SKKN Một vài biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 qua một số môn học và hoạt động giáo dục

SKKN Một vài biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 qua một số môn học và hoạt động giáo dục

Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp

 Trong quá trình giáo dục KNS cho HS tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng. Để đạt được hiệu quả như mục tiêu đề ra, người giáo viên cần phải đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhất để thực hiện và vận dụng các biện pháp phù hợp mang tính lô gich, lựa chọn các hình thức giáo dục kĩ năng sống sao cho thật hợp lí. Bởi lẽ mỗi cách lồng ghép trong việc giáo dục KNS giúp các em thể hiện những KNS vừa mang tính mềm mại, nhẹ nhàng nhưng cũng có tác động lớn, thấm sâu được vào trong suy nghĩ của học sinh mới là điều khó. Từ vấn đề này để giúp chúng ta hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ của các giải pháp, biện pháp khi giáo dục KNS mang lại hiệu quả thiết thực. Các giải pháp, biện pháp luôn có sự tác động hỗ trợ lẫn nhau, vừa bám sát vào những vấn đề tâm sinh lí, điều kiện hoàn cảnh, mức độ khả năng tiếp thu cụ thể của học sinh trong thực tế còn vướng mắc, dựa trên cơ sở đó giáo viên có những cách thức, vận dụng phương pháp giáo dục phù hợp để giáo dục cho HS những kĩ năng sống cần thiết trong cuộc sống hằng ngày.

 d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu

 quả ứng dụng.

 Qua thực tế giảng dạy ở lớp 1A trường Tiểu học Krông Ana năm học năm học 2013 – 2014 bản thân tôi nhận thấy KNS của HS đã có nhưng phần nào vẫn còn hạn chế. Phần lớn các em có nhận xét, đánh giá về sự việc nhưng chưa có thái độ và cách ứng xử, cách xưng hô chuẩn mực. Học sinh thể hiện kĩ năng còn đại khái, chưa mạnh dạn thể hiện kĩ năng của bản thân. Các em còn ngại nói, ngại viết, khả năng tự học, tự tìm tòi còn hạn chế.

 

doc 21 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1632Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một vài biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 qua một số môn học và hoạt động giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a quen với cách học cũng như chưa mạnh dạn bày tỏ ý kiến. 
- Khi phát biểu các em nói không rõ ràng, còn trả lời trống không, không tròn câu và không biết nói lời cảm ơn, xin lỗi với cô, bạn bè. 
Nhút nhát những ngày đầu đến lớp.
Các em ít có điều kiện tiếp cận với các khu vui chơi giải trí hiện đại, các hoạt động ngoại khoá như tham quan các làng nghề thủ công, khu du lịch, trải nghiệm cuộc sống trong các trại hè,như HS thành phố nên các em thiếu kiến thức thực tế, rụt rè nhút nhát.
 Một điều nữa là phụ huynh trong lớp phần đa là con em làm nông nghiệp không có thời gian trò chuyện, quan tâm giúp đỡ con em trong các hoạt động cần thiết, vì thế các em luôn lung túng khi xử lí các tình huống đơn giản trong cuộc sống.
 Với cách làm cũ GV nhận lớp chỉ chú trọng dạy các môn học theo quy định của Bộ chưa thực sự quan tâm giáo dục KNS nên thời lượng dành để rèn KNS cho HS còn ít, việc giáo dục KNS của HS còn rất hạn chế. Vốn kiến thức của HS lớp 1 còn ít. HS lớp 1 thiếu các kĩ năng trong cuộc sống như kĩ năng giao tiếp ( rụt rè, nhút nhát), kĩ năng bộc lộ bản thân, kĩ năng trình bày, 
	Vận dụng giải pháp mới cải tiến về giáo dục KNS
 + Về lí luận, phương pháp.
	 GV phải nắm vững kiến thức về KNS; cách giáo dục KNS trong nhà trường mà đặc biệt là cho HS lớp 1.
	 Đổi mới phương pháp dạy và học.
	 Chuẩn bị tốt tâm thế luyện tập KNS cho HS.
 + Về mặt thực tiễn.
Từ tình hình thực tiễn cùng những khó khăn, thuận lợi đã nêu ở trên, tôi đã cố gắng tìm nhiều biện pháp rèn luyện KNS cho HS thông qua các tiết dạy của các môn học, những giờ sinh hoạt, hoạt động ngoại khóa Để thực hiện tốt việc rèn luyện các KNS, đem lại kết quả cao tôi nhận thấy cần phải áp dụng một vài biện pháp sau:
 3. Nội dung và hình thức của các giải pháp
 a. Mục tiêu của giải pháp
 Nhằm đạt được những KNS mà HS cần học và biết thực hành kĩ năng sau khi tiếp cận với công việc, với việc giao tiếp, ứng xử, quan hệ với mọi người, ...
HS có khả năng thích ứng với môi trường xung quanh trong mọi tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống hằng ngày.
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
 b.1. Nội dung:
 Nội dung giáo dục KNS cho học sinh lớp 1 được tích hợp trong tất cả các môn học song chủ yếu tập trung nhiều nhất trong môn TNXH; môn Đạo Đức; môn Tiếng Việt ở lớp 1 gồm các kĩ năng như:
- Kĩ năng tự nhận thức.
- Kĩ năng xác định giá trị.
- Kĩ năng kiểm soát cảm xúc
- Kĩ năng ứng phó với căng thẳng.
- Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin
- Kĩ năng giao tiếp
- Kĩ năng lắng nghe tích cực
- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông
- Kĩ năng thương lượng.
- Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn.
- Kĩ năng hợp tác.
- Kĩ năng tư duy phê phán
- Kĩ năng tư duy sáng tạo.
- Kĩ năng ra quyết định
- Kĩ năng giải quyết vấn đề.
- Kĩ năng kiên định
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm
- Kĩ năng đạt mục tiêu.
 Nội dung bài và địa chỉ giáo dục KNS trong môn Tự nhiên và xã hội; môn Đạo Đức; môn Tiếng Việt lớp 1 đã có toàn bộ trong sách Giáo dục kĩ năng sống - tài liệu sách cho giáo viên lớp 1 của Bộ Giáo dục ban hành. Ngoài ra giáo dục KNS còn thực hiện trong các hoạt động sinh hoạt tập thể, các hoạt động ngoài giờ lên lớp,
 b.2. Cách thức thực hiện giải pháp
 * Biện pháp 1: Gần gũi và tạo mối quan hệ thân thiện với học sinh.
 Ngay sau khi tôi nhận lớp, để tạo sự gần gũi và gắn kết giữa HS và GV chủ nhiệm, tôi sắp xếp thời gian ở các giờ ra chơi để trò chuyện với học sinh. Ngoài việc để nắm về hoàn cảnh của từng em thì tôi cũng nắm bắt sở thích thói quen cũng như kĩ năng giao tiếp của các em. Tại các buổi sinh hoạt hoặc hoạt động giáo dục, tôi tạo cho các em cơ hội được giới thiệu về bản thân, động viên khuyến khích các em chia sẻ với nhau về những sở thích, ước mơ tương lai cũng như mong muốn của tôi với các em. Với các em có hoàn cảnh đặc biệt, biểu hiện tâm sinh lí bất thường, tôi tới thăm gia đình để hiểu rõ hơn về học sinh từ đó có những quan tâm thiết thực hơn đối với các em. Đây là những hoạt động tạo điều kiện giúp cô trò chúng tôi hiểu nhau, đồng thời giúp tôi tạo một môi trường học tập thân thiện để " Trường học thật sự trở thành ngôi nhà thứ hai của các em, các thầy cô giáo, bạn bè là những người thân trong gia đình". 
Hơn nữa đây cũng là điều kiện rất quan trọng để phát triển khả năng giao tiếp của HS. Bởi HS không thể mạnh dạn, tự tin trong một môi trường mà GV chủ nhiệm xa rời HS, luôn gò bó và áp đặt HS theo suy nghĩ của mình.
Trong tuần đầu tiên, tôi để học sinh tự lựa chọn vị trí ngồi của mình để qua đó phần nào nắm được đặc điểm tính cách của các em: mạnh dạn hay nhút nhát, thụ động hay thích thể hiện, hòa đồng hay khép kín...Và tiếp tục qua những tuần học sau, tôi chú ý quan sát những biểu hiện về thái độ học tập, những cử chỉ, hành vi tại vị trí ngồi mà các em chọn để bắt đầu có điều chỉnh phù hợp. 
Ngoài ra, tôi còn dạy các em một số trò chơi để khởi động, thư giãn, tạo tâm lí thoải mái, hứng thú trước khi vào giờ học và sự hòa đồng trong lớp học.
Cùng chơi nào!
 * Biện pháp 2 : Rèn kỹ năng sống hiệu quả qua việc tích hợp vào các môn học
Việc giáo dục KNS cho HS có thể thực hiện bất cứ lúc nào, giờ học nào. Để việc rèn luyện diễn ra một cách thường xuyên và đạt hiệu quả cao tôi đã tích hợp giáo dục KNS vào các môn học và hoạt động giáo dục nhất là các môn như: Tiếng Việt, Đạo đức; Tự nhiên và xã hội; An toàn giao thông ...KNS được lồng cụ thể qua các tình huống giao tiếp chẳng hạn như:
 + Rèn KNS lồng ghép trong môn Đạo đức:
 	Đối với HS Tiểu học Đạo đức là môn học thiết thực, nó rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của HS. Chính vì mà tôi đã tiến hành lồng ghép giáo dục KNS cho HS qua nhiều bài học Đạo đức, cụ thể như:
 	Đạo đức bài: “Em là học sinh lớp Một” tôi đưa ra lời đề nghị: “Em hãy giới thiệu về bản thân và làm quen với mọi người”. Sau vài lời khuyến khích đầu tiên, tôi tổ chức cho các em chơi trò chơi “ Vòng tròn giới thiệu” về tên và sở thích của mình rồi làm quen với các bạn xung quanh. Lúc đầu các em rất ái ngại không tự tin khi nói về mình nhưng tôi giải thích cho các em sự cần thiết khi giao tiếp, cộng thêm một môi trường hoà đồng thân thiện các em đã thực hiện rất tốt, không còn những cái nhìn ái ngại mà là những cánh tay tự tin cùng câu nói chắc gọn: “Mình tên là, mình thíchvà không thích, mơ ước của mình là trở thành..., gia đình mình có” Đây chính là điều kiện để HS được chia sẻ bản thân và giao lưu bạn bè.
 Các kĩ năng được phát triển từ dễ đến khó. Sau bài học giới thiệu bản thân là những bài học như khám phá bản thân qua bài “Gọn gàng ngăn nắp”. Bằng cách tổ chức các hoạt động trải nghiệm, liên hệ thực tế bản thân, các em có thể tự chọn được trang phục đến trường phù hợp và cách giữ vệ sinh cá nhân, cách tự phục vụ bản thân như: đánh răng, rửa mặt, cột dây giày, mặc quần áo Hoạt động trải nghiệm ở BT4 sẽ giúp các em biết chia sẻ, giúp đỡ nhau gọn gàng, ngăn nắp. Tôi tổ chức các em làm việc cặp, chỉnh sửa quần áo, đầu tóc cho gọn gàng. Và kết quả là những buổi học sau tôi thấy các em ăn mặc gọn gàng hơn. Tóc, tay, mặt lúc nào cũng sạch sẽ. Các em ở cùng tổ dân phố hay ngồi cùng bàn còn biết bảo ban nhau phải mặc thế nào cho đẹp, các em nữ còn giúp nhau tết tóc, cài tóc, buộc dây váy gọn gàng. Mỗi lần vào lớp không chỉ tôi mà cả HS, phụ huynh và các GV bộ môn cũng cảm thấy hài lòng khi nhìn các em sạch sẽ, gọn gàng, khôi ngô.
 Việc lồng ghép KNS sẽ giúp các em rèn khả năng tư duy hiệu quả và đặc biệt kĩ năng làm việc đồng đội. Tôi luôn tạo không khí thân thiện, áp dụng việc đổi mới phương pháp tạo điều kiện cho các em mạnh dạn, tự lập, tự khẳng định và phát huy mình hơn qua việc học nhóm. 
Khi dạy bài: "Cảm ơn, xin lỗi" tôi cho HS chuẩn bị những hộp thư: “Cảm ơn, xin lỗi” và tổng kết lại vào cuối tiết. Em nào nhận được nhiều lời cảm ơn nhất sẽ được tuyên dương. Không những vậy tôi tổ chức cho các em trao đổi :
 + Em nói lời cảm ơn, xin lỗi khi nào?
 + Bạn đã cảm ơn em về điều gì? Em cảm thấy như thế nào khi được bạn cảm ơn, xin lỗi?... Qua đó các em sẽ bộc lộ những suy nghĩ của mình. 
 Tất cả các bài học của môn Đạo đức đều có hoạt động liên hệ bản thân. Qua đó các em được trang bị và rèn luyện các kĩ năng ứng xử phù hợp, đúng mực. Nhiều em thời gian đầu bố mẹ thường nhận xét là bướng bỉnh, khó bảo, không nhường nhịn em nhỏ, không giữ gìn sách vởthì khi học xong môn Đạo đức các em đã có những điều chỉnh hành vi tích cực và nhận được lời khen của bố mẹ, ông bà. Các em đã hình thành tốt nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với người khác.
Trong tiết học Đạo đức.
 + Rèn KNS lồng ghép trong môn Tự nhiên xã hội:
 	Để rèn KNS có hiệu quả tôi còn vận dụng khá nhiều trong các môn học thông qua xử lí tình huống hay các trò chơi học tập có nội dung gần gũi với cuộc sống hằng ngày của các em. Như trong môn Tự nhiên xã hội tôi cũng tiến hành lồng ghép dạy KNS qua một số bài như:
 	Bài: "Ăn uống hằng ngày" tôi cho HS thảo luận nhóm và lên thực đơn cho các bữa ăn trong một ngày: Sáng, trưa, tối dưới sự trợ giúp của GV. Sau khi HS nhận xét thực đơn của nhau, HS sẽ khắc sâu kiến thức về một bữa ăn đầy đủ, đảm bảo các chất dinh dưỡng. Các em làm việc tích cực, vui vẻ, tự mỗi em nói được tiếng nói, suy nghĩ của mình với bạn bè, với thầy cô một cách tự tin mạnh dạn. Việc rèn luyện các kĩ năng này đã tạo ra được thói quen tốt cho bản thân mỗi em, các em tham gia một cách chủ động tích cực vào quá trình học tập, tạo điều kiện cho các em chia sẻ những kinh nghiệm, ý kiến hay để giải quyết một vấn đề nào đó. 
 	Ngoài ra tôi chú ý rèn cho các em có kĩ năng bảo vệ và rèn luyện sức khoẻ, kĩ năng phòng chống tai nạn giao thông và các thương tích khác qua các môn học. Ai cũng biết rằng sức khỏe là tài sản vô cùng quí báu của mỗi con người. Học tập tốt, đạo đức tốt là những điều học sinh phải đạt được thì rèn luyện sức khỏe tốt cho học sinh là điều phải được đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên có được một sức khỏe tốt và bảo vệ được nó thì thật không dễ. Dù vậy không có nghĩa là không làm được, nhiều khi sức khỏe của các em phụ thuộc vào những điều rất giản dị. Đó chính là giáo dục một lối sống khoa học. Tôi rèn cho các em kĩ năng đó qua bài, cụ thế như:
 	Ở bài: “Vệ sinh thân thể; Hoạt động và nghỉ ngơi; Ôn tập con người và sức khoẻ; Trời nắng, trời mưa...” giáo dục các em hiểu rằng thân thể sạch sẽ giúp cho chúng ta khoẻ mạnh, biết những việc nên làm và không nên làm để cơ thể luôn sạch sẽ, có ý thức tự giác làm vệ sinh cá nhân hằng ngày, tự giác thực hiện nếp sống vệ sinh, khắc phục những hành vi có hại cho sức khoẻ. Biết tham gia các hoạt động và nghỉ ngơi một cách hợp lí để có sức khoẻ tốt. Có ý thức bảo vệ sức khoẻ khi đi dưới trời nắng, trời mưa. 
 Trong bài: "An toàn khi ở nhà" môn Tự nhiên và xã hội: các em được đóng vai xử lí tình huống khi có tai nạn khi ở nhà như: Cầm dao nhọn cắt quả bị chảy máu, hay trông em giúp mẹ nhưng em đến gần bếp lửa... Các nhóm sẽ thảo luận nhóm sau đó lên đóng vai xử lí tình huống, những em còn lại quan sát và có nhận xét đối với những tình huống mà các bạn mình vừa xử lí để rút ra kĩ năng cấp cứu khi có những trường hợp xấu xảy ra. 
	Việc dạy lồng ghép KNS vào môn Tự nhiên xã hội đã lại cho các em nhiều KNS quý báu như kĩ năng tự nhận thức, ra quyết định, giải quyết vấn đề, tự phục vụ,...
+ Rèn KNS lồng ghép trong các bài An toàn giao thông:
 	Khi dạy An toàn giao thông, tôi tích hợp giáo dục KNS, điều này sẽ hướng dẫn các em phòng chống tai nạn giao thông và các thương tích khác bằng cách đưa ra những tình huống cho các em xử lí. 
Chẳng hạn : 
- Khi đi qua ngã tư có đèn tín hiệu gặp đèn đỏ người và phương tiện phải như thế nào?
- Khi nào thì người và phương tiện mới được phép đi?
- Trẻ em dưới 7 tuổi phải đi cùng với ai khi đi trên đường phố và khi qua đường?
 - Đi bộ qua đường em phải đi ở đâu và làm thế nào?
- Khi đi bộ em đi ở đâu? Nếu không có vỉa hè thì thế nào?
- Em có nên chơi đùa trên đường phố không? Có leo trèo qua dãi phân cách và chơi gần dãi phân cách không? Vì sao?
- Việc chơi gần đường ray xe lửa có nguy hiểm không? Nguy hiểm như thế nào?
- Khi ngồi trên xe máy em phải như thế nào? Em hãy nêu cách đội mũ bảo hiểm? Nêu sự cần thiết phải đội mũ bảo hiểm?
- Các em đã nhìn thấy tai nạn trên đường chưa? Theo các em vì sao tai nạn xảy ra?
Và giáo dục cho các em tránh các tai nạn trên đường: không được chạy lao ra đường, không được bám bên ngoài ô tô, không được thò tay, chân, đầu ra ngoài khi đi trên tàu, xe, ghe, đò, ...
Như vậy, nhờ được rèn luyện KNS trong từng bài học mà các em có thể tự lập, xử lí được những vấn đề đơn giản khi gặp phải và không thấy bỡ ngỡ, lúng túng như trước nữa. Và hình thành cho các em kĩ năng ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm sự hỗ trợ, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, từ chối,...
 * Biện pháp 3: Rèn kĩ năng sống bằng hình thức tổ chức các hoạt động học tập tích cực.
 Để giúp các em thực sự tự tin, chủ động, sáng tạo giải quyết tốt các vấn đề thì ngoài việc rèn KNS cho các em qua các môn học tôi còn đặc biệt chú trọng rèn KNS bằng hình thức tổ chức các hoạt động.
Tổ chức cho HS học tập và làm việc theo nhóm, điều này sẽ tạo môi trường làm việc thân thiện, giúp các em cải thiện hành vi giao tiếp thông qua các hoạt động trao đổi diễn ra thường xuyên. Các em trở nên thân thiện, từ đó giúp bầu không khí học tập, lao động trở nên sôi động hơn. Tham gia sinh hoạt theo nhóm giúp các em học sinh hưng phấn hơn trong học tập và tạo nên cách ứng xử hợp lý trong mọi tình huống. Khi sinh hoạt nhóm, tôi luôn đưa ra nhiều tình huống tạo sự phát triển tư duy cho các em. Đó cũng là cách tạo sự gần gũi giữa các em với nhau.
 Ở những nội dung học tập phù hợp tôi cho HS tìm hiểu thực tế bằng các hoạt động ngoại khoá. Tôi nhận thấy trong môi trường thực tiễn các em bộc lộ khá tốt tính tự lập, chủ động và giải quyết những vấn đề mà GV yêu cầu một cách tự tin. Sau nhiều lần như thế HS lớp tôi đã rèn được kĩ năng: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, hợp tác,
Trong tiết học Tự nhiên xã hội.
 * Biện pháp 4: Rèn kĩ năng sống hiệu quả qua các tiết sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục, vui chơi :
 Một điều nữa theo tôi cũng khá quan trọng là kĩ năng ứng xử có văn hoá, lối sống lành mạnh mà các em cần phải được đào tạo. Ngay những ngày đầu tiên khi các em vào lớp học, tôi đã phát động các phong trào: "Nói lời hay làm việc tốt" . Tôi cùng các em đọc thuộc khổ thơ:
 Mẹ, mẹ ơi cô dạy
Cãi nhau là không vui
Cái miệng nó xinh thế
Chỉ nói điều hay thôi.
 	Mỗi khi có HS nói tục, nói lời không hay tôi sẽ mời em đọc lại đoạn thơ và suy nghĩ xem lời nói của mình có phù hợp không? Qua đó các em tự điều chỉnh hành vi. 
 	 Tôi phát động HS luôn ứng xử lễ phép như biết đi hỏi về chào, chào hỏi, lễ phép những người lớn tuổi, biết xin lỗi khi có khuyết điểm, cảm ơn khi được tặng quà, vui vẻ hoà nhã với bạn bè ... và tổng kết vào các tiết sinh hoạt lớp ngày thứ sáu. Các em sẽ được chia sẻ, tự đánh giá và đánh giá hành vi của bạn. Tôi lắng nghe, tìm hiểu nguyên nhân, và dùng lời lẽ mềm mỏng bằng những tình cảm, cử chỉ yêu thương của mình khi yêu cầu điều gì đó với học sinh. Đối với những HS nghịch ngợm, hay mắc lỗi tôi tránh nghiêm khắc, nói nặng lời mà thay vào đó là những câu chuyện nhỏ để các em tự hiểu lỗi sai của mình, từ đó các em sẽ bớt đi tính lầm lì, bướng bỉnh. 
 	Việc giáo dục KNS nhà trường đưa vào thực hiện như một môn học với thời lượng mỗi tuần một tiết. HS được giáo dục KNS qua các bài tập thực hành trong cuốn sách: Bài tập rèn luyện kĩ năng sống dành cho học sinh lớp 1. Nội dung cuốn sách đồng bộ với chủ điểm trong một số môn học và hoạt động giáo dục. Cụ thể, nội dung cuốn sách trình bày những KNS cơ bản, phù hợp với lứa tuổi HS Tiểu học. Việc rèn luyện KNS giúp các em giao tiếp và ứng phó tích cực trước mọi tình huống, sống an toàn, tích cực và hiệu quả. Cuốn sách: Bài tập rèn luyện kĩ năng sống dành cho học sinh lớp 1 có 6 chủ đề rèn luyện:
 	 - Chủ đề 1: Tự phục vụ
 	 - Chủ đề 2: Giữ gìn đồ dùng cá nhân.
 	- Chủ đề 3: Phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn và bị ngã
 	- Chủ đề 4: Ứng xử với người lạ.
 	- Chủ đề 5: Tìm kiếm sự giúp đỡ.
 	 - Chủ đề 6: Ứng xử văn minh, lịch sự.
 Mỗi chủ đề lại có các dạng bài tập để rèn KNS:
 	 - Bài tập tìm hiểu kinh nghiệm sống vốn có của học sinh.
 	 - Bài tập trải nghiệm để khám phá cách thức thực hiện và ý nghĩa từng KNS
 	 - Bài tập rèn luyện, thực hành KNS.
 	 - Bài tập vận dụng KNS đã học vào thực tế cuộc sống
 	 Ở mỗi hoạt động học, tôi luôn áp dụng các hình thức hoạt động phong phú, trò chơi sôi nổi để thu hút học sinh vào bài học
 	 Để rèn KNS có hiệu quả tôi còn lồng ghép thông qua các hoạt động ngoài giờ học. Đó là qua các hoạt động tập thể của trường, lớp. Nhà trường tổ chức tuyên truyền, vận động tham gia qua các mô hình: diễn tiểu phẩm văn nghệ cho học sinh tham gia; tuyên truyền bằng hình thức trực quan sinh động qua tranh ảnh, sách báo và tổ chức triển lãm ngay tại phòng truyền thống của trường, phòng Mĩ thuật. Xây dựng nhiều mô hình, hoạt động thiết thực và hữu ích như: Tết vì bạn nghèo, tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội, đôi bạn cùng tiến, vẽ tranh An toàn giao thông, chiếc xe ô tô mơ ước, ... Vì hoạt động vẽ tranh an toàn giao thông giúp các em biết bày tỏ suy nghĩ, mơ ước của bản thân và mong muốn mọi người xung quanh cùng chung tay bảo vệ cuộc sống. Hoạt động Tết vì bạn nghèo, Đôi bạn cùng tiến giúp HS biết quan tâm, giúp đỡ bạn bè và những người có hoàn cảnh khó khăn. Tất cả hoạt động đó đều gắn với nội dung rèn luyện KNS cho học sinh. Các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội này được tuyên truyền đến từng HS giúp các em hiểu rõ về những tác hại và cách phòng chống. Phải phòng ngừa, ngăn chặn những tệ nạn xã hội trong HS là điều ai cũng nhận thấy được, nhưng vấn đề là ở sự quyết tâm cao, là các biện pháp thiết thực, cụ thể và hiệu quả từ trong mỗi gia đình, mỗi nhà trường và rộng ra hơn nữa là ý thức trách nhiệm của toàn xã hội. Gia đình, nhà trường, xã hội hãy cùng nhau góp sức để các em vững tin hơn trong cuộc sống. 
 	 Ngoài ra những buổi chào cờ, tôi khuyến khích các em xung phong trả lời những câu hỏi mà thầy Tổng phụ trách hay hỏi ...Không những thế, tôi còn khuyến khích các em cùng chia sẻ những cảm nhận, những suy nghĩ, những quan sát của mình với cô với bạn một cách thoải mái, tự nhiên không gò bó, áp đặt. Hoặc ở những giờ sinh hoạt lớp, giờ ra chơi tôi cùng các em tham gia những trò chơi dân gian hay cùng chia sẻ với nhau những cuốn sách hay ở thư viện riêng của lớp, của trường.
HS lớp 1A đọc sách ở thư viện xanh.
 Như vậy bằng nhiều hình thức khác nhau, tôi luôn cố gắng rèn cho HS những kĩ năng cơ bản, có hiệu quả, thể hiện rõ nét ở sự tiến bộ của HS trong nhận thức, trong cư xử, đối xử tốt với bạn bè, người lớn và linh hoạt xử lí trong mọi trường hợp. Điều này chứng tỏ nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với người khác được hình thành ở các em tốt, hiệu quả.
 * Biện pháp 5: Động viên, khen thưởng.
Một điều không thể thiếu để tạo sự hưng phấn, vui vẻ, phấn khởi , giúp các em có ý thức cao trong việc rèn luyện các kĩ năng tôi luôn chú ý là động viên, khen thưởng. Để động viên, khuyến khích HS thực hiện tốt việc rèn luyện các kĩ năng, ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm học tôi đưa ra kế hoạch rèn luyện cho các em lớp tôi phụ trách. Trao đổi với Ban đại diện phụ huynh cùng phối hợp và dành một khoản quỹ lớp để khen thưởng kịp thời động viên các em , tạo cho các em có một động cơ tốt trong việc duy trì thực hiện. Tôi theo dõi hằng ngày các em có biểu hiện tốt rồi ghi vào sổ, trong tiết sinh hoạt cuối tuần cho các em bình chọn những bạn thực hiện tốt sẽ được khen một bông hoa. 
 Mỗi học kỳ 1 lần tổng kết để khen thưởng những em đã đạt nhiều hoa khen bằng những phần quà nhỏ như: đồ dùng học tập, sách vởCác em rất vui và hãnh diện khi được tặng những bông hoa và những món quà mà cô giáo, phụ huynh và tập thể lớp tặng. Vì thế các em không ngừng thi đua cố gắng thực hiện tốt để được nhận những bông mà cô giáo thưởng. Đây là một hình thức động viên về tinh thần rất giá trị và hiệu quả. 
 Được động viên khen thưởng, các em trở nên vui tươi nhanh nhẹn hơn, hơn, mạnh dạn hơn học tập, hoạt

Tài liệu đính kèm:

  • docGDKNS CHO HS LỚP 1 ( 3. 2018).doc
  • docBÌA GDKNS CHO HS LỚP 1 ( 3. 2018).doc