d
- Âm b có nét sổ thẳng trước, nét cong hở - trái sau:
 - O  b
* Từ trực quan trên mà cô giáo đưa ra học sinh có thể tự so sánh rồi rút ra
sự giống nhau và khác nhau giữa hai âm d và b.
Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần nói đến khả năng kết hợp với các nguyên
âm, kết hợp với các từ hoặc tiếng khác, kết hợp với thanh điệu để tạo ra các từ
mới như đã nêu ở trên sẽ càng giúp cho học sinh tự nhận biết được sự khác nhau
của hai âm d và b.
* Đối với các âm mà có những nét tương đối giống nhau, muốn giúp cho học 
sinh lớp 1 nhanh biết đọc giáo viên chia chúng ra thành các nhóm như sau:
Nhóm a - ă - â.
Âm Giống nhau về cấu tạo Khác nhau về cấu tạo
A C =  a
Ă C =  a
â C =  a ^
Tương tự như vậy đối với các nhóm âm:
o - ô - ơ
e - ê
d - đ
d - b
l - b
m - n
p - q
u - ư
* Để củng cố và khắc sâu kiến thức cho học sinh lớp 1 , tôi đã cho các em
chơi trò chơi "Thi nhận biết âm thanh" trong giờ Học vần, hoặc "Thi nối âm với
âm để tạo thành vần, mới, tiếng mới".
 - Ở đây tôi xin đưa ra một số trò chơi khá phổ biến trong giờ dạy học vần mà
tôi vẫn thường áp dụng nhằm giúp cho các em học sinh nhận biết âm trong bài
mới học nhanh hơn.
* Trò chơi thứ nhất "Thi nhận biết âm thanh"
 - Tôi đưa ra các thẻ chữ, trên đó có in sẵn các chữ cái (có thể là không đủ cả
29 chữ cái nhưng những chữ trong bài học xuất hiện từ 2 đến 3 lần).
Ví dụ: Dạy bài: âm p - ph
14/22
ă
Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp 1
 - Các thẻ chữ bày sẵn trước mặt học sinh, tôi gọi từ 2 đến 3 em lên chơi. Khi
tôi hô: "Nhặt cho cô chữ p" - ba học sinh sẽ cùng nhặt.
 - Có thể có em nhặt trước, em nhặt sau, hoặc cũng có thể có em nhặt đúng,
em nhặt sai. Các bạn khác trong lớp sẽ quan sát và cùng nhận xét. Học sinh có
thể tự tìm ra nguyên nhân đã khiến cho bạn mình nhặt sai chữ.
Sau đó nếu có thời gian tôi tổ chức chơi lại cho những em khác. Và qua trò chơi
này mà tôi có thể giúp cho học sinh của mình củng cố lại bài học một cách tốt
hơn.
Ta có thể áp dụng trò chơi: "Thi nhận biết âm thanh" trong các tiết học
vần khi dạy học sinh lớp 1 đang học phần âm.
Ngoài ra trò chơi này còn giúp các em so sánh để tìm ra các nét giống nhau và
khác nhau nhanh hơn, tránh bị nhầm lẫn.
*Trò chơi thứ hai: "Khả năng kết hợp của các nguyên âm với những
phụ âm cuối" .
 - Trò chơi này được áp dụng khi học sinh lớp 1 học đến phần vần. Nó giúp
cho các em so sánh được khả năng kết hợp của các nguyên âm với phụ âm cuối
một cách đúng nhất.
 + CÁCH CHƠI:
- Giáo viên bày sẵn những thẻ chữ có in các chữ cái sau: a, ă, â, n, m, t, c,
p, i, y, u, nh, ch, ng (mỗi đội đều có các chữ này và bảng gài chữ) .
- Sau đó tôi gọi 9 em học sinh lên chơi và chia thành 3 đội.
 Tôi nói: Đội 1 : Ghép cho cô chữ a với những âm còn lại.
Đội 2: Ghép cho cô chữ ă với những âm còn lại.
Đội 3: Ghép cho cô chữ â với những âm còn lại.
+ KẾT QUẢ :
Đội 1 : Ghép: an, am, ai, ay, at, ac, ap, au, anh, ach, ang.
Đội 2: Ghép: ăn, ăm, ăt, ăp, ăng.
Đội 3: Ghép: ân, âm, ây, ât, âp, âu, âng.
- Kết luận: Sự khác nhau trong khả năng kết hợp với những âm cuối của
các nguyên âm a, ă, â:
Âm a: Có thể kết hợp với tất cả các âm cuối
Âm ă: Không kết hợp với các âm cuối: i, y, u, nh, ch,
Âm â: Không kết hợp với các âm cuối: i, nh, ch.
Qua đó học sinh có thể tự so sánh để thấy được sự khác nhau trong khả
năng kết hợp của các nguyên âm a, ă, â.
Tóm lại, trên đây mới chỉ là hai trò chơi mà tôi thường áp dụng trong các
giờ học vần đối với học sinh lớp 1, nhằm củng cố cho học sinh có khả năng biết
15/22
Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp 1
so sánh để tìm ra những nét giống nhau và khác nhau về cấu tạo âm, khả năng
kết hợp trong phần dạy vần giúp các em nhận thức được một cách dễ dàng, đổng
thời giúp các em nhanh biết đọc hơn.
3. Luyện cho học sinh đọc thành thạo các tiếng chứa vần vừa học:
a. Các thao tác luyện đọc:
 - Khi đọc giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh cách ngồi hay đứng đều
phải thẳng lưng, sách mở rộng trên mặt bàn hoặc trên hai tay, khoảng cách giữa
mặt và sách giáo khoa khoảng 25cm.
b. Đọc thành tiếng:
 - Biết đọc to, rõ vần và các tiếng chứa các thanh điệu tiếng việt. Học sinh
luyện đọc phụ âm, từng vần và thanh điệu trong tiếng.
 - Đọc đúng: Đọc đúng là sự tái hiện âm thanh của bài học vì thế yêu cầu học
sinh cần đọc chính xác; không thừa, không thiếu, không sót âm vần; đọc đúng
phải thể hiện ngữ âm Tiếng Việt không bị lẫn lộn.
Ngoài ra như chúng ta đã biết, một đặc điểm tâm lý nổi trổi của học sinh Tiểu
học nói chung và của học sinh lớp Một nói riêng là khả năng bắt chước rất
nhanh mà cụ thể trong kĩ năng đọc là khả năng đọc vẹt rất dễ dàng. Các em
không cần nhớ mặt chữ mà chỉ cần nghe cô và các bạn đọc 1 đến 2 lần là hoàn
toàn có thể nhó và bắt chước giống hệt. Với học sinh lớp Một mới tập đọc để
nhận diện chữ thì điều này vô cùng nguy hiểm. Nó khiến cho bản thân các em
không nhớ mặt chữ, không tư duy, động não và sẽ mãi tụt lùi đi. Trong khi đó,
phụ huynh học sinh thấy con đọc to, lưu loát thì cứ yên tâm cho rằng con mình
đã đọc tốt rồi và xao nhãng việc rèn đọc cho các con.
Chính vì vậy giáo viên cần đặc biệt chú tâm đến phần chống đọc vẹt cho học
sinh trong tất cả các giờ Học vần, buộc tư duy học sinh phải vận động, nhớ và
ghép các âm, vần đã học với nhau tạo ra các tiếng mới. Cách làm như sau:
 - Sau khi học sinh đọc xong các âm, tiếng, từ mới, giáo viên khuyến khích
học sinh: “ Ai giỏi đọc cho cô bất kì tiếng, từ nào mà cô chỉ”.
 - Học sinh đứng lên đọc, giáo viên chỉ bất kì vần, tiếng, từ ngữ trong bài
không theo thứ tự.
*Luyện đọc nhanh
Hình thức đọc vừa phải không ê, a ngắc ngứ, không đọc quá nhanh hoặc lí
nhí từng chữ mà phải đạt yêu cầu 25 tiếng/ phút. Giáo viên phải hướng dẫn học
sinh đọc và giữ tốc độ tuỳ thuộc vào từng bài,

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_luyen_doc_dung_cho_ho.pdf