2.1. Tồn tại, hạn chế:
1. Đặc điểm tình hình
* Thuận lợi:
+ Phòng học rộng rãi, thoáng mát, đủ ánh sáng, đủ trang thiết bị hiện đại như:
máy vi tính, tivi, 100% các lớp học đều có máy vi tính kết nối internet trực
tiếp với tivi.
+ Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo sát xao việc tổ chức chăm
sóc, thực hiện quy chế chuyên môn, tạo mọi điều kiện giúp tôi thực hiện tốt
chương trình giáo dục mầm non mới.
+ Lớp luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện, chỉ đạo đầu tư về cơ sở vật
chất và bồi dưỡng chuyên môn của Ban giám hiệu nhà trường như: Lớp có kết
nối mạng Internet cho máy tính và một màn hình tivi, máy chiếu giúp cho
việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động dạy và học được
thường xuyên hơn. Hệ thống ánh sáng và quạt mát được trang bị đầy đủ, đúng
theo quy định học đường.
+ Giáo viên trong lớp , có tinh thần đoàn kết, nhiệt tình, tâm huyết với nghề,
luôn gần gũi quan tâm đến trẻ.+ Đa số phụ huynh trẻ đã quan tâm, tin tưởng gửi con, thường xuyên phối kết
hợp với giáo viên trong việc giáo dục con trẻ mong muốn tạo điều kiện tốt
nhất cho trẻ phát triển toàn diện
PHẦN I: LỰA CHỌN VẤN ĐỀ 1/ Chủ đề lựa chọn: Một só biện pháp dạy học tích cực giúp trẻ học tốt tại lớp nhỡ 2/ Đánh giá thực trạng vấn đề đã chọn: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC GIÚP TRẺ HỌC TỐT TẠI LỚP NHỠ - Phương pháp dạy học tích cực đang được rất nhiều nước trên thế giới nghiên cứu áp dụng trong đó có Việt nam bản chất của phương pháp này là phát huy tích cực, tự giác nhận thức, chủ động và sáng tạo của người học để chiếm lĩnh kiến thức. Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo là thời kỳ phát triển mạnh mẽ cả về thể chất, trí tuệ, cảm xúc. Trẻ tương tác mạnh mẽ với những gì diễn ra xung quanh trẻ, việc áp dụng phương pháp đổi mới cho phù hợp với tâm sinh lý của trẻ hướng đến sự phát triển toàn diện của trẻ là vô cùng quan trọng và cần thiết, tuy nhiên vẫn còn không ít giáo viên vẫn đi theo lối củ “Cô nói- trẻ nghe” các hoạt động của cô chưa chú trọng việc lấy trẻ làm trung tâm để lựa chọn, tổ chức hoạt động. 2.1. Tồn tại, hạn chế: 1. Đặc điểm tình hình * Thuận lợi: + Phòng học rộng rãi, thoáng mát, đủ ánh sáng, đủ trang thiết bị hiện đại như: máy vi tính, tivi, 100% các lớp học đều có máy vi tính kết nối internet trực tiếp với tivi. + Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo sát xao việc tổ chức chăm sóc, thực hiện quy chế chuyên môn, tạo mọi điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới. + Lớp luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện, chỉ đạo đầu tư về cơ sở vật chất và bồi dưỡng chuyên môn của Ban giám hiệu nhà trường như: Lớp có kết nối mạng Internet cho máy tính và một màn hình tivi, máy chiếu giúp cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động dạy và học được thường xuyên hơn. Hệ thống ánh sáng và quạt mát được trang bị đầy đủ, đúng theo quy định học đường. + Giáo viên trong lớp , có tinh thần đoàn kết, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, luôn gần gũi quan tâm đến trẻ. + Đa số phụ huynh trẻ đã quan tâm, tin tưởng gửi con, thường xuyên phối kết hợp với giáo viên trong việc giáo dục con trẻ mong muốn tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ phát triển toàn diện. * Khó khăn: + Các loại tài liệu, sách, báo, còn hạn chế. + Một số trẻ trong lớp chậm phát triển, một số trẻ rất hiếu động chưa tập chung, dễ nhớ, nhanh quên những kỹ năng cô hướng dẫn trong ngày. 2.2. Phân tích, làm rõ nguyên nhân của các tồn tại, bấp cập + Một số trẻ trong lớp còn hiếu động không tập trung + Một số trẻ còn đi học chưa chuyên cần : Tú Mỹ Anh, Phương Linh PHẦN II: NỘI DUNG 1. Các nội dung cần quan tâm, cải tiến, đối mới - Cung cấp tài liệu ,sách tham khảo, cho trẻ giao lưu nhiều hơn, mở lớp tập huấn cho giáo viên và phụ huynh 2.Đề xuất các giải pháp thực hiện: * Cách thực hiện: 2.1. Biện pháp động não Động não là phương pháp giúp cho người học trong một khoản thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng mới mẻ, độc đáo về một vấn đề gì đó. Học sinh được cổ vũ tham gia tích cực và hoạt động, không hạn chế các ý tưởng nhằm tạo ra cơn lốc ý tưởng; Giáo viên gợi ý và dành thời gian cho trẻ suy nghĩ, tự lựa chọn, tự quyết định và thể hiện ý định cá nhân. Phương pháp này giúp mỗi cá nhân phát huy hết năng lực bản thân để đưa ra ý kiến nhằm giải quyết vấn đề bằng chính khả năng, ngôn từ của trẻ. Cách tiến hành: giáo viên nêu câu hỏi hoặc đưa ra những tình huống có vấn đề phù hợp, đúng lúc (Vấn đề thường có nhiều đáp án), kích lệ trẻ phát biểu càng nhiều càng tốt, liệt kê các ý kiến trừ trùng lặp, phân loại ý kiến làm sáng tỏ ý kiến chưa cụ thể, sau đó tổng hợp ý kiến và rút ra kết luận. 2.2.Biện phápdạy học nhóm Phương pháp dạy học nhóm là cách dạy trong đó trẻ được đặt vào môi trường học tập tích cực. lớp được chia thành nhóm nhỏ thực hiện những nhiệm vụ có thể giống hoặc khác nhau trong khoảng thời gian quy định, mỗi nhóm phải tự nổ lực hoàn thành nhiệm vụ trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. phương pháp này phát huy tối đa tích tích cực chủ động và trách nhiệm của từng thành viên đây là cơ hội trẻ trẻ vận dụng các kỹ năng kiến thức của bản than và của cả nhóm để giải quyết vấn đề đặc biệt giúp trẻ khẳng định bản thân là một nhu câu rất cao của trẻ ở độ tuổi này. Đây cũng được xem là kỹ năng làm việc trong tương lai nên bản thân tôi rât chú trọng phương pháp này. Cách tiến hành: đầu tiên giáo viên cần lập kế hoạch hoạt động theo nhóm; xác định cụ thể mục tiêu của hoạt động, dự kiến khả năng của trẻ và các tình huống xảy ra, phân phối thời gian cho từng hoạt động. Tiếp theo là chia nhómnêu nhiệm vụ từng nhóm, giám sát, động viên kích lệ từng trẻ trong nhóm tham gia hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ nhóm mình. Bước tiếp theo là tiếp nhận thông tin phản hồi từ các nhóm, các nhóm trình bày kết quả nhóm mình, nhận xét đánh giá, giáo viên tổng kết, chốt lại những điểm quan trọng, cuối cùng giáo viên động viên, khen ngợi nhóm, cá nhân thực hiện tốt. 2.3.Biện pháptrãi nghiệm Trãi nghiệm là cách học thông qua thực hành với quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sỡ trãi nghiệm thực tế, dựa trên nhưng đánh giá phân tích trên những kinh nghiệm , kiến thức sẵn có của trẻ, qua hoạt động trẻ sử dụng tối đa tất cả các giác quan (nghe, nhìn, sờ, nếm, ngửi)để lĩnh hội kiến thức và vận dụng kỹ năng của bản thân vào hoạt động, áp dụng phương pháp trãi nghiệm giúp việc học thêm thú vị, trẻ tự tin tích cực và sáng tạo. Cách tiến hành: để thực hiện phương pháp này giáo viên cần; lựa chọn chủ đề hoạt động, xác định mục tiêu hoạt động học, xác định cấu trúc và nội dung hoạt động, chuẩn bị các điều kiện cho hoạt động, tiến hành hoạt động( trong cách tiến hành cần đảm bảo 4 bước cụ thể: trãi nghiệm thực tế- chia sẽ kinh nghiệm- rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân- vận dụng kinh nghiệm vào cuộc sống của trẻ) 3. Cách thức, lộ trình triển khai các giải pháp - Luôn nên kế hoạch làm sao cho trẻ tham gia vào việc học tích cực 3. Phối kết hợp với phụ huynh giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ: Trao đổi những tác động giáo dục tích cực vào việc làm sao cho trẻ học tốt * Về phía giáo viên: Qua quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này, tôi đã nâng cao được trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân * Về phía trẻ: -Trẻ năng động , tự tin,chủ động phát biểu, sáng tạo hơn so với trước , kỹ năng làm việc nhóm đạt hiệu quả nhất là trong các hoạt động cần tính phối hợp như : chơi các góc phân vai, xây dựng, tạo hình, trò chơi phối hợp..Thông qua các hoạt động ngoài trời, khám phá, trải nghiệm trẻ đã biết vận dụng hiểu biết và kỹ năng của mình để giải quyết, suy đoán vấn đề và khẳng định bản thân đây là nhu cầu rất lớn của trẻ ở độ tuổi này bên cạnh đó trẻ quan tâm,chia sẻ, hợp tác. Không khí lớp học luôn vui vẻ, sôi nổi cô và trẻ gần gủi. Trẻ yêu thích đến lớp tỷ lệ chuyên cần luôn trên 95% mặc dù tình hình dịch bệnh và thời tiết thất thường. Đánh giá cuối chủ đề ở cả 5 lĩnh vực đạt từ 90 - 100%. . C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ PHẦN III: KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT 1. Kiến nghị với trường - Tổ chức cho giáo viên tham gia các lớp học hiểu rõ vai trò của mình trong việc tạo điều kiện và tổ chức các hoạt động cho trẻ tìm hiểu và tự xây dựng kiến thức cho mình phát huy hứng thú , nhu cầu, kinh nghiệm bản thân trẻ, giúp trẻ chiếm lĩnh kiến thức vận dụng kiến thức kỹ năng vào cuộc sống của trẻ đó là cốt lõi của sự đổi mới phương pháp dạy học trong giáo dục.Nói như vậy không có nghĩa là phủ nhận các phương pháp dạy học trước đó mà cần hiểu đây là hoạt đông mang tính kế thừa và đổi mới, sáng tạo bởi mỗi phương pháp dạy học điều có nhưng điểm mạnh riêng của nó đòi hỏi giáo viên cần sữ dụng từng phương pháp dạy học cụ thể, lựa chọn linh hoạt, sáng tạo trong việc xem kẻ các phương pháp dạy nhằm đạt kết quả mong đợi cuối cùng mà giáo viên đã đề ra theo từng độ tuổi, lĩnh vực cũng như giai đoạn. 2. Kiến nghị với Quận - Tham Mưu tổ chức giao luu trao đổi kinh nghiệm giữa các trường với nhau
Tài liệu đính kèm: