Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 4 học tốt từ láy, từ ghép

Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 4 học tốt từ láy, từ ghép

Cũng như ở bài từ đơn và từ phức từ bài tập trong sách giáo khoa giáo viên cũng giúp học sinh nắm những khái niệm, kiến thức về các loại từ ghép và từ láy.

Từ ghép có hai loại: Từ ghép có nghĩa tổng hợp và từ ghép có nghĩa phân loại.

Từ ghép có nghĩa tổng hợp là từ ghép mà nghĩa của nó biểu thị những loại rộng hơn, lớn hơn, khái quát hơn so với các nghĩa từng tiếng trong từ.(Ví dụ: mặt mũi, tươi tốt, đi đứng, )

Từ ghép có nghĩa phân loại là từ ghép thường gồm hai tiếng trong đó có một tiếng chỉ loại lớn (tiếng chính) tiếng còn lại có tác dụng chia loại lớn đó thành nhiều loại nhỏ hơn. (Ví dụ: mặt bàn, hoa hồng, bút chì,.)

Căn cứ vào bộ phận lặp thì từ láy chia thành 4 kiểu láy: Láy âm, láy vần, láy tiếng, láy cả âm lẫn vần.

- Láy âm đầu: tràn trề, hối hả,

- Láy vần: lạt xạt, lạo xạo, loắt choắt,

- Láy âm lẫn vần: he hé, rào rạo, lanh lảnh,

- Láy tiếng: rào rào, cao cao, luôn luôn, bon bon,

Trong bài này giáo viên cũng cung cấp thêm cho học sinh một số kiến thức khác về từ láy như :

Căn cứ vào số tiếng được lặp lại thì từ láy chia thành các dạng: Láy đôi, láy ba, láy tư, (Ví dụ: sạch sẽ, sạch sành sanh, nhí nha nhí nhảnh,

Ngoài ra giáo viên cũng giới thiệu mở rộng thêm cho học sinh biết 2 loại từ láy đặc biệt là từ tượng thanh và từ tượng hình.

Biện pháp 3: Giúp học sinh phân biệt từ láy, từ ghép bằng một số cách, một số mẹo trong tiết luyện Tiếng Việt.

* Phân biệt từ ghép với cụm từ

Cách 1: Dùng thao tác chêm, xen thêm tiếng vào giữa tổ hợp.

- Nếu có thể chêm xen một tiếng khác từ bên ngoài vào giữa tổ hợp mà nghĩa của tổ hợp đó về cơ bản vẫn không thay đổi thì tổ hợp đó là hai từ đơn.

Ví dụ: Tung cánh = > Tung (đôi) cánh

 ( Sau khi chêm thêm tiếng đôi vào giữa tổ hợp trên, nhưng nghĩa của tổ hợp này về cơ bản không thay đổi, do đó tung cánh là kết hợp 2 từ đơn)

- Ngược lại, nếu mối quan hệ giữa các tiếng trong tổ hợp mà chặt chẽ, khó có thể tách rời và đã tạo thành một khối vững chắc, mang tính cố định (không thể chêm, xen) thì tổ hợp ấy là một từ ghép.

 

doc 18 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 7446Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 4 học tốt từ láy, từ ghép", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c vụ cho giáo viên và học sinh tham khảo. Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, có tâm huyết với nghề. Học sinh đa số ngoan ngoãn, có ý thức học tập, được cha mẹ quan tâm.
Tuy nhiên thời lượng chương trình dành cho mảng kiến thức này còn ít. Một số giáo viên đôi lúc còn lúng túng trong việc giải nghĩa từ. Hơn nữa trình độ nhận thức học sinh không đồng đều do trường có khá nhiều học sinh dân tộc. Một số cha mẹ học sinh chưa thực sự quan tâm tới việc học của con em mình.
2.2. Thành công – hạn chế
Nhiều học sinh yêu thích môn học, có ý thực tự học, ham hiểu biết, tự tin trao đổi với bạn với thầy cô giáo khi chưa hiểu bài. Hơn nữa, học sinh có một số hiểu biết nhất định về từ Tiếng Việt, nhiều em đã biết giải giải nghĩa từ, phân biệt được một số từ đơn giản như từ chỉ hoạt động, từ chỉ sự vật, từ chỉ tính chất,  
Giáo viên có chuyên môn vững vàng, nắm được các kiến thức của môn học, chịu khó học hỏi, trao đổi kinh nghiệm dạy học, mạnh dạn tự tin áp dụng một số phương pháp dạy học mới, tận tụy với nghề, với học sinh.
Bên cạnh đó vẫn còn một số học sinh chưa chủ động tiếp thu kiến thức, nắm chưa tốt các kiến thức về từ láy, từ ghép, chưa phân biệt được các loại từ láy, các loại từ ghép, nhiều em vốn từ còn quá ít(học sinh dân tộc). Đặc biệt là rất nhiều em còn nhần lẫn khi phân biệt từ láy và từ ghép trong các trường dễ lẫn lộn.
2.3. Mặt mạnh – mặt yếu
Đội ngũ giáo viên trẻ, năng nổ nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao, tự tin khi truyền đạt kiến thức cho học sinh. Học sinh đã có một lượng vốn từ cơ bản được trang bị từ các lớp dưới và từ cuộc sống hằng ngày. Bên cạnh đó, đa số các em ham hiểu biết, thích tìm tòi, tích cực chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập được giao. 
Nhiều giáo viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm nên còn lúng túng trong việc lựa chọn các phương pháp dạy học hiệu quả.
Học sinh vẫn còn nhầm lẫn khi phân biệt từ láy, từ ghép.
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề, hội giảng, thao giảng để giáo viên có điều kiện trao đổi, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm giảng dạy. 
Bản thân giáo viên có ý thức tự rèn bồi dưỡng chuyên môn, nắm được các kiến thức cơ bản về từ loại Tiếng Việt. Nhiệt tình trong công việc, không ngừng tìm tòi, nghiên cứu tìm ra phương pháp tốt nhất để truyền đạt kiến thức cho học sinh.
Kiến thức về Từ ghép và từ láy mà sách giáo khoa Tiếng Việt 4 cung cấp cho học sinh còn hơi ít. Nhiều loại sách tham khảo có thể giúp giáo viên tìm ra những biện pháp thiết thực, phù hợp, bao quát và cụ thể hơn.
 Học sinh ham hiểu biết, thích tìm tòi và khám phá vẻ đẹp của Tiếng Việt. Tuy nhiên hiểu biết của các em phần lớn còn mang tính cụ thể, máy móc.
 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra
 Trường Tiểu học Tây phong nằm trên địa bàn xã Băng Adrênh, huyện Krông Ana, trường có 3 phân hiệu nằm cách xa nhau. Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm đến chất lượng giảng dạy của giáo viên, thường xuyên tổ các buổi chuyên đề, hội giảng, thao giảng,  để giáo viên có điều kiện học hỏi, trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao chuyên môn cho giáo viên góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Bên cạnh đó, ngoài các tiết học kiến thức mới thì nhà trường cũng tổ chức đan xen thêm số tiết luyện tăng cường giúp học sinh được củng cố và trải nghiệm kiến thức mình vừa học. 
 Đa số giáo viên trong trường còn trẻ, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao tâm huyết với nghề. Có ý thức tự rèn, tự học, thường xuyên dự giờ học hỏi kinh nghiệm. Thường xuyên vận dụng các công văn hướng dẫn chuyên môn: 5842, Chuẩn kiến thức kĩ năng, Giáo dục kĩ năng sống, tăng cường Tiếng Việt, đặc biệt là thực hiện đánh giá học sinh theo thông tư 30 vào dạy học phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Trong quá trình giảng dạy giáo viên luôn quan tâm đến học sinh nắm được điều kiện gia đình, tâm lí của học sinh để động viên, giúp đỡ học sinh kịp thời tạo tâm lí thoải mái giúp các em tự tin trao đổi, trình bày ý kiến .
 Đa số học sinh trong trường đều là con của gia đình khó khăn, vì cuộc sống họ phải bươn trải để lo cái ăn cái mặc nên ít quan tâm đến việc học của con em mình. Bên cạnh đó, học sinh ở hai phân hiệu Buôn K62 và Buôn Cuê hầu hết là người Ê-đê vốn từ của các em khi đến trường rất hạn chế, đời sống gia đình thì khó khăn, bản thân cha mẹ cũng ít được học hành nên ít quan tâm đến việc học tập của học sinh. Thậm chí nhiều phụ huynh còn bắt học sinh nghỉ học để giữ em, chăn bò,
 Bên cạnh những học sinh có ý thức ham học, thích tìm tòi, chủ động tiếp thu kiến thức thì rất nhiều học sinh chưa có ý thức trong việc học tập, nhiều em học trước quên sau, khả năng ghi nhớ kiến thức còn chưa tốt, chưa chịu khó thực hành làm bài tập cho nên khi tiếp thu mới rất lúng túng và khó khăn. 
 Bản thân giáo viên cũng rất lúng túng khi xác định loại từ đặc biệt là các từ dễ lẫn lộn. Trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4 thời gian dành cho mảng kiến thức về từ láy, từ ghép chỉ có 3 tiết, nhiều khi giáo viên sợ mất thời gian nên chủ yếu là dạy lí thuyết, ít quan tâm đến thực hành, hoặc khi thực hành làm bài tập thì gọi học sinh học tốt lên làm bài điều này vô tình làm cho học sinh tiếp thu chậm ít cơ hội thực hành. Hơn nữa sách cũng chỉ hướng dẫn học sinh phân biệt một số từ điển hình nhìn là có thể nhận dạng được ngay. Trên thực tế còn rất nhiều từ học sinh không biết hoặc lẫn lộn khi nhận diện chúng thuộc loại từ nào, điều đó dẫn đến việc sử dụng từ sai khi giao tiếp.
3. Giải pháp, biện pháp
3.1. Mục tiêu
Nhằm giúp học sinh học biết nhận diện, phân biệt loại từ một cách chính xác từ đó có thể sử dụng từ để viết câu, viết đoạn văn.
3. 2. Nội dung và cách thức thực hiện.
Biện pháp 1: Giáo viên phải nắm được các kiến thức về loại từ
Chúng ta đã biết, quá trình truyền đạt kiến thức có vai trò quan trọng trong việc chiếm lĩnh kiến thức của học sinh, trong đó giáo viên là người trực tiếp truyền thụ đến cho các em những kiến thức mới, giúp học sinh hiểu kiến thức và có kĩ năng vận dụng khi làm bài tập hay giao tiếp trong cuộc sống. Chính vì vậy, muốn học sinh có được kiến thức về từ, biết nhận diện, phân biệt và sử dụng từ phù hợp thì ngay từ đầu bản thân mỗi giáo viên cần phải trang bị cho mình hệ thống kiến thức về từ.
Mảng kiến thức về từ loại mà giáo viên cần nắm vững bao gồm:
Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ. Tiếng có thể có nghĩa rõ ràng hoặc không rõ ràng. Ví dụ: Sạch sẽ (tiếng sạch có nghĩa, tiếng sẽ không có nghĩa)
Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa dùng để đặt câu. Từ có hai loại: Từ đơn và từ phức.
 Từ do một tiếng tạo thành gọi là từ đơn. Ví dụ: Nhà, ăn, uống, đi, đứng,
 Từ do hai hay nhiều tiếng ghép lại tạo thành gọi là từ phức. Ví dụ: sách vở, nhà lá, cây xoài,
 Có hai cách tạo từ phức:
Cách 1: Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là từ ghép ( Ví dụ: nhà cửa, ăn cơm, áo khoác, )
Cách 2: Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần ( hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Đó là từ láy ( Ví dụ: nhẹ nhàng, luôn luôn, bát ngát )
 Từ ghép là từ do hai hay nhiều tiếng có nghĩa ghép lại với nhau tạo thành nghĩa chung. Từ ghép có hai loại: Từ ghép có nghĩa tổng hợp và từ ghép có nghĩa phân loại.
 Từ ghép có nghĩa tổng hợp (Từ ghép hợp nghĩa, từ ghép song song, từ ghép đẳng lập) là từ ghép mà nghĩa của nó biểu thị những loại rộng hơn, lớn hơn, khái quát hơn so với các nghĩa từng tiếng trong từ.(Ví dụ: mặt mũi, tươi tốt, đi đứng,)
Từ ghép có nghĩa phân loại (Từ ghép chính phụ) thường gồm hai tiếng trong đó có một tiếng chỉ loại lớn (tiếng chính) tiếng còn lại có tác dụng chia loại lớn đó thành nhiều loại nhỏ hơn.(Ví dụ: mặt bàn, hoa hồng, bút chì,..)
 Từ láy là từ gồm hai hay nhiều tiếng láy nhau. Các tiếng láy có thể có một phần hoặc toàn bộ âm thanh được láy lại.( Ví dụ: dịu dàng, ấm áp, suôn sẻ,)
Căn cứ vào bộ phận lặp thì từ láy chia thành 4 kiểu láy: Láy âm, láy vần, láy tiếng, láy cả âm lẫn vần.
Căn cứ và số tiếng được lặp lại thì từ láy chia thành các dạng: Láy đôi, láy ba, láy tư,
Ngoài ra từ láy còn có hai loại đặc biệt khác đó là từ tượng thanh và từ tượng hình.
Từ tượng thanh là từ láy mô phỏng, gợi tả âm thanh trong thực tế. Ví dụ: ầm ầm, lạch bạch, thì thầm,
Từ tượng hình là từ láy gợi tả hình dáng, hình ảnh của người vật; gợi tả màu sắc, mùi vị. 
Ví dụ: - Hình dáng: lè tè, lênh khênh, dong dỏng, chót vót
 - Màu sắc: lấp lánh, long lanh, mênh mông
 - Mùi vị: thoang thoảng, ngào ngạt
 Biện pháp 2: Giáo viên khắc sâu kiến thức, trang bị thêm kiến thức trong các tiết dạy lí thuyết cho học sinh.
Để học sinh có thể nhận dạng, phân biệt được từ thì việc trang bị cho học sinh các kiến thức về từ vô cùng quan trọng. Vì vậy ngay từ bước hình thành kiến thức giáo viên phải giúp học sinh tự rút ra kiến thức dựa vào việc trải nghiệm qua các ví dụ, sau đó yêu cầu học sinh tự lấy ví dụ minh họa. Cụ thể giáo viên làm như sau:
* Dạy bài “Từ đơn, từ phức”
Giáo viên giúp học sinh hình thành khái niệm như sau:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Viết câu lên bảng: Nhờ / bạn / giúp đỡ / lại / có / chí / học hành / nhiều / năm / liền /, Hanh / là / học sinh / tiên tiến /.
- Em hãy thảo luận tìm các từ chỉ gồm một tiếng, các từ gồm nhiều tiếng.
- Giảng: Từ một tiếng như: nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, Hanh, là gọi là từ đơn, từ gồm nhiều tiếng như: giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến gọi là từ phức.
- Vậy từ đơn là từ như thế nào ? từ phức là từ như thế nào ?
- Em có nhận xét gì về nghĩa của từ đơn.
- Giảng: Từ đơn là từ có một tiếng và có nghĩa rõ ràng.
- Yêu cầu HS nhắc lại: từ như thế nào gọi là từ đơn, từ như thế nào gọi là từ phức và cho ví dụ minh họa.
- Từ gồm một tiếng: nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, Hanh, là
- Từ gồm nhiều tiếng là: giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến.
- Từ đơn là từ có một tiếng. Từ phức là từ gồm hai hay nhiều tiếng
- Có nghĩa rõ ràng
- Từ đơn là từ có một tiếng. Ví dụ: nhà, sách, vở, bút, ăn, uống, đi, 
- Từ phức là từ gồm hai hay nhiều tiếng: bàn ghế, giáo viên, nhẹ nhàng, lung linh, 
* Dạy bài : Từ ghép và từ láy
Dựa vào các ví dụ trong sách giáo khoa giáo viên hình thành khái niệm về từ láy và từ ghép cho học sinh:
Từ ghép là từ do hai hay nhiều tiếng có nghĩa ghép lại với nhau
Từ láy là từ do hai hay nhiều tiếng có âm đầu hay vần(hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau phối hợp tạo thành.
Ngoài việc hình thành kiến thức, khái niệm mới cho học sinh giáo viên khắc sâu kiến thức cho học sinh:
Sự giống nhau và khác nhau của từ ghép, từ láy.
- Giống nhau: Đều có từ hai tiếng trở lên
- Khác nhau:
+ Từ ghép: Các tiếng có quan hệ về nghĩa
+ Từ láy: Các tiếng có quan hệ về âm.
Khi củng cố bài để học sinh dễ so sánh từ láy, từ ghép giáo viên cho sẵn một yếu tố cấu tạo từ (1 tiếng), yêu cầu tìm từ có tiếng gốc đó theo những kiểu cấu tạo khác nhau.
Ví dụ: Dựa vào tiếng gốc (mềm, đỏ, xinh), hãy tạo ra các từ ghép, từ láy:
Học sinh sẽ tìm được như sau
Tiếng gốc
Từ ghép
Từ láy
mềm
mềm dẻo, mềm nhũn, mềm yếu 
 mềm mại, mềm mềm,
đỏ
đỏ gay, đỏ hoe, đỏ hỏn, đỏ loét, đỏ ối, đỏ ửng,..
 đỏ đắn, đo đỏ, đỏ đỏ,
xinh
xinh đẹp, xinh tươi,
 xinh xắn, xinh xinh,
*Dạy bài : Luyện tập về từ láy và từ ghép
Cũng như ở bài từ đơn và từ phức từ bài tập trong sách giáo khoa giáo viên cũng giúp học sinh nắm những khái niệm, kiến thức về các loại từ ghép và từ láy.
Từ ghép có hai loại: Từ ghép có nghĩa tổng hợp và từ ghép có nghĩa phân loại.
Từ ghép có nghĩa tổng hợp là từ ghép mà nghĩa của nó biểu thị những loại rộng hơn, lớn hơn, khái quát hơn so với các nghĩa từng tiếng trong từ.(Ví dụ: mặt mũi, tươi tốt, đi đứng,)
Từ ghép có nghĩa phân loại là từ ghép thường gồm hai tiếng trong đó có một tiếng chỉ loại lớn (tiếng chính) tiếng còn lại có tác dụng chia loại lớn đó thành nhiều loại nhỏ hơn. (Ví dụ: mặt bàn, hoa hồng, bút chì,..)
Căn cứ vào bộ phận lặp thì từ láy chia thành 4 kiểu láy: Láy âm, láy vần, láy tiếng, láy cả âm lẫn vần.
- Láy âm đầu: tràn trề, hối hả,
- Láy vần: lạt xạt, lạo xạo, loắt choắt,
- Láy âm lẫn vần: he hé, rào rạo, lanh lảnh,
- Láy tiếng: rào rào, cao cao, luôn luôn, bon bon,
Trong bài này giáo viên cũng cung cấp thêm cho học sinh một số kiến thức khác về từ láy như :
Căn cứ vào số tiếng được lặp lại thì từ láy chia thành các dạng: Láy đôi, láy ba, láy tư,(Ví dụ: sạch sẽ, sạch sành sanh, nhí nha nhí nhảnh, 
Ngoài ra giáo viên cũng giới thiệu mở rộng thêm cho học sinh biết 2 loại từ láy đặc biệt là từ tượng thanh và từ tượng hình.
Biện pháp 3: Giúp học sinh phân biệt từ láy, từ ghép bằng một số cách, một số mẹo trong tiết luyện Tiếng Việt.
* Phân biệt từ ghép với cụm từ 
Cách 1: Dùng thao tác chêm, xen thêm tiếng vào giữa tổ hợp.
- Nếu có thể chêm xen một tiếng khác từ bên ngoài vào giữa tổ hợp mà nghĩa của tổ hợp đó về cơ bản vẫn không thay đổi thì tổ hợp đó là hai từ đơn.
Ví dụ: Tung cánh = > Tung (đôi) cánh
 ( Sau khi chêm thêm tiếng đôi vào giữa tổ hợp trên, nhưng nghĩa của tổ hợp này về cơ bản không thay đổi, do đó tung cánh là kết hợp 2 từ đơn)
- Ngược lại, nếu mối quan hệ giữa các tiếng trong tổ hợp mà chặt chẽ, khó có thể tách rời và đã tạo thành một khối vững chắc, mang tính cố định (không thể chêm, xen) thì tổ hợp ấy là một từ ghép.
Ví dụ: Chuồn chuồn nước => chuồn chuồn (sống ở) nước
(Khi ta thêm tiếng ở vào tổ hợp trên thì cấu trúc về nghĩa của tổ hợp trên đã bị phá vỡ, do đó mặt hồ và chuồn chuồn nước là từ ghép)
Cách 2: Trong bối cảnh cụ thể, xét xem tổ hợp ấy có yếu tồ nào mờ nghĩa không, nếu có yếu tố bị mờ nghĩa thì đó là từ ghép.
Ví dụ1: - “Bạn cho tôi đổi chiếc áo ngắn này lấy chiếc áo dài kia”.
 - “Cô giáo em trông thật duyên dáng trong bộ áo dài truyền thống”.
( áo dài trong câu thứ nhất là 2 từ đơn, còn áo dài trong câu thứ hai là từ ghép bởi yếu tố dài đã bị mờ nghĩa, nó là tên một loại áo)
Cách 3: Kiểm tra xem tổ hợp ấy có thể đối lập với nó không
- Nếu có thể đối lập với nó thì đó là hai từ đơn. 
Ví dụ: - đi lên đối lập với đi xuống
 Kết luận: đi lên là kết hợp của 2 từ đơn
 - Nếu không thể có thì đó là từ ghép
 Ví dụ: - xòe ra chứ không thể có xòe vào
 Kết luận: xòe ra là từ đơn
Cách 4: Xem đó có phải là một yếu tố được dùng thay cho cả tổ hợp hay không, nếu có thì đó là từ ghép
Ví dụ: - Cánh én( chỉ con chim én) = > từ ghép
 - Tay người( chỉ con người) = > từ ghép
Tuy nhiên có những tổ hợp mang tính chất trung gian, nghĩa của nó mang đặc điểm của cả 2 loại (từ ghép và hai từ đơn). Trong từng trường hợp cụ thể mà ta kết luận nó thuộc loại nào
Ví dụ:
- Khi ăn nói chuyện không hợp vệ sinh.
- Anh ấy ăn nói khách sáo.
- Ăn nói là khả năng có sẵn của con người.
 Ở ví dụ này thì ở trường hợp 2 “ăn nói” là từ ghép, còn ở trường hợp 1 và 3 “ăn nói” lại là từ đơn.
* Phân biệt từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại
 Cách 1: Dựa vào từ loại của tiếng 
	- Nếu hai tiếng trong từ cùng từ loại(cùng danh từ, cùng động từ hoặc cùng tính từ), có thể đổi vị trí cho nhau mà nghĩa của từ không thay đổi thì đó là từ ghép tổng hợp. Ví dụ: nhà cửa, xinh đẹp
	- Nếu hai tiếng khác từ loại thì đó là từ ghép phân loại. 
 - Lưu ý: 
 + Hai tiếng trong từ ghép tổng hợp thường là 2 từ cùng nghĩa (gần nghĩa) như: vui sướng, đau khổ, xinh đẹp hoặc trái nghĩa nhau như: cao thấp, lớn bé, xa gần, trẻ già.
 + Ngoài ra cũng có một số hai tiếng cùng là danh từ lại được xem đó là từ ghép phân loại: nhà lầu, nhà sàn, đất cát, đất đỏ. 
Cách 2: Chen thêm tiếng “và” vào giữa hai tiếng
- Nếu có thể thêm tiếng và vào giữa hai tiếng của từ đó mà nghĩa của nó không đổi thì đó là từ ghép tổng hợp.
 Ví dụ: - quần áo: có thể thêm tiếng “và” thành quần và áo => quần áo là từ ghép tổng hợp
- Nếu thêm tiếng và vào giữa hai tiếng của từ đó mà nghĩa của từ đó thay đổi thì đó là từ ghép phân loại.
Ví dụ: - quần tây : không thể thêm tiếng “và” vào giữa => quần tây là từ ghép phân loại.
c.3. Phân biệt từ ghép với từ láy khi những từ đó có cả 2 tiếng có bộ phận của tiếng giống nhau
* Cách hữu hiệu nhất là xét nghĩa của từng tiếng trong từ
- Nếu tất cả tiếng trong từ đều có nghĩa(có quan hệ về nghĩa)hoặc đó là từ Hán -Việt( gốc Hán) thì xếp nó vào từ ghép. Ví dụ: thúng mủng, tươi tốt, đi đứng, bình minh, cần mẫn, tham lam, bảo bối, ban bố 
- Nếu trong từ chỉ 1 tiếng có nghĩa, hoặc không xác định được tiếng gốc trong từ đó thì ta xếp vào nhóm từ láy ( Ví dụ: chim chóc, đất đai, tuổi tác, thịt thà, cây cối, máy móc, nhí nhảnh, băng khuâng, bát ngát...)
- Nếu tất cả các tiếng trong từ đều không có phụ âm đầu thì xếp nó vào nhóm từ láy. Ví dụ: ồn ào, ầm ĩ, ấm áp, im ắng, ao ước ,yếu ớt,...
- Nếu từ các tiếng có phụ âm đầu được ghi bằng những con chữ khác nhau nhưng có cùng cách đọc ( c/k/q ; ng/ngh ;g/gh ) cũng được xếp vào nhóm từ láy. (Ví dụ : cuống quýt, cũ kĩ, ngốc nghếch, gồ ghề,...)
Biện pháp 4 : Tăng cường cho học sinh luyện tập
Luyện tập là một việc làm rất quan trọng, nó không chỉ giúp cho các em trải nghiệm kiến thức mà nó còn giúp cho các em khắc sâu, ghi nhớ được lâu kiến thức mình đã học. Chính vì vậy ngoài việc luyện tập làm các bài tập có trong sách giáo khoa, ở vở bài tập thì trong các tiết luyện Tiếng Việt Giáo viên cho học sinh làm rất nhiều bài tập với nhiều dạng mà giáo viên đã sưu tầm được từ một số tài liệu, sách tham khảo.
Tuy nhiên thời gian cho mỗi tiết tăng cường cũng chỉ đủ cho học sinh thực hiện được 2 đến 3 bài tập. Vì vậy giáo viên lựa chọn những bài tập đi từ dễ đến khó, bao quát được kiến thức đã học đồng thời rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng từ để viết câu, viết đoạn văn. Ngoài ra giáo viên cũng giao thêm bài tập về nhà để học sinh được luyện tập nhiều hơn.
Ví dụ minh họa giáo án một tiết luyện Tiếng Việt: Ôn từ ghép và từ láy như sau:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
...
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: Tìm từ đơn, từ ghép, từ láy trong đoạn thơ sau:
Em mơ làm mây trắng
Bay khắp nẻo trời cao
Nhìn non sông gấm vóc
Quê mình đẹp biết bao.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi, hoàn thành bài tập
- Yêu cầu học sinh nêu kết quả, giải thích lí do
- Nhận xét, sửa sai chốt kết quả đúng
+ Từ đơn: em, mơ, làm, mây, trắng, bay, khắp, nẻo, trời, cao, nhìn, quê, mình, đẹp
+ Từ ghép: non sông, gấm vóc
+ Từ láy: biết bao
- Nhấn mạnh và hướng dẫn một số mẹo để xác định đúng từ ghép hay tổ hợp hai từ đơn .
Bài 2: Xếp các từ sau thành hai loại : Từ ghép và từ láy
tươi tốt, tươi tắn, cuống quýt, bình minh, ồn ào, chợ búa, nhí nhảnh, cây cối, vắng lặng.
- Yêu cầu học sinh đọc đề, thảo luận nhóm 4 và làm bài vào bảng phụ.
- Yêu cầu học sinh lên bảng đính kết quả và trình bày
- Nhận xét, sửa sai, phân tích và chốt kết quả
Kết quả đúng là:
+ Từ ghép: tươi tốt, bình minh, chợ búa, vắng lặng, cây cối.
+ Từ láy: tươi tắn, cuống quýt, ồn ào, nhí nhảnh.
- Hỏi: Vì sao từ tươi tốt, bình minh, vắng lặng, cây cối có bộ phận âm, vần giống nhau mà không phải là từ láy ? Các từ cuống quýt, ồn ào không có bộ phận nào giống nhau mà lại là từ láy
- Giải thích, khắc kiến thức cho học sinh và nêu một số cách giúp học sinh phân biệt từ ghép, từ láy dễ lẫn lộn.
Bài 3: Viết một đoạn văn 5-7 kể về con vật em yêu thích trong đó có sử dụng từ ghép và từ láy.
- Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn của mình và nói rõ những câu nào sử dụng từ ghép, đó là những từ nào, nó là từ ghép gì ? những câu nào sử dụng từ láy, đó là những từ nào, nó thuộc kiểu láy nào ?
- Học sinh nêu yêu cầu của bài
- Học sinh thảo luận, làm bài
- Đại diện nêu kết quả, giải thích lí do
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh đọc đề, thảo luận và làm bài
- Các 2,3 nhóm lên đính kết quả và trình bày, các nhóm khác bổ sung nhận xét.
- Trả lời theo suy nghĩ
- Lắng nghe
- Đọc yêu cầu làm bài vào vở
- Học sinh đọc và nêu
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
Để thực hiện việc dạy học như trên giáo viên cần có sự chuẩn bị, đầu tư thật chu đáo cho mỗi tiết dạy. Giáo viên cần nắm được những điểm mẫu chốt cần nhấn mạnh đồng thời tham khảo kiến thức từ nhiều tài liệu, sách tham khảo để không chỉ giúp học sinh nắm vững những kiến thức bài học mà còn giúp các em có kĩ năng nhận diện, phân biệt và sử dụng từ hợp lí.
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Mỗi biện phá

Tài liệu đính kèm:

  • docth_14_9569_2021888.doc