Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo công tác phụ đạo học sinh yêu kém góp phần nâng cao chất lượng dạy học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo công tác phụ đạo học sinh yêu kém góp phần nâng cao chất lượng dạy học

Muốn thực hiện một cách có hiệu quả việc hạn chế học sinh yếu kém và

khắc phục tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp, cần nhận thức sâu sắc ý nghĩa và

mục đích của các cuộc vận động đang thực hiện để xây dựng thành chương

trình hành động chung cho đội ngũ cán bộ, giáo viên trong toàn Ngành, hướng

vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Xuất phát từ thực trạng tình hình của nhà trường, để có kế hoạch dài hơi

và kế hoạch cụ thể từng thời kì; từng giai đoạn để triển khai thực hiện, dù đơn

vị ở vùng thuận lợi hay khó khăn cũng phải tạo được sự chuyển biến nhất định

qua hàng năm về công tác này; tránh hiện tượng “ đầu voi đuôi chuột”, “ đánh

trống thả dùi”; tránh chủ quan nóng vội, tránh quá tải hoặc quá hữu, để không

rơi vào tình trạng nảy sinh hậu quả nặng nề trong việc thực hiện các mục tiêu

trọng tâm về phát triển giáo dục, những vấn đề khó khắc phục, khó điều hoà

cân bằng được.

pdf 7 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 3282Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo công tác phụ đạo học sinh yêu kém góp phần nâng cao chất lượng dạy học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO 
CÔNG TÁC PHỤ ĐẠO HỌC SINH YÊU 
KÉM GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT 
LƯỢNG DẠY HỌC 
 Họ và tên: Võ Thị Tường Vy 
 Chức vụ: P. Hiệu trưởng 
 Phần đặt vấn đề: 
1. Lí do chọn đề tài: 
Theo Luật giáo dục Việt Nam, giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ 
sở là các cấp học phổ cập giáo dục (điều 10). Để đạt được và giữ vững phổ cập 
giáo dục, bên cạnh làm tốt công tác huy động trẻ trong độ tuổi đến trường, duy 
trì tốt số lượng học sinh, cần coi trọng đến chất lượng giáo dục, đảm bảo cho 
trẻ em không những “ được học’ mà còn “ học được”. 
Cuộc vận động “Kỉ cương - Tình thương- Trách nhiệm trong toàn Ngành 
đã và đang được đẩy mạnh, cùng với việc triển khai các cuộc vận động “ Học 
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, kết hợp cuộc vận động “ 
Hai không” với bốn nội dung: Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh 
thành tích trong giáo dục, không vi phạm phẩm chất người thầy giáo, khắc 
phục tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp”. Để nâng cao giá trị thực tiễn các cuộc 
vận động đòi hỏi đội ngũ cán bộ- giáo viên càng phải nhận thức đầu đủ hơn, 
triển khai hoạt động dạy học tích cực hơn, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ 
trong công tác phụ đạo học sinh yếu kém, khắc phục tình trạng học sinh ngồi 
nhầm lớp. 
Là người giáo viên làm công tác dạy học và giáo dục trẻ, chúng ta phải 
thừa nhận rằng, học sinh yếu kém là một tồn tại khách quan, một phần do giáo 
viên chưa quan tâm đúng mức, chưa giúp đỡ kịp thời để các em hổng kiến thức 
cơ bản, một phần là do các em không thích học, không biết cách học dẫn đến 
ngày một tụt hậu so với trình độ chung của lớp. Tuy nhiên, không biết nguyên 
nhân do đâu, giúp đỡ học sinh yếu là việc làm cần thiết, cấp bách trong giai 
đoạn giáo dục hiện nay. 
Hay nói cách khác, phụ đạo cho học sinh yếu là một hoạt động bình thường và 
không thể thiếu được trong bất kỳ trường học nào nói chung, trường tiểu học 
nào nói riêng. Đây chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của người 
thầy, của nhà trường để góp phần giúp cho các học sinh không theo kịp bạn bè 
có thể nắm bắt được những lỗ hổng kiến thức bản thân. Trong các nhà trường, 
việc tổ chức các lớp học phụ đạo cho học sinh yếu kém là việc làm thường 
xuyên chứ không phải chỉ là phong trào thi đua hoặc để đối phó với một đợt thi 
hoặc kiểm tra. 
Mặc dầu vậy, đây là một việc làm rất tế nhị, đòi hỏi nhiều công sức, sự yêu 
thương tận tụy của người thầy, sự nỗ lực hết sức của học sinh, sự quan tâm của 
các bậc phụ huynh. Công tác phụ đạo học sinh yếu kém không thể nóng vội, 
phải có lộ trình hợp lý, có biện pháp hiệu quả và kịp thời, có kế hoạch riêng 
biệt cho mỗi học sinh. 
Kể từ khi Bộ GD&ĐT có công văn chỉ đạo các Sở GD&ĐT thống kê số 
lượng học sinh yếu kém và tìm biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém (giữa học 
kỳ I năm học 2006 – 2007) cho đến nay đã hơn ba năm. Trong các năm qua 
Ban giám hiệu các trường học và đặc biệt là giáo viên đã rất vất vả, dồn hết 
công sức của mình để thực hiện một chủ trương lớn của Ngành là giúp đỡ học 
sinh yếu kém. Thậm chí có nhà trường cho rằng, sự tiến bộ của học sinh trong 
quá trình học tập được xem là một tiêu chí quan trọng để xem xét đánh giá xếp 
loại chuyên môn cho giáo viên đó. Với lòng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, giáo 
viên trong cả nước đã suy nghĩ tìm tòi nhiều biện pháp để giúp đỡ học sinh yếu 
kém. Và theo nhiều giáo viên hiện nay, chưa bao giờ họ chịu nhiều áp lực dạy 
học như hiện nay, nhất là với công tác giúp đỡ học sinh yếu kém tiến bộ. 
Phải thừa nhận rằng, cũng có một số ít giáo viên không mặn mà lắm với 
công tác phụ đạo học sinh yếu kém, có một số lượng lớn giáo viên đã làm tốt 
công tác này, và cũng có rất nhiều giáo viên đã dồn hết sức để gia giảm số 
lượng học sinh yếu kém nhưng không có hiệu quả. Vì sao vậy? 
 Làm thế nào để giáo viên, phụ huynh, học sinh thấy được việc giúp đỡ 
những học sinh yếu kém không theo kịp bạn bè, không theo kịp chương trình 
học là một việc làm thường xuyên, thiết thực? Làm thế nào để giáo viên, phụ 
huynh, học sinh thấy được việc phụ đạo, bồi dưỡng học sinh yếu kém phải có 
sự liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa nhiều lực lượng mới đạt được kết quả như 
mong muốn? 
Với những lí do trên cùng với ham muốn học hỏi, muốn có cơ hội để tích 
luỹ thêm kinh nghiệm cho bản thân đã thôi thúc tôi chọn vấn đề “Một số biện 
pháp chỉ đạo công tác phụ đạo học sinh yêu kém góp phần nâng cao chất 
lượng dạy học ” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình với mong muốn góp 
phần thiết thực vào việc nâng cao chất luợng dạy học ở bậc tiểu học nói chung 
cũng như ở trường tiểu học số 1 Kiến Giang nói riêng. 
 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 
- Nghiên cứu lí luận về khái niệm học sinh yếu kém, các căn cứ và quan 
điểm chỉ đạo công tác phụ đạo học sinh yếu kém ở các trường học. 
- Tìm hiểu thực trạng công tác phụ đạo học sinh yếu kém trong những năm 
qua và đặc biệt trong năm học 2009-2010 ở trường TH số 1 Kiến Giang. 
- Hệ thống hoá và đề xuất các biện pháp chỉ đạo công tác phụ đạo học sinh 
yếu kém góp phần nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường. 
 3. Đối tượng nghiên cứu: 
Biện pháp chỉ đạo công tác phụ đạo học sinh yếu kém ở trường TH số 1 
Kiến Giang. 
 4. Phạm vi nghiên cứu: 
Do điều kiện thời gian và khuôn khổ của đề tài, tôi chỉ nghiên cứu việc 
chỉ đạo công tác phụ đạo học sinh yếu kém ở trường TH số 1 Kiến Giang từ 
đầu năm học 2009 -2010 cho đến nay. 
 5. Phương pháp nghiên cứu: 
*Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: 
- Nghiên cứu các tài liệu, các văn bản của Bộ GD&ĐT,của Sở 
GD&ĐT, của Phòng GD&ĐT, các tạp chí, các tài liệu có liên quan đến học 
sinh yếu kém. 
*Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 
- Phương pháp quan sát 
- Phương pháp điều tra 
- Phương pháp thực hành 
- Phương pháp toạ đàm trao đổi. 
 Phần nội dung 
I. cơ sở lí luận và các vấn đề liên quan: 
 1. Các quan điểm chỉ đạo của Ngành về công tác phụ đạo HS yếu kém: 
Muốn thực hiện một cách có hiệu quả việc hạn chế học sinh yếu kém và 
khắc phục tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp, cần nhận thức sâu sắc ý nghĩa và 
mục đích của các cuộc vận động đang thực hiện để xây dựng thành chương 
trình hành động chung cho đội ngũ cán bộ, giáo viên trong toàn Ngành, hướng 
vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. 
Xuất phát từ thực trạng tình hình của nhà trường, để có kế hoạch dài hơi 
và kế hoạch cụ thể từng thời kì; từng giai đoạn để triển khai thực hiện, dù đơn 
vị ở vùng thuận lợi hay khó khăn cũng phải tạo được sự chuyển biến nhất định 
qua hàng năm về công tác này; tránh hiện tượng “ đầu voi đuôi chuột”, “ đánh 
trống thả dùi”; tránh chủ quan nóng vội, tránh quá tải hoặc quá hữu, để không 
rơi vào tình trạng nảy sinh hậu quả nặng nề trong việc thực hiện các mục tiêu 
trọng tâm về phát triển giáo dục, những vấn đề khó khắc phục, khó điều hoà 
cân bằng được. 
Phải phát triển đồng bộ các biện pháp, giải pháp, từ tuyên truyền vận 
động, thuyết phục, lên kế hoạch triển khai, đến phối hợp các lực lượng cùng 
tham gia góp sức, trong đó cần định rõ và chỉ đạo kiên quyết những giải pháp 
cơ bản, trọng tâm, xác định rõ lực lượng nồng cốt trong việc triển khai thực 
hiện. 
Công tác tạo chuyển biến chất lượng học sinh yếu kém, khắc phục tình 
trạng học sinh ngồi nhầm lớp là công việc thường xuyên, trọng tâm trong 
hoạt động dạy học, nhằm đảm bảo chất lượng phổ cập giáo dục, muốn vậy 
phải có sự đầu tư mạnh mẽ về các điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu này. 
 2. Các căn cứ thực hiện: 
Căn cứ công văn số 8165/BGD-ĐT-VP ngày 02/8/2007 về việc phối hợp 
tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng về 
chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục và cuộc vận động 
“Hai không” với bốn nội dung, đồng thời thực hiện cuộc vận động " Mỗi thầy 
giáo, cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo". 
Căn cứ Quyết định số 12/2007/QĐ-UBND ngày 20/7/2007 của UBND 
tỉnh Quảng Bình về chương trình nâng cao chất lượng hiệu của GD&ĐT tiếp 
tục đẩy mạnh phong trào nguồn nhân lực Quảng Bình từ 2001 - 2010. 
Căn cứ Chỉ thị 12/CT ngày 08/8/2007 của UBND Huyện về việc thực 
hiện cuộc vận động “Hai không” ở trên địa bàn huyện Lệ Thuỷ. 
Căn cứ vào công văn số 227/GD-ĐT ngày 6/12/2007 của Phòng 
GD&ĐT Lệ Thuỷ về kế hoạch thực hiện bồi dưỡng học sinh yếu kém, khắc 
phục tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp. 
Căn cứ vào hướng dẫn nhiệm vụ bậc học 2009-2010 của Bộ GD&ĐT, 
Sở GD-ĐT Quảng Bình, hướng dẫn số 626/GD&ĐT-TH ngày 21 tháng 9 năm 
2009 của Phòng giáo dục Lệ Thủy về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 
2009 -2010. 
Căn cứ kế hoạch triển khai nhiệm vụ năm học 2009-2010 của trường tiểu 
học số 1 Kiến Giang. 
 Căn cứ vào kết quả phân tích chất lượng học tập của học sinh cuối năm 
học 2008-2009 và chất lượng khảo sát đầu năm học 2009 - 2010. 
 Căn cứ đánh giá của giáo viên thông qua theo dõi, kiểm tra đánh giá học 
sinh. 
 3. Nhận diện học sinh yếu kém: 
Cần phải nhận diện học sinh yếu kém, phát hiện các nguyên nhân dẫn 
đến tình trạng học sinh yếu kém trước khi tìm các biện pháp giúp đỡ các em. 
Học sinh yêú kém là những em có điểm kiểm tra không đạt trung bình. Khi 
nhìn kỹ các em học sinh yếu kém trong lớp hoặc trường mình giảng dạy, giáo 
viên có thể nhận ra rằng “gương mặt” của các học sinh yếu kém cũng rất đa 
dạng. Học sinh yếu kém có thể là học sinh con nhà nghèo, con em các gia đình 
có bố mẹ bỏ nhau, học sinh cá biệt (diện học sinh được xếp loại đạo đức yếu, 
có hành vi vô lễ với thầy cô giáo, gây gỗ đánh nhau với bạn bè, hay bỏ giờ, 
trốn tiết), học sinh không có động cơ học tập (lúc nào cũng thấy chán học), con 
gia đình công nhân phải di chuyển chỗ ở thường xuyên, học sinh khuyết tật (ở 
những nơi chưa có trường riêng dành cho các em, phải học chung với các học 
sinh bình thường khác), học sinh vùng khó khăn, học sinh là con em các dân 
tộc ít người... 
 Ngoài các đối tượng học sinh thường (hoặc có nguy cơ, bị xếp loại) là 
học sinh yếu kém như đã liệt kê ở trên, chúng ta cũng nên chú ý đến các đối 
tượng học sinh khác cũng có thể gọi là học sinh yếu kém. Cụ thể, đó là những 
học sinh ngồi nhầm lớp. (chúng ta cũng nên lưu ý thêm rằng, ở nước ngoài 
cũng có học sinh ngồi nhầm lớp, chứ không riêng gì ở Việt Nam ta). Học sinh 
học hành yếu kém là do các em ghét các môn học mà thời gian trước kia các 
môn học đó đã tạo ra các dấu ấn, để lại những kỉ niệm buồn cho các em (ví dụ 
giáo viên đối xử không công bằng đối với các em, trù dập hoặc do ngẫu nhiên, 
lần nào thầy kiểm tra bài cũ cũng đúng lúc các em không thuộc, phải nhận 
điểm kém). Học sinh buộc lòng phải nhận là học sinh yếu kém do các tác động 
khách quan, bị ảnh hưởng từ các sự việc xảy đến cho gia đình các em như các 
trường hợp bị thiên tai, lũ lụt, mưa bão, hoàn cảnh gia đình trắc trở,  dẫn đến 
việc sa sút trong học tập. 
 Tuy nhiên, chúng ta nhận diện học sinh yếu kém để có biện pháp, hình 
thức phụ đạo, giúp đỡ phù hợp với từng đối tượng chứ không phải nhận diện để 
“phân biệt” giữa học sinh giỏi và học sinh yếu nhằm tránh sự mặc cảm trong 
các em. 
ii. cơ sở thực tiễn và thực trạng công tác phụ đạo học sinh yếu kém ở 
trường tiểu học số 1 kiến giang hiện nay: 
1. Đặc điểm tình hình: 
Trường tiểu học số 1 Kiến Giang nằm giữa trung tâm của huyện Lệ 
Thuỷ với hệ thống giao thông đi lại vô cùng thuận lợi. Trường luôn được sự 
quan tâm, chỉ đạo, giúp đỡ của lãnh đạo Ngành, địa phương với nhiệm vụ xây 
dựng trung tâm chất lượng cao của cấp học. Cơ sở vật chất của trường ngày 
một khang trang, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu dạy và học của trường 
chuẩn quốc gia mức độ II. 
Năm học 2009 - 2010 này, trường có tất cả 10 lớp với 316 học sinh. 
Trường có đủ phòng học cho 10 lớp. Các phòng học được trang bị bàn ghế đủ 
số chỗ ngồi và đảm bảo tiêu chuẩn (bàn hai chỗ ngồi, ghế rời), bảng chống 
lóa, điện sáng đảm bảo. 
Tất cả các học sinh nói chung đều được sự quan tâm của Ban giám hiệu 
nhà trường, của đội ngũ giáo viên. Trong nhiều năm qua, nhà trường đã thực 
hiện dạy học kĩ cương, nề nếp. Việc kiểm tra, đánh giá nghiêm túc ; thực hiện 
dạy học có chất lượng ngăn chặn được tình trạng học sinh yếu tràn lan, xây 
dựng được ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh. Nhà 
trường luôn chỉ đạo, theo dõi sâu sát tất cả các vấn đề về chương trình, về thời 
gian lên lớp, về chất lượng học tập, về sự tiến bộ của học sinh. Đặc biệt, nhà 
trường rất quan tâm đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy 
tính tích cực của học sinh, vấn đề rèn luyện cho các em tất cả các kĩ năng cơ 
bản, giúp các em phát triển toàn diện. Nhà trường đã thực hiện tốt cuộc vận 
động ‘ Hai không’, tạo niềm tin đối với cấp uỷ, chính quyền địa phương, phụ 
huynh, ủng hộ nhà trường thực hiện tốt hơn trong năm học này. Bên cạnh đó, 
phải kể đến sự hậu thuẫn rất chắc chắn của phụ huynh học sinh. Đa số phụ 
huynh rất quan tâm, chăm lo đến vấn đề học hành của con em họ. Phụ huynh 
rất đồng tình ủng hộ, hiểu và hưởng ứng tốt cách kiểm tra đánh giá học sinh 
theo tinh thần ‘Hai không’, từ đó cùng nhà trường tham gia giáo dục học sinh. 
Đội ngũ giáo viên của nhà trường rất nhiệt tình, ý thức rõ công việc phụ 
đạo học sinh yếu kém là trách nhiệm của mình. Thông qua các tiết ôn luyện 
buổi chiều, giáo viên đã tiến hành dạy phân hóa đối tượng để tăng cường rèn 
các kỹ năng còn yếu cho các em. Học sinh đi học có đầy đủ sách vở, dụng cụ 
học tập. Các em rất ngoan, lễ phép với thầy cô, học hành chăm chỉ, đa số các 
em có nguyện vọng được phụ đạo thêm các kỹ năng còn yếu. 
Tuy vậy, bên cạnh những mặt thuận lợi cơ bản, việc dạy và học trong 
nhà trường vẫn còn một số khó khăn: 
- Số lượng học sinh trên một lớp ở một số lớp khá đông, gây khó khăn 
cho giáo viên trong giảng dạy( khối 1, khối 4). 
- Trong giảng dạy, một số giáo viên chưa có sự quan tâm đúng mức, 
chưa có biện pháp cụ thể, sâu sát giúp đỡ đối tượng học sinh yếu kém trong 
lớp. 
- Một số gia đình hoàn cảnh khó khăn, hoặc do công việc làm ăn của 
mình nên rất ít quan tâm đến việc học hành của con cái, phó mặc việc học của 
con cho nhà trường. Học sinh yếu thường rơi vào những em lười học, ham 
chơi, gia đình thiếu quan tâm, việc phối hợp giữa gia đình và phụ huynh còn 
khó khăn. 
2.Thực trạng công tác phụ đạo học sinh yếu kém ở trường tiểu học 
số 1 Kiến Giang: 
Công tác phụ đạo cho học sinh yếu kém trong nhà trường là việc 
làm hết sức tế nhị và đòi hỏi đầu tư nhiều công sức, sự yêu thương học 
sinh hết lòng, sự tận tụy và cố gắng của thầy và trò. Công tác này ở 
trường TH số 1 Kiến Giang gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau: 
2.1. Những thuận lợi cơ bản: 
- Đã có văn bản của Bộ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về khắc phục bệnh 
thành tích trong Giáo dục, học sinh ngồi nhầm lớp; Chỉ thị 12/CT ngày 
08/8/2007 của UBND Huyện về việc thực hiện cuộc vận động “Hai không” ở 
trên địa bàn huyện Lệ Thuỷ; công văn 227 của Phòng GD&ĐT Lệ Thủy kế 
hoạch thực hiện bồi dưỡng học sinh yếu kém, khắc phục tình trạng học sinh 
ngồi nhầm lớp. 
- Qua hai năm thực hiện cuộc vận động “Hai không” chất lượng học sinh được 
đánh giá sát thực tế hơn tạo được uy tín cho đội ngũ, tạo niềm tin của phụ 
huynh đối với giáo viên, đồng thời giáo viên dễ dàng phân loại đối tượng học 
sinh trong giảng dạy. 
- Đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, đổi mới phương pháp dạy học nói 
riêng đã tạo đà vững chắc cho giáo viên kèm cặp, theo sát được đối tượng học 
sinh. 
- Đa số phụ huynh đồng tình với cách đánh giá chất lượng của giáo dục theo 
Thông tư 32/BGD&ĐT của Bộ ban hành, từ đó có biện pháp giáo dục con cái. 
- Địa bàn dân cư thuận lợi, trình độ dân trí cao, phụ huynh học sinh có tinh 
thần hiếu học cao. 
 2.2. Những khó khăn thách thức: 
*Về phía nhà trường: 
- Cơ sở vật chất tuy ngày càng tăng trưởng song vẫn chưa đáp ứng kịp yêu cầu 
đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay, nhất là công tác phụ đạo học sinh yếu 
kém. 
- Gánh nặng phổ cập giáo dục đúng độ tuổi gây áp lực cho nhà trường trong 
vấn đề HS ở lại lớp. 
- Bệnh thành tích trong những năm qua dẫn đến một số ít học sinh “mất gốc”, 
khi tiếp thu kiến thức mới không có nền tảng cơ sở ban đầu nên không nắm 
chắc kiến thức mới, dẫn đến sức học ngày càng yếu. 
*Về phía đội ngũ: 
- Một số cán bộ- giáo viên chưa nhận thức được một cách đầy đủ, trọn vẹn mục 
đích của các cuộc vận động, đang nghiêng về phía chống tiêu cực, đả phá bệnh 
thành tích mà chưa coi trọng, chưa kịp thời triển khai những giải pháp tích cực 
để đưa mục đích và những giá trị thực tiễn của cuộc vận động vào nâng cao 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfmot_so_bien_phap_chi_dao_cong_tac_phu_dao_hoc_sinh_yeu_kem_theo_tinh_than_cv_227_8804.pdf