Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp góp phần giáo dục đạo đức học sinh ở trường Trung học Phổ thông hiện nay

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp góp phần giáo dục đạo đức học sinh ở trường Trung học Phổ thông hiện nay

Tìm hiểu tình hình và sắp xếp chỗ ngồi hợp lí cho học sinh.

 Tìm hiểu đặc điểm tình hình học sinh.

Để gây được ấn tượng tốt, tự tin, vui vẻ, thoải mái cho học sinh trong buổi đầu gặp mặt, giáo viên không đơn thuần chỉ lên nhận lớp là xong, mà giáo viên chủ nhiêm phải làm sao để cho học sinh cảm thấy yên tâm khi đến với một môi trường với, thầy cô, bạn bè mọi thứ đều mới. Nhiệm vụ của một giáo viên là phải làm sao để học sinh ngày đầu tiên đến trương đã cảm nhận được tinh thần “Trường học thân thiện, học sinh tích cưc”. Đó là cơ sở để giáo dục đạo đức học sinh đạt hiệu quả.

 Cách thức tiến hành:

 Mỗi khi được phân công và nhận danh sách học sinh lớp chủ nhiệm, tôi thường đọc đi, đọc lại danh sách nhiều lần để có thể nhớ được hầu hết tên học sinh của mình trước khi gặp mặt. Điều đó sẽ làm cho học sinh cảm thấy bất ngờ và thú vị.

 Ví dụ: Ngay buổi đầu tiên gặp mặt không cần nhìn vào danh sách tôi đã gọi chính xác họ, tên của một số em điều này sẽ làm cho các em thấy vui. Các em sẽ có cảm giác gần gũi ngay từ lần găp đầu tiên khi các em vừa mới bước chân vào môi trường xa lạ. Đồng thời các em sẽ rất tò mò, vì sao chưa bao giờ gặp mà cô có thể biết được họ, tên của mình.

Việc tiếp theo tôi bắt đầu điều tra để tìm hiểu tình hình chung của học sinh thông qua hồ sơ, học bạ và các mối quan hệ của học sinh để nắm được một cách khái quát tình về học lực, đạo đức, điều kiện, hoàn cảnh, khả năng của các em, từ đó có biện pháp giáo dục, xử lí kịp thời phù hợp đối với mỗi học sinh.

Buổi đầu sau khi đón nhận học sinh sau màn chào hỏi làm quen, tôi hướng dẫn và quán triệt cho các em vệ sinh lớp học sạch sẽ, bàn ghế gọn gàng, ngăn nắp, mỗi học sinh phải biết giữ gìn vệ sinh sạch đẹp, không viết bậy vẽ bậy lên bàn, ghế, tường, sàn nhà luôn giữ cho lớp học trường học sạch sẽ thoáng mát, trong lành. Theo tinh thần ông bà ta đã dạy : “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”. Đồng thời hướng dẫn các em thường xuyên chăm sóc cây xanh, cây cảnh, cây bóng mát, bảo vệ cơ sở vật chất, sử dụng an toàn và tiết kiệm điện nước. Có như vậy khi đến lớp cả thầy và trò mới thấy thoải mái, dễ chịu, từ đó việc dạy và học sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Góp phần xây dự thành công “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

 

doc 30 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 968Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp góp phần giáo dục đạo đức học sinh ở trường Trung học Phổ thông hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y, không có học sinh vi phạm nghiêm trọng về đạo đức. 
+ Về phía giáo viên: Để giáo dục đạo đức học sinh đạt kết quả tốt người giáo viên chủ nhiệm phải nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, luôn là tấm gương sáng cho học sinh học tập noi theo. Giáo viên phải biết kết hợp các phương pháp giáo dục một cách biện chứng phù hợp với từng điều, kiện hoàn cảnh, tính cách của từng học sinh mới đạt kết quả cao.
* Mặt yếu:
 Trong quá trình quản lí giáo dục học sinh nếu giáo viên sử dụng các phương pháp không phù hợp với từng đối tượng học sinh, áp dụng một cách rập khuôn, máy móc không những không mang lại kết quả mà còn phản tác dụng.
II.2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động.
* Về phía học sinh: 
Các em chưa thực sự coi lớp học là “Nhà” của mình, chưa gắn bó, đoàn kết với các bạn trong lớp, chưa xác định được động cơ học tập đúng đắn. Những em hạnh kiểm trung bình, yếu là những em còn tham gia đánh nhau, cúp tiết, vi phạm nội quy của trường, lớp. Các em dành nhiều thời gian cho việc chơi bời (game, facebook) nhiều hơn là học tập và rèn luyện.
*Về phía giáo viên:
- Giáo viên chủ nhiệm: Một số giáo viên chủ nhiệm chưa thực sự quan tâm đến học sinh, khi giao tiếp với các em chưa thể hiện được lòng nhiệt huyết và sự say mê của mình nên học sinh không phục, không nghe lời và không hợp tác với cô giáo chủ nhiệm.
- Về phía giáo viên bộ môn: Một số giáo viên bộ môn chưa nhiệt tình, chưa thể hiện trách nhiệm của mình trong việc “Thông qua dạy chữ để dạy người”. Không ít giáo viên day bộ môn còn tư tưởng “giáo dục ý thức đạo đức học sinh” là việc của giáo viên chủ nhiệm. Thậm chí một số giáo viên bộ môn còn sử dụng những nguyên tắc cứng nhắc khi giáo dục học sinh, đôi lúc giáo viên bộ môn còn áp đặt một cách máy móc quan điểm, cách nhìn nhận, xử lí của mình đối với học sinh. Thậm chí vì nóng giận mà giáo viên bộ môn còn sử dụng những lời lẽ thiếu tôn trọng, xúc phạm đến nhân cách và lòng tự trọng còn non nớt của các em gây ra sự bướng bĩnh, chống đối, vô lễ
Trước tình hình nêu trên, tôi nhận thấy rằng cần phải có những giải pháp để hạn chế, khắc phục tình trạng đó, góp phần cải thiện quan hệ thầy – trò, trò - trò, giúp các em yêu trường, yêu lớp hơn, gắn bó với bạn bè, cùng nhau vui chơi học tập, rèn luyện để tránh xa cái ác, cái xấu đang ở rất gần các em. Làm sao để thầy cô giáo chủ nhiệm chính là niềm tin, chỗ dựa tinh thần cho học sinh, giúp các em trở về đúng nghĩa là một học sinh bình thường, trở về với sự hồn nhiên vô tư của tuổi học trò.
II.3. Giải pháp, biện pháp.
 II.3.1. Mục tiêu của các giải pháp, biện pháp.
Từ khi Bộ giáo dục phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Cụ thể là “Xây dựng thầy – trò thân thiện” tôi nhận thấy đây là một phong trào rất kịp thời và ý nghĩa hiện nay. Bởi đây là thời kỳ đất nước đang trong giai đoạn mở cửa hội nhập với sự phát triển về kinh tế - xã hội, sự bùng nổ về khoa học- công nghệ thông tinNó ảnh hưởng đến lối sống cũng như đạo đức của không nhỏ một bộ phận giới trẻ, đặc biệt là học sinh –sinh viên. Vì vậy “Giáo dục đạo đức học sinh” là mục tiêu cần đạt được trong công tác chủ nhiệm. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu đó không phải dễ, đòi hỏi người làm công tác chủ nhiệm phải đưa ra được nhiều phương pháp và cách giải quyết phù hợp với đặc điểm tình hình của từng đối tượng học sinh ở từng giai đoạn, từng khu vực khác nhau. Từ việc tìm hiểu tình hình, sắp xếp chỗ ngồi hợp lí cho từng học sinh cho đến việc xây dựng lớp tự quản tốt, đội ngũ ban cán sự lớp có chất lượng, hiệu quả, đảm bảo hình thành nề nếp nghiêm túc cho học sinh. Tuy nhiên để cảm hóa và giáo dục đạo đức học sinh có hiệu quả thì giáo viên chủ nhiệm phải luôn quan tâm đến các em bằng cả tấm lòng và sự say mê nhiệt huyết của mình.
II.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp
* Nội dung
 Từ cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” trong đó “Xây dựng thầy – trò thân thiện” của Bộ giáo dục và Đào tạo, với cương vị là một người làm công tác giáo dục tôi thấy cuộc vận động này sẽ không thể thành công nếu chúng ta không chú trọng giáo dục đạo đức cho học sinh. Dựa vào thực tiễn của trường THPT Quang Trung và tình hình cụ thể của lớp mình chủ nhiệm, tôi nhận thấy những nội dung cần được quan tâm, xây dựng để góp phần giáo dục đạo đức học sinh: 
Tìm hiểu tình hình và sắp chỗ ngồi hợp lí cho học sinh.
Xây dựng tập thể lớp tự quản, ban cán sự lớp có năng lực và ý thức trách nhiệm.
Hình thành nề nếp nghiêm túc cho học sinh. 
Giáo viên chủ nhiệm luôn quan tâm đến các em bằng cả tấm lòng và sự say mê nhiệt huyết của mình. 
Đây là những nội dung rất cơ bản mà tôi cho rằng nó mang hiệu quả cao trong giáo dục đạo đức học sinh.
* Cách thức thực hiện các giải pháp và biện pháp.
Từ những nội dung trên, qua thực tế làm công tác chủ nhiệm giáo dục đạo đức học sinh tôi đã vận dụng cụ thể vào lớp chủ nhiệm của mình như sau: 
II.3.2.1.Tìm hiểu tình hình và sắp xếp chỗ ngồi hợp lí cho học sinh.
Tìm hiểu đặc điểm tình hình học sinh.
Để gây được ấn tượng tốt, tự tin, vui vẻ, thoải mái cho học sinh trong buổi đầu gặp mặt, giáo viên không đơn thuần chỉ lên nhận lớp là xong, mà giáo viên chủ nhiêm phải làm sao để cho học sinh cảm thấy yên tâm khi đến với một môi trường với, thầy cô, bạn bè mọi thứ đều mới. Nhiệm vụ của một giáo viên là phải làm sao để học sinh ngày đầu tiên đến trương đã cảm nhận được tinh thần “Trường học thân thiện, học sinh tích cưc”. Đó là cơ sở để giáo dục đạo đức học sinh đạt hiệu quả.
 Cách thức tiến hành:
 Mỗi khi được phân công và nhận danh sách học sinh lớp chủ nhiệm, tôi thường đọc đi, đọc lại danh sách nhiều lần để có thể nhớ được hầu hết tên học sinh của mình trước khi gặp mặt. Điều đó sẽ làm cho học sinh cảm thấy bất ngờ và thú vị.
 Ví dụ: Ngay buổi đầu tiên gặp mặt không cần nhìn vào danh sách tôi đã gọi chính xác họ, tên của một số em điều này sẽ làm cho các em thấy vui. Các em sẽ có cảm giác gần gũi ngay từ lần găp đầu tiên khi các em vừa mới bước chân vào môi trường xa lạ. Đồng thời các em sẽ rất tò mò, vì sao chưa bao giờ gặp mà cô có thể biết được họ, tên của mình.
Việc tiếp theo tôi bắt đầu điều tra để tìm hiểu tình hình chung của học sinh thông qua hồ sơ, học bạ và các mối quan hệ của học sinh để nắm được một cách khái quát tình về học lực, đạo đức, điều kiện, hoàn cảnh, khả năng của các em, từ đó có biện pháp giáo dục, xử lí kịp thời phù hợp đối với mỗi học sinh. 
Buổi đầu sau khi đón nhận học sinh sau màn chào hỏi làm quen, tôi hướng dẫn và quán triệt cho các em vệ sinh lớp học sạch sẽ, bàn ghế gọn gàng, ngăn nắp, mỗi học sinh phải biết giữ gìn vệ sinh sạch đẹp, không viết bậy vẽ bậy lên bàn, ghế, tường, sàn nhàluôn giữ cho lớp học trường học sạch sẽ thoáng mát, trong lành. Theo tinh thần ông bà ta đã dạy : “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”. Đồng thời hướng dẫn các em thường xuyên chăm sóc cây xanh, cây cảnh, cây bóng mát, bảo vệ cơ sở vật chất, sử dụng an toàn và tiết kiệm điện nước. Có như vậy khi đến lớp cả thầy và trò mới thấy thoải mái, dễ chịu, từ đó việc dạy và học sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Góp phần xây dự thành công “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Sắp xếp chỗ ngồi hợp lí cho học sinh.
Công việc tiếp theo đó là sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh, việc này tưởng chừng đơn giản nhưng nó lại rất quan trọng đối với sự tiến bộ của mỗi học sinh và của cả tập thể lớp. Điều này đòi hỏi kỹ năng quan sát, phân tích, đánh giá học sinh. Việc sắp xếp chỗ ngồi hợp lí sẽ đem lại thành công rất lớn trong việc giáo dục và quản lí học sinh.
Cách thức tiến hành:
Biết học sinh muốn tự quyết định chỗ ngồi cho mình nên trong hai tuần đầu tôi luôn để học sinh tự chọn chỗ ngồi. Theo lẽ tự nhiên các em thân nhau, hợp nhau hay chơi với nhau, các em học sinh dân tộc thiểu số thì thích ngồi gần nhau. Đặc biệt những em có cá tính, hay nghịch ngợm, quậy phá lại thích tập hợp lại một chỗ. Mặc dù tôi biết tình hình này không ổn, nhưng tôi vẫn cố ý để như vậy cho các em cảm thấy mình có thể tự quyết và cô cũng không phải là người áp đặt. Vì tôi biết nếu mình khi chưa nắm được đặc điểm của các em mà đã cố ý sắp chỗ ngồi thì sẽ không hợp lí, không có kết quả. Hơn nữa học sinh sẽ không phục, thậm chí nhiều em còn tỏ ra chống đối không nghe theo.Tôi cố tình để cho các em tự do sau hai tuần quan sát, tìm hiểu, nhận định, đánh giá tôi đã chỉ ra cho các em thấy chỗ được và chỗ chưa được của việc tự do lựa chọn chỗ ngồi mà không có sự hướng dẫn sắp xếp của cô. Đương nhiên đến lúc đó các em phần lớn sẽ nghe theo sự sắp xếp của tôi. Trước đây tôi hay xếp học sinh yếu ngồi riêng phía trước, học sinh khá giỏi ngồi riêng phía sau vì nghĩ nếu ngồi chung vậy học sinh yếu sẽ sao chép bài của học sinh khá giỏi, nhưng cách làm này không hiệu quả. Những năm gần đây khi xếp chỗ ngồi cho học sinh tôi thường ưu tiên cho những em nhỏ bé, khả năng quan sát kém ngồi những bàn đầu và sắp xếp đều những học sinh nam, nữ, học sinh dân tộc kinh, học sinh dân tộc thiểu số, học sinh yếu kém, khá giỏi ngồi xen lẫn với nhau. Một mặt để các em khá giỏi có thể kèm hướng dẫn các em yếu kém, mặt khác để các em hòa đồng, đoàn kết với nhau hơn và các em sẽ không mặc cảm khi bị tách riêng ra. Một tập thể đoàn kết giúp phong trào học tập và nề nếp đi lên là tiền đề cho việc giáo dục đạo đức học sinh.
II.3.2.2.Xây dựng tập thể lớp tự quản, ban cán sự lớp có năng lực và ý thức trách nhiệm.
 GVCN là cố vấn tổ chức hoạt động tự quản của tập thể lớp, không làm thay học sinh. Muốn vậy, GVCN phải xây dựng được ban cán sự lớp năng nổ, nhiệt tình thì công việc tự quản của học sinh mới có hiệu quả. Vai trò cố vấn của GVCN có ý nghĩa giáo dục quan trọng trong việc điều chỉnh, thay đổi nhận thức, tình cảm, thói quen, niềm tin, hứng thú và  hành vi của học sinh cũng như phát huy các nhân tố tích cực trong lớp để xây dựng tập thể lớp tốt. 
Cách thức tiến hành:
+ Bầu ban cán sự lớp.
Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm tôi nhận thấy để chọn được một ban cán sự lớp tốt, đặc biệt là chọn đươc một lớp trưởng có năng lực không nhất thiết phải chọn một học sinh khá, giỏi. Yếu tố quan trọng nhất của một lớp trưởng phải là học sinh gương mẫu, năng động, chủ động trong các công việc, tập hợp được các bạn cùng tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể và đặc biệt là phải biết cách quan tâm đến bạn bè, được các bạn tín nhiệm nể phục, có tầm ảnh hưởng đến các bạn học sinh. 
Ngay từ đầu khi nhận lớp tôi thường quan sát học sinh của mình rất kỹ trong mọi hoạt động và khi đã ngắm được một đội ngũ ban cán sự ưng ý. Tôi không vội áp đặt chỉ định ngay các em mà tôi sẽ gặp riêng các em để tâm sự, trao đổi, thậm chí là “nhờ vả” cùng giúp cô đưa lớp tiến bộ đi lên. Tồi đề nghị các em đứng ra ứng cử vào đội ngũ ban cán sự lớp và tất nhiên với sự ủng hộ, hướng dẫn của tôi hầu hết các em học sinh đều tán thành. Với cách làm này trong những năm gần đây, cụ thể trong hai năm nay tôi đã chọn được một ban cán sự quản lí lớp tốt. Nhờ đó đã làm cho lớp tiến bộ hơn rất nhiều về mọi mặt đặc biệt là sự tiến bộ hẳn về học tập cũng như rèn luyện đạo đức. 
+ Phân công nhiệm vụ cho từng thành vên trong ban cán sự lớp.
+ Thường xuyên đôn đốc nhắc nhỡ và kiểm tra việc học sinh thực nhiệm vụ được giao.
+ Tập cho tất cả các thành viên trong lớp làm quản lý lớp, để xây dựng cho các em tinh thần trách nhiệm, biết quan tâm đến công việc chung trong lớp bằng cách hỏi tình hình lớp vào các buổi học bất kỳ em nào cũng phải trả lời được.
+ Xây dựng tinh thần học tập cho các em chúng ta cần phải quan tâm kiểm tra sự chuẩn bị bài củ và mới trong giờ sinh hoạt đầu giờ nếu em nào chưa thực hiện tốt cần phải nhắc nhở động viên kịp thời (tránh trường hợp trách mắng và phạt các em) để các em cố gắng nhiều hơn trong học tập, cần phân công những học sinh học khá trong lớp kèm cặp giúp đỡ học sinh yếu và giáo viên luôn đôn đốc kiểm tra đừng bao giờ tiết kiệm lời khen ngợi các em vì chính đây là vũ khí sắc bén động viên các em cầu tiến.
+ Cuối tuần ban cán sự lớp phải tổng kết mọi hoạt động của lớp, báo cáo trong giờ sinh hoạt lớp để khen ngợi những học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ trong tuần và phê bình những học sinh chưa thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ. 
Đương nhiên để đội ngũ ban cán sự lớp chủ động quản lí lớp một cách hiệu quả thì giáo viên chủ nhiệm phải hướng dẫn, khích lệ, động viên để các em phát huy tối đa tinh thần “Học sinh tích cực”.
II.3.2.3.Hình thành nề nếp nghiêm túc cho học sinh.
Để hình thành nề nếp nghiêm túc cho học sinh là một việc rất quan trọng. Tuy nhiên đây là việc không hề dễ và cũng không thể thành công trong một sớm một chiều. Điều đó đòi hỏi người giáo viên phải có một tinh thần và ý chí cao và rất bền bỉ với những phương pháp và biện pháp phù hợp như là mềm dẻo, linh hoạt theo kiểu: “lạt mềm buộc chặt” “mưa dầm thấm lâu”, “Có công mài sắt có ngày nên kim”
Cách thức tiến hành:
Trước đây mỗi khi nhận lớp chủ nhiệm mới, tôi thường đưa các em vào khuôn khổ ngay lập tức với những nội quy và quy định thật nghiêm khắc. Tuy nhiên cách làm này không có hiệu quả, thậm chí nhiều em còn tỏ thái độ chống đối ra mặt. Nhưng sau khi nghiên cứu kỹ tâm lý lứa tuổi học sinh THPT, tôi đã phần nào hiểu được ở lứa tuổi này các em thích làm người lớn, thích thể hiện và muốn khẳng định mình trong mắt cha mẹ, thầy cô, bạn bè và những người xung quanh. Vì vậy tôi không vội vàng đưa các em vào khuôn khổ ngay, mà tôi cho các em có thời gian thích nghi với môi trường mới. Các em tự do thể hiện và khẳng định mình, các em cứ mặc nhiên trổ hết khả năng của mình, còn tôi cứ bình tĩnh quan sát. Sau 2 tuần lễ khi đã ít nhiều hiểu được các em, thấy được phần nào khả năng của từng em mới từ từ đi vào ổn định lớp. 
Phải cho các em học quyền và nghĩa vụ, cá hành vi học sinh không được làm, khen thưởng, kỷ luật (Trích Điều lệ trường Trung học Ban hành kèm theo thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), nội quy của trường THPT Quang Trung, hướng dẫn cho các em tự xây dựng nội quy của lớp học, có như vậy các em mới dễ nhớ và dễ thực hiện. 
Mỗi ngày, tôi bỏ ra ít nhất 5-10 phút để tiếp xúc với các em, để nói chuyện, tìm hiểu, trao đổi tư tưởng và tâm tình của các em. Giờ thuận tiện nhất là các buổi 15 phút đầu giờ, tiết sinh hoạt chủ nhiệm Tôi lắng nghe các em nói, khuyến khích các em bày tỏ những điều các em nghĩ trong đầu, chứ không phải bắt các em chỉ nghe mình nói thôi. Đồng thời phải biết phản ứng kịp thời và thích hợp với những gì các em biểu lộ: Vui buồn, ngạc nhiên, sửa sai, bất đồng, tán thành, khuyến khích Phải luôn luôn nắm bắt được tư tưởng và ý muốn của cac em. Phải tập trò chuyện với các em như bạn bè nhằm có thể nắm bắt được sự thay đổi về tâm lí của các em để kịp thời uốn nắn.
 Ổn định nề nếp học sinh trong từng tiết học là vấn đề rất quan trọng
Ví dụ như việc ổn định 10’ hoặc 15’ đầu giờ hoặc giờ ra chơi đổi tiết, giáo viên chủ nhiệm quán triệt với học sinh: khi nghe trống vào lớp tất cả các em phải vào lớp ổn định vị trí, không để các em đứng ở hành lang hoặc cửa lớp chờ giáo viên đến mới chạy vào chỗ ngồi. Giáo viên nhận lớp phải đứng nghiêm túc tránh tình trạng vừa đi vừa khua tay bảo các em ngồi xuống. Việc này thể hiện tính nghiêm túc và sự tôn trọng nhau (Giáo viên có nhận lớp nghiêm túc thì học sinh mới nghiêm túc chào giáo viên).
II.3.2.4.Giáo viên chủ nhiệm luôn quan tâm đến các em bằng cả tấm lòng và sự say mê nhiệt huyết của mình
Trước hết trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm tôi luôn thu hút và theo dõi sự chú ý lắng nghe của học sinh.
Muốn thu hút và duy trì sự chú ý của học sinh đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải bắt đầu thật mạnh mẽ, kết thúc thật dứt khoát. Tôi muốn nắm bắt sự tập trung chú ý của học sinh và duy trì nó bằng cách làm cho nội dung cần trao đổi được thể hiện theo một cách thức dễ nhớ nhất từ ngữ đơn giản mộc mạc. Điều đó làm tiền đề để thiết lập mối quan hệ với các em, tạo một cơ sở có thực cho việc trao đổi. Hãy cuốn hút các em ngay từ những giây phút đầu tiên, nói phải thật rõ ràng, súc tích và cuốn hút. Cần phải tránh sa vào tình trạng nói lan man, thiếu mạch lạc. Thực hiện được điều này sẽ giúp cho buổi lên lớp của giáo viên có một khởi đầu mạnh mẽ, đồng thời mang lại một phương hướng rõ ràng. Muốn các em nghe lời hay thấm thía những điều ta nói thì không bao giờ ta tự đề cao mình mà phải truyền cho các em bằng chính lòng say mê và nhiệt huyết của mình đó chính là con đường đi đến trái tim gần nhất.
Cách thức tiến hành:
Tôi thường nói với các em rằng “Cô luôn có một tình yêu vô bờ dành cho các em, cô luôn yêu thích công tác làm giáo viên chủ nhiệm, cô luôn muốn làm thật tốt để đáp ứng sự kỳ vọng của các em đối với cô. Các em có hợp tác với cô không? Chúng ta cùng làm tốt nhé!” Để lời nói của mình có tác dụng tới các em thì bản thân giáo viên chủ nhiệm phải là người tận tụy với công việc, có tình yêu thương, có tấm lòng độ lượng và bao dung đối với học sinh. Tuy nhiên lòng yêu thương ấy không thể pha trộn với những nét uỷ mị, mềm yếu và thiếu sự đề ra yêu cầu nghiêm khắc đối với các em. Tình cảm thầy – trò dần được hình thành, tạo điều kiện thuận lợi cho những tâm sự những sẻ chia ... Khi đó những lời động viên, những định hướng của giáo viên chủ nhiệm sẽ đạt hiệu quả cao. Chính tâm huyết và trách nhiệm sẽ giúp cho giáo viên chủ nhiệm có được năng lực “cảm hoá” học sinh nói chung, học sinh chưa ngoan nói riêng. Đó là năng lực gây ảnh hưởng trực tiếp của mình đến học sinh về mặt tình cảm và ý chí. Tâm huyết và trách nhiệm nằm trong nhân cách của người thầy giáo. Giáo viên chủ nhiệm phải dùng nhân cách của mình để tác động vào học sinh, giáo dục các em nên người.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa.
Thiết kế hoạt động ngoài giờ lên lớp là một khâu rất quan trọng, thông qua đó rèn luyện cho các em nhiều kỹ năng sống, giáo viên cũng kịp thời uốn nắn những thói quen không tốt của các em. Bởi hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa là lúc học sinh thể hiện cá tính, cũng như nhân cách của các em rất rõ dể dàng nhận thấy. Đây là cơ hội, là thời điểm giáo viên chủ nhiệm hiểu rõ học sinh mình nhất, từ đó giúp giáo viên chủ nhiệm dễ dàng định hướng và giáo dục học sinh thấu đáo hơn. 
Việc chú trọng các trò chơi dân gian và việc tìm hiểu, chăm sóc cây xanh, cây cảnh... Tất cả các họat động đều phải có sự tham gia tích cực của giáo viên và học sinh theo phương châm : Thầy luôn là người định hướng, là điểm tựa tinh thần, là trung tâm đoàn kết. Trò là người thực hiện ý tưởng, tham gia hoàn thiện ý tưởng của thẩy và biến ý tưởng của thầy trò thành hiện thực. Hoạt động ngoài giờ là cách tốt nhất để giáo viên rèn luyện các kỉ năng sống, giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức lối sống cho học sinh, giúp các em có kỉ năng sống hòa nhập trong cộng đồng một cách tự nhiên, tự tin vào bản lĩnh cá nhân, đặc biệt đối với học sinh cá biệt, học sinh yếu kém, học sinh có hoàn cảnh khó khăn hay học sinh là đồng bào thiểu số. Thông qua các hoạt động này các em Cùng nhau học tập, cùng nhau sinh họat, vui chơi lành mạnh, trong sáng, qua đó giúp các em có tinh thần tập thể, biết tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau bàn bạc để tìm ra các giải pháp, các sáng kiến, để định hướng cho học sinh khả năng tự tổ chức các hoạt động tập thể khi được giao phó. Qua các hoạt động giúp cho học sinh cách để cùng nhau sẽ chia nỗi buồn khi chưa chiến thắng một cách tích cực, cùng nhau hưởng thụ niềm vui của sự thành công mà không kiêu ngạo.
Giáo viên chủ nhiệm phải luôn gần gũi quan tâm đến từng học sinh của mình. 
Chỉ có sự quan tâm một tới học sinh bằng tất cả tấm lòng của người thầy, gần gũi đông viên, coi các em như người thân của mình. Bằng tất cả năng lực phẩm chất và nhân cách của một người thầy giáo chân chính chúng ta mới có thể cảm hóa được các em, làm cho các em từ từ nhận ra cái đúng,cái sai, cái tốt đẹp của tình người. Từ đó góp phần giáo dục đạo đức học sinh một cách hiệu quả.
Cách thức thực hiện:
Có những em hay mặc cảm bản thân, hoặc tiếp thu một vấn đề nào đó không dễ dàng nên rất ngại tham gia công việc chung của tập thể; có những em lại hay phá ngang kế hoạch hoạt động của lớp, làm cho hiệu quả công việc không cao trên các mặt giáo dục. Với những em này

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_gop_phan_giao_duc_dao.doc