Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy giải toán có lời văn dạng: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy giải toán có lời văn dạng: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó

Thực hiện giải bài toán:

 Mục đích cuối cùng để giải bài toán có lời văn cho học sinh là học sinh phải biết cách làm và trình bày bài giải theo một trình tự thể hiện đúng cách làm của dạng bài toán. Ở bước này, giáo viên có thể biết được học sinh có hiểu bài, nắm được cách làm giải bài toán hay không? Đây là bước đánh giá sự hiểu bài của học sinh. Theo chương trình hiện hành ở tiểu học thì giải toán có lời văn thì mỗi phép tính, mỗi biểu thức phải kèm theo câu lời giải, phép tính và cuối cùng phải ghi rõ đáp số.

 

doc 19 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 1977Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy giải toán có lời văn dạng: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần giáo dục ý trí nhẫn nại, ý trí
vượt khó khăn. Từ vị trí và nhiệm vụ vô cùng quan trọng của môn toán vấn đề đặt ra cho
người dạy là làm thế nào để giờ dạy - học toán có hiệu quả cao, học sinh được phát
triển tính tích cực, chủ động sáng tạo trong việc chiếm lĩnh kiến thức toán học. Vậy giáo viên phải có phương pháp dạy học như thế nào? Để truyền đạt kiến thức và khả năng học bộ môn này tới học sinh tiểu học. Theo tôi các phương pháp dạy học bao giờ cũng phải xuất phát từ vị trí mục đích và nhiệm vụ mục tiêu giáo dục của môn toán ở bài học nói chung và trong giờ dạy toán lớp 4 nói riêng. Nó không phải là cách thức truyền thụ kiến toán học, rèn kỹ năng giải toán mà là phương tiện tinh vi để tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, độc lập và giáo dục phong cách làm việc một cách khoa học, hiệu quả cho học sinh tức là dạy cách học. Vì vậy giáo viên phải đổi mới phương pháp và các hình thức dạy học để nâng cao hiệu quả dạy - học.
 2. Từ đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học là dễ nhớ nhưng mau quê, sự tập trung chú ý trong giờ học toán chưa cao, trí nhớ chưa bền vững thích học nhưng chóng chán. Vì vậy giáo viên phải làm thế nào để khắc sâu kiến thức cho học sinh và tạo ra không khí sẵn sàng học tập, chủ động tích cực trong việc tiếp thu kiến thức.
 3. Xuất phát từ cuộc sống hiện tại. Đổi mới của nền kinh tế, xã hội, văn hoá, thông tin...đòi hỏi con người phải có bản lĩnh dám nghĩ dám làm năng động chủ động sáng tạo có khả năng để giải quyết vấn đề. Để đáp ứng các yêu cầu trên trong giảng dạy nói chung, trong dạy học Toán nói riêng cần phải vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả dạy - học.
 4. Hiện nay toàn ngành giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng đang thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tính cực của học sinh làm cho hoạt động dạy trên lớp "nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả". Để đạt được yêu cầu đó giáo viên phải có phương pháp và hình thức dạy học để nâng cao hiệu quả cho học sinh, vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi tiểu học và trình độ nhận thức của học sinh. Để đáp ứng với công cuộc đổi mới của đất nước nói chung và của ngành giáo dục tiểu học nói riêng.
 5. Trong chương trình môn toán tiểu học, giải toán có lời văn giữ một vai trò quan trọng. Thông qua việc giải toán các em thấy được nhiều khái niệm toán học. Như các số, các phép tính, các đại lượng, các yếu tố hình học...đều có nguồn gốc trong cuộc sống hiện thực, trong thực tiễn hoạt động của con người, thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các sự kiện, giữa cái đã cho và cái phải tìm. Qua việc giải toán đã rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy và những đức tính của con người mới. Có ý thức vượt khó khăn, đức tính cẩn thận, làm việc có kế hoạch, thói quen xét đoán có căn cứ, thói quen tự kiểm tra kết quả công việc mình làm óc độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo, giúp học sinh vận dụng các kiến thức, rèn luyện kỹ năng tính toán, kĩ năng ngôn ngữ. Đồng thời qua việc giải toán của học sinh mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những ưa điểm, thiếu sót của các em về kiến thức, kĩ năng, tư duy để giúp học sinh phát huy những mặt đạt được và khắc phục những mặt thiếu sót.
 Chính vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy toán có lời văn ở cấp tiểu học chung và lớp 4 nói riêng, là một việc rất cần thiết mà mỗi giáo viên tiểu học cần phải nâng cao chất lượng học toán cho học sinh.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
Qua thời gian làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi và các đồng nghiệp có những thuận lợi và đối mặt với những khó khăn sau:
Thuận lợi:
Giáo viên:
- Nhà trường thường mở các chuyên đề để giáo viên dự giờ, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau trong đó có môn toán. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, trường thường tạo điều kiện cho giáo viên trao đổi tháo gỡ những vướng mắc trong chuyên môn. Trong các buổi sinh hoạt khối giáo viên cũng có điều kiện trình bày những khó khăn, vướng mắc trong công tác giảng dạy để cùng nhau tháo gỡ.
- Giáo viên ham học hỏi, nhiệt tình đóng góp ý kiến giúp đỡ lẫn nhau, sẵn sàng chia sẻ những hiểu biết về chuyên môn để cùng nhau tiến bộ.
- Ban giám hiệu năng động, nhiệt tình, luôn tư vấn cho giáo viên những phương pháp dạy học tích cực.
Học sinh:
Các em học sinh có đủ SGK, vở bài tập, đồ dùng học tập phục vụ cho môn học.
Đa số học sinh ham học hỏi, ham tìm tòi khám phá cái mới.
Phần lớn phụ huynh quan tâm đến việc học của con em mình,
2. Khó khăn, tồn tại:
Giáo viên:
Môn toán là môn học khô khan, trù tượng nên giáo viên gặp nhiều khó khăn khi lựa chọn các hình thức dạy học phù hợp với từng bài và phù hợp với trình độ nhận thức của các em.
Giáo viên đôi khi vận dụng chưa nhịp nhàng, linh hoạt các hình thức dạy học nên chưa gây hứng thú cho học sinh tích cực học tập.
 Giáo viên cũng còn hạn chế và ít có điều kiện để tiếp xúc với công nghệ thông tin để tìm tòi thêm tư liệu giảng dạy.
Học sinh:
Học sinh lớp 4 kĩ năng tìm hiểu bài và xác lập mối quan hệ giữa các dữ kiện của đề bài toán còn nhiều hạn chế.
Tư duy của các em chủ yếu dựa vào đặc điểm trực quan. Thế nhưng, ở môn toán nhất là toán có lời văn lại cần nhiều đến tư duy trù tượng nên học sinh lúng túng còn gặp nhiều khó khăn, thậm chí không làm được các dạng toán điển hình.
Một số em chưa hứng thú, chưa tích cực tham gia vào giờ học nên chưa hiểu bài dẫn đến không làm được bài.
& Đề kiểm tra trước khi tác động:
Trường:..
Lớp:...
Họ và tên:..
Bài 1: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng lần lượt là:
24 và 6 b. 60 và 12
..
Bài 2: Khoanh tròn vào chữ cái trước kết qủ đúng:
 Tuổi chị và tuổi em cộng lại được 24 tuổi. Em kém hơn chị 6 tuổi. Hỏi chị bao nhiêu tuổi? em bao nhiêu tuổi?
Chị 16 tuổi, em 10 tuổi.
Chị 14 tuổi, em 12 tuổi.
Chị 15 tuổi, em 9 tuổi.
Bài 3: Một hình chữ nhật có nửa chu vi bằng 112 cm, chiều dài hơn chiều rộng 38 cm. Tính diện tích hình chữ nhật đó?
Bảng thống kê điểm kiểm tra trước khi tác động ( Trước khi thực hiện đề tài ở GHKI ):
Lớp
Số
Học
sinh
Điểm / Số học sinh đạt điểm
Tổng
Số
Điểm
Điểm
Trung
bình
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Lớp 4D
(Lớp đối chứng)
32
2
2
3
5
7
5
4
3
1
0
161
5.03
Lớp 4E
(Lớp thực nghiệm) 
32
1
2
3
5
8
6
3
2
2
0
165
5.15
III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
 Điều chủ yếu của việc dạy học giải toán lớp 4 là giúp học sinh tự mình tìm hiểu được mối liên hệ giữa cái đã cho và cái cần tìm trong điều kiện của bài toán mà thiết lập được các phép tính số học tương ứng, phù hợp với yêu cầu đề bài đã cho. Nhưng không phải bài tập nào cũng vận dụng các bước tiến hành như nhau. Vì vậy, tôi đã nghiên cứu và vận dụng một số kinh nghiệm để hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn, dạng bài “ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó ”.
1. Tìm hiểu nội dung bài:
 Việc tìm hiểu nội dung bài toán ( đề toán ) thường thông qua việc đọc bài toán ( Dù bài toán cho dưới dạng bài văn hoàn chỉnh hoặc bằng dạng tóm tắt, sơ đồ).Đây là bước đầu tiên không thể thiếu. Bởi vì học sinh càng đọc kĩ, hiểu rõ đề toán, tìm hiểu xem bài toán cho biết gì? Hay cho biết điều kiện gì? Bài toán hỏi gì? Khi đọc bài toán cần hiểu rõ một số từ, thuật ngữ quan trong được biều đạt theo ngôn ngữ thông thường. Nếu trong bài toán có thuật ngữ nào chưa rõ, giáo viên cần hướng dẫn để học sinh hiểu được nội dung và ý nghĩa của từ đó.
 & Ví dụ 1:
Bài 1: ( SGK toán 4, trang 47 )
- Gọi 1 em đọc đề toán ( Nếu em đọc chưa rõ ràng gọi học sinh đọc lại một lần nữa ).
GV hỏi Hs:
+ Bài toán cho biết gì?( Tuổi bố và tuổi con cộng lại 58 tuổi, bố hơn con 38 tuổi )
+ Bài toán hỏi gì?( Bố bao nhiêu tuổi? Con bao nhiêu tuổi? ).
& Ví dụ 2:
 Bài 4: ( SGK toán 4, trang 56 )
 - Gọi 2 em đọc đề toán ( đọc 2 lượt )
GV hỏi Hs:
+ Bài toán cho biết gì?( Một hình chữ nhật có nữa chu vi là 16 cm, chiều dài hơn chiều rộng 4 cm ).
+ Bài toán hỏi gì?( Tính diện tích của hình chữ nhật đó ).
& Ví dụ 3:
 Bài 4: đề 1 ( Luyện tập SGK toán 4, trang 17 )
 - Gọi 2 em đọc đề toán ( đọc 2 lượt )
GV hỏi Hs:
+ Bài toán cho biết gì?( Cô Vân và cô Hòa mua chung một mảnh vải giá 90 000 đồng, cô Vân phải trả cho cửa hàng nhiều hơn cô Hòa 15 000 đồng ).
+ Bài toán hỏi gì?( Mỗi người phải trả cho cửa hàng bao nhiêu tiền ).
Cho học sinh giải nghĩa từ “ mua chung ” là tiền chung cùng nhau để mua một mảnh vải. ( từ việc giải nghĩa từ học sinh sẽ hiểu được 90 000 đồng là số tiền 2 cô phải trả cho cửa hàng ).
 2. Tóm tắt và tìm cách giải:
 Hoạt động tóm tắt và tìm cách giải bài toán gắn liền với việc phân tích các dữ kiện, điều kiện câu hỏi của bài toán nhầm xác lập mối liên hệ giữa chúng và tìm được các phép tính số thích hợp. Đây là bước quan trọng nhất, quyết định đến hiệu quả làm bài của học sinh. Bởi vì, thông qua bước này học sinh sẽ nắm được mối liên hệ giữa các dữ kiện số liệu mà đề bài đã cho với cái cần tìm để trả lời cho câu hỏi của bài toán. Nếu bước này học sinh phân tích không kĩ càng, không khai thác hết dữ kiện của đề toán thì có thể các em hiểu sai và dẫn đến đi sai hướng, làm sai bài toán. Hoạt động này thường diễn ra trình tự sau:
- Dùng sơ đồ hình vẽ hoặc lời văn để tóm tắt minh họa bài toán.
- Lập kế hoạch giải toán nhằm xác định trình tự giải quyết, thực hiện các phép tính số học ( đi từ dữ kiện đến câu hỏi của bài toán hoặc có thể đi từ dữ kiện đến câu hỏi của bài toán).
& Ví dụ 1:
 Bài 1: ( SGK toán 4, trang 48 ).
- Tóm tắt bài toán theo sơ đồ doạn thẳng:
 Tuổi bố: 	
 38 tuổi	 58 tuổi 
 Tuổi con:
- Lập kế hoạch và trình tự giải bài toán:
 Đối với dạng bài này, giáo viên dùng phương pháp gợi mở - vấn đáp. Đi từ dữ kiện đến câu hỏi của bài toán để học sinh sát lập mối liên hệ giữa các dữ kiện, từ đó tìm được các phép tính cho bài toán:
+ Bài toán thuộc dạng toán nào?( Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó ).
+ Bài toán cho biết tổng số tuổi của hai bố con là bao nhiêu?( 58 tuổi ).
+ Hiệu số tuổi bố và tuổi con là bao nhiêu?( 38 tuổi ).
+ Dạng bài toán này có mấy cách làm?( 2 cách ).
+ Nếu tính tuổi bố trước thì làm thế nào?( Tuổi của bố là số lớn nên lấy tổng số tuổi của hai bố con cộng với hiệu tưổi của bố và con, được bao nhiêu rồi chia cho 2 ).
+ Khi tính được số tuổi của bố rồi thì tìm tuổi con như thế nào?( Lấy tổng số tuổi của hai bố con vừa tìm được trừ đi số tuổi của bố hoặc lấy tuổi của bố trừ đi hiệu ).
+ Vậy 2 số cần tìm đã tìm được chưa?( đã tìm được rồi ).
& Ví dụ 2:
 Bài 4: ( SGK toán 4, trang 56 ).
- Tóm tắt bài toán bằng lời văn:
Nửa chu vi: 16 cm
Chiều dài hơn chiều rộng: 4 cm
Diện tích hình chữ nhật:.. cm ?.
- Lập kế hoạch và trình tự giải bài toán:
 Đối với dạng bài này, giáo viên dùng phương pháp gợi mở - vấn đáp. Nhưng không đi theo trình tự như ví dụ 1, mà đi từ câu hỏi đến dữ kiện của bài toán để học sinh xác lập mối liên hệ giữa các dữ kiện, từ đó tìm được phép tính cho bài toán.
+ Bài toán hỏi gì?( Tính diện tích hình chữ nhật đó ).
+ Muốn tính diện tích hình chữ nhật đó chúng ta cần biết gì?( Chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật ).
+ Vậy chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật có chưa?( chưa có ).
+ Điều đầu tiên phải làm trong bài toán này là gì?( Tính chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật ).
+ Vậy muốn tìm chiều dài và chiều rộng đó ta dựa vào đâu để tìm?( Dựa vào cách tính của dạng toán “ Tìmhai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó ” để tìm ).
+ Vậy tổng chiều dài, chiều rộng có chưa? Nếu có rồi là bao nhiêu?( đã có rồi, là nửa chu vi hình chữ nhật ).
+ Bước tiếp theo ta làm như thế nào?( vận dụng công thức “ Số lớn , số bé ” để tính chiều dài và chiều rộng ).
+ Sau khi tìm được chiều dài và chiều rộng ta tính được diện tích hình chữ nhật không? Tính như thế nào?( Được, ta lấy chiều dài và chiều rộng vừa tìm được nhân lại với nhau ).
+ vậy câu hỏi của bài toán đã được trả lời chưa? ( trả lời được rồi ).
 Ø Tóm lại: Tùy từng bài cụ thể, giáo viên gợi ý cho học sinh nên lập kế hoạch và trình tự giải theo hướng nào để các em dễ hiểu, dễ giải bài toán nhất.
3. Thực hiện giải bài toán:
 Mục đích cuối cùng để giải bài toán có lời văn cho học sinh là học sinh phải biết cách làm và trình bày bài giải theo một trình tự thể hiện đúng cách làm của dạng bài toán. Ở bước này, giáo viên có thể biết được học sinh có hiểu bài, nắm được cách làm giải bài toán hay không? Đây là bước đánh giá sự hiểu bài của học sinh. Theo chương trình hiện hành ở tiểu học thì giải toán có lời văn thì mỗi phép tính, mỗi biểu thức phải kèm theo câu lời giải, phép tính và cuối cùng phải ghi rõ đáp số.
& Ví dụ:
 Bài 4: ( SGK toán 4, trang 56 ).
Bài giải:
 Chiều dài của hình chữa nhật là:
 ( 16 + 4 ) : 2 = 10 ( cm )
Chiều rộng hình chữ nhật là:
 10 – 4 = 6 ( cm )
 Diện tích hình chữ nhật là:
10 x 6 = 60 ( cm2 )
 Đáp số: 60 cm2
4. Kiểm tra cách giải:
 Sau khi giải xong bài toán, việc kiểm tra cách giải nhằm phân tích cách giải đúng hay sai. Nếu sai thì sai chỗ nào để sửa chữa. Nếu cách giải đúng thì học sinh yên tâm ghi đáp số, còn nếu sai thì các em kiểm tra lại cách làm xem sai ở đâu. Bước này hầu như thường bỏ qua, nên nhiều khi làm sai mà không hay biết. Vì vậy giáo viên cần rèn cho học sinh thói quen kiểm tra lại cách giải sau khi làm bài. Có các hình thức kiểm tra cách giải bài toán như sau:
- Thiếp lập các phép tính tương ứng giữa các số tìm được trong quá trình giải bài toán.
Ví dụ:
 Lấy chiều dài ( 10 cm ) cộng với chiều rộng ( 6 cm ) bằng nửa chu vi ( 16 cm ) và lấy chiều dài ( 10 cm ) trừ chiều rộng ( 6 cm ) bằng hiệu ( 4 cm ) thì kết quả của bài toán là đúng.
Ä Giải bài toán bằng cách khác:
& Ví dụ:
 Bài 4: ( SGK toán 4, trang 56 ).
Bài giải:
 Chiều rộng hình chữ nhật là:
 ( 16 - 4 ) : 2 = 6 ( cm )
 Chiều dài của hình chữa nhật là:
 ( 16 + 4 ) : 2 = 10 ( cm )
 Diện tích hình chữ nhật là:
10 x 6 = 60 ( cm2 )
 Đáp số: 60 cm2
 Như vậy, giải bằng cách khác mà kết quả của bài toán vẫn, không thay đổi chứng tỏ bài toán đã làm đúng.
- xét tính hợp lí của đáp số. Nhiều em do lời giải sai nên phần lớn số lớn lại có kết quả nhỏ hơn số bé, như vậy là không hợp lí. Hoặc có những em do cách làm sai nên kết quả của hai số cần tìm lại lớn hơn tổng, nên khi nhìn vào kết quả phải nhận ra là bài toán sai.
IV. HIỆU QUẢ ĐỀ TÀI:
 Với một số kinh nghiệm nhỏ về việc giải bài toán có lời văn của lớp 4 dạng bài “ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó ” tôi nhận thấy học sinh lớp tôi phụ trách đã có sự tiến bộ rõ rệt, như sau:
- Học sinh toán tắt bài toán tương đối chính xác.
- Các em bước đầu đã biết xác lập mối liên hệ giữa các dữ liệu của bài toán, giữa cái đã cho với cái cần tìm một cách lôgic hợp lí.
- Các em đã ít nhầm lẫn hơn trước, giải bài toán cũng nhanh và chính xác hơn.
- Kết quả làm bài của các em cao hơn trước nhiều nhất là điểm khá, giỏi.
 Đây chỉ là kết quả ban đầu, chưa được coi là bước đột phá. Nhưng tôi cũng cảm thấy vui, vì mình đã vận dụng giải pháp có hiệu quả. Điều này đã chứng tỏ giải pháp mà tôi đưa ra đã góp một phần không nhỏ giúp các em học tốt môn toán và các môn học khác. Đặc biệt các em yêu thích và hứng thú hơn trong giờ học. Điều này sẽ tạo cho các em niềm tin, ý chí vươn lên trong học tập.
& Đề kiểm tra sau khi tác động:
Trường:..
Lớp:...
Họ và tên:..
Bài 1: Khoanh tròn vào chữ cái trước kết qủa đúng:
Tổng của hai số là 95, hiệu của hai số là 35. Hai số cần tìm là:
65 và 30
60 và 35
55 và 40
Bài 2: Hai lớp 4A và 4B quyên góp được tất cả là 2 tạ 20 kg giấy vụn. Lớp 4B quyên góp được nhiều hơn lớp 4A 40 kg giấy vụn. Hỏi mỗi lớp quyên góp được bao nhiêu kg giấy vụn?
..
Bài 3: Một thửa ruộng hình chữ nhật có nửa chu vi bằng 360 cm, chiều rộng kém chiều dài 62 cm. Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật đó?
Ø Bảng thống kê điểm kiểm tra sau 2 tháng tác động ( Sau khi thực hiện đề tài ở GHKI ):
Lớp
Số
Học
sinh
Điểm / Số học sinh đạt điểm
Tổng
Số
Điểm
Điểm
Trung
bình
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Lớp 4D
(Lớp đối chứng)
32
1
4
5
7
5
4
3
2
1
179
5.6
Lớp 4E
(Lớp thực nghiệm) 
32
2
3
4
6
6
5
4
2
212
6.6
Ø Bảng so sánh điểm trung bình của bài kiểm tra sau khi tác động:
Lớp
Học sinh
Giá trị trung bình
Lớp thực nghiệm ( 4E )
32
6.6
Lớp đối chứng ( 4D )
32
5.6
Chênh lệch
1
Ø Bảng điểm:
Lớp thực nghiệm:
STT
Họ và tên
Điểm kiểm tra trước
Tác động
Điểm kiểm tra sau
Tác động
1
Trần Minh Anh
6
7
2
Huỳnh Thanh Bình
4
6
3
Nguyễn Thanh Bình(A)
3
4
4
Nguyễn Thanh Bình(B)
6
7
5
Lại Thị Kiều Diệu
8
9
6
Lê Thị Phương Dung
4
5
7
Trần Văn Duyên
4
5
8
Đỗ Ánh Dương
5
7
9
Lê Thị Thùy Dương
5
6
10
Phan Văn Tiến Đạt
3
5
11
Nguyễn Huỳnh Hải Đăng
5
7
12
Lê Thị Ngọc Hân
9
10
13
Nguyễn Thị Ngọc Hân
9
10
14
Huỳnh Chí Hiếu
1
3
15
Trương Minh Kha
6
7
16
Trần Tuấn Kha
6
8
17
Phan Văn Lâm
8
9
18
Cao Thị Thùy Linh
5
7
19
Nguyễn Tấn Luân
2
3
20
Nguyễn Thị Mận
6
8
21
Lê Hoàng Nam
2
4
22
Huỳnh Văn Nghĩa
4
6
23
Nguyễn Văn Nhiều
7
9
24
Nguyễn Ngọc Thúy Quyên
5
8
25
Trần Thị Mỹ Quyên
5
6
26
Đỗ Thị Diệu Thiện
4
5
27
Nguyễn Văn Trí
5
6
28
Nguyễn Thiện Trừ
3
4
29
Phạm Thị Thúy Uyên
7
9
30
Đặng Phước Vinh
5
6
31
Trần Thị Mỹ Ý
6
8
32
Ngưyễn Thị Như Ý
7
8
Ø Bảng điểm:
Lớp đối chứng:
STT
Họ và tên
Điểm kiểm tra trước
Tác động
Điểm kiểm tra sau
Tác động
1
Trần Thị Kim Anh 
5
6
2
Lê Văn Bình
2
3
3
Ngô Thùy Dương
2
3
4
Trương Thị Hạnh Duyên
6
6
5
Nguyễn Thị Bích Duyên
7
7
6
Trần Thị Mỹ Duyên
4
4
7
Ngô Thị Huỳnh Giao
4
4
8
Lê Thị Mỹ Hạnh
4
5
9
Lương Hân Hậu
8
9
10
Nguyễn Văn Hèn
5
5
11
Đào Minh Hiển
5
5
12
Võ Minh Hiển
5
6
13
Phan Trung Hiếu
1
2
14
Trần Quốc Huy
3
4
15
Trần Thị Thảo Huỳnh
7
8
16
Nguyễn Tiến Khoa
7
8
17
Trần Thị Mỹ Linh
6
6
18
Thái Thị Bích Loan
3
4
19
Nguyễn Thị Cẩm Ly
7
8
20
Lê Thị Kim Ngân
8
9
21
Đoàn Thị Ngọc Như
6
6
22
Nguyễn Thanh Sang
6
7
23
Lương Văn Qui
4
5
24
Dương Thị Quyên
6
7
25
Hồ Thị Minh Thư
3
4
26
Mai Thị Cẩm Tiên
5
7
27
Trần Văn Toàn
1
3
28
Nguyễn Thị Phương Trinh
5
5
29
Phan Thị Kiều Trúc
8
9
30
Lê Trịnh Phú Túc
4
5
31
Huỳnh Văn Vĩ
4
5
32
Võ Phi Yến
9
1
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Trong thực tế giảng dạy và trong quá trình nghiên cứu làm đề tài tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm đó là:
Trước hết, người thầy giáo phải luôn có lòng yêu nghề, có ý thức trách nhiệm và tinh thần cầu tiến, không ngừng học hỏi và mạnh dạn áp dụng những cái mới vào trong thực tiễn giảng dạy.
Khi dạy toán, giáo viên cần nắm vững những tính chất, nhiệm vụ của môn toán, tính chất nổi bật của nó là luyện tập, thực hành. Chúng ta cần rèn luyện kĩ năng giải toán cho học sinh thông qua việc rèn luyện kĩ năng giải các dạng toán điển hình, những bài toán hợp.
Giáo viên phải nắm vững những yêu cầu của từng lĩnh vực kiến thức khác nhau, để từ đó có thể lựa chọn phương pháp giảng dạy cho phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, phù hợp với nội dung mà giáo viên đã lựa chọn để rèn kĩ năng cho học sinh. 
Khi gợi ý, hướng dẫn cách giải cho học sinh giáo viên cần có hệ thống câu hỏi dễ hiểu, sát thực và lôgic để làm giảm độ khó cho học sinh.
Nhất là giáo viên phải kiên nhẫn, khắc phục những chỗ hỏng kiến thức cho học sinh trong mọi trường hợp. Bên cạnh đó, giáo viên cần phải đặc biệt lưu ý với học sinh chưa hoàn thành để phát hiện ra những khó khăn, vướng mắc hoặc những chỗ mà học sinh không tìm ra cách giải để giúp đỡ các em kịp thời.
Ngoài ra, chúng ta phải rèn cho học sinh có ý thức tự sửa chữa, tự rèn luyện để các em có tinh thần cầu tiến.
Giáo viên phải không ngừng học hỏi, tự tìm hiểu nghiên cứu để nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ. Có kiến thức giáo viên mới có thể giúp học sinh một cách có hiệu quả.
II. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
 Qua áp dụng sáng kiến trên các em đã yêu thích học toán và các em đã tự sắp xếp việc học tập của mình một cách khoa học, vận dụng các kiến thức đã học từ đó các em ham học hơn.
Các em đã yêu thích học tập môn toán nói riêng và môn học ở tiểu học nói chung. Đồng thời phát huy tính tích cực, biết lao động có sự kết hợp với bạn, với thầy, năng động, dám nghĩ, dám làm.
III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG, TRI

Tài liệu đính kèm:

  • docSang_kien_kinh_nghiem_ve_giai_toan_dang_Tim_hai_so_khi_biet_tong_va_hieu_cua_hai_so_do.doc