Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp huy động xã hội hoá xây dựng cơ sở vật chất nhà trường

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp huy động xã hội hoá xây dựng cơ sở vật chất nhà trường

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1/ Tầm quan trọng của vấn đề.

Xã hội hóa giáo dục chính là việc tăng cường tính Xã hội của Giáo dục, gắn

nhà trường với cộng đồng xã hội để phát huy tối đa vai trò và tạo điều kiện cho

Giáo dục khẳng định vai trò thúc đẩy phát triển cộng đồng xã hội, khơi gợi mọi

tiềm năng, huy động mọi tiềm lực trong xã hội tham gia xây dựng và phát triển

Giáo dục. Trong văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành TW khóa VIII đã

chỉ rõ "Mọi người chăm lo cho giáo dục, các cấp uỷ và tổ chức Đảng, các cấp

chính quyền, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế- xã hội, các gia đình và

các cá nhân đều có trách nhiệm tích cực góp phần phát triển sự nghiệp Giáo dục-

đào tạo, đóng góp trí tuệ, nhân lực, vật lực, tài lực cho Giáo dục- đào tạo. Kết hợp

giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, tạo nên môi trường

giáo dục lành mạnh ở mọi nơi, trong cộng đồng, từng tập thể".

Xã hội hoá công tác giáo dục là một chủ trương và là một cuộc vận động lớn

của Đảng, Nhà nước ta. Huy động nguồn lực cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

Tuân thủ pháp luật và thông lệ xã hội (văn bản pháp luật hiện hành); phát huy tập

trung dân chủ (họp toàn thể cha mẹ học sinh lấy ý kiến); kết hợp hài hòa các lợi

ích (tập thể, cá nhân, hiện tại, tương lai); Hiệu lực thi hành phải đi đôi với hiệu quả

và tiết kiệm; Tổng kết đánh giá và hoàn thiện không ngừng sẽ giúp các nhà quản lí

giáo dục trực tiếp là Hiệu trưởng các nhà trường phổ thông sẽ hiểu sâu hơn về

công tác XHH giáo dục.

Từ đó có những biện pháp nhằm nâng cao công tác huy động cộng đồng

tham gia xây dựng và phát triển giáo dục, phát triển nhà trường góp phần thực hiện

tốt chủ trương XHH giáo dục của Đảng.

pdf 28 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 1109Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp huy động xã hội hoá xây dựng cơ sở vật chất nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khai và có hiệu quả. 
 * Phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm. 
 Giáo viên chủ nhiệm là “cầu nối,“đầu mối”giữa PHHS và nhà trường.Vì 
vậy cần thường xuyên liên lạc giữa giáo viên chủ nhiệm với PHHS, bằng các hình 
thức: Qua sổ liên lạc; hòm thư góp ý kiến; các cuộc họp phụ huynh; trao đổi từ 
giáo viên với cha mẹ học sinh; Thăm gia đình HS. 
* Phát huy vai trò của Hội cha mẹ học sinh, phụ huynh học sinh, gia đình học 
SKKN: Một số biện pháp huy động xã hội hóa xây dựng cơ sở vật chất nhà trường 
Hiệu trưởng: Nguyễn Ngọc Tú- Trường THCS Thủy An 10
sinh. 
 Trách nhiệm của Hiệu trưởng là phát hiện và tận dụng vai trò của hội PHHS 
- đội ngũ các nhà “tư vấn tự nguyện” để làm công tác XHH giáo dục. Việc làm 
đó là cả một quá trình và là một “nghệ thuật” của Hiệu trưởng, tạo mối quan hệ 
giữa đối tượng và chủ thể có sự gắn kết. 
* Làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo địa phương, với Phòng GD. 
 Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ tích cực của lãnh đạo địa phương, Phòng giáo 
dục. Hiệu trưởng phải làm tốt công tác tham mưu. 
 Vì vậy, Hiệu trưởng cần chú ý Đại hội giáo dục và Hội đồng giáo dục có vai 
trò rất lớn trong việc huy động cộng đồng, tận dụng đến các yếu tố này trong quá 
trình huy động cộng đồng. 
* Thực hiện tốt quy định gắn kết ba môi trường giáo dục. 
 Nhà trường, Gia đình và Xã hội: Hiệu trưởng làm tốt vai trò đầu mối, tận 
dụng cơ hội, ngày lễ, ngày truyền thống của ngành mời lãnh đạo địa phương, 
Phòng Giáo dục, Hội PHHS đến dự, tạo cơ hội giao tiếp. Nhà trường cần chủ động 
tham gia vào các hoạt động của địa phương và duy trì tốt mối quan hệ gắn bó với 
địa phương, các ban ngành đoàn thể, các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn để huy 
động nhiều nguồn lực cho nhà trường. 
* Nâng cao uy tín, năng lực của người Hiệu trưởng. 
 Uy tín của Hiệu trưởng trong công tác XHH giáo dục là rất quan trọng. Vì 
vậy, phải thường xuyên tự bồi dưỡng để làm tốt vài trò đầu mối của mình trong 
môi trường xã hội địa phương. Hiệu trưởng có uy tín, năng lực là nguồn kích thích 
cho sự tham gia của cộng đồng trong công tác XHH giáo dục. 
* Phát huy tác dụng của giáo dục cộng đồng và trung tâm giáo dục cộng đồng , 
SKKN: Một số biện pháp huy động xã hội hóa xây dựng cơ sở vật chất nhà trường 
Hiệu trưởng: Nguyễn Ngọc Tú- Trường THCS Thủy An 11
hội khuyến học ở địa phương. 
 Vận động mọi thành viên trong cộng đồng tham gia vào phong trào học tập 
thường xuyên, học tập suốt đời để xây dựng một xã hội học tập. Huy động và quản 
lí các nguồn lực CSVC, phương tiện, thiết bị và tài chính cho hoạt động giáo dục 
cộng đồng theo những quy định của địa phương. 
* Cần phối hợp chặt chẽ các tổ chức đoàn thể, các lực lượng xã hội để giáo dục 
đạo đức học sinh, chăm sóc sức khoẻ học sinh. 
 Giáo dục đạo đức HS cần phối kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể: Đoàn 
thanh niên, Hội phụ nữ, Hội CCB, Mặt trận, Công an; Cần phối hợp với Trạm y tế 
để có kế hoạch khám sức khoẻ định kì cho HS. 
5.2/ Các giải pháp. 
* Giải pháp 1: Tổ chức tốt công tác tuyên truyền. 
- Tuyên truyền ở đây không phải sử dụng panô, áp phích treo đầy đường, hay phát 
thanh rầm rộ trên thông tin đại chúng mà đối tượng đầu tiên phải tuyên truyền đó 
là tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường. Trước mắt, phải 
phân tích cho: “Người trong nhà hiểu trước” sau đó người nhà thống nhất ủng hộ 
thì người ngoài mới ủng hộ. 
- Phải làm sao để họ thấy được nơi đây là ngôi nhà chung của tập thể sư phạm, khi 
tập thể sư phạm nhà trường thấy kế hoạch của hiệu trưởng là đúng đắn họ sẵn sàng 
ra sức ủng hộ không ngại khó khăn. Chính bản thân họ sẽ hiểu ra rằng: nếu thiếu 
thốn trang thiết bị dạy học, môi trường sư phạm không đảm bảo thì hiệu quả công 
tác sẽ không cao, chất lượng giáo dục thấp, uy tín nhà trường sẽ bị giảm đi. Ngược 
lại, nếu nhà trường có điều kiện tốt thì bản thân mỗi thành viên sống trong ngôi 
nhà chung này sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong công việc, hiệu quả công tác cao 
hơn, uy tín nhờ đó mà được nhân lên trong lòng nhiều người và sẽ được cả cộng 
SKKN: Một số biện pháp huy động xã hội hóa xây dựng cơ sở vật chất nhà trường 
Hiệu trưởng: Nguyễn Ngọc Tú- Trường THCS Thủy An 12
đồng đồng tình thống nhất giúp đỡ. 
- Việc tuyên truyền phải làm sao để mọi người hiểu ra rằng: “Nếu toàn xã hội và 
các gia đình quan tâm với công tác XHH thì con em họ được hưởng môi trường 
giáo dục tốt hơn”. Việc tuyên truyền phải là một chủ trương đúng đắn với mục 
đích dành những gì đẹp nhất cho trẻ, cải thiện điều kiện học tập của trẻ, đổi mới 
cách dạy của thầy và cách học của trò.v.v 
Cách làm: 
- Đối với cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường: Thông qua các 
buổi sinh hoạt chi bộ, hội đồng, chuyên môn nhà trường thông báo rõ chủ trương 
mục đích huy động XHH, xây dựng nội dung cụ thể chi tiết cho giáo viên khi triển 
khai tới từng phụ huynh học sinh thông qua các buổi họp định kỳ trong năm, giáo 
viên lắng nghe phản hồi của phụ huynh học sinh tổng hợp những ý kiến chung 
nhất để xây dựng kế hoạch thực hiện sau đó thông báo lại cho ban đại diện các lớp 
để tạo được sự đồng thuận cao nhất. Công khai kịp thời các kế hoạch thực hiện 
nhiệm vụ giáo dục của nhà trường theo từng giai đoạn để tất cả tập thể sư phạm 
trong nhà trường đề được tham gia, góp ý và hiến kế hay cho nhà trường. 
- Đối với lãnh đạo, nhân dân địa phương, các đơn vị, các mạnh thường quân 
trên địa bàn: Tạo mối quan hệ thật tốt với lãnh đạo địa phương, tổ chức tốt đại 
hội giáo dục cấp cơ sở đúng định kỳ, xây dựng nghị quyết thực hiện cụ thể cho 
từng giai đoạn phát triển của nhà trường nói riêng và sự nghiệp giáo dục xã nhà 
nói chung, thu thập ý kiến đóng góp của mọi lực lượng xã hội, để thể hiện trách 
nhiệm của xã hội đối với sự nghiệp phát triển giáo dục. Việc tham mưu với địa 
phương tổ chức đại hội giáo dục là trách nhiệm của hiệu trưởng, không thể 
khoanh tay ngồi chờ hay đổ lỗi cho người khác. Phải chủ động trong việc xây dựng 
kế hoạch cho cả nhiệm kỳ 5 năm về kế hoạch phát triển giáo dục nhà trường nói 
riêng và địa phương nói chung. Từ kế hoạch đó, mới có thể nghĩ đến kế hoạch thực 
hiện phù hợp với thực tế đơn vị, mới được địa phương hỗ trợ. Công tác huy động 
SKKN: Một số biện pháp huy động xã hội hóa xây dựng cơ sở vật chất nhà trường 
Hiệu trưởng: Nguyễn Ngọc Tú- Trường THCS Thủy An 13
xã hội hóa giáo dục để xây dựng và phát triển nhà trường mới trở thành nghị quyết 
của Đảng, chính quyền, đoàn thể địa phương. Từ nghị quyết đó nhà trường mới có 
cơ sở để xây dựng kế hoạch hành động. Và cũng từ nghị quyết đó mới huy động 
được sức mạnh tổng hợp của các ban ngành đoàn thể, mới kêu gọi được sự đóng 
góp hỗ trợ của các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm, các đơn vị kinh tế đóng 
chân trên địa bàn, đặc biệt là sự đồng thuận, sự đóng góp của từng PHHS. Thông 
qua phương tiện thông tin đại chúng nhà trường tuyên dương kịp thời những điển 
hình tiên tiến để gây nhân phong trào. 
- Duy trì thường xuyên liên tục, sinh động, đa dạng và có hiệu quả việc tuyên 
truyền các chủ trương, nội dung XHHGD của Đảng và Nhà nước trên các phương 
tiện thông tin đại chúng, thông qua các đợt sơ, tổng kết đoàn thể, thôn xóm, chi bộ 
các trong toàn xã .v mời dự, hiệu trưởng tranh thủ kêu gọi sự đóng góp của cộng 
đồng, phân tích cặn kẽ các chủ trương huy động của nhà trường, nâng cao ý thức 
trách nhiệm của mỗi người dân và cộng đồng xã hội trong việc chăm lo phát triển 
giáo dục. Chú ý đúng mức công tác vận động tuyên truyền các doanh nghiệp và 
nhà hảo tâm. 
* Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch phân phối các nguồn nhân lực. 
- Năng động, sáng tạo trong quản lý, điều hành, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân 
lực nâng cao chất lượng giáo dục, uy tín thương hiệu nhà trường sẽ được khẳng 
định. Phân phối nguồn lực, hay sử dụng nguồn lực được tốt thì chất lượng sẽ tốt. 
Muốn vậy, trước hết phải phân công đúng người đúng việc, chẳng hạn việc phân 
công giáo viên chủ nhiệm làm sao để chất lượng học sinh ngày một tốt hơn, phụ 
huynh yên tâm hơn khi giao tương lai con em họ cho nhà trường, học sinh yêu 
trường hơn, có nhiều vui hơn khi đến trường là một điều cần đặc biệt lưu tâm. 
- Ngay từ đầu năm học, dựa vào kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn năm 
trước, dựa vào độ tin cậy của phụ huynh với từng giáo viên của từng khối lớp nhà 
trường lựa chọn sàng lọc đội ngũ giáo viên chủ nhiệm tận tâm, tận lực với học sinh 
SKKN: Một số biện pháp huy động xã hội hóa xây dựng cơ sở vật chất nhà trường 
Hiệu trưởng: Nguyễn Ngọc Tú- Trường THCS Thủy An 14
để phụ huynh học sinh tin tưởng nhà trường hơn. Thường xuyên hỗ trợ sư phạm 
cho giáo viên tạo điều kiện cho giáo viên làm tốt các hoạt động giáo dục thông qua 
dự giờ, thăm lớp. 
- Phân loại trình độ, năng lực của giáo viên để phân công theo từng khối lớp phù 
hợp, tạo được thế mạnh cho giáo viên trong việc phát huy sở trường, năng lực 
chuyên môn vừa có lợi cho họ, vừa có lợi cho công việc chung. Trong mỗi khối 
phải có một giáo viên cốt cán để cầm trịch chuyên môn trong khối và là nòng cốt 
trong công tác tự bồi dưỡng, cải tiến giảng dạy, phát huy sáng kiến kinh nghiệm 
của đồng nghiệp mình. Kiện toàn lại các tổ chức đoàn thể theo tinh thần “đúng 
người đúng việc”, hướng hoạt động của các đoàn thể nhà trường đi vào thực chất, 
có hiệu quả. Đồng thời cũng cố và tăng cường tinh thần đoàn kết của các đoàn thể 
nhà trường, tạo nên khối thống nhất của một tập thể sư phạm. Mặt khác, coi trọng 
việc thực hiện nề nếp, ngày giờ công và hiệu quả, chất lượng giáo dục của giáo 
viên cũng như nề nếp sinh hoạt, học tập của học sinh, nề nếp, giờ giấc sinh hoạt, 
học tập của GV và HS thực hiện nghiêm túc, để học sinh có kỷ cương ngay từ ban 
đầu Một khi hoạt động của nhà trường đã đi vào nề nếp, trở thành một guồng 
máy thống nhất thì sẽ tạo nên một động lực to lớn để đạt được hiệu quả công tác 
lớn nhất. 
- Mặt khác, nhà trường tập trung quan tâm vào mũi nhọn giáo viên giỏi, học sinh 
giỏi, hạn chế học sinh bỏ học lưu ban nhằm khẳng định uy tín nhà trường đây là 
yếu tố cực kỳ quan trọng để công tác XHHGD được triển khai có hiệu quả. 
* Giải pháp 3: Tạo uy tín với phụ huynh, các cấp ủy Đảng, chính quyền và cộng 
đồng địa phương thông qua việc khẳng định uy tín chất lượng nhà trường. 
- Sự tạo lập uy tín phải bằng chính nội lực của mỗi nhà trường, sự phấn đấu của 
mỗi thầy, cô giáo biến quá trình giảng dạy thành trình tự học của trẻ. Phấn đấu làm 
sao mỗi ngày đến trường học sinh được học, được vui chơi một cách thoải mái, 
hiệu quả. Mỗi giáo viên phải coi học sinh như chính con em ruột thịt của mình, 
SKKN: Một số biện pháp huy động xã hội hóa xây dựng cơ sở vật chất nhà trường 
Hiệu trưởng: Nguyễn Ngọc Tú- Trường THCS Thủy An 15
giảng dạy bằng cả tình thương, lương tâm và trách nhiệm để học sinh thấy tự tin 
hơn khi được sống trong ngôi nhà chung ấm áp cùng các bạn. Phải xác định PHHS 
sẵn sàng đóng góp công sức và tiền của cho sự nghiệp giáo dục, miễn là con em họ 
được học hành chu đáo, đến nơi đến chốn. 
- Để lấy lại và tạo được uy tín cao với PHHS và lãnh đạo địa phương, nhà trường 
xây dựng đội ngũ giáo viên vững về chuyên môn, gương mẫu trong đạo đức nghề 
nghiệp, tập thể sư phạm đoàn kết, xây dựng hệ thống chính trị trong nhà trường 
vững mạnh. Chú trọng việc dạy thật, học thật, chất lượng thật bằng việc tăng 
cường công tác thanh kiểm tra nghiêm túc, duy trì và thực hiện tốt cuộc vận động: 
“hai không với bốn nội dung” do ngành giáo dục phát động. Xây dựng trang web 
để quảng bá hình ảnh nhà trường, trao đổi thông tin với các đơn vị bạn trong và 
ngoài tỉnh để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Thông báo kịp thời kết quả học tập 
của học sinh đến từng phụ huynh học sinh và kết quả sau mỗi học kỳ, mỗi đợt 
thi đặc biệt những thành tích nổi trội đến ban đại diện cha mẹ học sinh, lãnh đạo 
địa phương. Không tiếc lời khen, khen những học sinh có nhiều tiến bộ. Đồng thời 
cũng thông báo kịp thời những học sinh có những biểu hiện chây lười trong học 
tập cho PHHS. Nâng cao chất lượng giáo dục với chất lượng thực để tạo niềm tin 
cho phụ huynh học sinh. Niềm tin ấy chính là cơ sở quan trọng để cấp ủy chính 
quyền địa phương ủng hộ. 
- Thực hiện hoạt động công khai minh bạch theo đúng điều lệ các khoản huy động, 
không để cho phụ huynh học sinh hiểu lầm, hãy sẵn sàng nhận lỗi trước phụ huynh 
khi cần, không xử lý một chiều, thành tâm lắng nghe ý kiến của phụ huynh học 
sinh, lãnh đạo địa phương, tạo được sự đồng thuận trong toàn hội viên phụ huynh 
học sinh, sự quan tâm của lãnh đạo, đoàn thể địa phương. Cùng với ban đại diện 
cha mẹ học sinh, xây dựng kế hoạch sử dụng hợp lý và có ích các nguồn thu từ 
XHH, tạo được nét thay đổi, nổi bật cho nhà trường. 
* Giải pháp 4: Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm. 
SKKN: Một số biện pháp huy động xã hội hóa xây dựng cơ sở vật chất nhà trường 
Hiệu trưởng: Nguyễn Ngọc Tú- Trường THCS Thủy An 16
- Giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng trong sự kết hợp giữa phụ huynh học 
sinh và nhà trường, là cầu nối giữa nhà trường với gia đình và xã hội. Vì vậy, việc 
bố trí giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm tạo uy tín cao đối với phụ huynh học 
sinh là điều kiện tốt để phụ huynh đóng góp và tham gia xây dựng nhà trường. 
- Nhà trường chú trọng việc thường xuyên liên lạc giữa giáo viên chủ nhiệm với 
phụ huynh học sinh thông qua sổ báo bài hàng ngày, sổ liên lạc sau một đợt kiểm 
tra. Tìm hiểu nguyện vọng phụ huynh, chia sẻ với họ về nỗi lo lắng về sự chậm 
tiến của học sinh, nêu rõ những cố gắng của giáo viên đã giúp đỡ học sinh nhưng 
chưa có kết quả vì thiếu sự phối hợp của gia đình. Đưa ra những biện pháp cụ thể 
đề nghị gia đình và nhà trường cùng quan tâm đồng bộ thực hiện đem lại sự tiến bộ 
của trẻ. Tuyệt đối không làm “mất mặt” khi nói về con em họ, tạo được niềm tin 
cho họ để gia đình tin tưởng vào giáo viên chủ nhiệm hơn. Nếu chúng ta chỉ phân 
tích những hành vi xấu của con trẻ thì phụ huynh học sinh không cần đến ta nữa. 
Yêu cầu phụ huynh chọn lựa được ban đại diện cha mẹ học sinh từ cấp lớp là 
những người có thể chung lưng đấu cật để cùng xây dựng nhà trường, là những 
người phối kết hợp tốt nhất trong việc thực hiện thông tin hai chiều giữa gia đình 
và nhà trường để cùng giáo dục học sinh một cách tốt nhất. 
* Giải pháp 5: Làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo địa phương. 
- Chủ động tích cực tham mưu với lãnh đạo các cấp tuy nhiên, việc tham mưu 
cũng phải có kế hoạch chuẩn bị, không tham mưu lặt vặt theo vụ việc, mỗi lần 
được bố trí làm việc phải chuẩn bị kỹ nội dung để trình bày một cách toàn diện, 
trọng tâm. Sau khi được lãnh đạo chấp thuận, thực hiện xong phải báo cáo lại liền. 
Tạo được nhiều cơ hội để cấp ủy, chính quyền địa phương đến thăm cơ sở vật chất, 
gặp gỡ giáo viên nhà trường. Định kỳ làm việc với cấp ủy và chính quyền địa 
phương để kịp thời báo cáo được diễn biến của nhà trường và xin ý kiến chỉ đạo hỗ 
trợ những vấn đế ngoài tầm tay của hiệu trưởng. Luôn chủ động tranh thủ sự quan 
tâm của cấp ủy, chính quyền, không ngồi chờ và đổ lỗi cho sự quan tâm ấy khi nhà 
SKKN: Một số biện pháp huy động xã hội hóa xây dựng cơ sở vật chất nhà trường 
Hiệu trưởng: Nguyễn Ngọc Tú- Trường THCS Thủy An 17
trường gặp khó khăn. 
- Mỗi lần đề xuất một chủ trương gì về giáo dục ở địa phương đều phải tham mưu 
cụ thể các biện pháp thực hiện. 
- Không nên báo cáo gặp gỡ lãnh đạo các cấp vào lúc họ đang phải tập trung lo 
những việc lớn. 
- Phải kiên trì, tham mưu một lần chưa được hãy lặp lại nhiều lần. Trình bày với 
một đồng chí chủ chốt chưa xong, tìm gặp nhiều đồng chí trong cấp ủy, chính 
quyền để được tập thể địa phương ủng hộ, đồng tình với đề xuất của nhà trường. 
- Thường xuyên và kịp thời cung cấp những thông tin về giáo dục (các chủ trương 
của ngành, các hoạt động của các đơn vị tiên tiến) đến các cán bộ chủ chốt trong 
cấp ủy, chính quyền địa phương. 
- Việc tham mưu phải trở thành ý Đảng lòng dân và được thể hiện bằng các nghị 
quyết của cấp ủy, văn bản chỉ thị địa phương mới được toàn cộng đồng ủng hộ. 
* Giải pháp 6: Xây dựng các cơ chế liên kết giữa nhà trường, gia đình, lực 
lượng xã hội. 
- Nhà trường luôn quan tâm đến nguyên tắc lợi ích trong việc huy động cộng đồng, 
biết tận dụng thời cơ và biết làm cho cộng động những việc làm có ích dưới nhiều 
hình thức. Chủ động tham gia các hoạt động của địa phương khi được yêu cầu đặc 
biệt là trong các dịp lễ, tết, vừa tạo được không khí sôi động trong các hoạt động 
văn hóa văn nghệ của đơn vị, vừa tạo được mối quan hệ mật thiết với đoàn thể, 
chính quyền địa phương, vừa tạo cho học sinh thêm gắn bó với quê hương làng 
xóm. 
* Giải pháp 7: Xây dựng nhà trường thực sự trở thành trung tâm văn hoá, môi 
trường giáo dục lành mạnh. 
SKKN: Một số biện pháp huy động xã hội hóa xây dựng cơ sở vật chất nhà trường 
Hiệu trưởng: Nguyễn Ngọc Tú- Trường THCS Thủy An 18
- Thành lập đội văn nghệ bài bản, duy trì tốt công tác tập luyện với nhiều nội dung 
phong phú, đặc biệt dành nhiều nội dung cho những tiết mục mang làn điệu dân ca, 
dân gian. Tổ chức cho các em biểu diễn nhân dịp các ngày lễ, các đêm hội diễn 
văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn. 
-. Tổ chức thi đấu giao lưu cầu lông, với các đơn vị lân cận trong địa phương. Tổ 
chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp, duy trì thể dục buổi sáng, thể dục giữa 
giờ, múa sân trường để tạo không khí vui tươi, nhộn nhịp trong nhà trường. 
- Nhà trường sẵn sàng cho học sinh đến trường vui chơi, tập luyện trong những 
ngày nghỉ để sân trường lúc nào đông vui. 
- Chú trọng đầu tư xây dựng sân chơi, bãi tập, để các em có chỗ vui chơi. Chăm lo 
xây dựng bồn hoa, cây cảnh, vườn trường, chú trọng công tác vệ sinh để nhà 
trường thực sự sạch đẹp như công viên. Từng bước hoàn thành các tiêu chí của 
trường học thân thiện- học sinh tích cực với đúng nghĩa làm cho học sinh “mỗi 
ngày đến trường là một ngày vui”. Nhờ đó mới thu hút được sự chú ý của nhiều 
người và mới được nhiều người ủng hộ. 
- Xây dựng lớp học thân thiện, sưu tầm tranh ảnh, trang trí lớp học duy trì theo chủ 
đề hàng tháng các nội dung theo chủ điểm chuyên môn để các em khắc sâu thêm 
vốn kiến thức về con người, tự nhiên, xã hội, về lịch sử quê hương đất nước. 
* Giải pháp 8: Quan tâm thực sự đến học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và 
con em gia đình chính sách. 
- Ngay từ đầu năm học, nhà trường giao cho giáo viên chủ nhiệm điều tra thật kỹ 
hoàn cảnh học sinh, tranh thủ thời gian đến thăm nhà các em để tìm hiểu nhờ đó 
mới có thể tìm được phương pháp giáo dục thích hợp. Gần gũi chia sẻ hoàn cảnh 
của các em có hoàn cảnh khó khăn nhất là các em mồ côi cha mẹ, trẻ khuyết tật, 
con em gia đình chính sách, học sinh dân tộc thiểu số. Tranh thủ mọi sự hỗ trợ của 
cấp trên để tạo điều kiện cho các em có chỗ dựa vững chắc khi đến trường. Tổ 
SKKN: Một số biện pháp huy động xã hội hóa xây dựng cơ sở vật chất nhà trường 
Hiệu trưởng: Nguyễn Ngọc Tú- Trường THCS Thủy An 19
chức thật tốt phong trào: “Giúp bạn đến trường”, “đôi bạn cùng tiến” 
- Tổ chức tuần lễ tình thương hay hội diễn văn nghệ kêu gọi ủng hộ gây quỹ để 
mua quà cho các em khi mỗi dịp tết đến, xuân về. 
- Chăm lo cho các em có hoàn cảnh khó khăn, mặt khác giáo dục tinh thần tương 
thân tương ái cho các em qua những hoạt động thiết thực. Đồng thời qua đó để kêu 
gọi mọi người chăm lo cho các cháu cùng nhà trường. Có như vậy ngôi nhà chung 
mới thật sự ấm cúng. Phụ huynh học sinh lại càng phấn khởi với những hoạt động 
mà nhà trường làm được, họ sẵn sàng ủng hộ. 
* Giải pháp 9: Đúc rút kinh nghiệm sau từng giai đoạn thực hiện. 
- Mọi sự đóng góp của các cấp lãnh đạo, của các đồng nghiệp đi trước dù đúng dù 
sai trước mắt sẵn sàng tiếp thu. Bởi mọi góp ý của họ không ngoài mục đích giúp 
đỡ cho nhà trường. 
- Lắng nghe, tiếp thu sự góp ý của đồng nghiệp đi trước, của lãnh đạo địa phương, 
của phụ huynh học sinh để xây dựng kế hoạch giai đoạn tiếp theo được tốt hơn. 
- Tổng hợp sàng lọc kinh nghiệm của mọi người thành kinh nghiệm riêng của 
mình: đây là một

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_huy_dong_xa_hoi_hoa_x.pdf