Báo cáo tóm tắt Sáng kiến Đổi mới quản lý thực hiện "Chọn lọc nội dung kiến thức và đổi mới phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh nâng cao chất lượng giáo dục"

Báo cáo tóm tắt Sáng kiến Đổi mới quản lý thực hiện "Chọn lọc nội dung kiến thức và đổi mới phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh nâng cao chất lượng giáo dục"

Chất lượng đội ngũ không đồng đều, giáo viên chỉ chú ý dạy hết nội dung, chưa chú trọng đến phương pháp dạy học, thiết kế nội dung kiến thức để học sinh được làm việc và tiếp cận kiến thức mang tính thực tế, tính chất vừa sức để học sinh được tư duy, phát huy tính tự học, rèn kĩ năng vì vậy tính hiệu quả đạt mục tiêu trong tiết dạy chưa cao trong điều kiện thực tế của học sinh và nhà trường.

 Chất lượng năm học 2008 – 2009 có 6 học sinh giỏi cấp Huyện không có học sinh giỏi cấp tỉnh, thi THPT dân tộc nội trú Tỉnh chỉ có 30/69 em tham gia thể hiện nhận thức ví trí, vai trò tầm quan trọng về giáo dục, về việc quan tâm đầu tư của Đảng, nhà nước đối với người dân tộc còn hạn chế của cha mẹ học sinh và các em học sinh.

 

doc 5 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 287Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo tóm tắt Sáng kiến Đổi mới quản lý thực hiện "Chọn lọc nội dung kiến thức và đổi mới phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh nâng cao chất lượng giáo dục"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến kinh nghiệm Huyện Bát Xát 
Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây:
Số TT
Họ và tên
Ngày tháng năm sinh
Nơi công tác (hoặc nơi thường trú)
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả) (nếu có)
1
Nguyễn Thị Ngọc Anh 
10 – 09 - 1971
Trường PTDTNT Bát Xát 
Hiệu Trưởng 
Cử nhân 
80%
2
Nguyễn Công Hướng 
Trường PTDTNT Bát Xát 
Phó Hiệu Trưởng 
Cử nhân 
20%
Là tác giả (các đồng tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến: Đổi mới quản lý thực hiện “ Chọn lọc nội dung kiến thức và đổi mới phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh nâng cao chất lượng giáo dục ” 
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phương pháp giảng dạy và nội dung chương trình THCS. 
	- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Năm học 2013 - 2014
	- Mô tả bản chất sáng kiến: Tìm hiểu phương pháp dạy học của truyền thống, phương pháp dạy học tích cực; nghiên cứu nội dung sách giáo khoa, nội dung chuẩn kiến thức kĩ năng; thực trạng áp dụng các phương pháp, nội dung kiến thức dạy của giáo viên của trường từ đó rút ra cách thức xây dựng giáo án và tổ chức dạy học theo tinh thần đổi mới sinh hoạt chuyên môn về chọn lọc nội dung kiến thức và đổi mới phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh nâng cao chất lượng giáo dục để học sinh được làm việc, được tư duy, đoàn kết trao đổi, hướng dẫn và kiểm tra đánh giá lẫn nhau, kĩ năng sống được rèn luyện tích hợp trong quá trình học tập từ đó năng lực tư duy của học sinh phát triển, đạt mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo từng lứa tuổi, cấp học nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực có năng lực tư duy để tiếp cận những phát triển công nghệ khoa học mới, những văn minh tiến bộ của xã hội. Thông qua việc thực hiện chuyên đề, vận dụng vào giảng dạy, giáo viên phải không ngừng tự nghiên cứu, học hỏi, trao đổi chuyên môn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn để việc “Chọn lọc, tinh giảm nội dung kiến thức và đổi mới phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh” đảm bảo đúng hướng, không lệch chuẩn kiến thức, kĩ năng, đảm bảo phát huy tính hiện thực tối ưu mục tiêu bài giảng. Góp phần xây dựng môi trường văn hóa giáo dục nhà trường văn minh, tiến tiến, trên cơ sở quan hệ thân thiện, tích cực giữa GV- GV, giữa GV- PH, giữa HS-HS..
- Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không
	- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: GV có trình độ chuyên môn.
	- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tư duy học sinh phát triển, hiệu quả mỗi giờ giờ đạt mục tiêu cao hơn, chất lượng giáo dục được nâng lên. 
	- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu: Giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tư duy học sinh phát triển, hiệu quả mỗi giờ giờ đạt mục tiêu cao hơn, chất lượng giáo dục được nâng lên. 
	- Danh sách ngững người tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Giáo viên của trường PTDTNT Bát Xát
Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
	 , ngàythángnăm 
	 Người nộp đơn
	 (Ký và ghi rõ họ tên)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: Đổi mới quản lý thực hiện “ Chọn lọc nội dung kiến thức và đổi mới phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh nâng cao chất lượng giáo dục ” 
Mã số: . (do thường trực HĐSK tỉnh ghi)
Tình trạng giải pháp đã biết: 
	Chất lượng đội ngũ không đồng đều, giáo viên chỉ chú ý dạy hết nội dung, chưa chú trọng đến phương pháp dạy học, thiết kế nội dung kiến thức để học sinh được làm việc và tiếp cận kiến thức mang tính thực tế, tính chất vừa sức để học sinh được tư duy, phát huy tính tự học, rèn kĩ năng vì vậy tính hiệu quả đạt mục tiêu trong tiết dạy chưa cao trong điều kiện thực tế của học sinh và nhà trường.
 	Chất lượng năm học 2008 – 2009 có 6 học sinh giỏi cấp Huyện không có học sinh giỏi cấp tỉnh, thi THPT dân tộc nội trú Tỉnh chỉ có 30/69 em tham gia thể hiện nhận thức ví trí, vai trò tầm quan trọng về giáo dục, về việc quan tâm đầu tư của Đảng, nhà nước đối với người dân tộc còn hạn chế của cha mẹ học sinh và các em học sinh. 
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 
Mục đích của giải pháp: Tìm hiểu phương pháp dạy học của truyền thống, phương pháp dạy học tích cực; nghiên cứu nội dung sách giáo khoa, nội dung đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng; thực trạng áp dụng các phương pháp, nội dung kiến thức dạy của giáo viên của trường từ đó rút ra cách thức xây dựng giáo án và tổ chức dạy học theo tinh thần đổi mới sinh hoạt chuyên môn về chọn lọc nội dung kiến thức và đổi mới phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh nâng cao chất lượng giáo dục.
Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp so với giải pháp đã, đang được áp dụng: Quản lý thay đổi, Thầy thay đổi, trò thay đổi, phương pháp thay đổi, học sinh được làm việc, được tư duy, đoàn kết trao đổi, hướng dẫn và kiểm tra đánh giá lẫn nhau, kĩ năng sống được rèn luyện tích hợp trong quá trình học tập từ đó năng lực tư duy của học sinh phát triển, đạt mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo từng lứa tuổi, cấp học nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực có năng lực tư duy để tiếp cận những phát triển công nghệ khoa học mới, những văn minh tiến bộ của xã hội. 
Giáo viên phải không ngừng tự nghiên cứu, học hỏi, trao đổi chuyên môn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn để việc “Chọn lọc, tinh giảm nội dung kiến thức và đổi mới phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh” đảm bảo đúng hướng, không lệch chuẩn kiến thức, kĩ năng, đảm bảo phát huy tính hiện thực tối ưu mục tiêu bài giảng. 
Góp phần xây dựng môi trường văn hóa giáo dục nhà trường văn minh, tiến tiến, trên cơ sở quan hệ thân thiện, tích cực giữa GV- GV, giữa GV- PH, giữa HS-HS..
	3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Học sinh của Tỉnh Lào Cai là đa số ở vùng cao và là con em các đồng bào dân tộc; việc nhận thức về vị trí, vai trò của giáo dục của cha mẹ học sinh và học sinh còn hạn chế; nhận thức, ý thức học tập của học sinh không đồng đều giữa các vùng miền nên hằng năm trong bồi dưỡng chuyên môn hè SGD&ĐT Lào Cai luôn quan tâm và chỉ đạo trên diện rộng nhằm thay đổi cách quản lý của cán bộ quản lý, thay đổi thầy, thay đổi trò và thay đổi một số nội dung và đổi mới phương pháp phù hợp với điều kiện thực tế và đối tượng học sinh của Lào Cai nhằm phát huy tính tư duy của học sinh vì vậy việc áp dụng đề tài này có thể áp dụng trong toàn cấp THCS. 
	4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: 
	Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên được nâng lên, việc đạt mục tiêu trong các giờ dạy trở thành tối ưu hóa trong điều kiện thực tế và đối tượng học sinh của trường nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường cụ thể. 	
	 Chất lượng học lực học sinh trong 2 năm gần đây duy trì 60 – 65% học sinh khá giỏi, học sinh trung bình đạt 30 – 33%, học sinh yếu 1- 2%. Học sinh giỏi lớp 9 cấp Tỉnh các môn Văn hóa luôn là trường đứng đầu Huyện. Kết quả thi THPT luôn duy trì trong 3 năm gần đây là trường có học sinh Thủ khoa của hội đồng thi tuyển sinh trường PTDTNT Tỉnh ( Năm 2013 – 2014 có học sinh đạt thủ khoa toàn Tỉnh, là trường PTDTNT Huyện có 3 học sinh đỗ chuyên duy nhất) là một trong 10 trường có kết quả điểm trung bình thi 3 môn tuyển sinh cao nhất khối THCS trong 3 năm gần đây. 
 	5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
6. Tài liệu kèm theo gồm:
	- Bản vẽ, sơ đồ: Không (bản)
	- Bản tính toán: Không (bản)
	- Các tài liệu khác: Không (bản).
 Bát Xát, Ngày 20 tháng 5 năm 2014
 Người báo cáo 
 (Ký ghi rõ họ tên)
 Nguyễn Thị Ngọc Anh 

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_tom_tat_sang_kien_doi_moi_quan_ly_thuc_hien_chon_loc.doc