Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong công tác chủ nhiệm

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong công tác chủ nhiệm

II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI

- Đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện; phù hợp với 4 trụ cột của giáo dục

theo quan niệm của UNESCO: “Học để biết, học để làm, học để tồn tại và học

để chung sống”.

- Giúp học sinh thích ứng được với cuộc sống đầy những biến động khôn

lường (những tác động của tự nhiên và xã hội hiện đại).

- Thúc đẩy những hoạt động mang tính xã hội, phát huy các nhân tố tích

cực, hạn chế nhân tố tiêu cực, xây dựng môi trường học tập thân thiện.

- Góp phần tích cực cho việc đổi mới phương pháp học tập của học sinh.

III. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kỹ năng sống, giáo dục kỹ năng

sống cho học sinh trong công tác chủ nhiệm.

- Khảo sát thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở

trong công tác chủ nhiệm.

- Đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học

cơ sở trong công tác chủ nhiệm.

pdf 40 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 1443Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong công tác chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nếp học tập chung và tổng hợp 
để đánh giá hoạt động học tập vào tiết sinh hoạt cuối tuần. 
- Lớp phó phụ trách lao động: Phân công, theo dõi, đôn đốc công tác lao 
động, vệ sinh lớp và khu vực, phân công chăm sóc công trình măng non, tổng 
hợp để đánh giá vào tiết sinh hoạt cuối tuần. 
- Lớp phó phụ trách Văn - Thể: Theo dõi, đôn đốc các hoạt động văn nghệ, 
thế dục giữa giờ, tổng hợp để đánh giá vào tiết sinh hoạt cuối tuần. 
- Tổ trưởng: Điều hành các hoạt động của tổ theo sự phân công của lớp 
trưởng, lớp phó. Theo dõi điểm của các bạn qua phiếu điểm, ký và trả phiếu 
điểm vào thứ 7 và thu vào thứ 2 hàng tuần. 
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong công tác chủ nhiệm. 
Người thực hiện: Trần Thị Bích Ngọc Trang 13 
- Tổ phó: Kết hợp cùng tổ trưởng đôn đốc các hoạt động của tổ, điều hành 
tổ khi tổ trưởng vắng. Kiểm tra sách, vở, đồ dùng học tập, trang phục học sinh 
của tổ. 
- Nhiệm vụ đội cờ đỏ: Theo dõi kiểm tra, đánh giá, giữ trật tự, kỉ luật, thực 
hiện nội quy của lớp và tổ, báo cáo kết quả hàng tuần, tháng cho lớp trưởng và 
báo cáo trước lớp 
Để ban cán sự lớp có thể theo dõi chặt chẽ các mặt hoạt động của học sinh 
trong lớp, tôi chuẩn bị cho ban cán sự lớp một số sổ sách với các tiêu chí cần 
thiết cho từng chức danh để các em có thể ghi chép những công việc diễn ra 
hàng ngày và báo cáo cho giáo viên vào cuối tuần. 
Trong giờ sinh hoạt lớp 
Ngoài ra tôi còn thường xuyên đối thoại với đội ngũ cốt cán. Cứ mỗi cuối 
tuần, tôi lại tổ chức một cuộc “đối thoại nóng” với cán bộ lớp, vừa để nắm được 
một cách cụ thể chi tiết hơn tình hình của từng học sinh trên lớp, đánh giá và rút 
kinh nghiệm để điều chỉnh kịp thời, vừa tạo cơ hội để các cán bộ lớp thể hiện 
tâm tư nguyện vọng của các em. 
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong công tác chủ nhiệm. 
Người thực hiện: Trần Thị Bích Ngọc Trang 14 
Nếu đội ngũ cán bộ lớp đảm nhiệm được những trách nhiệm này thì có thể 
thấy giáo viên chủ nhiệm chỉ giữ vai trò cố vấn, quản lý gián tiếp tập thể lớp mà 
thôi. Giáo viên chủ nhiệm quản lý thông qua chức năng cố vấn hoạt động tự 
quản của học sinh: Phát huy sự tham gia và quyền ra quyết định cho học sinh. 
Bằng cách đó giáo viên chủ nhiệm đã đào tạo được kĩ năng quản lý cho học 
sinh, cũng từ đó mà kỹ năng giao tiếp và ứng xử, kỹ năng giải quyết vấn đề 
được rèn luyện và đây sẽ là hành trang rất hữu ích cho các em bước vào đời. 
Để xây dựng tập thể lớp tự quản cần phải xây dựng tập thể lớp đoàn kết, 
đồng thuận trong mọi công việc của lớp, điều này được thể hiện thông qua trong 
các giờ sinh hoạt chủ nhiệm. 
2. Thông qua các giờ sinh hoạt chủ nhiệm. 
Đây là dạng hoạt động giáo dục tập thể, là một hình thức tổ chức tự quản 
cho học sinh và là một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập thể 
học sinh đoàn kết. Chính thông qua các giờ sinh hoạt lớp, các em bày tỏ, chia sẻ 
tâm tư, tình cảm và tự đánh giá nhận xét nhau thẳng thắn, tích cực. Các học sinh 
trong lớp được liên kết lại với nhau, giáo viên gắn bó với học sinh trong một cộng 
đồng chung để giải quyết những vấn đề của cuộc sống thực hàng ngày ở nhà 
trường, ở lớp học. Học sinh được mở rộng các mối liên hệ, tăng cường sự hiểu 
biết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục xu hướng hẹp hòi, cục bộ, bè phái trong đời 
sống tập thể hàng ngày của lớp học. Đây cũng là dịp để học sinh làm quen với 
nhiều loại hình hoạt động khác nhau, giúp các em phát triển các kĩ năng cơ bản 
và cần thiết cho bản thân. Các em phải được vừa học vừa chơi, thi tài với nhau.... 
Từ đây các em sẽ lĩnh hội được rất nhiều, góp phần phát triển nhân cách toàn diện 
của học sinh, tức là phát triển mọi mặt cả trí tuệ, tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ và 
sức khoẻ, thể chất của học sinh. 
Hiện nay có nhiều học sinh không thích giờ sinh hoạt lớp, nguyên nhân là do 
học sinh không được cùng nhau tổ chức, tham gia vào giờ sinh hoạt lớp; Nội dung 
giờ sinh hoạt lớp khô cứng, lập đi lập lai, không thực sự gắn với nhu cầu của học 
sinh. Các em không thực sự cảm nhận được vấn đề trong chủ đề là vấn đề của 
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong công tác chủ nhiệm. 
Người thực hiện: Trần Thị Bích Ngọc Trang 15 
chính họ phải giải quyết mà là vấn đề của thầy/cô; Hình thức tổ chức giờ sinh 
hoạt lớp đơn điệu, nhàm chán, không hứng thú với học sinh. Giáo viên quá 
nghiêm khắc, không gần gũi, thân thiện, không đặt mình vào vị trí của HS để 
hiểu các em. 
Để khắc phục điều trên trong công tác chủ nhiệm tôi đặc biệt chú trọng 
xây dựng mối quan hệ Thầy cô – học sinh. Mối quan hệ này chỉ thân thiện khi 
và chỉ khi: phía thầy cô phải có tấm lòng thương yêu, thông cảm thật sự cho học 
trò, phải thấm nhuần một điều “nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò”có nghịch có 
phá có thiếu sót mới là học trò. Thầy cô nên khen nhiều hơn chê nhưng phải 
khen đúng và chê hợp lí. Phải biết gợi dậy những điều tốt đẹp, dù nhỏ nhất ở các 
em, đó là chúng ta đã chắp cánh cho những ước mơ - một việc làm cực kỳ nhân 
văn của nghề dạy học. Phía học trò phải phát huy tính trung thực, cởi mở, bày tỏ, 
dám nhận khuyết điểm, thiếu sót để sửa chữa. Học sinh phải hiểu làm điều gì đó 
thầy cô cũng chỉ muốn tốt cho các em mà thôi. Để hiểu được tâm lý các em tôi 
tổ chức cho học sinh của mình viết những nhận xét tức thời trong năm phút 
“cảm nghĩ của mình về buổi sinh hoạt lớp, tại sao em lại có nhận xét như vậy và 
em còn vương vấn gì sau buổi sinh hoạt này ?”. Thông qua đó để tôi hiểu học 
sinh của mình hơn và cũng để điều chỉnh nội dung sinh hoạt lớp sao cho không 
nhàm chán. 
Các giờ sinh hoạt lớp được tổ chức một cách linh hoạt. Giờ sinh hoạt lớp 
không nên chỉ kiểm điểm học sinh, hoặc có kiểm điểm thì cũng không nên máy 
móc, có thể thay những lời phê bình gay gắt bằng một câu chuyện có ý nghĩa 
giáo dục với nội dung được lấy từ thực tiễn cuộc sống của các em. Đôi khi có 
thể biến giờ sinh hoạt thành những hội thảo nhỏ với những chủ đề phù hợp với 
học đường như: Làm thế nào để học tốt; Làm thế nào để sống đẹp mỗi ngày, ... 
có khi lại tổ chức các trò chơi tập thể và thông qua các trò chơi để rèn luyện kỹ 
năng cho học sinh. Chẳng hạn khi tổ chức trò chơi “Cờ ca rô người”như sau: 
Xếp 9 chiếc ghế thành ba hàng và quay về cùng một phía theo hình sau: 
- Chọn hai nhóm học sinh, mỗi nhóm 5 em. 
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong công tác chủ nhiệm. 
Người thực hiện: Trần Thị Bích Ngọc Trang 16 
- Đặt tên cho hai nhóm. (có thể viết tên nhóm lên giấy và đính trên ngực 
người chơi). 
- Theo hiệu lệnh của người hướng dẫn, lần lượt từng thành viên của 2 
nhóm sẽ tự chọn chỗ ngồi cho mình. Nhóm nào làm thành một hàng 3 ghế theo 
hàng ngang, hoặc theo hàng dọc, hay theo đường chéo trước nhóm đó sẽ thắng 
cuộc. 
* Lưu ý: Mỗi người chơi phải tự quyết định, các thành viên khác không được 
gợi ý. Người hướng dẫn ra hiệu lệnh để khống chế thời gian chọn chỗ ngồi của 
người chơi. 
Trong trò chơi trên để giành được chiến thắng mỗi đội phải bàn bạc tìm ra 
nước cờ tối ưu rồi đưa ra quyết định và phân công từng thành viên thực hiện 
nước cờ của đội mình. Nhưng khi vào cuộc chơi, tình huống thay đổi từng 
người chơi lại phải suy nghĩ, lựa chọn và sáng tạo ra những quyết định khác phù 
hợp trên cơ sở phân tích cái lợi/ bất lợi của các vị trí có thể lựa chọn. 
Nhằm giúp học sinh có những ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ, 
trước hết cần giúp học sinh nhận thức đúng bản thân: Mình là ai? Mình có điểm 
mạnh, điểm yếu gì. Làm cho học sinh nhận thức được những giá trị có ý nghĩa 
và quan trọng đối với bản thân để có hướng vươn tới. Phải làm sao để học sinh 
thấy những điều tốt đẹp trong tương lai, thích thú với tương lai đó và mình có 
thể đạt được tương lai này. Hãy gợi lên cho các em những ước mơ, tôn trọng 
những ước mơ đó bởi vì đó là động lực phấn đấu của trẻ. 
Để rèn luyện kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân, ở tiết sinh hoạt 
lớp, tôi luôn tạo điều kiện để các em tự đánh giá nhận xét về bản thân và lớp của 
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong công tác chủ nhiệm. 
Người thực hiện: Trần Thị Bích Ngọc Trang 17 
mình. Các em có thể trình bày ý kiến về những việc làm tốt và chưa tốt; cùng 
nhau xây dựng nội quy của lớp; thiết kế, đề xuất các việc làm, hoạt động hằng 
tháng và cả năm học. Chẳng hạn trong mục cùng góp ý trong giờ sinh hoạt, tôi 
cho học sinh “Nói vài ý kiến của mình về những vi phạm của các bạn trong tuần 
vừa qua”. Ban đầu, các em còn nói năng lí nhí, mắt không dám nhìn thẳng, 
gương mặt căng thẳng. Nhưng sau vài lần, các em không còn những cái nhìn ái 
ngại, trở nên dạn dĩ hơn, cảm thấy tự tin và câu nói chắc gọn, cộng thêm một 
môi trường giáo dục thân thiện hoà đồng, cho phép các em tiến đến gần và hoà 
nhập với nhau, sau đó là những điều khác như đóng góp ý kiến cho tập thể, ý 
tưởng độc đáo cho các hoạt động của lớp phong phú hơn, hiệu quả hơn. 
Tiết sinh hoạt không còn căng thẳng 
Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh phải thông qua việc làm cụ thể và sự 
chủ động cao của các em. Trong các tiết sinh hoạt lớp tôi luôn tạo cơ hội cho các 
em được bày tỏ ý kiến của mình đối với thầy cô giáo, luôn chân thành chú ý lắng 
nghe các em trình bày tâm tư, quan điểm, nguyện vọng của mình, tạo mọi điều 
kiện cho học sinh diễn đạt ý nghĩ và bộc lộ cảm xúc. 
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong công tác chủ nhiệm. 
Người thực hiện: Trần Thị Bích Ngọc Trang 18 
HS tích cực bày tỏ ý kiến của mình để xây dựng tập thể lớp 
Ngoài ra trong các tiết sinh hoạt lớp, tôi thường dành thời gian cho việc vệ 
sinh lớp học, chăm sóc cây xanh. Qua đó xây dựng cho học sinh các quy tắc ứng 
xử với môi trường như giữ gìn vệ sinh trường lớp, bảo vệ môi trường sống, rèn 
luyện và bảo vệ sức khoẻ, tiết kiệm năng lượng. Bên cạnh đó, đặc biệt chú ý xây 
dựng cảnh quan trường lớp với những hình ảnh mang tính giáo dục và thẩm mỹ, 
những lời hay ý đẹp như “Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của 
chúng ta”, “Mỗi lần giao tiếp là mỗi lần bạn thể hiện mình”, “Bạn có thể vấp 
ngã, điều quan trọng là bạn phải đứng lên”... 
3. Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động được tổ chức theo mục 
tiêu, nội dung, chương trình dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Bản chất của hoạt 
động này là thông qua các loại hình hoạt động, các mối quan hệ nhiều mặt, 
nhằm giúp người học chuyển hoá một cách tự giác, tích cực tri thức thành niềm 
tin, kiến thức thành hành động, biến yêu cầu của nhà trường thành chương trình 
hành động của tập thể lớp và của cá nhân học sinh, tạo cơ hội cho học sinh trải 
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong công tác chủ nhiệm. 
Người thực hiện: Trần Thị Bích Ngọc Trang 19 
nghiệm tri thức, thái độ, quan điểm và hành vi ứng xử của mình trong môi 
trường an toàn, thân thiện có định hướng giáo dục. Thông qua hoạt động ngoài 
giờ lên lớp có thể giúp học sinh sống một cách an toàn, khoẻ mạnh có khả năng 
thích ứng với biến đổi của cuộc sống hàng ngày; Rèn luyện cho học sinh các kỹ 
năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi như: kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hoá; kỹ 
năng tổ chức quản lý và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể 
của hoạt động; kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện; củng cố, 
phát triển các hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động và công tác xã hội. 
Bồi dưỡng thái độ tự giác tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động 
xã hội; hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với 
quê hương đất nước; có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng tự nhiên và xã 
hội. 
Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tập trung vào các kỹ năng 
được vận dụng trong những tình huống hàng ngày để tương tác với người khác 
và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống. 
Những nội dung này hết sức đơn giản, gần gũi với các em, là những kiến thức 
tối thiểu để các em có thể tự lập... và mục đích quan trọng nhất là giúp các em tự 
tin hơn, tự lập hơn trong cuộc sống. 
Vì vậy khi tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tôi luôn bám 
sát vào nội dung của giáo dục kỹ năng sống và vận dụng linh hoạt các nội dung 
này tùy theo từng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và điều kiện cụ thể. 
Xác định rõ các kỹ năng sống cần hình thành và phát triển cho học sinh để 
tích hợp vào nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 
Lựa chọn các hình thức hoạt động phù hợp với nội dung của tuần, của 
tháng. Những hình thức này có thể được thay đổi hoặc nhắc lại ở mỗi chủ điểm 
giáo dục tháng, tạo ra động lực cho học sinh, làm cho học sinh tham gia một 
cách tích cực vào quá trình hình thành kỹ năng sống. 
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong công tác chủ nhiệm. 
Người thực hiện: Trần Thị Bích Ngọc Trang 20 
Phát huy cao độ khả năng của đội ngũ cán bộ lớp, đồng thời khéo léo lôi 
cuốn mọi thành viên trong lớp cùng tham gia vào các khâu của qui trình hoạt 
động một cách linh hoạt chủ động hơn. 
4. Tổ chức những cuộc thi. 
Thi cắm hoa chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 
Khuyến khích, động viên các em tích cực tham gia các phong trào, các 
cuộc thi như hội thi nét đẹp tuổi thơ, thi cắm hoa, trang trí giỏ trái cây, thi tìm 
hiểu về an toàn giao thông, tìm hiểu về HIV, thi thời trang giấy, thi tìm hiểu về 
ứng dụng của toán học trong cuộc sống, ... qua những hoạt động này giúp các 
em có được kĩ năng sống đồng thời đó là những sân chơi bổ ích giúp các em thư 
giãn sau những giờ học căng thẳng. 
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong công tác chủ nhiệm. 
Người thực hiện: Trần Thị Bích Ngọc Trang 21 
Thi tìm hiểu về HIV 
Thi thời trang giấy của HS khối 9 – THCS Chu Văn An 
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong công tác chủ nhiệm. 
Người thực hiện: Trần Thị Bích Ngọc Trang 22 
Ngoài ra để vừa giáo dục kỹ năng sống, vừa tổ chức các hoạt động vui tươi 
lành mạnh tôi còn tổ chức các cuộc thi với các hoạt động giáo dục đa dạng, 
phong phú, hấp dẫn để có thể lôi kéo các em tham gia và cũng thông qua các 
cuộc thi này các em được trao đổi, thảo luận, tranh luận về một chủ đề có liên 
quan tới nội dung giáo dục và cũng từ đó mà các kỹ năng giao tiếp, ứng xử ; kỹ 
năng hợp tác và chia sẻ; kỹ năng giải quyết vấn đề được rèn luyện. Phương pháp 
giáo dục là đặt các em trước những tình huống tự nhiên mà các em hay gặp 
trong cuộc sống hàng ngày: 
- Mẹ của An thường hay so sánh An với một bạn khác của mình, mẹ luôn 
khen bạn đó và chê An. Nếu bạn là An, bạn sẽ nói hay làm gì với tình huống 
này ? 
- Bạn về xin tiền của Mẹ, Mẹ bạn có nói: Sau này không biết có làm được 
gì không mà suốt ngày xin tiền. Bạn sẽ nói hay làm gì với tình huống này ? 
- Bạn của bạn đang thuyết trình trước tập thể đông người, bỗng dưng bạn 
quên mất bài thuyết trình và bỏ dở thuyết trình. Bạn ấy bước xuống sân khấu với 
trạng thái buồn chán. Bạn sẽ nói hay làm gì với tình huống này? 
- Bạn của bạn tâm sự với bạn một chuyện buồn và với một tâm trạng chán 
nản: Người yêu tớ vừa chia tay với tớ. Bạn sẽ nói hay làm gì với tình huống 
này? 
- Bạn làm gì khi gặp phải một thầy giáo gia sư là người đồng tính ? 
- Một người lớn tuổi hơn, rủ cùng xem phim đồi trụy trên điện thoại di 
động. Bạn sẽ làm gì ? 
- Một người nhờ bạn chuyển một gói hàng đến tận tay ông A cách đó không 
xa và trả tiền công cho bạn đến hai trăm nghìn đồng. Bạn có cảm thấy gói hàng 
đó có gì không minh bạch không? Bạn sẽ làm gì?. 
Trong thực tế không ít lần các em đã gặp phải những tình huống tương tự 
như trên, nhưng không biết xử lý thế nào, có em sẽ làm thinh bỏ đi, không quan 
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong công tác chủ nhiệm. 
Người thực hiện: Trần Thị Bích Ngọc Trang 23 
tâm, có em lại oà khóc, có em xông lên làm ầm ĩ, có em giữ kín trong lòng, âm 
thầm chịu đựng đó là những biểu hiện của việc thiếu kỹ năng sống. Nhưng 
qua cuộc thi, điều làm cho giáo viên chủ nhiệm phải bất ngờ vì các em đưa ra 
nhiều cách xử lý trong đó có những cách xử lý hay. 
Giáo dục là đón bắt, chúng ta không chỉ dạy cho các em cách phản ứng, 
ứng xử với những tình huống các em đã và đang gặp phải, mà còn cần biết dự 
liệu rất nhiều tình huống có thể xảy đến với các em để tư vấn kịp thời cho các 
em. Để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, bên cạnh 
việc làm tốt công tác chuyên môn còn phải xây dựng thói quen cập nhật thời sự 
và các kiến thức xã hội mới có thể làm tốt vai trò cố vấn cho hoạt động này. Biết 
được học sinh thời nay nghĩ gì, hành động như thế nào để có thể lựa chọn hoặc 
nghĩ ra các tình huống bài tập cho các em. 
Học sinh THCS rất cần được rèn luyện kỹ năng sống 
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong công tác chủ nhiệm. 
Người thực hiện: Trần Thị Bích Ngọc Trang 24 
5. Thông qua hoạt động dạy học trên lớp. 
Trong mỗi tiết dạy, ngoài yêu cầu về kiến thức thì yêu cầu về kỹ năng và 
thái độ luôn được đặt ra và đó cũng chính là yêu cầu về giáo dục kỹ năng sống. 
Do vậy, trong các giờ lên lớp tôi đều có sự liên hệ với thực tế cuộc sống của học 
sinh ở cả hai mặt tích cực và hạn chế. Tùy theo bài học mà hình thành những kỹ 
năng tích hợp cho học sinh như kỹ năng đặt câu hỏi và trả lời, kỹ năng trình bày, 
kỹ năng phân tích tổng hợp, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ 
năng tự học, kỹ năng hợp tác và chia sẻ (còn gọi là hợp tác nhóm hay hoạt động 
nhóm) Trong đó, kỹ năng hợp tác và chia sẻ được đặc biệt quan tâm vì đây là 
kỹ năng sống mang tính thời đại, nó thể hiện cách làm việc theo cơ chế phân 
công hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích của từng thành viên và cùng nhau phát 
triển. Qua sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên, học sinh được chia thành các 
nhóm. Mỗi em được phân công đảm trách một công việc của nhóm. Tất cả thành 
viên trong nhóm được trình bày suy nghĩ của cá nhân nhưng cũng phải tôn trọng 
ý kiến người khác và chấp nhận sự thống nhất chung của nhóm. Mỗi nhóm sẽ 
cùng nhau thảo luận để giải quyết một nội dung khó của bài học mà chỉ với mỗi 
cá nhân có thể không tìm được lời giải đáp. 
Sự hợp tác chia sẻ giúp các em hỗ trợ, bổ sung cho nhau 
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong công tác chủ nhiệm. 
Người thực hiện: Trần Thị Bích Ngọc Trang 25 
Khi các em được trang bị lý thuyết cụ thể, rồi thực hành để hiểu. Với kỹ 
năng làm việc nhóm, các em được tập làm việc để biết cách hợp tác và chấp 
nhận lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh. Mục đích quan trọng nhất là giúp các em tự 
tin hơn, tự lập hơn trong cuộc sống, đây là điều rất cần thiết trong cuộc sống của 
các em sau này. 
6. Tổ chức hoạt động ngoại khóa. 
Kỹ năng sống chỉ được hình thành khi người học trải nghiệm qua thực tế và 
nó có kỹ năng khi các em được làm việc đó. Tổ chức các hoạt động tập thể, 
ngoại khóa để các em được tham gia vào hoạt động thực tiễn của cuộc sống, tạo 
cơ hội bộc lộ chân thật những suy nghĩ, tình cảm, hành vi trong công việc, chia 
sẻ những khó khăn và niềm vui cũng như hoàn thiện dần dần các kỹ năng thực 
hành một cách tự nhiên. Từ đây, tính ích kỷ cá nhân, ngại khó, vụng về, rụt rè sợ 
sệt sẽ nhường chỗ cho lòng bao dung, sự tự tin, dũng cảm, tháo vát, nhanh nhẹn, 
khéo léo, tinh tế, hoà đồng và thân thiện. 
Tự tin khi tham gia vào hoạt động thực tiễn 
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong công tác chủ nhiệm. 
Người thực hiện: Trần Thị Bích Ngọc Trang 26 
Nội dung hoạt động cũng khá đa dạng như: tham quan bảo tàng và danh 
lam thắng cảnh; tham quan nhá máy xử lý chất thải Bình Dương, tham gia tiết 
học thực tế tại Hồ Mây – Vũng Tàu; chăm sóc di tích cách mạng, văn hoá lịch 
sử Có thể tổ chức theo lớp hoặc từng nhóm nhỏ từ 10 - 15 em và chú ý xác 
định rõ kỹ năng sống cần đạt được cho học sinh sau mỗi hoạt động. Nên để cho 
học sinh viết lại, nói lại những điều mà các em cảm thấy thú vị và bổ ích nhất. 
Với những học sinh có tham gia hoạt động ngo

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song.pdf