Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn Tiếng Việt lớp 4 trong chương trình VNEN

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn Tiếng Việt lớp 4 trong chương trình VNEN

1. Lý do chọn sáng kiến:

“Giáo dục một người là đào luyện họ có thể đối đầu với mọi hoàn cảnh”

(Danh ngôn khuyết danh). Cuộc sống càng ngày càng phát triển và đầy những khó

khăn, thử thách còn trẻ em thì như một tờ giấy mỏng manh, nếu không bồi đắp cho

chúng thêm cứng cáp thì sợ rằng chúng sẽ tan chảy giữa dòng đời này. Đó là điều

mà mỗi một giáo viên luôn phải tự nhắc nhở mình. Bởi vậy, giáo dục kĩ năng sống

cho học sinh, đặc biệt học sinh Tiểu học là rất thiết yếu.

Bậc học tiểu học là bậc học nền tảng tạo cơ sở cho học sinh phát triển học

tiếp các bậc học tiếp theo, vì vậy bên cạnh việc trang bị cho học sinh những vốn

kiến thức kĩ năng cơ bản trong học tập, lao động còn cần phải chú ý đến việc rèn kĩ

năng sống cho học sinh, dạy học sinh cách “làm người”, để học sinh có thêm vốn

kinh nghiệm thích ứng với môi trường mới, yêu cầu mới.

Rèn kĩ năng sống cho học sinh giúp cho học sinh thích ứng được với môi

trường xã hội, tự giải quyết được một số vấn đề thiết thực trong cuộc sống như vấn

đề sức khoẻ, môi trường, tệ nạn xã hội,. để các em có thể tự tin, chủ động không

bị quá phụ thuộc vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình, tự đem lại lợi ích

chính đáng, điều kiện thuận lợi cho bản thân mình rèn luyện, học tập phấn đấu

vươn lên.

pdf 18 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 1016Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn Tiếng Việt lớp 4 trong chương trình VNEN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 lực học hỏi để tìm kiếm, sáng tạo các biện 
pháp nhằm nâng cao kĩ năng sống cho học sinh. Bản thân giáo viên chủ nhiệm đã 
được tham gia lớp tập huấn về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học qua tài 
liệu Sống đẹp do Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức. 
Một số học sinh có ý thức trong việc lĩnh hội kiến thức cũng như tích luỹ kĩ 
năng sống cho bản thân. Một số em có kĩ năng sống cơ bản tương đối tốt, có một số 
năng lực khá cao. 
1.2 Khó khăn: 
Một thực trạng hiện nay cho thấy nhiều người nhầm kĩ năng sống là dũng 
cảm, kiên trì,... Đây chỉ là các phẩm chất đạo đức, nó góp phần cho việc thực hiện 
các kĩ năng sống chứ không phải chúng là các kĩ năng sống. Chính vì thế các em 
học sinh đều chưa tích luỹ được cho mình các kĩ năng sống cần thiết. Chúng mới 
chỉ có các kĩ năng sống theo bản năng mà thôi. 
Thời gian một tiết học mới chỉ đủ để giáo viên tổ chức các hoạt động theo 
sách hướng dẫn. Để tích hợp thêm kĩ năng sống thì giáo viên phải lồng ghép vào 
phần liên hệ hay hoạt động khởi động, củng cố, ứng dụng. 
Một bộ phận không nhỏ phụ huynh khoán trắng việc nuôi dạy con cho thầy 
cô, thậm chí cả giáo dục về kĩ năng sống khiến một số học sinh hạn chế về các kĩ 
năng sống cơ bản. 
1.3 Nguyên nhân: 
Những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế - xã hội đã và đang tác động mạnh mẽ 
đến đời sống của con người. Nếu như trong xã hội truyền thống, các giá trị xã hội 
được coi trọng và được các cá nhân tuân thủ một cách nghiêm túc thì nay đang dần 
bị mờ nhạt và thay vào đó là những giá trị mới được hình thành trên cơ sở giao thoa 
giữa các nền văn hoá, văn minh khác nhau. Việt Nam không nằm ngoài quy luật 
đó, đặc biệt là các địa phương có tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá nhanh chóng. 
 Những thay đổi nói trên còn ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục con cái của 
gia đình cũng có những biến đổi nhất định. Cha mẹ ít có thời gian quan tâm đến 
con cái hơn là một thực tế không thể phủ nhận, thay vào đó là các hoạt động kinh 
tế, tìm kiếm thu nhập. Cùng với đó là những tác động nhiều chiều của các nguồn 
thông tin khác nhau từ xã hội khiến cho giới trẻ đặc biệt là học sinh đang đứng 
trước nhiều thách thức khi hoà nhập xã hội. Các kĩ năng sống đã xem nhẹ trong một 
thời gian dài. 
Với đặc thù là vùng nông thôn, nông dân là chủ yếu, lao động quần quật suốt 
ngày ít có thời gian quan tâm đến con. Nhiều phụ huynh trẻ phải đi làm ăn xa, gửi 
con lại cho ông bà nên chưa quan tâm nhiều đến giáo dục kĩ năng sống cho con em 
mình. Do đó, học sinh thiếu sự quan tâm, ít trau dồi về kĩ năng sống từ gia đình. 
Thêm vào đó, ngôn ngữ còn nhiều tiếng địa phương, lời nói còn mộc mạc chưa lịch 
sự, chưa tự tin khi sử dụng ngôn ngữ phổ thông nên trong giao tiếp còn rụt rè, e 
ngại. 
Những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng không ít đến quá trình hình thành kĩ 
năng sống cho học sinh. 
2. Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua dạy 
học môn Tiếng Việt lớp 4 trong chương trình VNEN: 
2.1 Biện pháp 1: Giáo viên nắm vững khái niệm về kĩ năng sống và các nội 
dung tích hợp trong môn Tiếng Việt. 
2.1.1 Nắm vững khái niệm về kĩ năng sống. 
Trước hết để giáo dục kĩ năng sống thì bản thân chúng ta phải hiểu rõ kĩ năng 
sống là gì? 
Tổ chức Y tế Thế giới WHO định nghĩa kỹ năng sống là "khả năng thích 
nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu 
cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày". Trong giáo dục tiểu học và giáo 
dục trung học, kĩ năng sống có thể là một tập hợp những khả năng được rèn luyện 
và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại hóa; ví dụ cuộc sống bao 
gồm quản lý tài chính (cá nhân), chuẩn bị thức ăn, vệ sinh, cách diễn đạt, và kĩ 
năng tổ chức. 
Kĩ năng sống thực sự bao gồm: 
Kĩ năng thoát hiểm: Trong tai nạn hay tình huống nguy hiểm xảy ra, nếu giỏi 
văn, giỏi toán mà không biết cách thoát hiểm thì cái giỏi kia trở nên công cốc. Lúc 
bấy giờ, việc cần làm là phải biết cách thoát ra khỏi nơi nguy hiểm một cách an 
toàn và hiệu quả. Những kĩ năng này bao gồm: thoát khỏi hỏa hoạn, ngập lụt, động 
đất, tai nạn thương tích, xâm hại hay bắt cóc. Đặc biệt thời gian gần đây, tình trạng 
băt cóc và xâm hại trẻ em đang là vấn đề nhức nhối. Vì vậy kĩ năng để thoát khỏi 
những tình huống này là hết sức cần thiết. Đây là những kĩ năng vô cùng quan 
trọng mà khi đối mặt với hiểm nguy ta mới thấy việc hiểu biết về nó thật sự là tài 
sản quý giá nhất trong kho tàng hiểu biết của mỗi cá nhân. 
Kĩ năng ứng phó, ứng biến: Nhiều tình huống không phải là nguy hiểm 
nhưng tiềm tàng mối hiểm nguy, nếu biết cách ứng xử phù hợp thì thiệt hại sẽ là 
nhỏ nhất. 
 Kĩ năng sử dụng các vật dụng (mọi vật dụng và đặc biệt là vật dụng nguy 
hiểm): Những vật dụng này có khả năng gây sát thương nhưng lại không thể thiếu 
trong cuộc sống của chúng ta như: Dao, kéo, kim, búa, đinh, điện... Sử dụng những 
vật dụng này một cách an toàn là đích mà ai cũng muốn học. 
Kĩ năng khám phá cuộc sống một cách an toàn và hiệu quả: Một cháu bé 
xem máy tính rất "cao thủ", thông tin gì cũng biết nhưng không biết các nguyên tắc 
nghiên cứu an toàn. Dĩ nhiên, nguy cơ tai nạn sẽ là rất cao. Nếu vậy thì làm sao bé 
tìm hiểu được khoa học. Biết cách tìm hiểu và khám phá một cách an toàn, hiệu quả 
là việc phải học ngay. Chỉ có tự khám phá mới nâng cao liên tục những hiểu biết 
trong trí não trẻ. 
Kĩ năng quản lý thời gian, tiền bạc: Trong cuộc sống, kiếm tiền thật sự rất 
khó khăn. Vì thế, tiêu pha tiền bạc làm sao cho hiệu quả mà vẫn tiết kiệm là bài 
toán mà ngay cả người lớn cũng gặp khó. Nếu được học cách tính toán để chi tiêu 
hợp lý, chắc chắn sẽ giúp trẻ rất nhiều trong cuộc sống hiện tại và tương lai. 
Nhiều bạn trẻ bây giờ gặp khó khăn khi thời gian trôi qua hoang phí vì hiệu 
suất học hành và lao động không cao. Để sắp xếp cuộc sống ổn thỏa chắc chắn trẻ 
cần những kĩ năng quản lý thời gian hiệu quả. 
Kĩ năng xác định phương hướng, đường đi: Trong cuộc đời mỗi con người, 
chúng ta di chuyển trên đường với các phương tiện giao thông chiếm rất nhiều thời 
gian. Xác định phương hướng chính xác, nhanh chóng tìm được đường đi là một kĩ 
năng hiệu quả vừa để tiết kiệm thời gian và tiền bạc, vừa giúp chúng ta hình dung 
công việc dễ dàng hơn. 
Kĩ năng thể hiện và thuyết phục người khác: Đây là kĩ năng giao tiếp, trình 
bày một vấn đề nào đó. Kĩ năng này thực ra rất dễ thực hiện nếu như ta đã có toàn 
bộ những kĩ năng ở trên. Bởi khi trong đầu chúng ta là một biển kiến thức và kinh 
nghiệm sống, việc tham gia vào một cuộc đàm đạo sẽ không khiến ta quá lo âu và 
lúng túng. Vì vậy, giờ chỉ có học cách nói năng cho lưu loát và tự tin là xong. 
Hy sinh bản thân vì tập thể: Đôi khi trong cuộc sống, hy sinh cái tôi của 
chính mình sẽ đem lại lợi ích to lớn cho tập thể và cộng đồng. Nếu trẻ nhỏ hiểu 
được điều này, không những trẻ đóng góp được nhiều công sức cho đất nước mà 
còn giúp xác định được lý tưởng sống và xây dựng khát vọng sống. 
2.1.2. Nắm các nội dung tích hợp trong môn Tiếng Việt 
Giáo viên cần có kế hoạch về toàn bộ nội dung giáo dục kĩ năng sống tích 
luỹ trong chương trình môn Tiếng Việt. 
Cụ thể như sau: 
BÀI NỘI DUNG BÀI CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN ĐẠT 
1A 
1B 
1C 
Thương người như thể thương 
thân 
Thương người, người thương 
Làm người nhân ái 
-Thể hiện thông cảm 
- Xác định giá trị 
- Tự nhận thức về bản thân 
2A 
2B 
Bênh vực kẻ yếu ( Tiết 1,2) 
Cha ông nhân hậu tuyệt vời 
 ( Tiết 1,2) 
- Thể hiện thông cảm 
- Xác định giá trị 
- Tự nhận thức về bản thân 
2C Đáng yêu hay đáng ghét ( Tiết 1) 
Tả ngoại hình của nhân vật trong 
bài văn kể chuyện 
- Tìm kiếm và xử lí thông tin 
- Tư duy sáng tạo 
3A 
3B 
3C 
Thông cảm và chia sẻ ( Tiết 1) 
Cho và nhận ( Tiết 1,3) 
Nhân hậu- Đoàn kết ( Tiết 1,2) 
- Giao tiếp ứng xử lịch sự trong giao 
tiếp 
- Thể hiện sự cảm thông 
- Xác định giá trị 
- Tư duy sáng tạo 
- Tìm kiếm và xử lí thông tin 
4A 
4B 
Làm người chính trực ( Tiết 1) 
Con người Việt Nam( Tiết 1,2,3) 
- Xác định giá trị 
- Tự nhận thức về bản thân 
- Tư duy phê phán 
5A Làm người trung thực, dũng cảm 
( Tiết 1) 
- Xác định giá trị 
- Tự nhận thức về bản thân 
- Tư duy phê phán 
5B Đừng vội tin những lời ngọt 
ngào ( Tiết 1) 
-Biết ứng phó trước những lời dụ dỗ 
của kẻ xấu. 
6A Dũng cảm nhận lỗi ( Tiết 1) - Ứng xử lịch sự trong giao tiếp 
- Thể hiện sự cảm thông 
- Xác định giá trị 
6B Không nên nói dối ( Tiết 1) - Ứng xử lịch sự trong giao tiếp 
- Thể hiện sự cảm thông 
- Xác định giá trị 
-Lắng nghe tích cực 
7A Ước mơ của anh chiến sĩ( Tiết 1) - Xác định giá trị 
- Đảm nhận trách nhiệm (xác định 
nhiệm vụ của bản thân) 
7C Bạn mơ ước điều gì ( Tiết 1) - Tư duy sáng tạo, phân tích, phán đoán 
- Thể hiện sự tự tin 
- Hợp tác 
9A Những điều em mơ ước ( Tiết 1) -Lắng nghe tích cực 
- Giao tiếp 
- Thương lượng 
9B Hãy biết ước mơ ( Tiết 2) - Thể hiện sự tự tin 
-Lắng nghe tích cực 
- Đặt mục tiêu 
- Kiên định 
9C Nói lên mong muốn của mình 
( Tiết 2) 
- Thể hiện sự tự tin 
-Lắng nghe tích cực 
- Thương lượng 
- Đặt mục tiêu, kiên định 
11A 
Có chí thì nên ( Tiết 1) 
- Xác định gía trị 
- Tự nhận thức về bản thân 
-Lắng nghe tích cực 
11B Bền gan vững chí ( Tiết 1, 2) - Thể hiện sự tự tin 
-Lắng nghe tích cực 
- Giao tiếp 
- Thể hiện sự cảm thông 
12A 
12B 
Những con người giàu nghị lực 
Khổ luyện thành tài ( Tiết 1) 
- Xác định gía trị 
- Tự nhận thức về bản thân 
- Đặt mục tiêu 
13B Kiên trì và nhẫn nại - Xác định gía trị 
- Tự nhận thức về bản thân 
- Đặt mục tiêu 
13C Mỗi câu chuyện nói với chúng ta 
điều gì? 
- Thể hiện sự tự tin 
- Tư duy sáng tạo 
-Lắng nghe tích cực 
14A Món quà tuổi thơ ( Tiết 1) - Xác định gía trị 
- Tự nhận thức về bản thân 
14B Đồ chơi của ai ( Tiết 1) - Thể hiện sự tự tin 
14C 
15C 
Đồ vật quanh em ( Tiết 1) 
Quan sát đồ vật ( Tiết 1) 
- Thể hiện thái độ lịch sự trong giao 
tiếp 
-Lắng nghe tích cực 
16B Trò chơi, lễ hội ở quê hương 
( Tiết 2) 
- Tìm kiếm và xử lí thông tin 
- Thể hiện sự tự tin 
- Giao tiếp 
19A 
20A 
Sức mạnh của con người( Tiết 1) 
Chuyện về những người tài giỏi 
- Tự nhận thức, xác định giá trị bản 
thân 
- Hợp tác 
- Đảm nhận trách nhiệm 
20C Giới thiệu quê hương ( Tiết 2) - Thu thập, xử lí thông tin( về địa 
phương cần giới thiêu) 
- Thể hiện sự tự tin 
- Lắng nghe tích cực, cảm nhận, chia 
sẻ, bình luận ( về bài giới thiệu) 
21A Những công dân ưu tú ( Tiết 1) - Tự nhận thức, xác định giá trị bản 
thân 
- Tư duy sáng tạo 
21B Đất nước đổi thay ( Tiết 2) - Giao tiếp 
- Thể hiện sự tự tin 
- Ra quyết định 
- Tư duy sáng tạo 
23B Những trái tim yêu thương 
( Tiết 1) 
- Giao tiếp 
- Đảm nhận trách nhiệmphù hợp với 
lứa tuổi 
- Lắng nghe tích cực 
24A Sức sáng tạo kì diệu ( Tiết 1) - Tự nhận thức, xác định giá trị bản 
thân 
- Tư duy sáng tạo 
- Đảm nhận trách nhiệm 
24B Vẻ đẹp của lao động ( Tiết 3) - Giao tiếp 
- Thể hiện sự tự tin 
- Ra quyết định 
- Tư duy sáng tạo 
25A Bảo vệ lẽ phải ( Tiết 1) - Tự nhận thức: xác định giá trị bản 
thân 
- Ra quyết định 
- Ứng phó, thương lượng 
-Tư duy sáng tạo: bình luận, phân tích 
26A Dũng cảm chống thiên tai 
( Tiết 1) 
- Giao tiếp: thể hiến sự cảm thông 
- Ra quyết định. ứng phó 
- Đảm nhận trách nhiệm 
26B Thiếu nhi dũng cảm ( Tiết 1) - Tự nhận thức: xác định giá trị bản 
thân 
- Đảm nhận trách nhiệm 
- Ra quyết định 
29A Quà tặng của thiên nhiên( Tiết 2) - Giao tiếp lịch sự 
- Phản ứng nhanh khi nêu yêu cầu 
mong muốn 
29B Có nơi nào sáng hơn đất nước 
em ( Tiết 2) 
- Ra quyết định. ứng phó 
- Đảm nhận trách nhiệm 
30A Vòng quanh trái đất ( Tiết 1) - Tự nhận thức, xác định giá trị bản 
thân 
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng 
32B Khát vọng sống ( Tiết 3) - Tự nhận thức, xác định giá trị bản 
thân 
- Tư duy sáng tạo: bình luận nhận xét 
- Làm chủ bản thân: đảm nhận trách 
nhiệm 
34A Tiếng cười là liều thuốc bổ 
( Tiết 1) 
- Kiểm soát 
- Ra quyết định: tìm kiếm các lựa chọn 
- Tư duy sáng tạo: nhận xét, bình luận 
2.2 Biện pháp 2: Gần gũi và tạo mối thân thiện với học sinh 
Đầu tiên, sau khi nhận lớp, để tạo sự gần gũi và gắn kết giữa học sinh và giáo 
viên chủ nhiệm, bản thân sắp xếp nhiều thời gian cho học sinh được giới thiệu về 
mình, động viên khuyến khích các em chia sẻ với nhau về những sở thích, ước mơ 
tương lai cũng như mong muốn của mình với các em. Đây là hoạt động giúp cô trò 
hiểu nhau, đồng thời tạo một môi trường học tập thân thiện “Trường học thật sự trở 
thành ngôi nhà thứ hai của các em, các thầy cô giáo là những người thân trong gia 
đình". Đây cũng là một điều kiện rất quan trọng để phát triển khả năng giao tiếp 
của học sinh. Bởi học sinh không thể mạnh dạn, tự tin trong một môi trường mà 
giáo viên luôn gò bó và áp đặt. 
Tiếp theo trong tuần đầu, bản thân cho học sinh tự do lựa chọn vị trí ngồi của 
mình để qua đó phần nào nắm được đặc điểm tính cách của các em: mạnh dạn hay 
nhút nhát, thụ động hay tích cực, thích thể hiện hay không thích...Và tiếp tục qua 
những tuần học sau, bản thân chú ý quan sát những biểu hiện về thái độ học tập, 
những cử chỉ, hành vi tại vị trí ngồi mà các em chọn để bắt đầu có điều chỉnh phù 
hợp. 
Để tạo mối gần gũi với học sinh, trước khi vào bài học giáo viên có thể tổ 
chức một trò chơi nhỏ hoặc cùng học sinh vận động theo một bài hát để các em 
cảm thấy được thoải mái và xoá bỏ khoảng cách với giáo viên. Từ đó, các em mạnh 
dạn thể hiện những kĩ năng của mình hơn. 
Ví dụ, khi dạy bài Bài 20C: Giới thiệu về quê hương ( Tiết 2), tôi cho học 
sinh cùng mình hát và vận động theo nhạc bài hát : Quê hương tươi đẹp. Sau đó, 
đặt một số câu hỏi về nơi ở của các em. Để hoà đồng với học sinh, tôi cũng tự nêu 
một vài nét về nơi mình ở cho các em nghe. Cuối cùng thì đi vào các nội dung của 
bài học. 
2.3 Biện pháp 3: Chọn những kĩ năng cần thiết phù hợp địa phương: 
 Chọn những kĩ năng phù hợp, gần gũi với học sinh để các em có khả năng 
trực tiếp thực hành kĩ năng sau khi tiếp cận. Như thực hành kĩ năng: Giao tiếp, ứng 
xử lịch sự, xưng hô đúng mực trong giao tiếp với bạn, không nghe lời kẻ xấu,... 
Ví dụ, khi dạy bài 26A Dũng cảm chống thiên tai ( Tiết 1), sau khi cho học 
sinh thực hiện xong các nội dung của bài, tôi đặt cho học sinh một tình huống phù 
hợp với địa phương nơi em ở để các em giải quyết. Vì nội dung trong bài đọc nói 
về miền biển nên tình huống mà các em gặp phải sẽ khó xảy ra để các em đưa ra 
những cách giải quyết phù hợp. Bởi ở đây là vùng trung du, các hiện tượng thiên tai 
xảy ra thường là lũ quét, bão, lốc,... chứ không có hiện tượng nước biển dâng làm 
vỡ đê. Do đó, tôi đã đưa ra tình huống: Nếu trên đường đi học về, gặp gió lốc, các 
em sẽ làm gì để tránh bị tai nạn do lốc tố gây ra? Học sinh đã có rất nhiều biện 
pháp tốt để tránh tai nạn vì các em đã được chứng kiến thiên tai này ở địa phương 
các em rồi. 
Để thực hiện được biện pháp này, giáo viên cần chuẩn bị một giáo án lồng 
ghép các tình huống có kỹ năng cần thiết và phù hợp với học sinh mình ( trong đó 
có nêu ra cụ thể các kĩ năng học sinh cần đạt sau khi học bài này; các kĩ thuật dạy 
học sử dụng trong bài dạy; các phương tiện cần thiết phục vụ cho tiết dạy) 
2.4 Biện pháp 4: Tổ chức cho học sinh thực hành kĩ năng sống vừa được học 
Tuỳ theo bài, giáo viên tổ chức cho các em hoạt động tại lớp với tình huống 
tương tự bài học để học sinh tự tìm ra hướng giải quyết vấn đề, sau đó học sinh tự 
nêu các kĩ năng mà em đã ứng dụng để giải quyết vấn đề đó. 
Ví dụ: Trong bài 5B: Đừng vội tin những lời ngọt ngào (tiết 1) Khi dạy đọc 
bài Gà Trống và Cáo, tôi cho học sinh đọc phân vai để các em cảm nhận được 
đúng trạng thái nhân vật và biết cách ứng xử nhanh nhẹn của Gà Trống mà học tập. 
Đồng thời liên hệ với học sinh phải cảnh giác với những lời dụ dỗ của người lạ để 
tránh bị lừa gạt. 
Ở bài 3B: Tiết 1: Đọc- hiểu bài Người ăn xin. Sau khi tìm hiểu xong nội 
dung bài, tôi cho học sinh đóng vai thể hiện lại nội dung bài. Việc làm này vừa giúp 
học sinh nắm được nội dung bài, vừa cho các em thực hành ứng xử khi gặp những 
người có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra, tôi còn cho học sinh một tình huống tương 
tự bài học: Nếu em cùng mẹ đi chợ và gặp một người ăn xin ngồi ở cổng ngả nón ra 
xin. Em sẽ làm gì? Sau đó yêu cầu học sinh tự thảo luận và đóng vai để ứng xử tình 
huống đó. Nhiều nhóm có nhiều cách ứng xử khác nhau, nhưng nhìn chung các em 
đều đã có chung cách giải quyết là giúp đỡ chứ không bỏ qua họ. Điều đó cho thấy 
các em đã tiếp thu được ý nghĩa bài học một cách tích cực. Đó là biết thông cảm, 
chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn. 
2.5 Biện pháp 5: Tổ chức hoạt động với nhiều phương pháp tạo sự hứng 
thú cho học sinh như: đóng vai, trò chơi, 
Một khi nội dung học được kết hợp vào trò chơi, đóng vai thường gây được 
sự thích thú với học sinh. Các em được thể hiện bản thân mình một cách rõ rệt. Từ 
đó, sử dụng nhiều biện pháp hỗ trợ kịp thời giúp học sinh phát huy tối đa các kĩ 
năng mình có. 
Ví dụ: Khi dạy các bài có nội dung như: “Luyện tập trao đổi ý kiến với người 
thân”, “Luyện tập giới thiệu địa phương,  bản thân tổ chức cho các em, đóng vai, 
chơi trò chơi. Sau vài lời khuyến khích đầu tiên, bản thân tổ chức cho các em đứng 
thành vòng tròn đóng vai, giới thiệu, bày tỏ ý kiến, Lúc đầu các em rất ái ngại 
không tự tin khi đóng vai, bày tỏ ý kiến trước lớp nhưng bản thân đã kịp thời nhắc 
nhở các em những điều cần chú ý trong khi giao tiếp, cộng thêm một môi trường 
hòa đồng thân thiện các em thực hiện rất tốt, không còn những cái nhìn ái ngại. 
Thay vào đó là những cánh tay tự tin cùng những câu nói rõ ràng, chắc gọn, mạnh 
dạn hơn. 
Trong bài 29A-tiết 2: Quà tặng của thiên nhiên ( Tiết 2) với nội dung “Giữ 
phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị”: tôi đã cho học sinh chuẩn bị những hộp 
thư: Yêu cầu, đề nghị và tổng kết lại vào cuối tiết. Em nào nêu được nhiều câu yêu 
cầu, đề nghị lịch sự nhất sẽ được tuyên dương. Không những vậy bản thân tổ chức 
cho các em trao đổi : “Theo em, như thể nào là lịch sự khi yêu cầu, đề nghị?” “Em 
đã lịch sự khi yêu cầu đề nghị chưa?”... qua đó các em sẽ bộc lộ những suy nghĩ 
của mình. 
Hay như bài 20C: Giới thiệu về quê hương ( Tiết 2) với nội dung giới thiệu 
về xóm làng, phố phường của em, tôi đã tổ chức cho các em một cuộc thi có tên: 
“Hướng dẫn viên nhí”. Các em đã cùng thảo luận viết ra những nội dung chính cần 
giới thiệu và cử đại diện lên trình bày. Nhiều nhóm đã chuẩn bị rất tốt với hình ảnh 
và các sản phẩm sống động. Cuối cùng thì bình chọn ra Hướng dẫn viên nhí xuất 
sắc nhất và khen thưởng. 
Trong bài 5B: Đừng vội tin những lời ngọt ngào (tiết 1) Khi dạy đọc bài Gà 
Trống và Cáo, giáo viên cho học sinh đọc phân vai để các em cảm nhận được đúng 
trạng thái nhân vật và biết cách ứng xử nhanh nhẹn của Gà Trống mà học tập. Đồng 
thời liên hệ với học sinh phải cảnh giác với những lời dụ dỗ của người lạ để tránh 
bị lừa gạt. 
Một số tiết, thời gian không đủ để tổ chức thực hành được thì giáo viên 
hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu các tình huống tương tự mà các em đã gặp ở cuộc 
sống thường ngày, ghi chép lại và nêu cách giải quyết của bản thân để hôm sau 
trình bày trong nhóm cho các bạn nghe và bổ sung chọn cách giải quyết tốt nhất. 
2.6 Biện pháp 6: Động viên khen thưởng. 
Khen thưởng là để động viên, khích lệ sự tiến bộ của học sinh, để các em tự 
tin, hứng thú hơn trong học tập và rèn luyện, không phải để so sánh, xếp hạng giữa 
học sinh. Đặc biệt không nên khen thưởng học sinh với những món quà có giá trị 
về vật chất cao để tránh việc học sinh nghĩ rằng việc đạt được thành tích cao là để 
có được vật chất chứ không hiểu được là nó giúp ích cho chính cuộc sống của bản 
thân các em. 
Để động viên, khuyến khích học sinh thực hiện tốt việc rèn luyện các kĩ năng 
sống. Tôi theo dõi hằng ngày các em có biểu hiện tốt ghi vào sổ, trong tiết sinh hoạt 
cuối tuần cho các em bình chọn những bạn thực hiện tốt sẽ được một bông hoa thật 
ý nghĩa để dành tặng mẹ và

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ki_nang_song.pdf