Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng thư viện xuất sắc

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng thư viện xuất sắc

2.2. Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng Thư viện xuất sắc

Từ nghiên cứu lí luận, cơ sở thực tiễn và thực trạng của hoạt động thư viện,

tôi mạnh dạn đưa ra những biện pháp chỉ đạo như sau:

Biện pháp 1: Bám sát các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, của Bộ

GD&ĐT về xây dựng thư viện đạt xuất sắc.

Các tiêu chuẩn đánh giá thư viện đạt chuẩn, thư viện tiên tiến, thư viện xuất

sắc: Thực hiện theo Quyết định số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/01/2003 của

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; ngoài ra, chúng tôi nghiên cứu thêm công văn số 11185/

GDTH ngày 17/12/2004 của Bộ GD&ĐT quy định cụ thể thêm về các tiêu chí cần

đạt đối với thư viện xuất sắc:

+ Tiêu chuẩn thứ nhất: Về sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục,

băng đĩa giáo khoa:

- Về sách giáo khoa: 100% giáo viên và học sinh có đủ sách để dạy và học.

Ngoài ra, phải đủ 4 bản/đầu sách lưu tại kho.

- Về sách nghiệp vụ của giáo viên: Phải đủ 4 bản/đầu sách lưu tại kho.

- Về sách tham khảo: Đủ 3 bản/học sinh đối với thư viện xuất sắc (áp dụng

với trường tiểu học thuộc vùng thành phố, đồng bằng).

pdf 17 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 832Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng thư viện xuất sắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên 100%. Tỉ lệ sử dụng sách báo của học sinh 80%. Phải mua thêm sách 
bằng các nguồn kinh phí ngoài ngân sách hằng năm 2000 đồng/học sinh (áp dụng 
với trường tiểu học thuộc vùng thành phố, đồng bằng). 
 + Tiêu chuẩn thứ năm: Về quản lý thư viện: 
- Tất cả các tài liệu có trong thư viện phải được bảo quản tốt, đóng bọc và tu 
sửa thường xuyên liên tục để đảm bảo mỹ quan và thuận tiện cho việc sử dụng lâu 
dài. Có đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách đúng nghiệp vụ thư viện. 
 Rà soát, đối chiếu với các tiêu chuẩn trên, tôi nhận thấy thư viện trường 
mình còn thiếu vì vậy cần có những giải pháp quyết liệt, đồng bộ để xây dựng thư 
viện xuất sắc góp phần tích cực nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu đổi 
mới giáo dục, phù hợp với yêu cầu dạy học theo Mô hình trường học mới. 
Biện pháp 2: Thành lập Ban chỉ đạo và tổ cộng tác viên thư viện. 
Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng chỉ đạo thành lập tổ công tác thư viện và 
xây dựng kế hoạch chỉ đạo về công tác thư viện. Các thành viên trong tổ gồm 
nhân viên thư viện, đại diện BCH Công đoàn, Chi đoàn, Tổng phụ trách, các khối 
trưởng chuyên môn và đại diện Ban chỉ huy Liên đội. 
 Quy chế, các văn bản chỉ đạo về công tác thư viện được lãnh đạo nhà trường 
trực tiếp truyền đạt trong Hội nghị nhà trường và sinh hoạt của tổ công tác thư 
viện. Chúng tôi tuyên truyền rộng rãi tầm quan trọng của việc xây dựng thư viện 
xuất sắc đến toàn thể hội đồng sư phạm, học sinh, phụ huynh, các ban ngành đoàn 
thể... Đặc biệt, chúng tôi đã chủ động báo cáo vấn đề này với địa phương, trực tiếp 
tuyên truyền về đọc sách và hoạt động thư viện của nhà trường. Việc làm này của 
chúng tôi đã được chính quyền địa phương hoan nghênh ủng hộ. 
 Tổ công tác thư viện được phân công cụ thể, rõ người, rõ việc. Trong đó, đề 
cao vai trò nòng cốt của cán bộ phụ trách thư viện. Cán bộ thư viện phải là người 
chịu khó, hết lòng với công việc, biết tham mưu với lãnh đạo về công tác thư viện, 
học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Cán bộ thư viện 
phải đề cao vai trò tự học và tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do Ngành triển khai. 
7 
Thông qua đó nắm chắc nghiệp vụ thư viện để thực hiện hoạt động một cách khoa 
học, có bài bản. Các đoàn thể trong nhà trường là lực lượng hỗ trợ tuyên truyền 
hưởng ứng các yêu cầu của Ban giám hiệu đặt ra. Các khối trưởng chuyên môn 
tham gia để tuyên truyền cho giáo viên, học sinh đọc sách và hoạt động thư viện. 
Ngoài ra chỉ đạo cho cán bộ thư viện thực hiện công tác thư viện bám sát với yêu 
cầu chương trình của chuyên môn 
Biện pháp 3: Hàng năm mua sắm, bổ sung cơ sở vật chất cho thư viện; bố 
trí, sắp xếp, trang trí thư viện đẹp mắt, thân thiện. 
 Nhà trường luôn xác định: Một thư viện tốt, ngoài việc có sách báo tốt, đồ 
dùng dạy học có chất lượng phải có cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ, phù hợp. 
Vì thế nhà trường đã tách phòng Thư viện - Thiết bị thành hai phòng riêng biệt, sắp 
xếp một cách khoa học, dễ tìm, dễ thấy, tiện lợi trong việc quản lý và sử dụng. 
Phòng thư viện có đầy đủ hệ thống tủ, giá kệ phục vụ cho việc gìn giữ, bảo quản 
sách và đồ dùng. Phòng đọc được trang bị đủ bàn ghế, chỗ ngồi và có cửa thông 
sang thư viện tạo thuận lợi cho giáo viên và học sinh trong vấn đề mượn và đọc 
sách. Nhà trường bố trí một kho đựng sách riêng, còn phòng đọc thì được trang trí 
thân thiện, trãi thảm đẹp mắt, đặt một số trò chơi dân gian như "Ô ăn quan", "Cờ 
vua"...ở các góc để thu hút bạn đọc. 
 Bổ sung sách báo là công việc thường xuyên liên tục của thư viện. Ngoài 
các tài liệu, đồ dùng được trang cấp, nhà trường còn mua thêm sách nghiệp vụ, 
sách tham khảo, các trang thiết bị còn thiếu, đảm bảo cho việc dạy học đạt hiệu quả 
cao nhất. Cuối năm học, Ban giám hiệu mở cuộc điều tra, thăm dò nguyện vọng, 
bằng cách cho giáo viên, học sinh đăng ký vào phiếu yêu cầu của mình cần mua 
những loại sách gì, tên sách. Dựa vào phiếu yêu cầu của bạn đọc, chúng tôi chỉ đạo 
cán bộ thư viện thống kê, bổ sung sách báo ngay trong dịp hè cho phù hợp. Ưu tiên 
nhất là bổ sung sách tham khảo, sách nâng cao, từ điển tiếng Việt, từ điển Anh-
Việt. Ngoài việc tăng trưởng các loại sách tham khảo theo hướng dẫn của phòng 
GD&ĐT, chúng tôi còn chỉ đạo cán bộ thư viện gặp gỡ trao đổi với giáo viên bồi 
dưỡng, nắm bắt những loại sách cần bổ sung. Chỉ đạo cán bộ thư viện thường 
xuyên liên hệ, dựa vào các danh mục hướng dẫn đặt mua sách mới của Bộ Giáo 
dục và Đào tạo, Sở Bộ Giáo dục và Đào tạo, các nhà sách nổi tiếng để chọn mua 
theo yêu cầu, cập nhật được những tài liệu mới nhất vào thư viện. 
Nhà trường đặt đủ các loại báo để giáo viên cập nhật các thông tin thời sự 
diễn ra trong ngày, phục vụ đắc lực cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong công tác 
tự bồi dưỡng chuyên môn - nghiệp vụ. 
Nhà trường triển khai mua đủ 4 máy tính nối mạng Internet phục vụ cho 
giáo viên và học sinh truy cập tài liệu, đọc sách trên Internet. Chỉ đạo cán bộ thư 
viện cho học sinh được đọc sách tập trung trên Internet theo lớp tại phòng máy vào 
chiều thứ 4 và ngày thứ 6 hàng tuần; chỉ đạo trang trí thư viện theo mô hình thân 
thiện, gần gũi học sinh. 
Để huy động nguồn kinh phí đầu tư cho tăng trưởng thư viện nhà trường đã 
làm tốt các nội dung sau: 
- Viết thư ngỏ đến các tổ chức, đoàn thể, cá nhân để huy động kinh phí ủng 
hộ tăng trưởng cơ sở vật chất cho thư viện. 
8 
- Xây dựng “Tủ sách phụ huynh” hàng năm theo mô hình “Thư viện góc 
lớp”, cuối năm thống kê số sách của từng lớp nhập kho. 
- Tổ chức “Hội chợ sách”: học sinh mang sách cũ của mình đến trưng bày 
bán tại hội chợ, số tiền bán được sẽ bỏ vào quỹ sách chung của Hội chợ và dùng để 
tăng trưởng thêm cho số sách của thư viện. 
Biện pháp 4: Chỉ đạo chặt chẽ khâu tuyên truyền, giới thiệu sách, báo đến 
bạn đọc. 
Trong trường học, việc giới thiệu và tuyên truyền sách, báo cho giáo viên và 
học sinh chiếm vị trí quan trọng trong công tác thư viện, nó được đặt lên hàng đầu. 
Đây là việc làm phải thường xuyên, khoa học, hợp lý nhằm giới thiệu những cuốn 
sách, bài báo có nội dung phục vụ thiết thực cho dạy và học. Chính vì vậy, để phát 
huy tối đa hiệu quả việc tuyên truyền, giới thiệu sách báo đến bạn đọc, chúng tôi 
chỉ đạo cán bộ thư viện thực hiện tốt những vấn đề sau: 
 1. Chỉ đạo lựa chọn sách, báo phù hợp: 
Việc lựa chọn sách, báo có tác dụng rất lớn trong công tác tuyên truyền, giới 
thiệu sách báo đến bạn đọc. Muốn làm tốt công tác này người cán bộ thư viện phải 
nắm bắt nhu cầu, yêu cầu bạn đọc các sự kiện liên quan đến bạn đọc. Như chúng ta 
cũng đã biết trong nhà trường nhiệm vụ chính của thầy và trò là giảng dạy và học 
tập. Vì vậy sách, báo tuyên truyền, giới thiệu có nội dung phù hợp phục vụ cho 
nhiệm vụ trên. Sách được giới thiệu và tuyên truyền là những sách được mọi người 
quan tâm, có tính thời sự, sách còn mới, có giá trị cao. Làm được như vậy chúng ta 
mới thu hút bạn đọc tự đến với sách, kích thích bạn đọc tự tìm tòi tài liệu để thỏa 
mãn nhu cầu của mình. Chẳng hạn: Đối với học sinh trung bình thì ngoài những 
sách giáo khoa để học trên lớp thì người cán bộ thư viện giới thiệu cho các em các 
sách bài tập, các sách tham khảo để các em luyện tập, bổ sung, củng cố lại kiến 
thức của mình. Đối với những học sinh giỏi, cán bộ thư viện giới thiệu cho các em 
những sách nâng cao, sách bài tập khó để các em mở rộng thêm kiến thức. Đối với 
giáo viên ngoài những sách nghiệp vụ, sách giáo khoa để giảng dạy và học tập thì 
cán bộ thư viện tìm tòi giới thiệu cho giáo viên những sách tham khảo hay về các 
chuyên đề bồi dưỡng HS giỏi, HS năng khiếu theo khối lớp để giáo viên nâng cao 
chất lượng giảng dạy của mình. Hiệu quả cuối cùng của việc tuyên truyền, giới 
thiệu sách báo như thế nào phụ thuộc rất lớn đến công việc lựa chọn sách, báo tài 
liệu của thư viện 
 2. Chỉ đạo lựa chọn phương pháp và hình thức tuyên truyền phù hợp: 
Phương pháp và hình thức tuyên truyền sách báo có tác động trực tiếp rất 
lớn đến bạn đọc. Với đối tượng các em là học sinh phương pháp tối ưu cho việc 
tuyên truyền, giới thiệu sách, báo tuyên truyền bằng miệng, bằng hình ảnh, bằng 
việc làm là hiệu quả nhất (tuyên truyền vào các buổi chào cờ đầu tuần, vào các tiết 
sinh hoạt tập thể, tổ chức các buổi ngoại khóa giới thiệu sách, hoặc tổ chức các 
cuộc thi kể chuyện theo sách, vẽ tranh, thi hóa trang thành nhân vật em yêu thích 
trong các truyện báo ). Phương pháp này có thể thực hiện bất cứ lúc nào, ở nơi 
đâu, thời gian nhiều hay ít, nó tác động trực tiếp đến bạn đọc, gây hứng thú đọc 
sách. Đối với các thông tin trên báo, tạp chí ... cán bộ thư viện có thể cập nhật 
9 
hàng ngày thông qua phương tiện truyền thanh của nhà trường tuyên truyền, giới 
thiệu kịp thời đến các em hoặc đưa vào bảng kiến thức hay của nhà trường để bạn 
đọc tham khảo. 
Ngoài ra, chúng tôi còn chỉ đạo cán bộ thư viện kết hợp việc tuyên truyền, 
giới thiệu sách báo với việc trưng bày các sách mới, sách hay ở tủ trưng bày sách 
trong thư viện để bạn đọc tiện theo dõi. 
Ngoài cán bộ thư viện là người nòng cốt trong các buổi giới thiệu sách thì 
các cộng tác viên của thư viện cũng là mạng lưới tuyên truyền, giới thiệu sách báo 
hiệu quả nhất, nhanh chóng nhất. 
3. Chỉ đạo nhân viên thư viện hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách, báo thư 
viện. 
Hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách, báo không chỉ bạn đọc nắm được kĩ năng 
đọc sách báo đơn giản mà nhằm mục tiêu giáo dục nhất định. Thư viện cần xác 
định nhiệm vụ cụ thể đối với từng lứa tuổi, từng nhóm, thậm chí đối với từng giáo 
viên và học sinh cá biệt. Muốn làm tốt công tác này, chúng tôi chỉ đạo cán bộ thư 
viện xác định rõ các nhiệm vụ sau: 
- Hướng dẫn bạn đọc sử dụng các loại sách, báo gì: Đối với thư viện trường 
học, muốn phát huy tốt tác dụng của thư viện, người cán bộ thư viện cần hướng 
dẫn chu đáo bạn đọc các loại sách báo phục vụ trực tiếp yêu cầu giáo dục toàn 
diện của nhà trường các loại sách tham khảo, sách giáo khoa, sách nghiệp vụ... sát 
với chương trình học tập, các loại sách báo nhằm mở rộng kiến thức góp phần 
nâng cao chất lượng dạy và học. Ngoài ra còn có các loại sách phục vụ việc rèn 
luyện tư tưởng, đạo đức, tác phong ý chí và tình cảm lành mạnh của học sinh. 
- Nắm bắt được tâm lý và nhu cầu sử dụng sách báo của bạn đọc: Ở từng lứa 
tuổi, từng đối tượng, bạn đọc có nhu cầu sử dụng sách, báo khác nhau. Nắm bắt 
được nhu cầu của bạn đọc thì người cán bộ thư viện mới hướng dẫn bạn đọc sử 
dụng sách phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của bạn đọc. Nói cách khác, nắm bắt 
được nhu cầu của bạn đọc như nhu cầu của chính bản thân mình, phải hòa nhã, gần 
gũi, thân thiện thì bạn đọc đến thư viện ngày càng đông hơn. Ngoài ra thư viện kết 
hợp với giáo viên từng bộ môn để nắm được yêu cầu và có kế hoạch phục vụ liên 
tục, chu đáo các đối tượng, cần giúp các em biết sử dụng thư viện, sử dụng hệ 
thống tra cứu thư viện, biết cách đọc sách, coi sách là người thầy thứ hai của 
mình 
Biện pháp 5: Chỉ đạo xây dựng các mô hình thư viện 
1. Mô hình thư viện thân thiện 
Khái niệm thư viện trường học thân thiện được xây dựng dựa trên hướng 
tiếp cận của mô hình trường học thân thiện lấy quyền trẻ em là nền tảng cho mọi 
hoạt động. Có thể hiểu thư viện trường học thân thiện được hiểu là bao hàm những 
ý nghĩa sau: 
Thứ nhất: Đó là một không gian học tập mở, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận 
thông tin, xây dựng thói quen đọc sách. 
10 
Thứ hai: Thư viện tạo điều kiện và để học sinh tích cực tham gia các hoạt 
động của thư viện. 
Thứ ba: Thư viện đến với người sử dụng một cách linh hoạt, hiệu quả. 
Thứ tư: Hỗ trợ cho việc dạy học tích cực, dạy và học mọi lúc, mọi nơi. 
Thứ năm: Thư viện góp phần phát triển mối quan hệ thân ái, cởi mở tích cực 
giữa các đối tượng trong thư viện. 
Thư viện thân thiện có đa chức năng: ngoài chức năng phục vụ đọc sách, thư 
viện còn tạo cho trẻ em phát triển tiềm năng của mình một cách tự do, đó là không 
gian học tập đa chức năng với các góc học tập khác nhau. Ví dụ thư viện có thể 
xây dựng các góc học tập (gồm cả sách về chủ đề, các mô hình, trò chơi.) như 
góc sáng tạo: gồm sách khoa học, mô hình máy bay, ô tô, các vật dụng thí nghiệm, 
các dụng cụ và vật liệu sáng tạo mô hình; góc văn hóa – nghệ thuật gồm sách về 
văn hóa, nghệ thuật, trang phục truyền thống, băng đĩa nhạc, ẩm thực dân gian, 
ảnh, tranh vẽ 
Mô hình thư viện thân thiện này rất phù hợp với đối tượng học sinh tiểu học, 
mang lại cho các em nhiều lợi ích đọc sách. Trong từng góc thư viện học sinh có 
thể tham gia các hoạt động đa dạng, phong phú, có điều kiện để phát triển tiềm 
năng của mình. Mô hình cũng phù hợp với tiêu chí giáo dục toàn diện của ngành 
Giáo dục và Đào tạo hiện nay. 
Tuy vậy, với mô hình này cần một cơ sở vật chất tương đối tốt, vốn tài liệu 
phong phú đa dạng, cần những cán bộ thư viện phải am hiểu nhiều lĩnh vực, có kỹ 
năng tổ chức lớp học, hướng dẫn các em trong việc xây dựng và chơi – học – đọc 
tại các góc học này. Chủ điểm của các góc học cũng cần đổi thường xuyên, định kỳ 
phù hợp với các giai đoạn phát triển của học sinh. 
2. Mô hình thư viện góc lớp 
Thư viện góc lớp: là các giá, tủ để sách để cuối lớp thuận tiện cho các em 
tìm đọc. Mô hình này bắt nguồn với phương châm học sinh có thể đọc sách bất kỳ 
lúc nào có thời gian rỗi, không cần xuống thư viện vẫn có thể đọc sách, học sinh có 
thể đọc sách trong giờ giải lao, giáo viên đứng lớp là người hướng dẫn đọc, học 
sinh tự quản lý tủ sách của lớp mình đồng thời nâng cao vai trò của công tác xã hội 
hóa thư viện (các em học sinh có thể mang sách của mình đến lớp, trao đổi cho 
nhau để đọc). Mô hình này phù hợp với yêu cầu dạy học theo Mô hình trường học 
mới, học sinh chủ động tìm kiếm thông tin, tự học, tự trải nghiệm. Vì vậy những 
tài liệu, sách báo có tại thư viện góc lớp là cần thiết, hỗ trợ cho hoạt động học của 
các em. Ngoài ra việc luân chuyển sách giữa tủ sách các lớp cũng rất cần thiết giúp 
học sinh tiếp cận với nguồn sách báo đa dạng, nhiều đầu sách hơn. 
3. Mô hình "Thư viện xanh” 
Tại thư viện xanh, sách được để trong các giỏ, túi treo dưới tán cây xanh, 
hành lang lớp học, gầm cầu thang mô hình thư viện ngoài trời này có thể tận 
dụng được các khoảng không xanh còn trống của nhà trường, không đòi hỏi nhiều 
về phòng đọc, chỗ đọc tuy nhiên lại yêu cầu sự tự giác cao của học sinh trong giữ 
gìn sách. Hơn nữa, sách để ngoài trời cũng rất chóng bị hư hại, việc luân chuyển 
11 
sách cũng phải diễn ra thường xuyên nếu không sẽ bị phản tác dụng. Với mô hình 
thư viện này, cán bộ thư viện cần biết phát huy vai trò tự quản của Tổ cộng tác 
viên, phối hợp với Đội cờ đỏ của Liên đội trường trong công tác quản lí, sử dụng 
sách báo. 
4. Mô hình thư viện lưu động 
Sách được để trong các thùng, hộp có bánh xe đẩy đi khắp sân trường giúp 
học sinh có thể tiếp cận gần gũi với sách. Tuy nhiên việc bảo quản và quản lý sách 
cũng gặp khó khăn và sách cũng cần được luân chuyển, đổi mới liên tục mới có thể 
thu hút học sinh. Mô hình này được Ban thư viện các lớp quản lí và thực hiện theo 
lịch của cán bộ thư viện đã quy định. 
Tùy theo điều kiện của từng trường, chúng ta có thể xây dựng các mô hình 
thư viện nhằm thu hút bạn đọc và tạo điều kiện để học sinh có thể đọc sách được 
mọi nơi, mọi lúc, xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường. Đó cũng là cơ sở để 
nâng cao chất lượn giáo dục toàn diện cho học sinh. 
5. Mô hình Tổ chức hoạt động trại đọc: 
Trại đọc là một hoạt động ngoài giờ lên lớp, là nơi vui chơi đối với trẻ em 
được tổ chức bằng nhiều hoạt động nhỏ tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào các 
hoạt động đọc và viết với tính chất vui vẻ. Sự tham gia của trẻ em là tự nguyện. 
Tổ chức hoạt động Trại đọc cho học sinh được thực hiện trong 8 bước (Bước 1: Tổ 
chức trò chơi (10 phút); Bước 2: Múa hát (10 phút); Bước 3: Chương trình (3-5 
phút); Bước 4: Giờ đọc chuyện (15 phút), GV đặt câu hỏi cho học sinh trước khi 
đọc chuyện, trong khi đọc chuyện và sau khi đọc chuyện ); Bước 5: Giờ hoạt động: 
Ôn kiến thức và đọc hiểu cho học sinh (15 phút); Bước 6: Làm và mang về (15 
phút); Bước 7: Viết nhật ký (10 phút); Bước 8: Đọc riêng và đọc cặp (10 phút). 
Trong đó, “bước 4 - Giờ đọc truyện” là một trong những bước quan trọng nhất của 
buổi Trại đọc. Ở bước này, học sinh sẽ lắng nghe giáo viên đọc truyện, trong quá 
trình đọc truyện, giáo viên đặt câu hỏi trước khi đọc truyện, trong khi đọc truyện 
và sau khi đọc truyện. Trong khi đọc truyện, giáo viên chú ý ở những điểm thắt của 
câu chuyện để đặt những hỏi hay đưa ra tình huống có vấn đề để học sinh dự đoán 
gây sự tò mò, phát riển khả năng suy luận, trí tưởng tượng của các em. 
Mỗi tháng, chúng tôi tổ chức hoạt động Trại đọc cho học sinh của một khối 
lớp. Qua hoạt động Trại đọc đã tạo hứng thú đọc sách cho học sinh, các em được 
tưởng tượng, phán đoán, nêu cảm xúc của mình và sáng tạo ra các sản phẩm mới. 
Biện pháp 6: Bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kĩ năng nghiệp vụ cho cán 
bộ, nhân viên phụ trách thư viện, TBDH. 
 a. Đối với cán bộ quản lí 
 - Nắm vững cơ sở pháp lí, cơ sở khoa học để chỉ đạo công tác thư viện, TBDH. 
 - Lập ra kế hoạch, biện pháp quản lí, chỉ đạo thư viện, TBDH khoa học và có hiệu 
quả. 
 - Lập hồ sơ, sổ sách theo dõi thư viện, TBDH trên các mặt: xây dựng, bảo 
quản, sử dụng. 
12 
 - Chỉ đạo, tổ chức thực hiện những kế hoach đã đề ra theo tuần, tháng, học kì, năm. 
 - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của nhân viên thư viện, TBDH, của giáo 
viên để kịp thời uốn nắn, sửa chữa. 
 - Đánh giá việc triển khai, thực hiện kế hoạch. Rút ra kinh nghiệm để quản lý 
tốt hơn các năm học kế tiếp. 
b. Đối với nhân viên phụ trách thư viện, TBDH. 
Nhân viên thư viện vừa là người quản lý trực tiếp thư viện, TBDH vừa là 
người phụ tá giúp việc cho giáo viên thực hiện tốt bài giảng với việc sử dụng, khai 
thác tốt thư viện, TBDH. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu dạy và học hiện nay, điều cấp 
thiết là phải đào tạo, bồi dưỡng kĩ năng, nghiệp vụ cho nhân viên phụ trách thư 
viện, TBDH. 
Nhân viên làm công tác thư viện, TBDH ở trường Tiểu học phải kiêm nhiệm 
cả 2 công việc nên việc thực hiện công việc của mình còn nhiều hạn chế. Một thói 
quen đã trở thành cố hữu, người quản lí, nhiều giáo viên, nhân viên đã xem nhẹ vai 
trò của thư viện, xem thường tác dụng của TBDH trong công việc dạy và học. Vì 
vậy, việc nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân viên phụ trách thư viện, TBDH là 
một một vấn đề cấp thiết. Cần làm cho họ ý thức được sự cần thiết và có nhu cầu 
sử dụng thường xuyên các thiết bị này. Phát huy hiệu quả sử dụng chúng trong các 
giờ học là điều cần thiết. Ý thức được vai trò của sách báo trong thư viện sẽ góp 
phần bồi dưỡng cho họ về kiến thức chuyên môn, kĩ năng sư phạm phục vụ tốt cho 
công tác giảng dạy. 
 Để nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, nhà trường cần phải 
thực hiện được những công việc sau: 
 - Thường xuyên triển khai các văn bản pháp luật, các quyết định, chỉ thị, 
hướng dẫn... của các cấp liên quan đến vấn đề cơ sở vật chất, thư viện, TBDH để 
cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập, nhận thức đầy đủ, đúng đắn, kịp thời. 
 - Tập huấn các phương pháp dạy học cải tiến có hiệu quả, trong đó phải sử 
dụng TBDH. 
 - Biểu diễn các tính năng đưa lại hiệu quả dạy học đối với các TBDH đang có. 
 - Trong kế hoạch năm học, nhà trường phải đưa ra những quy định về sử 
dụng, bảo quản sách báo thư viện; kế hoạch sử dụng, bảo quản TBDH. Đây là một 
việc làm rất cần thiết cho công tác quản lí, vừa bắt buộc, vừa khích lệ giáo viên 
phải sử dụng TBDH trong các giờ lên lớp. 
 - Đầu năm học cho các tổ chuyên môn họp lại, kiểm tra và tổng hợp những 
tiết trong chương trình môn học cần sử dụng TBDH để từ đó cán bộ phụ trách thiết 
bị dựa vào đó để chuẩn bị thì hiệu quả sử dụng sẽ cao hơn. Đây cũng là cơ sở để 
Ban giám hiệu nhà trường giám sát tốt hơn việc giáo viên có sử dụng TBDH trong 
tiết dạy hay không. 
 - Tổ chức hội thảo thường xuyên công tác đổi mới phương pháp dạy học, 
trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau về cách kha

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_xay_dung_thu.pdf