Dựa trên những đặc điểm khác nhau về khả năng, nhu cầu, sở thích của trẻ, căn cứ vào nội dung của môn học, bài học, có thể áp dụng một trong các cách điều chỉnh sau đây trong lớp học hoà nhập:
a) Phương pháp đồng loạt:
- Thông thường, khi xây dựng mục tiêu cho một bài dạy giáo viên thường căn cứ vào yêu cầu của bài học. Trên cơ sở những mục tiêu cụ thể này, giáo viên thiết kế các hoạt động nhằm hoàn thành mục tiêu đã đặt ra. Các thiết kế này thường mang tính chủ quan của giáo viên.
- Do vậy, trong quá trình tiến hành bài dạy, giáo viên sẽ gặp những tình huống như: những gì giáo viên muốn trẻ học, trẻ đã biết trước rồi, do vậy mục tiêu cung cấp kiến thức cần phải điều chỉnh sang mục tiêu nâng cao; hoặc những mục tiêu đưa ra quá cao so với trẻ trong buổi học, nên cần hạ thấp mức độ cho phù hợp.
b) Phương pháp đa trình độ:
- Trẻ khuyết tật cùng trẻ bình thường tham gia vào một bài học nhưng với mục tiêu học tập khác nhau dựa trên năng lực và nhu cầu của bản thân trẻ.
- Ví dụ: yêu cầu của trẻ bình thường ở mức độ viết bài tập làm văn hoàn chỉnh (mức độ tổng hợp), trẻ khuyết tật chỉ yêu cầu trả lời các câu hỏi theo dàn ý đã định sẵn (mức độ hiểu).
c sinh khiếm thị, sách dạy phát âm và ngôn ngữ ký hiệu cho học sinh khiếm thính, thiết bị dạy học đặc thù, các dụng cụ luyện tập và phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật trí tuệ, III. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Thế nào là khuyết tật? - Khuyết tật được định nghĩa là khái niệm bao gồm sự bất thường về sức khỏe, sự khiếm khuyết về chức năng và sự hạn chế tham dự. Nghĩa là, khuyết tật là khái niệm bao gồm từ những hạn chế ngăn trở quá trình sinh lí và quá trình phát triển bình thường của cơ thể hoặc sự tác động của các cấu tạo giải phẫu học đến sự hạn chế thực hiện vai trò hoặc sự tiếp cận dịch vụ hoặc cơ hội do chính sách hoặc rào cản xã hội. Vì vậy, khuyết tật không chỉ đơn thuần là vấn đề cá nhân mà là vấn đề xã hội ảnh hưởng trên cá nhân. - “Học sinh khuyết tật là những học sinh có những khiếm khuyết về cấu trúc hoặc các chức năng cơ thể hoạt động không bình thường dẫn đến gặp khó khăn nhất định và không thể theo được chương trình giáo dục phổ thông nếu không được hỗ trợ đặc biệt về phương pháp giáo dục - dạy học và những trang thiết bị trợ giúp cần thiết. 2. Giáo dục hoà nhập là gì? - Giáo dục hoà nhập là phương thức giáo dục trong đó trẻ khuyết tật cùng học với trẻ em bình thường trong trường phổ thông ngay tại nơi trẻ sinh sống. - Giáo dục hoà nhập dựa trên quan điểm tích cực về trẻ khuyết tật. Mọi trẻ khuyết tật đều có những năng lực nhất định, các em sẽ làm tốt những việc phù hợp với nhu cầu và năng lực của mình. Do đó, chúng ta cần tìm kiếm những cái mà trẻ khuyết tật có thể làm được. Cũng như mọi học sinh khác, học sinh khuyết tật là trung tâm của quá trình giáo dục. Các em được tham gia đầy đủ, và bình đẳng mọi công việc trong nhà trường và cộng đồng để thực hiện lý tưởng “trường học cho mọi trẻ em, trong một xã hội cho mọi người”. Nhờ đó, trẻ khuyết tật có niềm tin, lòng tự trọng, ý chí vươn lên để đạt đến mức cao nhất mà năng lực của mình cho phép. Đó là giáo dục hoà nhập. 3. Tại sao phải giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật? 3.1. Giáo dục hoà nhập là mô hình giáo dục trẻ khuyết tật có hiệu quả: - Nhờ được học ở môi trường bình thường, gần nhà nên HSKT có tâm lý ổn định, phát triển cân đối, hài hoà. Trong điều kiện đó, các em sẽ yên tâm phấn đấu, học tập và phát triển. - Các em được học cùng một chương trình với các bạn bình thường khác và sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu, năng lực của các em. Dạy học như vậy sẽ đưa đến hiệu quả cao, các em sẽ phát triển hết khả năng của mình. - Giáo dục hoà nhập coi trọng sự cân đối giữa kiến thức và kỹ năng xã hội. Môi trường giáo dục thay đổi, các em được tự do giao lưu, giúp đỡ lẫn nhau làm cho các em phát triển toàn diện hơn và thích ứng tốt hơn với môi trường xã hội. - Giáo dục hoà nhập sẽ tạo ra cơ hội, môi trường để các lực lượng tham gia giáo dục có điều kiện hợp tác với nhau vì mục tiêu chung. Càng có nhiều người hiểu các em, giúp đỡ các em, chắc chắn các em sẽ có sự phát triển tốt hơn. 3.2. Giáo dục hoà nhập là mô hình hoàn thiện nhất trong các mô hình giáo dục trẻ khuyết tật: - Giáo dục hoà nhập có cơ sở lý luận vững chắc về đánh giá con người, về mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và các giải pháp thích hợp trong tổ chức cũng như trong tiến hành giáo dục. - Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật được áp dụng những lý luận dạy học hiện đại - lấy người học là trung tâm. Chương trình được điều chỉnh, phương pháp đựơc đổi mới thích hợp cho mọi học sinh. - Giáo dục hoà nhập là mô hình giáo dục kinh tế nhất, mang tính nhân văn nhất. Mô hình này làm cho mọi trẻ em đi học đều vui, đều thấy rõ trách nhiệm của mình. Nó cũng làm cho người lớn gần gũi nhau hơn, có cơ hội hợp tác với nhau vì sự nghiệp giáo dục trẻ khuyết tật. 4. Một số biện pháp trong giáo dục học sinh khuyết tật học hòa nhập ở trường tiểu học 4.1. Về nguyên tắc giáo dục: Dạy học học sinh khuyết tật học hòa nhập, ngoài việc tuân theo những nguyên tắc chung của giảng dạy phổ thông còn phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau đây: - Dạy học sao cho mỗi trẻ đều phải tìm hiểu cho mình những kiến thức mới tùy theo năng lực và nhu cầu của bản thân. - Mỗi trẻ, kể cả trẻ khuyết tật, đều có những năng lực riêng. Trong giảng dạy hòa nhập cần tạo điều kiện để phát triển những năng lực sẵn có, đặc biệt đối với trẻ khuyết tật nó là cơ sở để trẻ có thể học tập. - Mỗi trẻ đều có khả năng, nhu cầu khác nhau và do đó kết quả học tập cũng có thể khác nhau. Cho nên việc đánh giá kết quả sau bài học cũng không thể cào bằng, nó khác nhau ở từng trẻ do điểm xuất phát khác nhau. 4.2. Phương pháp điều chỉnh trong dạy hòa nhập cho trẻ khuyết tật: Dựa trên những đặc điểm khác nhau về khả năng, nhu cầu, sở thích của trẻ, căn cứ vào nội dung của môn học, bài học, có thể áp dụng một trong các cách điều chỉnh sau đây trong lớp học hoà nhập: a) Phương pháp đồng loạt: - Thông thường, khi xây dựng mục tiêu cho một bài dạy giáo viên thường căn cứ vào yêu cầu của bài học. Trên cơ sở những mục tiêu cụ thể này, giáo viên thiết kế các hoạt động nhằm hoàn thành mục tiêu đã đặt ra. Các thiết kế này thường mang tính chủ quan của giáo viên. - Do vậy, trong quá trình tiến hành bài dạy, giáo viên sẽ gặp những tình huống như: những gì giáo viên muốn trẻ học, trẻ đã biết trước rồi, do vậy mục tiêu cung cấp kiến thức cần phải điều chỉnh sang mục tiêu nâng cao; hoặc những mục tiêu đưa ra quá cao so với trẻ trong buổi học, nên cần hạ thấp mức độ cho phù hợp. b) Phương pháp đa trình độ: - Trẻ khuyết tật cùng trẻ bình thường tham gia vào một bài học nhưng với mục tiêu học tập khác nhau dựa trên năng lực và nhu cầu của bản thân trẻ. - Ví dụ: yêu cầu của trẻ bình thường ở mức độ viết bài tập làm văn hoàn chỉnh (mức độ tổng hợp), trẻ khuyết tật chỉ yêu cầu trả lời các câu hỏi theo dàn ý đã định sẵn (mức độ hiểu). c) Phương pháp trùng lặp giáo án: - Điều chỉnh này dành cho những trẻ có khó khăn chưa hoàn toàn tham gia tất cả các hoạt động theo mục đích chung của lớp học. - Trẻ khuyết tật và trẻ bình thường cùng tham gia những hoạt động chung của bài học nhưng theo mục tiêu riêng. Ví dụ: trong giờ Chính tả lớp 3 bài “Ông ngoại”, cả lớp nghe - viết 1 đoạn nhưng riêng trẻ khuyết tật học hòa nhập thì giáo viên cho nhìn - chép. d) Phương pháp thay thế: Trẻ khuyết tật cùng ngồi chung với trẻ bình thường trong giờ học nhưng học theo hai chương trình khác nhau. Ví dụ: Một số trẻ khiếm thính không thể tham gia học cùng với các bạn môn Âm nhạc, thì giáo viên có thể cho trẻ ngồi rèn chữ thay vì học hát như các bạn. - Việc điều chỉnh cần dựa vào khả năng của từng trẻ. Không có một phương pháp nào có thể áp dụng cho mọi trẻ khuyết tật. 4.3. Một số nội dung cần điều chỉnh trong dạy học sinh khuyết tật học hòa nhập: a) Về thời gian: - Tăng giảm thêm thời gian. - Thường xuyên thay đổi các hoạt động. - Nghỉ giải lao sau mỗi hoạt động. - Nhiệm vụ để học sinh về nhà chuẩn bị trước. b) Về môi trường trong lớp học: - Có chỗ ngồi ưu tiên. - Sắp xếp lại phòng học. - Làm giảm thiểu các tác động bên ngoài gây mất tập trung như: ánh sáng, tiếng ồn, ... d) Những vấn đề khác: * Những vấn đề cần điều chỉnh trong các môn học: - Điều chỉnh cách học tập trong các môn học. - Cho học sinh ghi chép. - Minh họa bằng mô hình. - Áp dụng những kỹ thuật giảng dạy để lôi cuốn học sinh. - Nhấn mạnh những thông tin quan trọng. - Chỉ dẫn qua tranh, dùng những chi tiết để gợi ý. - Phát các bài tập in sẵn. - Giảm hình thức đọc bài tập. - Hạn chế những bài tập phải dùng đến giấy bút. * Các biện pháp tự quản: - Thời khóa biểu hàng ngày. - Thường xuyên kiểm tra học sinh. - Yêu cầu cha mẹ trẻ cùng kiểm tra. - Cho học sinh nhắc lại những vấn đề đã được hướng dẫn. - Dạy cách ứng xử phù hợp với tình huống thực tế. * Kiểm tra bằng nhiều hình thức: - Xem lại cách đặt câu hỏi kiểm tra. - Kiểm tra bằng tranh ảnh, bằng lời nói, - Kiểm tra từng bài ngắn. - Gia hạn thêm thời gian. * Giao bài tập: - Chỉ dẫn từng bước cụ thể rõ ràng. - Hỗ trợ dưới dạng viết các chỉ dẫn bằng lời nói. - Những bài tập không quá khó. 4.4. Xây dựng “Vòng bạn bè” cho trẻ khuyết tật: Đây là việc làm vô cùng quan trọng của giáo viên khi trong lớp mình có học sinh khuyết tật. Trẻ em có nhiều thuận lợi hơn so với người lớn trong việc việc giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, trong sinh hoạt. Do trẻ khuyết tật gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp, ngôn ngữ, kỹ năng xã hội nên trẻ cũng gặp khó khăn trong việc xác lập mối quan hệ bạn bè. Để tình bạn của trẻ thực sự có ý nghĩa trong đời sống tình cảm và sự phát triển của trẻ, giáo viên nên hỗ trợ trẻ xây dựng mối quan hệ bạn bè với các bạn cùng lớp. Một số gợi ý giúp giáo viên xây dựng “Vòng bạn bè” cho học sinh khuyết tật: - Giới thiệu về trẻ trước lớp một cách tích cực. - Tạo cơ hội cho trẻ làm quen với các bạn trong lớp. - Chọn học sinh năng nổ, thân thiện, học tốt ngồi bên cạnh để hỗ trợ trẻ khi cần thiết. - Cho trẻ hoạt động nhóm và có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng. - Quan sát giờ chơi của trẻ và hỗ trợ trẻ khi cần thiết. 4.5. Vai trò của phụ huynh học sinh khuyết tật: Hơn ai hết phụ huynh học sinh là những người lo lắng, quan tâm đến những đứa con không may bị thiệt thòi của mình. Phụ huynh là những người gần gũi nhất với trẻ khuyết tật nên hiểu được quá trình phát triển, như cầu và năng lực của các em. Chính vì vậy gia đình trẻ khuyết tật có những vai trò đặc biệt quan trọng:Phát hiện sớm để tiến hành giáo dục sớm. Trong quá trình nuôi dưỡng trẻ phụ huynh cần để ý đến những đặc điểm về thể chất, trí tuệ, giác quan và ngôn ngữ của con em mình Nếu so sánh với những trẻ khác cùng độ tuổi mà có dấu hiệu khác biệt thì cần đưa trẻ đi khám hoặc đến các phòng tư vấn để sớm có chỉ định phương hướng khắc phục cho trẻ.Khi đã xác định con, em mình bị khuyết tật, gia đình cần có biện pháp chăm sóc giáo dục, phục hồi chức năng sớm cho trẻ tại gia đình theo nội dung, phương pháp đã được tư vấn.Gia đình trẻ khuyết tật chủ động phối hợp với nhà trường, cơ quan y tế và các lực lượng khác để cùng thực hiện các nhiệm vụ giáo dục hoà nhập cho con em mình 5. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC CỤ THỂ ĐỐI VỚI TỪNG DẠNG TẬT CỦA HỌC SINH KHUYẾT TẬT HỌC HÒA NHẬP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC: 5.1. Đối với học sinh khiếm thính: Học sinh khiếm thính là HS có tổn thương lâu dài trong hệ thống thính giác làm suy giảm chức năng nghe ở các mức độ khác nhau gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ngôn ngữ và gián tiếp đến sự phát triển những thuộc tính tâm lý khác ở học sinh. a) Dựa vào mức độ suy giảm thính lực, người ta chia ra các mức độ khiếm thính khác nhau: Mức độ Khả năng - Điếc nhẹ: mất thính lực từ 20 - 40dB. - Âm thanh có âm lượng to hơn tiếng nói thầm sát tai. - Điếc vừa: mật thính lực từ 41 - 70 dB. - Tiếng nói to. - Điếc nặng mất thính lực từ 71- 90 dB. - Tiếng nói to sát tai. - Điếc sâu: mất thính lực trên 90 dB. - Tiếng sấm,tiếng máy bay phản lực. b) Điểm mạnh của trẻ khiếm thính: - Nhận biết thông qua hình ảnh tốt Tinh nhạy trong việc nhận biết các chi tiết. Tự phục vụ, di chuyển tốt. - Nhìn chung, trẻ khiếm thính có chỉ số thông minh không kém gì những trẻ em bình thường khác. Ví dụ: - Việc phân biệt những màu sắc gần giống nhau như vàng, đỏ, da cam thì trẻ khiếm thính phân biệt tinh tế hơn so với trẻ bình thường. - Trẻ khiếm thính có thể nhận thấy từng chi tiết về người như khuôn mặt, hình dáng, cách ăn mặc, chất liệu và màu sắc nhanh hơn trẻ bình thường. - Bức tranh vẽ của trẻ khiếm thính thường có nội dung phong phú, tỉ mỉ. Trẻ khiếm thính có khả năng ghi nhớ thị giác, bắt chước các hoạt động của người khác rất tốt. - Nhìn chung, trẻ khiếm thính có chỉ số thông minh không kém gì những trẻ em bình thường khác. Tuy nhiên khoảng 30% trẻ khiếm thính khả năng nghe còn lại rất ít nên không thể dùng để thu nhận thông tin mà phải dùng thị giác để thu nhận thông tin là chủ yếu. Chính vì vậy, mà trẻ có cách nhận thức, cách học khác với những trẻ bình thường. c) Một số khó khăn của trẻ khiếm thính: - Trẻ chỉ lắng nghe một người. - Trẻ phản ứng chậm. - Trẻ dường như chỉ nghe sau khi được nhắc lại 2 - 3 lần. Trẻ rất sợ bị tiếp cận từ phía sau. - Trẻ nói ít, phát âm ít. - Quá trình phát triển ngôn ngữ bị chậm lại. - Đáp ứng không đúng ý lời người khác nói, nhất là ở nơi ồn ào. - Cau mày hoặc nhướn người lên phía trước khi nghe người khác nói. - Thường nhìn sát mặt người nói. - Thường có biểu hiện vô tâm, vô ý (không tập trung chú ý). - Đưa ra câu trả lời không thích hợp với câu hỏi. - Bỏ sót một số âm trong khi nói và thay thế một số âm khác. - Phát âm sai một số từ. - Phản ứng chậm chạp sau khi nghe giới thiệu, chỉ dẫn và nhìn sang người khác để tìm sự gợi ý. - Sử dụng ngôn ngữ sai ngữ pháp so với lứa tuổi. - Gặp khó khăn khi nhắc lại lời bài hát hay bài thơ. - Thường khó xác định được hướng của âm thanh phát ra. - Tai bị chảy mủ, hay bị đau họng, bị cảm lạnh, viêm amidan. d) Các biện pháp thực hiện: Qua những biểu hiện trên cần áp dụng một số biện pháp khi cho trẻ học hoà nhập. - Xếp các em ngồi ở phía trước lớp học và gần với giáo viên. - Làm cho trẻ tập trung chú ý rồi mới nói và nhìn trẻ khi nói. - Nên đứng tại chỗ khi nói với trẻ. - Làm mẫu điều bạn muốn trẻ làm để trẻ biết được em cần làm gì. - Khi hướng dẫn giới thiệu nên sử dụng câu ngắn, đơn giản. - Bố trí các bạn hỗ trợ cho em để giúp em hiểu được những gì đang diễn ra xung quanh và tham gia tốt hơn các hoạt động trên lớp. - Trẻ khiếm thính dù đang đeo máy trợ thính vẫn gặp khó khăn khi nghe trong môi trường ồn ào. Do vậy, khi cần thiết giáo viên cần sử dụng hình thức giao tiếp không lời (mỉm cười khi trẻ làm tốt; vẫy tay, gật đầu khi muốn trẻ đến gần) - Có thái độ tích cực, động viên khuyến khích trẻ bởi việc học tập trong lớp đối với các em là khó khăn. - Khi nói, cô phải nói chậm, to, rõ, phát âm chuẩn, câu ngắn gọn. - Giữ khoảng cách thật gần với trẻ, nhìn vào mắt trẻ khi đang nói, chú ý sự lôi cuốn trẻ. - Nói những câu ngắn để trẻ hiểu hoặc thay bằng câu khác, hoặc kết hợp điệu bộ cùng lời nói. - Khi hướng cho trẻ qua sát xung quanh cô giáo nên đứng ở phía trước của trẻ, không nên đứng phía sau sẽ tạo cho trẻ cảm giác lo sợ. - Khi dạy trẻ cô cần có những hình ảnh minh hoạ, tranh ảnh, các phương tiện giúp trẻ giao tiếp được. - Ví dụ: dạy các bộ phận trên cơ thể: mắt, miệng, tai. Trẻ dùng tay chỉ vào hình và chỉ được trên cơ thể mình (hấp háy đôi mắt khi chỉ lên mắt), ... Trẻ khiếm thính thường xuyên bị cô lập và phụ thuộc hoàn toàn vào người bình thường trong giáo dục và tiếp thu thông tin. Vì vậy ta phải dạy trẻ mọi lúc, mọi nơi, gần gũi trẻ, khuyến khích khen thưởng trẻ. 5.2. Đối với học sinh tự kỷ: a) Tự kỷ là gì? Tự kỷ là một dạng khiếm khuyết phát triển lan tỏa kéo dài suốt cuộc đời, làm ảnh hưởng nghiêm trọng về nhiều mặt của học sinh: Sự tương tác, giao tiếp xã hội; Hành vi rập khuôn lặp đi, lặp lại rất hạn chế. b) Một số điểm mạnh của học sinh tự kỷ: Điểm mạnh : Có trí nhớ dài hạn tốt ở một số lĩnh vực (số, chữ cái, trò chơi,). - Ghi nhớ hình ảnh tốt. - Tư duy hình ảnh tốt. - Cẩn thận, cầu toàn và có trình tự khi thực hiện nhiệm vụ. - Nhận thức, nắm bắt nhanh khi liên kết sự vật, sự việc với hình ảnh, ký hiệu, biểu tượng mà trẻ thích. - Có khả năng sáng tạo, xử lý nhiệm vụ theo cách riêng của mình. c) Một số khó khăn của học sinh tự kỷ: - Khó khăn khi tham gia các hoạt động chung. - Thích chơi một mình, có những hành vi bất thường như: vẫy tay, chạy lung tung hoặc đứng, ngồi một chỗ rất lâu. - Giảm tập trung, không phản ứng với phương pháp giáo dục truyền thống. - Phản ứng chậm với lời nói của người khác hoặc có khi không phản ứng. - Khó khăn trong việc bày tỏ nhu cầu, mong muốn của mình. - Các kỹ năng phát triển không đồng đều. Gặp vấn đề trong việc xử lý giác quan: nhạy cảm hoặc kém nhạy cảm. - Hành vi rập khuôn, lặp đi lặp lại nhiều lần, khó tiếp nhận cái mới. d) Các biện pháp hỗ trợ: - Giải thích cho trẻ hiểu rõ việc thực hiện nhiệm vụ. - Xây dựng lịch biểu hàng ngày bằng hình ảnh minh họa rõ ràng. - Dành thời gian, không gian hợp lý để trẻ thực hiện theo nhu cầu. - Lưu ý đến các vấn đề giác quan của trẻ để hỗ trợ. - Cần tổ chức các hoạt động liên tục cho trẻ, không để thời gian trống. - Sử dụng nhiều phương pháp giao tiếp đa dạng như thẻ tranh, kí kiệu, ngôn ngữ cử chỉ, - Động viên, khen thường kịp thời. 5.3 Đối với học sinh có khó khăn về học: a) Chứng khó học là gì? - Chứng khó học là một thuật ngữ đề cập đến những khó khăn dai dẳng, kéo dài trong quá trình học tập: nghe, nói, đọc, viết, lý luận hoặc tính toán. - Những rối loạn này là bẩm sinh và có thể kéo dài suốt cuộc đời. - Gây cản trở cho việc học tập và hoà nhập xã hội. b) Một số điểm mạnh của học sinh có khó khăn về học: Một số trẻ có kỹ năng vận động, giao tiếp, tự phục vụ bình thường. - Ghi nhớ hình ảnh tốt - Trẻ có trí tuệ tương đối bình thường, trẻ không có hành vi. - Hứng thú với các hoạt động tạo ra kết quả ngay tức khắc. - Nhận thức, nắm bắt nhanh khi liên kết sự vật, sự việc với hình ảnh, ký hiệu, biểu tượng mà trẻ thích. c) Một số khó khăn của học sinh có khó khăn về học: - Các em dễ bị tự ti về bản thân,khó khăn trong kết bạn,ảnh hưởng đến quá trình học tập. + Không có động cơ học tập + Phương pháp học tập không phù hợp + Cách học máy móc + Thiếu hụt kĩ năng học tập + Trốn tránh,phụ thuộc vào người khác,phản ứng tiêu cực.. - Khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ,khó tự điều chỉnh bản thân,khó ngồi im hay động đậy trong giờ học, không làm đúng yêu cầu của giáo viên,hay che giấu khuyết điểm. - Khả năng nhận thức chậm, khó nhớ, mau quên. - Hạn chế về tư duy trừu tượng. d) Các biện pháp hỗ trợ: * Đối với chứng khó đọc - Đọc cho trẻ nghe phần hướng dẫn - Thay thế các bài viết bằng bài nói - Khi đọc cho trẻ sử dụng ngón tay để chỉ những từ mình đọc - Yêu cầu trẻ đọc câu hỏi trước khi đọc bài học - Nếu cần tăng cỡ chữ,giãn khoảng cách * Đối với chứng khó viết - Khuyến khích trẻ cầm bút và đặt vở đúng cách. - Sử dụng công cụ hỗ trợ giúp trẻ cầm bút đúng cách. - Hướng dẫn trẻ tập thể dục tay khi đã mệt mỏi. - Cho trẻ sử dụng loại giấy vở có hàng kẻ nổi bật. *Đối với chứng khó học toán - Cho phép trẻ được sử dụng tất cả những công cụ mà trẻ có thể thao tác được ,có thể sử dụng hình vẽ để thay thế - Luôn đưa ra những ví dụ làm mẫu để trẻ làm theo - Cải thiện khả năng số học,tính toán,thao tác logic bằng các trò chơi. * Phát hiện thế mạnh của học sinh - Học sinh học qua âm thanh:Sử dụng bài giảng,báo cáo bằng miệng.Tham gia vào các cuộc thảo luận,nhóm học tập.Sử dụng âm nhạc - Học sinh học qua vận động: học qua các hình thức vận động, di chuyển, tìm đồ vật, khám phá qua việc làm. Thông qua các hoạt động thực hành, làm thí nghiệm. Dạy các môn thể thao, võ thuật, làm thủ công. - Học sinh học qua hình ảnh: Dạy học qua hình ảnh, các bài học có nhiều hình ảnh, dạy qua sơ đồ, biểu đồ. Dạy qua các hoạt động vẽ tranh. * Nâng đỡ cảm xúc học sinh - Tránh những lời chỉ trích, quở trách khi trẻ thất bại. - Giải thích cho trẻ hiểu tình trạng của mình để trẻ hợp tác hơn trong quá trình học tập. - Chứng khó học không phải là không thể vượt qua,GV cần có cái nhìn rộng mở về tương lai của trẻ. * Hợp tác với các chuyên gia và phụ huynh - Các chuyên gia sẽ giúp xác định vấn đề của trẻ là gì,can thiệp như thế nào,và gánh vác một phần gánh nặng cho giáo viên - Cần thống nhất với phụ huynh chương trình hỗ trợ và đưa ra những phản hồi về tình hình tiến bộ và khó khăn của trẻ. 5.4. Đối với học sinh tăng động giảm chú ý (AD/HD): - AD/HD là một rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ nhỏ được đặc trưng bởi những hành vi hiếu động quá mức kèm theo giảm khả năng chú ý, thiếu tập trung và dễ bị phân tâm bởi những tác động bên ngoài. a) Một số điểm mạnh của học sinh có khó khăn về h
Tài liệu đính kèm: